Sự cần thiết của một tổ chức xếp hạng độc lập:

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 33)

2.4.1 Tổng quan thị trƣờng vốn Việt Nam:

Nhìn chung, thị trƣờng vốn Việt Nam trong những năm gần đây phát triển khá vƣợt bậc thể hiện qua khối lƣợng hàng hóa trên thị trƣờng ngày càng tăng lên và các loại hình công cụ nợ trên thị trƣờng ngày càng nhiều. Đặc biệt, việc thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển thị trƣờng Việt Nam trong việc giao dịch các công cụ nợ và tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm một kênh huy động vốn nhanh và hiệu quả. Thị trƣờng chứng khoán phát triển mạnh ngoài việc thu hút vốn nhàn rỗi trong nƣớc còn lôi kéo nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài hiệu quả. Trên thị trƣờng chứng khoán, các doanh nghiệp có thể dễ dàng huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán gồm cổ phiếu hay trái phiếu. Tuy nhiên, tính đến nay trải qua 10 năm phát triển thì thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện còn khá non trẻ và chƣa thực sự đi vào quá trình phát triển bền vững tạo nên sự bất ổn trong quá trình phát triển. Đây sự bất ổn trong các chỉ số VN Index trong thời gian qua khi mà có những giai đoạn thị trƣờng hoặc tăng lên nóng, hoặc giảm sâu khiến các nhà đầu tƣ không thể đƣa ra những quyết định hợp lý. Có nhiều lúc thị trƣờng chứng khoán giảm điểm liên tục trong khi nền kinh tế không có nhiều biến động và sự sụt giảm này không phải là kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết hay là tình hình phát triển kinh tế của đất nƣớc. Điều này cho chúng ta thấy rằng thị trƣờng chứng

khoán nƣớc ta phát triển không ổn định và có nhiều biến động hay nói rằng thị trƣờng chứng khoán phát triển không bền vững. Hai nguyên nhân chính đƣợc đƣa ra để lý giải cho điều này:

- Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là thị trƣờng mới, hình thành hơn 10 năm nên chƣa có tính ổn định lâu dài, chƣa có những doanh nghiệp thực sự lãnh đạo thị trƣờng.

- Các nhà đầu tƣ tham gia thị trƣờng còn thiếu kinh nghiệm, vì là thị trƣờng mới nên các nhà đầu tƣ trong nƣớc chƣa có nhiều kinh nghiệm trong các quyết định đầu tƣ và đặc biệt là nhiều nhà đầu tƣ tham gia trên thị trƣờng vẫn chƣa có những hiểu biết chuyên sâu về thị trƣờng, cũng nhƣ là phân tích các tình hình doanh nghiệp, tình hình nền kinh tế. Mặt khác, các thông tin cung cấp cho các nhà đầu tƣ chậm trể gây nên sự bất cân xứng thông tin và không minh bạch thông tin làm các nhà đầu tƣ không có nhiều khả năng để phân tích tình hình. Chính vì thế mà hầu nhƣ các nhà đầu tƣ tham gia trên thị trƣờng mang tâm lý bày đàn (xem thêm phụ lục IV).

Ngân hàng hiện nay cũng là một kênh cung cấp nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp khá phát triển. Hoạt động của các ngân hàng ở nƣớc ta có nhiều phát triển vƣợt bật với sự mở rộng của các ngân hàng khi nhiều chi nhánh phòng giao dịch đƣợc thành lập. Không những mở rộng hoạt động về chiều rộng, các ngân hàng còn ra sức trang bị các phần mền hiện đại giúp cho hoạt động của ngân hàng gắn kết với nhau và nhanh chóng. Các ngân hàng không còn là những tổ chức riêng lẽ nữa mà kết hợp với nhau thành một quần thể thống nhất trong quá trình hoạt động. Sự kết nối của các ngân hàng với nhau tạo điều kiện khá thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà các doanh nghiệp này hiện chƣa đủ điều kiện để huy động vốn trên thị trƣờng chứng khoán. Với sự phát triển các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng nhƣ chiết khấu các giấy tờ có giá, bảo lãnh thanh toán, bao thanh toán, và hoạt động cho vay để hỗ trợ sản xuất trong thời gian

vừa qua đã giúp ích rất nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy thị trƣờng tài chính Việt Nam hiện nay có những sự tiến bộ tích cực nhƣng vẫn chƣa thực sự hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển kinh tế đặc biệt là thị trƣờng chứng khoán Việt Nam với những bất ổn đã phân tích ở trên.

Về phía các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mặc dù có nhiều kênh giúp các doanh nghiệp huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh nhƣng nhiều doanh nghiệp chƣa thể tiếp cận đƣợc với những kênh huy động trên thị trƣờng chứng khoán. Nguồn vốn huy động để phục vụ sản xuất kinh doanh hầu hết từ vốn vay ngân hàng vì ngân hàng hiện nay vẫn là kênh cung cấp nguồn vốn nhanh và dễ nhất. Kênh huy động vốn qua hình thức cổ phiếu và trái phiếu còn rất nhiều hạn chế thậm chí còn xa lạ đối với một số doanh nghiệp vì trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 60% trong tổng số doanh nghiệp, và tính đến thời điểm hiện nay thì số lƣợng doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trƣờng không nhiều (năm 2008 là 21 doanh nghiệp) thậm chí có những doanh nghiệp công việc kinh doanh khá tốt và ổn định trong nhiều năm nhƣng vẫn gặp khó khăn trong việc phát hành trái phiếu và hầu nhƣ không thành công nhƣ mong đợi. Một nguyên nhân có thể lý giải là các doanh nghiệp chƣa thông tin đầy đủ đến nhà đầu tƣ và khả năng hoạt động hay khả năng trả nợ trong dài hạn và một mặt nữa là các nhà đầu tƣ chƣa có nhiều điều kiện để tiếp cận nguồn thông tin chính xác từ doanh nghiệp từ đó đƣa đến hệ quả là xuất hiện tâm lý e ngại trong các nhà đầu tƣ. Trong tƣơng lai, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho đầu tƣ mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp sẽ tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu về vốn này, ngoài vốn vay ngân hàng, việc mở rộng và phát triển kênh huy động vốn từ phát hành trái phiếu sẽ đƣợc các doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả.

Từ thực trạng phát triển của thị trƣờng vốn Việt Nam trong thời gian qua ta thấy rằng thị trƣờng vốn nƣớc ta hiện nay vẫn chƣa thực sự khởi sắc. Việc phát triển

thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng vốn nói riêng là vai trò hết sức quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển. Thị trƣờng vốn phát triển sẽ dẫn đến sự đa dạng về các loại chứng khoán, và lúc này vai trò của một tổ chức xếp hạng tín nhiệm các chứng khoán cũng nhƣ xếp hạng cho các doanh nghiệp phát hành là vô cùng cần thiết

2.4.2 Một số rủi ro khi tham gia thị trƣờng Việt Nam

Có rất nhiều rủi ro cho các nhà đầu tƣ khi tham gia vào thị trƣờng chứng khoán nói riêng và thị trƣờng tài chính nói chung. Tuy nhiên, để thuận lợi và đi sát vào mục tiêu của đề tài là xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và lột tả đƣợc vai trò quan trọng của việc xếp hạng tín nhiệm, nên tôi chỉ đi vào phân tích một vài rủi ro nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro Tâm lý đầu tƣ của các nhà đầu tƣ còn mang tính “bầy đàn”, và rủi ro do sự bất cân xứng thông tin.

2.4.2.1 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng nói theo cách thông thƣờng là những rủi ro phát sinh giữa bên chủ nợ và một bên con nợ một khi con nợ hoặc chậm trả nợ hoặc là không có khả năng trả nợ cho chủ nợ. Đối với ngân hàng thì Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả đƣợc nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Đối với thị trƣờng chứng khoán thì rủi ro tín dụng phát sinh trong phá trình tài trợ của doanh nghiệp, biểu hiện qua việc các doanh nghiệp vay bằng hình thức trái phiếu không trả đƣợc nợ hoặc trả không đúng hạn cho các trái chủ. Nhƣ vậy có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngƣời cho vay là chủ nợ, khách hàng là con nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong các hình thức cấp tín dụng của các chủ nợ. Đây còn gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lƣợng tín nhiệm của khách hàng nói chung.

Đối với hoạt động của các ngân hàng thì trong số các rủi ro ngân hàng đối mặt thì rủi ro tín dụng là rủi ro có tầm ảnh hƣởng rất quan trọng. Rủi ro tín dụng liên

quan đến chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng hay nói đúng hơn là rủi ro tín dụng ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng bởi vì hoạt động chính của ngân hàng chính là hoạt động cấp tín dụng. Chính vì thế mà ngân hàng cân nhắc rất kỹ trƣớc khi cấp tín dụng cho khách hàng nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro cho chính mình. Hiện nay, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất của các ngân hàng thì bên cạnh việc thực hiện các chính sách quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng, đi sâu vào thẩm định chi tiết khách hàng để đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng trả nợ của khách hàng và các cách thức khác mà ngân hàng vẫn hay sử dụng thì hiện nay một phƣơng pháp phổ biến mà hầu hết các ngân hàng đang áp dụng đó là việc các ngân hàng đi vào xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp căn cứ trên việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng.

Đối với các hoạt động tín dụng trên thị trƣờng chứng khoán thì nhằm giảm rủi ro tín dụng, các nhà đầu tƣ thƣờng sử dụng công cụ phân tích cơ bản đối với từng ngành, từng công ty cụ thể để biết đƣợc vị trí của ngành của công ty trên thị trƣờng, khả năng hoạt động kinh doanh của công ty và các đối thủ cạnh tranh để từ đó đƣa ra những nhận định, đánh giá hoạt động của công ty trƣớc khi ra quyết định mua bán các công cụ nợ trên thị trƣờng chứng khoán.

2.4.2.2 Bất cân xứng thông tin:

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trƣờng chứng khoán nƣớc ta cũng có bƣớc đi khá nổi trội từ hình thức hoạt động đến những đánh giá phân tích thị trƣờng của nhà đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ ngày càng hiểu biết sâu sắc hơn và những đánh giá, phân tích có tính chặt chẽ hơn trƣớc khi đƣa ra quyết định đầu tƣ. Ngày càng có nhiều công cụ hỗ trợ giúp các nhà đầu tƣ có những quyết định tốt hơn, tránh những quyết định sai lầm nhiều khi các nhà đầu tƣ vẫn hay gặp phải khi tham gia vào thị trƣờng chứng khoán. Đó có thể là những quyết định sai lầm khi chọn một chứng khoán nào đó, hoặc đánh giá quá cao giá thực tế dẫn đến tỷ suất sinh lợi giảm và làm tăng rủi ro cho nhà đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ tiếp cận với các

thông tin ngày càng chính xác hơn tuy nhiên vẫn không tránh khỏi có tồn tại sự bất cân xứng thông tin và không minh bạch thông tin giữa các nhà đầu tƣ. Mặc dù các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã đƣợc kiểm toán nhƣng vẫn còn những bài học để lại từ thực tiễn của thế giới lẫn của Việt Nam.

Bất cân xứng thông tin xảy ra khi có sự mâu thuẫn giữa quyền lợi của ngƣời chủ sở hữu và ngƣời quản lý khi đó sẽ gay nhiều điều bất lợi cho chủ sỡ hữu trong việc tiếp nhận thông tin. Điều này đòi hỏi các nhà chủ sỡ hữu và các nhà đầu tƣ trong tƣơng lai cần có một nguồn thông tin đáng tin cậy hơn trong các doanh nghiệp. Các thông tin có đƣợc của các doanh nghiệp niêm yết sẽ cần thiết đối với quyết định đầu tƣ của các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng. Bất cân xứng thông tin, hay thông tin không minh bạch của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán thƣờng kèm theo hậu quả nghiêm trọng đối với các nhà đầu tƣ cũng nhƣ đối với thị trƣờng.

Có nhiều ví dụ về hậu quả của bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng, một ví dụ điển hình của thế giới đó là trƣờng hợp của công ty Enron. Công ty này sau một thời gian hoạt động đã đƣợc đánh bóng tên tuổi và khả năng quản lý bởi công ty kiểm toán Arthur Andersen và các nhà phân tích phố Wall. Chính vì thế, các nhà đầu tƣ tin rằng đây là công ty có rất nhiều triển vọng tăng trƣởng và phát triển nên đã tăng cƣờng đầu tƣ vào cổ phiếu của Enron khiến cho giá cổ phiểu của nó không ngừng tăng lên trong khi Enron giấu các khoản nợ và thổi phồng lợi nhuận. Lúc này, các nhà phân tích và đâu tƣ đánh giá tình hình tài chính của Enron dựa vào báo cáo tài chính đƣợc cung cấp bởi công ty kiểm toán Arthur Andersen, do đó mà kết quả phân tích không còn độc lập thực sự. Khi sự việc vỡ lỡ cũng là lúc công ty tuyên bố phá sản với số nợ lên đến 32 tỷ USD thì đã quá muộn. Ví dụ điển hình ở Việt Nam là công ty cổ phần bông Bạch Tuyết (mã chứng khoán BBT). Tình trạng sai phạm ở Bông Bạch Tuyết khá quan trọng khi mà doanh nghiệp này liên tiếp 2 năm lỗ nặng nhƣng mà trên báo cáo tài chính kiểm toán của BBT vẫn có lãi. Đặc biệt, ban giám đốc đã qua mặt các nhà đầu tƣ bằng việc sử dụng hai báo cáo tài chính. Báo cáo thật

là báo cáo lỗ và báo cáo giả thì lại có lời. Trong hoàn cảnh đó, công ty kiểm toán không phát hiện ra, và ở đây cũng có một phần lỗi của công ty kiểm toán đã không phát hiện ra sai sót từ đó gây ra hậu quả nặng nề đối với nhà đầu tƣ. Chính sự không minh bạch này đã tạo ra cho các nhà đầu tƣ một tâm lý e ngại khi bỏ tiền vào một chứng khoán hay đầu tƣ trực tiếp vào doanh nghiệp.

2.4.2.3 Tâm lý đầu tƣ của các nhà đầu tƣ còn mang tính “bầy đàn”

Bầy đàn hay là quy luật số đông có một sức mạnh rất lớn trong mọi hoàn cảnh cũng nhƣ mọi thời đại. Nếu chỉ nhìn nhận trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam thì quy luật này có tầm ảnh hƣởng sâu rộng và tạo nên những đợt sóng khoáy động thị trƣờng. Một nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý bày đàn hay trên thị trƣờng chính là sự non yếu kinh nghiệm của nhiều nhà đầu tƣ tham gia trên thị trƣờng chứng khoán.

Ngay từ khi thị trƣờng mới đi vào hoạt động đến ngày nay thì tâm lý bầy đàn luôn luôn thƣờng trực trong mỗi phiên giao dịch. Các đợt sốt giá vừa qua trên thị trƣờng hay là những đợt thăng trầm của thị trƣờng cũng giúp chúng ta dễ dàng nhận biết điều này. Trong thị trƣờng, vẫn tồn tại những nhà đầu tƣ tiên phong có công làm thị trƣờng chứng khoán tăng trƣởng hầu nhƣ là giới đầu tƣ chuyên nghiệp gồm những cá nhân và tổ chức trong và ngoài nƣớc có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có tiềm lực tài chính có những phân tích chặt chẽ đƣa ra những nhận định thị trƣờng hợp lý và có khả năng lãnh đạo thị trƣờng. Tuy nhiên, các nhà đầu tƣ non kinh nghiệm trên thị trƣờng thấy đƣợc tiềm năng từ những quyết định của các nhà đâu tƣ tiên phong nên ra quyết định theo sau từ đó tạo nên sự thiếu cân bằng trong cung cầu trong việc tranh mua tranh bán giữa các nhà đầu tƣ này. Tất nhiên, một trào lƣu sốt giá bắt đầu và làm thị trƣờng nóng lên.

Khi đó sự hấp dẫn của thị trƣờng nhƣ là một quy luật thu hút một làn

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 33)