Những nhân tố dùng để xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 44)

doanh nghiệp

Mô hình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp mà các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay áp dụng còn nhiều hạn chế. Một vấn đề gặp phải trong quá trình đánh giá xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp Việt Nam là việc khó để chúng ta thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một thực tế tồn tại từ lâu, đó là việc các doanh nghiệp tồn tại hai hệ thống kế toán; một hệ thống kế toán phục vụ nội bộ doanh nghiệp, một hệ thống để báo cáo thuế, ở một số doanh nghiệp còn tồn tại một hệ thống kế toán nữa dùng để đối phó với các ngân hàng.

Chính những bất cập nhƣ trên nên khi xem xét việc định giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp chúng tôi đƣa ra những tiêu chí về khía cạnh phi tài chính cũng nhƣ những nhận định và đánh giá thực tiễn chiếm tỷ trọng cao hơn trong thẩm định tín nhiệm của khách hàng. Mô hình ở đây chúng tôi đƣa ra những yếu tố trong quá trình thẩm định một doanh nghiệp đó là:

Thứ nhất: yếu tố tài chính; yếu tố tài chính bao gồm các yếu tố về kết quả hoạt động kinh doanh, về báo cáo dòng tiền, bảng cân đối kế toán. Những dự phóng cho một doanh nghiệp trong tƣơng lai gần khoảng từ một đến hai năm. Việc thẩm định tín nhiệm của một doanh nghiệp,việc đầu tiên mà tất cả chúng ta phải làm đó là vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng khi đánh giá một khách hàng nào có tiềm lực tài chính hay không. Tuy nhiên nhƣ chúng ta đã biết, việc một doanh nghiệp có những báo cáo tài chính đẹp không hẳn là doanh nghiệp đó đƣợc đánh giá là tốt xếp hạng A. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp đó có những gì khiến chúng ta có thể tin tƣởng hay không, có đủ để xếp doanh nghiệp vào

loại tốt hay không. Yếu tố tài chính ở đây mà chúng ta cần đƣa vào là kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền...

Ƣu điểm khi sử dụng yếu tố tài chính trong việc đánh giá các nhân tố tài chính: các nhân tố tài chính sẽ cho chúng những nhận biết quan trọng về tình hình tài chính, tiềm lực của công ty cũng nhƣ những hiệu quả hoạt động của công ty trong những năm qua. Thông qua bảng báo cáo tài chính của công ty cho chúng ta biết đƣợc tình hình chúng nhƣ hiệu quả hoạt động của công ty. Đồng thời những yếu tố trên giúp cho chúng ta có thể đánh giá đƣợc môi trƣờng kinh doanh, hiệu quả kiểm soát nội bộ của công ty. Một vấn dề đặt ra ở đây là những thông tin trong báo cáo tài chính công bố của công ty có thể hiện đƣợc hết tình hình thực tế của công ty hay không?

Nhƣợc điểm của những dữ liệu trong báo cáo tài chính đƣợc công bố: nhƣ chúng tôi đã đề cập ở trên thì những số liệu trong báo cáo tài chính còn ẩn dấu nhiều vấn đề mà không đƣợc công bố đầy đủ. Nhƣ chúng tôi đã trình bày ở trên thì thị trƣờng kinh tế Việt Nam còn chƣa thật sự minh bạch. Việc kiểm tra của chính phủ chƣa thật sự hiệu quả, bên cạnh đó, sự phức tạp trong công tác quản lý cũng nhƣ trong hệ thống pháp luật chƣa hoàn thiện về quản lý các doanh nghiệp đã trở thành nguyên nhân khiến cho các công ty luôn tìm cách lách luật mà cụ thể ở đây là việc hình thành 2 hệ thống sổ sách trong các doanh nghiệp. Những số liệu này đôi lúc không phản ánh đƣợc tình hình tài chính thực sự của doanh nghiệp cũng nhƣ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. chính điều này khiến cho việc xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức tín dụng và một số tổ chức khác ở Việt Nam với các doanh nghiệp chƣa thật sự chính xác và chƣa thật sự khách quan. Chính những lý do đó, chúng tôi đề xuất chỉ tiêu tài chính chỉ chiếm khoảng 45%-55% đối với loại hình từng doanh nghiệp. Việc đánh giá nhƣ trên rất khó khăn, nó phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, cũng nhƣ tính công tâm của nhân viên xếp hạng.

Thứ hai: yếu tố phi tài chính, đây là yếu tố quan trọng và khó nhất trong quá trình thẩm định tín nhiệm của một khách hàng. Yếu tố này không thể cân đo, đong đếm và có số liệu cụ thể nhƣ những yếu tố tài chính, nhƣng nó lại đóng vai trò vô

cùng quan trọng trong hệ thống xếp hạng tín nhiệm. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này thƣờng không có những báo cáo xác thực về tài chính của công ty nên đánh giá thẩm định yếu tố phi tài chính trở thành một yếu tố quan trọng. Yếu tố phi tài chính của công ty bao gồm:

+ Loại hình doanh nghiệp: loại hình doanh của công ty có những tác động nhất định đến lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh. Đối với những lại hình doanh nghiệp khác nhau thì có những yếu tố về mối quan hệ làm ăn. Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, khả năng thu hút các nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ví dụ nhƣ công ty cổ phần thì khả năng huy động vốn tƣơng đối dễ dàng, khả năng và uy tín vay cũng cao hơn những doanh nghiệp tƣ nhân hay các công ty trách nhiệm hữu hạn.

+ Vốn điều lệ: nguồn vốn điều lệ của công ty lớn hay nhỏ, với lƣợng vốn bao nhiêu thì đƣợc xem nhƣ là lớn, Với lƣợng vốn bao nhiêu thì xem là trung bình và nhỏ cũng là một vấn đề rất khó xác định. Vốn điều lệ cũng là một tiêu chí quan trọng để xét xem khả năng của công ty đó chịu trách nhiệm đến đâu. Vốn điều lệ lớn cũng có tác động đến việc khách hàng đó có đƣợc những hợp đồng hay đối tác nhiều hay ít.

+ Thời gian hoạt động : một yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá tín nhiệm của một công ty mà hầu hết các tổ chức tín dụng đều rất quan tâm. Thời gian hoạt động càng lâu thì uy tín và tín nhiệm của công ty càng đƣợc đánh giá tốt. Thời gian thành lập lâu đồng nghĩa với công ty đã trải qua những thách thức và vƣợt qua đƣợc. Nó cũng cho thấy đƣợc tiềm năng của công ty và khả năng của đội ngũ lãnh đạo của công ty. Đồng thời, thời gian hoạt động của công ty lâu còn là yếu tố để đánh giá uy tín của công ty trên thị trƣờng. Thời gian hoạt động của công ty lâu có nghĩa là công ty đã có lƣợng khách hàng truyền thống, đồng thời công ty đã khẳng định đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng.

+ Đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp hoạt động

trong ngành nghề càng có ít đối thủ cạnh tranh thì khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng cũng nhƣ lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó là vô cùng lớn. Việc hoạt động trong một ngành có nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ làm cho doanh nghiệp khó trong việc chiếm lĩnh thị trƣờng. đồng thời doanh nghiệp buộc phải có những cải cách liên tục. Nếu không có những thay đổi thì doanh nghiệp sẽ dễ bị đối thủ cạnh tranh qua mặt và chiếm lĩnh thị trƣờng. Tuy nhiên việc thay cơ cấu doanh nghiệp cũng sẽ gặp những vấn đề về chi phí. Điều này tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Những ƣu và nhƣợc điểm khi đánh giá những chỉ tiêu phi tài chính:

+ Ƣu điểm: các chỉ tiêu phi tài chính sẽ cho chúng ta biết đƣợc những yếu tố liên quan đến công ty, khả năng lãnh đạo của đội ngũ điều hành, cũng nhƣ những thách thức mà công ty gặp phải… điều này có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sau này. Hƣớng đi của công ty sẽ cho chúng ta biết đƣợc khả năng tăng trƣởng trong tƣơng lai của công ty. Một vấn đề nữa là qua đánh giá lãnh đạo cũng nhƣ đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty cho chúng ta biệt chất lƣợng nguồn nhân lực của công ty nhƣ thế nào, có đáp ứng đƣợc những mục tiêu tăng trƣởng mà công ty đã đề ra hay không. Tuy nhiên việc đánh giá này phụ thuộc rất nhiều vào ngƣời đánh giá. Do đó, đánh giá các yếu tố phi tài chính cũng gặp phải những nhƣợc điểm nhất định.

+ Nhƣợc điểm: nhƣ đã trình bày ở trên thì vấn đề đánh giá những nhân tố phi tài chính là những đánh giá chủ quan nên phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên đánh giá. Nếu trình độ của nhân viên xếp hạng yếu kém cũng nhƣ những kinh nghiệm ít thì những đánh giá này ít nhiều mang tính tƣơng đối. Do những nhân tố phi tài chính chiếm đến từ 45-55% tỷ trọng trong kết quả nên các đánh giá của những nhân viên đánh giá sẽ tác động rất lớn đến mức xếp hạng tín nhiệm của công ty. Đồng thời, những đánh giá tiêu chuẩn nhƣ quản lý, dòng tiền, đội ngũ nhân viên, môi trƣờng làm việc của từng công ty trong các ngành là rất khác nhau nên rất khó để có thể xác định đƣợc chính xác. Chính vì vậy mà chúng tôi đề nghị việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp phải đƣợc một tổ chức độc lập thực hiện mới mang tính khách quan.

Các nhân viên trong tổ chức này phải là những ngƣời có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn tốt trong lĩnh vực tài chính. Đồng thời những nhân viên của tổ chức này còn là những ngƣời khá am hiểu về các ngành nghề. Một vấn đề quan trọng nữa là những nhân viên này phải có đạo đức tốt và có tính độc lập cao, nhƣ vậy mới đảm bảo đƣợc tính công tâm và khách quan.

Tổ chức này cần có sự phân công và chuyên biệt giữa chức năng xếp hạng tài chính và chức năng xếp hạng phi tài chính. Những nhân viên sẽ chịu trách nhiệm về một ngành nghề, trên cơ sở đó, hàng năm các nhân viên này sẽ thực hiện đánh giá một lần các doanh nghiệp và công bố.

3.2 Chỉ tiêu và tỷ trọng đánh giá: 3.2.1 Chỉ tiêu tài chính:

Chỉ tiêu tài chính dựa trên các yếu tố tài chính của công ty trong báo cáo tài chính 3 năm gần nhất. Báo cáo tài chính sử dụng để đánh giá một doanh nghiệp dựa chủ yếu trên các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, chi phí của công ty, tỷ lệ tăng trƣởng của các chỉ số. Trên bảng cân đối kế toán ta sử dụng chủ yếu là các yếu tố về tài sản, khoản phải thu, hàng tồn kho của công ty. Trên bảng báo cáo lƣu chuyển tiền tệ chúng ta sử dụng các yếu tố về lƣu chuyển tiền tệ thuần trong công ty để đánh giá lƣu chuyển tiền tệ thuần.

Quy mô doanh nghiệp: quy mô doanh nghiệp cho chúng ta biết các doanh nghiệp đƣợc xếp vào loại lớn nhỏ hay trung bình có tác động lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xếp các doanh nghiệp lớn hay nhỏ ở Việt Nam chúng tôi dựa trên các yếu tố về vốn, lao động, doanh thu trong hai năm tài chính gần nhất. dựa vào thực tế nền kinh tế Việt Nam chúng tôi đƣa ra tiêu chuẩn đánh giá các doanh nghiệp nhƣ sau:

Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có: - Vốn điều lệ từ 2 tỷ VNĐ trở xuống.

- Số lƣợng lao động có hợp đồng với công ty dƣới 50 ngƣời. - Doanh thu hàng năm dƣới 5 tỷ VNĐ

Doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có: - Vốn điều lệ từ 4 tỷ VNĐ đến 15 tỷ VNĐ

- Số lƣợng lao động làm việc thƣờng xuyên từ 50 ngƣời đến 300 ngƣời.

- Doanh thu hàng năm từ 5 tỷ đến 40 tỷ đồng Doanh nghiệp lớn là những doanh nghiệp có:

- Vốn điều lệ trên 15 tỷ VNĐ

- Số lƣợng lao động làm việc thƣờng xuyên trên 300 ngƣời. - Doanh thu hàng năm trên 40 tỷ VNĐ

Những số liệu này dựa trên phƣơng pháp đánh giá của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, trên cơ sở số liệu đó và khảo sát thực tế từ hoạt động của các doanh nghiệp chúng tôi đƣa ra các chỉ tiêu này. Theo bảng khảo sát từ các doanh nghiệp cũng nhƣ từ các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì cách đánh giá này tƣơng đối hợp lý.

Thang điểm ở đây chúng tôi đƣa ra để đánh giá doanh nghiệp nhƣ sau: tính thang điểm để đánh giá doanh nghiệp là 100. Cụ thể:

Bảng 3.1 Xếp hạng doanh nghiệp theo quy mô Quy mô doanh nghiệp Điểm Doanh nghiệp lớn 70-100 Doanh nghiệp vừa 30-69 Doanh nghiệp nhỏ <30

STT Tiêu chí Nội dung Điểm 1 Vốn Hơn 50 tỷ đồng 30 Từ 40 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng 25 Từ 30 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng 15 Từ 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng 10 Dƣới 10 tỷ đồng 5 2 Lao động Hơn 1.500 ngƣời 15 Từ 1.000 đến 1.500 ngƣời 12 Từ 500 đến 1.000 ngƣời 9 Từ 100 đến 500 ngƣời 6 Từ 50 đến 100 ngƣời 3 Ít hơn 50 ngƣời 1 3 Doanh thu thuần Hơn 200 tỷ đồng 40 Từ 100 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng 30 Từ 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 20 Từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng 15 Từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 8 Từ 2 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 5 Dƣới 2 tỷ đồng 2 4 Nghĩa vụ đối vớ i Ngân sách Nhà nƣ ớc Hơn 10 tỷ đồng 15 Từ 7 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 12 Từ 5 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng 9 Từ 3 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 6 Từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng 3 Dƣới 1 tỷ đồng 1

Các số liệu tài chính của công ty: đây là dữ liệu khá quan trọng trong việc định giá doanh nghiệp. Ở đây chúng tôi chỉ quan tâm đến những tỷ số tài chính của công ty bởi những tỷ số tài chính nhƣ khả năng thanh toán, vòng quay vốn lƣu động… cụ thể những chỉ tiêu đƣợc đánh giá nhƣ sau:

Qua việc tham khảo một số mô hình xếp hạn của các ngân hàng và quyết định về xếp hạng của thống đốc ngân hàng Nhà Nƣớc (có một số mô hình không đƣa vào trong bài viết) và căn cứ tình hình hoạt động của 1 số doanh nghiệp tôi đƣa ra bảng chỉ tiêu xếp hạng bên dƣới cho từng lĩnh vực ngành bao gồm 4 nhóm ngành lớn: Nông lâm ngƣ nghiệp, xây dựng, thƣơng mại dịch vụ và công nghiệp.

Tỷ trọng

Phân loại chỉ số tài chính cho các doanh nghiệp ngành nông lâm ngƣ nghiệp

Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ

100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20

Chỉ tiêu thanh khoản

1. Khả năng thanh toán hiện

hành 8% >=2.1 >=1.5 >=1.0 >=0.7 <0.7 >=2.3 >=1.6 >=1.2 >=0.9 <0.9 2.5 2.0 1.5 1.0 <1 2. Khả năng

thanh toán nhanh 8% >=1.1 >=0.8 >=0.6 >=0.2 <0.2 >=1.3 1.0 0.7 0.4 <0.4 1.5 1.2 1.0 0.7 <0.7

Chỉ tiêu hoạt động 3. Vòng quay hàng tồn kho 10% >=4.0 >=3.5 >=3.0 >=2.0 <2 >=4.5 >=4.0 >=3.5 >=3.0 <3 >=4.0 >=3.0 >=2.5 >=2.0 <2 4. Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 10% <=40 <=50 <=60.0 <=70.0 >70 <=39 <=45.0 <=55.0 <=60.0 >60 <=34.0 <=38.0 <=44.0 <=55.0 >55 5. Doanh thu/Tổng TS 15% >=3.5 >=2.9 >=2.3 >=1.7 <1.7 >=4.5 >=3.9 >=3.3 >=2.7 <2.7 >=5.5 >=4.9 >=4.3 >=3.7 <3.7 Chỉ tiêu cân nợ 6. Nợ phải trả/tổng tài sản (%) 10% <=39.0 <=48.0 <=59.0 <=70.0 >70 <=30.0 <=40.0 <=50.0 <=60.0 >60 <=30.0 <=35.0 <=45.0 <=55.0 >55 7. Nợ phải trả/Vốn CSH 10% <=64.0 <=92.0 <=143.0 <=233.0 >233 <=42.0 <=66.0 <=108.0 <=185.0 >185 <=42.0 <=53.0 <=81.0 <=122.0 >122 Chỉ tiêu thu nhập 8. Tổng thu nhập trƣớc thuế/Doanh thu (%) 10% >=3.0 >=2.5 >=2.0 >=1.5 <1.5 >=4.0 >=3.5 >=3.0 >=2.5 <2.5 >=5.0 >=4.5 >=4.0 >=3.5 <3.5 9. Tổng thu nhập trƣớc thuế/Tổng tài sản (%) 11% >=4.5 >=4.0 >=3.5 >=3.0 <3 >=5.0 >=4.5 >=4.0 >=3.5 <3.5 >=6.0 >=5.5 >=5.0 >=4.5 <4.5

Một phần của tài liệu Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)