Vĩ Dạ với bao hình ảnh thân thuộc giờ chỉ còn trong mơ tưởng, Vĩ Dạ trở nên xa cách, mờ ảo, “nhìn không ra” có lẽ do căn bệnh quai ác phải cách li.Ở đây là ở đâu ? Có phải là Vĩ Dạ? Có phải nơi tác giả đang nhớ về Vĩ Dạ? Dù ở đâu thì cũng đã bị bao phủ bởi sương khói của thời gian. Ai là một đại từ phiếm chỉ. Một đại từ phiếm chỉ được sử dụng hai lần trong một câu thơ, gợi lên bao ý nghĩa. Câu thơ tha thiết một khát khao, một ước nguyện muốn có người hiểu được tâm sự của mình. Đồng thời thể hiện tâm trạng hoài nghi.xuất phát từ lòng khát khao sống, khát khao giao tiếp với cuộc đời ; xuất phát từ niềm khao khát thuỷ chung. Trong bài thơ có tới bốn lần tác giả sử dụng đại từ ai, và anh và em đã hoà nhập trong từ ai ấy, hoà nhập trong tâm tưởng của thi nhân. Vượt lên nỗi đau riêng, thơ Hàn Mặc Tử đã nói lên tâm trạng chung của bao lứa đôi xa cách…
Trang 1PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ -TUYỂN TẬP NHỮNG BÀI
MẪU HAY
Bài mẫu 1: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử – một trái tim, một tâm hồn lãng mạn dạt dào yêu thương đã bậtlên những tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật trước cuộc đời Những phút giâyđau xót và sung sướng, những phút giây mà ông đã thả hồn mình vào trong thơ,những phút giây ông đã chắt lọc, đã thăng hoa từ nỗi đau của tâm hồn mình để viếtlên những bài thơ tuyệt bút Và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã được ra đời ngay trongnhững phút giây tuyệt diệu ấy Ở bài thơ, cái tình mặn nồng trong sáng đã hòaquyện với thiên nhiên tươi đẹp, mối tình riêng đã ở trong mối tình chung mà hồnthơ vẫn đượm vẻ buồn đau
Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ tình hay nhất của Hàn Mặc Tử.Một tình yêu thiết tha man mác, đượm vẻ u buồn ẩn hiện giữa khung cảnh thiênnhiên hòa với lòng người, cái thực và mộng, huyền ảo và cụ thể hòa vào nhau Mởđầu bài thơ là một lời trách móc nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Trang 2Chỉ một câu hỏi thôi! Một câu hỏi của cô gái thôn Vĩ nhưng chan chứa baoyêu thương mong đợi Câu thơ vừa có ý trách móc vừa có ý tiếc nuối của cô gái đốivới người yêu vì đã bỏ qua không được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mặn mà, ấm áp tìnhquê của thôn Vĩ – vùng nông thôn ngoại ô xinh xắn thơ mộng, một phương diệncủa cảnh Huế Chúng ta hãy chú ý quan sát, tận hưởng vẻ đẹp của thôn Vĩ:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Nét đặc sắc của thôn Vĩ – quê hương người con gái gợi mở ở câu đầu tiênđến đây đã được tả rõ nét Một bức tranh thiên nhiên tuyệt tác rộng mở trước mắtngười đọc Hình ảnh nắng tưới lên trên ngọn cau tươi đẹp, tràn đầy sức sống Nắngmới là nắng sớm bắt đầu của một ngày, những hàng cau cao vút vươn mình đón lấynhững tia nắng sớm kia, và tất cả tràn ngập ánh nắng vàng buổi bình minh Cái
“nắng hàng cau nắng mới lên” sao lại gợi một nỗi niềm làng mạc quê hương đếnthế Câu thơ này bất chợt khiến ta nghĩ tới những câu thơ của Tố Hữu trong bàiXuân lòng:
Nắng xuân tưới trên thân dừa xanh dịu
Trang 3Tàu cau non lấp loáng muôn gươm xanh Ánh nhởn nhơđùa quả non trắng phếu
Và chảy tan qua kẻ lá cành chanh.
Nắng mới cũng còn có ý nghĩa là nắng của mùa xuân, mở đầu cho một nămmới nên bao giờ nó cũng bừng lên rực rỡ nồng nàn Đó là những tia nắng đầu tiênchiếu rọi xuống làng quê mà trước hết nó chiếu vào những vườn cau làm chonhững hạt sương đêm đọng lại sáng lên, lấp lánh như những viên ngọc được đínhvào chiếc áo choàng nhung xanh mịn:
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.
“Cái nhìn như chạm khẽ vào sắc màu của sự vật để rồi bật lên một sự ngạcnhiên đến thẩn thờ” Đến câu thơ này, ta bắt gặp cái nhìn của thi nhân đã hạ xuốngthấp hơn và bao quát ở chiều rộng Một khoảng xanh của vườn tược hiện ra, nhắmmắt vào ta cũng hình dung ra ngay cái màu xanh mượt mà, mỡ màng của vườn cây
Ta không chỉ cảm nhận ởđó màu xanh của vẻ đẹp mà nó còn tràn trề sự sống mơnmởn Những tán lá cành cây được sương đêm gội rửa trở thành cành vàng lá ngọc.Không phải xanh mượt, cũng không phải xanh mỡ màng mà chỉ có “xanh nhưngọc” mới diễn tả được vẻđẹp ngồn ngộn, sự sống của vườn tược Một màu xanhcao quý, không một chút gợn, một màu xanh tỏa ánh tạo nên vẻđẹp óng ánh, lấp
Trang 4lánh, trong trẻo làm cho vườn cây càng sáng bóng lên Hình như cả vườn cây đềutắm trong luồng không khí đang còn run rẩy sự trinh bạch nguyên sơ chưa hềnhuốm bụi Lăng kính không khí ấy làm hiện rõ hơn đường nét màu sắc của cảnhsắc mà mắt thường chúng ta bỏ qua Nếu không có một tình yêu sâu nặng nồng nànđối với Vĩ Dạ thì Hàn Mặc Tử không thể có được những vần thơ trong trẻo nhưvậy Ai đã từng sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, đặc biệt là ở xứ Huế thì mới thấmthía những vần thơ này:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Trong vườn thôn Vĩ Dạ kia nhánh lá trúc và khuôn mặt chữđiền sao lại cómối liên quan bất ngờ mà đẹp thế: những chiếc lá trúc thanh mảnh, thon thả chengang khuôn mặt chữđiền “Mặt chữđiền” – khuôn mặt ấy chỉ hiện ra thấp thoángsau lá trúc mơ màng, hư hư thực thực
Thôn Vĩ Dạ nằm cạnh ngay bờ sông Hương êm đềm Vì thế mà từ cách tảcảnh làng quê ở khổ đầu đã hé mở tình yêu, tác gỉ chuyển sang tả cảnh sông, vớiniềm bâng khuâng, nỗi nhớ mong, sầu muộn hư ảo như trong giấc mộng:
Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Trang 5Có chở trăng về kịp tối nay?
Gió và mây đã gợi buồn vì nó trôi nổi, lang thang thì nay lại càng buồn hơn:gió đi theo đường của gió, mây đi theo đường của mây, gió và mây xa nhau; khôngthể là bạn đồng hành, không thể gặp gỡ và sự xa cách của nhà thơ với người yêu cóthể là vĩnh viễn Phải chăng đây là cảm quan của nhà thơ trong xa cách nhớ thương,
và đây cũng là mặc cảm của những con người xưa trong cuộc sống Nỗi buồn về sựchia li, giã biệt đọng lại trong long người phảng phất buồn và mang một nỗi niềmxao xác Chúng ta không còn thấy giọng thơ tươi mát đầy sức sống nhưởđoạn trướcnữa, chúng ta gặp lại Hàn Mặc Tử – một tâm hồn đau buồn, u uất:
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Dòng sông Hương hiện ra mới buồn làm sao với những bông hoa bắp màuxám tẻ nhạt, ảm đạm như màu khói Với một tâm hồn mãnh liệt như Hàn Mặc Tửthì dòng sông trôi lửng lờ của xứ Huế chỉ là “dòng nước buồn thiu” gợi cảm giácbuồn lặng, quạnh quẽ Hoa bắp cũng lay nhè nhẹ trong một nỗi buồn xa vắng Sựthay đổi tâm trạng chính là thái độ của những con người sống trong vòng đời tốităm, bế tắc Mặt nước sông Hương êm quá gợi đến những bến bờ xa vắng, nhữngmảnh bèo trôi dạt lênh đênh của số kiếp con người Tâm trạng thoắt vui – thoắtbuồn mà buồn thì nhiều hơn, ta đã gặp rất nhiều ở các nhà thơ lãng mạn khác sống
Trang 6cùng thời với Hàn Mặc Tử Ý thơ thật buồn, được nối tiếp trong hai câu sau nhưngvới cách diễn đạt thật tuyệt diệu, thực đấy mà mộng đấy:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Tất cả như tan loãng trong vầng trăng thân thuộc của Hàn Mặc Tử Cảnh vậtthiên nhiên tràn ngập ánh trăng, một ánh vàng sáng loáng chiếu xuống dòng sông,làm cho cả dòng sông và những bãi bồi lung linh, huyền ảo Cảnh nên thơ quá, thơmộng quá! Và cũng đa tình quá! “Dòng nước buồn thiu” đã hóa thành dòng sôngtrăng lung linh, con thuyền khách đã hóa thành thuyền trăng Tác giảđã gửi gắmmột tình yêu khát khao, nỗi ngóng trông, mong nhớ vào con thuyền trăng, vào cảdòng sông trăng Ý thơ lồng trong ngôn ngữ thơ thật là tài hoa, thật là thơđẹp với
xứ Huế mộng mơ Tác giả đã lướt bút viết nên những câu thơ nhẹ nhàng, sâu kínnhưng hàm chứa cả tình yêu bao la, nồng cháy đến vô cùng Vầng trăng trong haicâu thơ này là vầng trăng nguyên vẹn của thi nhân trước mảnh tình quê chưa bịphôi pha Hàn Mặc Tử rất yêu trăng nhưng vầng trăng ở các bài thơ khác khônggiống thế này Một ánh trăng gắt gao, kì quái, một ánh trăng khêu gợi, lả lơi: Gió ríttầng cao trăng ngã ngửa Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô hay:
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Trang 7Đợi gió đông về để lả lơi
“Trăng trở thành một khí quyển bao la mọi cảm giác, mọi suy nghĩ của HànMặc Tử, hơn nữa nó còn lẫn vào thân xác ông” Nó là ông, là trời đất, là người ta.Trăng biến hóa vô lường trong thơ ông, khi hữu thế khi vô hình, khi mê hoặc khikinh hoàng Trở lại với dòng sông trăng trong Đây thôn Vĩ Dạ Ở đây sông là sôngtrăng nhưng thi nhân lại xót xa hỏi:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Vầng trăng ở đây phải chăng là vầng trăng hạnh phúc và con thuyền khôngkịp chở trăng về cho người trên bến đợi? Câu hỏi biểu lộ niềm lo lắng của một sốphận không có tương lai Hàn Mặc Tử hiểu căn bệnh của mình nên ông mặc cảm vềthời gian cuộc đời ngắn ngủi Vầng trăng không về kịp và Hàn Mặc Tử cũng khôngđợi được vầng trăng hạnh phúc đó nữa, một năm sau ông vĩnh biệt cuộc đời Nhưnghiện tại, con người còn đang sống và đang tiếp tục giấc mơ:
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra;
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Trang 8Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Lời thơ như nhắc nhở, không phải bộc lộ một sự tuyệt vọng hay hi vọng, đóchỉ là sự thất vọng của một trái tim khao khát yêu thương mà không bao giờ và mãi
Trang 9mãi không có tình yêu trọn vẹn Bài thơ càng hay càng ngậm ngùi, nó đã khép lạinhưng lòng người vẫn thẩn thức Cả bài thơ được liên kết bởi từ “ai”, mở đầu:
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”; tiếp đến “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó” vàkết thúc: “Ai biết tình ai có đậm đà?” càng làm cho Đây thôn Vĩ Dạ sương khóihơn, huyền bí hơn
Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về cảnh và người của miền quê đấtnước qua tâm hồn thơ mộng, giàu tưởng tượng và đầy yêu thương của nhà thơ vớinghệ thuật gợi liên tưởng, hòa quyện thiên nhiên với lòng người Trải qua bao nămtháng, cái tình Hàn Mặc Tử vẫn còn tươi nguyên, nóng hổi, lay động day dứt lòngngười đọc “Tình yêu trong ước mơ của con người đau thương ấy có sức bay bổng
lạ kì” nhưng nó cũng giản dị, trong sáng, tươi đẹp như làng quê Vĩ Dạ Xin thànhkính thắp một nén nhang trước một nghệ sĩ tài hoa, một trái tim suốt cuộc đời thổnthức vì tình yêu, một tâm hồn thi sĩ đã thăng hoa nỗi đau thương, bất hạnh của đờimình thành những đóa hoa thơ mà trong đó thơm ngát nhất, thanh khiết nhất là Đâythôn Vĩ Dạ
Bài mẫu 2: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
"Đây thôn Vĩ Dạ" rút trong "Tập thơ Điên" xuất bản năm 1940, sau khi nhàthơ đã qua đời Bài thơ nói rất hay về Huế, về cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, về con
Trang 10người xứ Huế, nhất là các cô gái duyên dáng, đa tình, đáng yêu Hàn Mặc Tử đãviết về một tình yêu - tình yêu đơn phương thơ mộng đắm say, lung linh trong sángđến huyền ảo Bài thơ giãi bày một nỗi niềm bâng khuâng, một khát khao về hạnhphúc của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh và con người Vĩ Dạ.
1 Câu đầu của khổ thơ thứ nhất "dịu ngọt" như một lời chào mời, vừa mừng
vui hội ngộ, vừa nhẹ nhàng trách người thương xiết bao thương nhớ, đợi chờ.Giọng thơ êm dịu, đằm thắm và tình tứ: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" Có mấy
xa xôi Cảnh cũ người xưa thấp thoáng trong vần thơ đẹp mang hoài niệm Bao kỉniệm sống dậy trong một hồn thơ Nó gắn liền với cảnh sắc vườn tược và con người
xứ Huế mộng mơ:
"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?"
Cảnh được nói đến là một sáng bình minh đẹp nơi thôn Vĩ Nhìn từ xa, thinhân say mê ngắm nhìn những ngọn cau, tàu cau ngời lên dưới màu nắng mới,
"nắng mới lên" rực rỡ Hàng cau cao vút là hình ảnh thân thuộc của thôn Vĩ Dạ từbao đời nay Hàng cau như chào mời, như vẫy gọi
Trang 11Quên sao được màu xanh cây lá nơi đây Nhà thơ trầm trồ thốt lên khi đứngtrước một màu xanh vườn tược Vĩ Dạ: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" Sươngđêm ướt đẫm cây cỏ, hoa lá Màu xanh mỡ màng, non tơ ngời lên, bóng lên dướiánh mai hồng, trông "mướt quá" một màu xanh ngọc bích Đất đai màu mỡ, khí hậuthuận hòa, con người cần cù chăm bón mới có màu sắc "xanh như ngọc" ấy Thiênnhiên như rạo rực, trẻ trung và đầy sức sống Cũng nói về màu xanh ngọc bích,trước đó (1938) Xuân Diệu đã từng viết: "Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá " ("Thơduyên") Hai chữ "vườn ai" gợi ra nhiều ngạc nhiên và man mác bâng khuâng Câuthơ thứ tư tả thiếu nữ với khóm trúc vườn xuân: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền".Mặt trái xoan, mặt hoa da phấn, khuôn mặt búp sen là vẻ đẹp của giai nhân Mặtchữ điền là gương mặt đầy đặn, vuông vắn, phúc hậu "Lá trúc che ngang" là mộtnét vẽ thần tình đã tô đậm một nét đẹp của cô gái Huế duyên dáng, dịu dàng, kínđáo, tình tứ đáng yêu Hàn Mặc Tử hơn một lần nói về trúc và thiếu nữ Khóm trúcnhư tỏa bóng xanh mát che chở cho một mối tình đẹp đang nảy nở:
"Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc Nghe ra ý vị và thơ ngây"
("Mùa xuân chín")
Câu 3, 4 trong khổ thơ đầu tả cau, tả nắng, tả vườn, tả trúc và thiếu nữ vớimột gam màu nhẹ, thoáng, ẩn hiện, mơ hồ Đặc sắc nhất là hai hình ảnh so sánh và
Trang 12ẩn dụ (xanh như ngọc , mặt chữ điền) Cảnh và người nơi Vĩ Dạ thật hồn hậu, thânthuộc đáng yêu.
Vĩ Dạ - một làng quê nằm bên bờ Hương Giang, thuộc ngoại ô cố đô Huế Vĩ
Dạ đẹp với những con đò thơ mộng, những mảnh vườn xanh tươi bốn mùa, sum sêhoa trái Những ngôi nhà xinh xắn thấp thoáng ẩn hiện sau hàng cau, khóm trúc, mà
ở đây thường dìu dặt câu hát Nam ai, Nam bình, qua tiếng đàn tranh, đàn tam thậplục huyền diệu, réo rắt Thôn Vĩ Dạ đẹp nên thơ Hàn Mặc Tử đã dành cho Vĩ Dạvần thơ đẹp nhất với tất cả tấm lòng tha thiết mến thương Xa cách Huế và Vĩ Dạ
đã bao năm tháng rồi Thế mà cảnh sắc và con người nơi thôn Vĩ vẫn được nhà thơ
ôm ấp trong lòng, càng trở nên lung linh, biểu lộ niềm ước mong tha thiết được trởlại cố đô thăm cảnh cũ người xưa Bức tranh tâm cảnh đã được thể hiện một cáchtài hoa qua bức tranh thôn Vĩ hữu tình nên thơ
2 Khổ thơ thứ hai nói về cảnh mây trời, sông nước Một không gian nghệ
thuật thoáng đãng, mơ hồ, xa xăm Hai câu 5, 6 là bức tranh tả gió, mây, dòng sông
và hoa (hoa bắp) Giọng thơ nhẹ nhàng, thoáng buồn Nghệ thuật đối tạo nên bốnphiên cảnh hài hoà, cân xứng và sống động Gió mây đôi ngả như mối tình nhà thơ,tưởng gần đấy mà xa vời, cách trở Dòng Hương Giang êm đềm trôi lững lờ, trongtâm tưởng thi nhân trở nên "buồn thiu", nhiều bâng khuâng man mác Hoa bắp lay,nhè nhẹ đung đưa trong gió thoảng Nhịp điệu khoan thai, thơ mộng của miền sông
Trang 13Hương núi Ngự được diễn tả rất tinh tế! Các điệp ngữ luyến láy gợi nhiều vươngvấn mộng mơ Ngoại cảnh mênh mang chia lìa như nỗi lòng, như tâm tình thinhân vậy:
"Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay"
Hai câu tiếp theo, nhà thơ hỏi "ai" hay hỏi mình khi nhìn thấy, hay nhớ tớihình ảnh con đò nằm mộng bến sông trăng Sông Hương quê em trở thành "sôngtrăng" Hàn Mặc Tử với tình yêu Vĩ Dạ đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về dòngsông Hương với những con đò dưới vầng trăng Nguyễn Công Trứ đã từng viết:
"Gió trăng chứa một thuyền đầy" Hàn Mặc Tử cũng góp cho nền thơ Việt Namhiện đại một vần thơ trăng độc đáo:
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
Tâm hồn nhà thơ xao xuyến khi nhìn sông trăng và con thuyền Thuyền emhay "thuyền ai" vừa thân quen, vừa xa lạ Chất thơ mộng ảo trong "Đây thôn VĩDạ" là ở những thi liệu ấy Câu thơ gợi tả một hồn thơ đang rung động trước vẻ đẹpthơ mộng của xứ Huế miền Trung, nói lên một tình yêu kín đáo, dịu dàng, thơ
Trang 14mộng và thoáng buồn ở đây bức tranh tâm cảnh tràn ngập ánh trăng, thấm thía mộtnỗi buồn cô đơn li biệt của khách đa tình.
3 Khổ thơ thứ ba nói về cô gái Huế và tâm tình thi nhân Đương thời, nhà
thơ Nguyễn Bính đã viết về thiếu nữ sông Hương: "Những nàng thiếu nữ sôngHương - Da thơm là phấn, má hường là son " Vĩ Dạ mưa nhiều, những buổi sớmmai và chiều tà lắm sương khói "Sương khói" trong Đường thi thường gắn liền vớitình cố hương ở đây sương khói đã làm nhòa đi, mờ đi áo trắng em, nên anh nhìnmãi vẫn không nhận ra dáng hình em (nhân ảnh) Người thiếu nữ Huế thoáng hiện,trắng trong, kín đáo và duyên dáng Gần mà xa Thực mà mơ Câu thơ chập chờn,bâng khuâng Ta đã biết Hàn Mặc Tử từng có một mối tình đẹp đơn phương vớimột thiếu nữ Huế mang tên một loài hoa đẹp Phải chăng nhà thơ nói về mối tìnhnày?
"Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà"
"Mơ khách đường xa, khách đường xa ai biết ai có " các điệp ngữ vàluyến láy ấy tạo nên nhạc điệu sâu lắng, dịu buồn, mênh mang Sự cách biệt và nỗi
Trang 15buồn xa vắng chia li như kéo dài trong không gian và thời gian vô tận Người đọcthêm cảm thương cho nhà thơ tài hoa, đa tình mà bạc mệnh, từng say đắm với mốitình đơn phương nhưng suốt đời phải sống trong cô đơn và bệnh tật.
Cũng cần nói một đôi lời về chữ "ai" trong bài thơ này Cả 4 lần chữ "ai"xuất hiện đều mơ hồ, ám ảnh: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc?" - "Thuyền aiđậu bến sông trăng đó?" - "Ai biết tình ai có đậm đà?" Con người mà nhà thơ nóiđến là con người xa vắng, trong hoài niệm, bâng khuâng Nhà thơ luôn luôn cảmthấy mình hụt hẫng, chơi vơi trước một mối tình đơn phương mộng ảo Một chút hivọng mong manh mà tha thiết như đang nhạt nhòa và mờ ảo cùng sương khói?
Hàn Mặc Tử đã để lại cho ta một bài thơ tình thật hay và cảm động Cảnh vàngười, mộng và thực, say đắm và bâng khuâng, ngạc nhiên và thẫn thờ, bao hìnhảnh và cảm xúc đẹp mà buồn hội tụ trong ba khổ thơ thất ngôn, câu chữ toàn bích
"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bài thơ tình tuyệt tác Cái màu xanh như ngọc của vườn
ai, con thuyền ai đậu bến sông trăng, và cái màu trắng của áo em như dẫn hồn ta đi
về miền sương khói Vĩ Dạ thôn một thời xa vắng, tìm lại bóng giai nhân, thươngnhớ nhà thơ tài hoa, đa tình mà mệnh bạc Bức tranh tâm cảnh trong "Đây thôn VĩDạ" vương vấn mãi lòng ta Nhà thơ Thu Bồn đã nói hộ lòng ta:
"Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
Trang 16Em rất thực mà nắng thì mờ ảo Xin đừng lầm em với cố đô".
Bài mẫu 3: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Mấy ai đã từng say trăng như Hàn Mặc Tử? "Trăng nằm sóng soãi trên cànhliễu - Đợi gió đông về để lả lơi " ("Bẽn lẽn") - Thi sĩ còn nói đến thuyền trăng,sông trăng, bến trăng Cả một trời trăng ảo mộng, huyền diệu Thơ Hàn Mặc Tửrợn ngợp ánh trăng, thể hiện tâm hồn "say trăng" với tình yêu tha thiết cuộc đời,vừa thực vừa mơ Ông là một trong những nhà thơ lỗi lạc nhất của phong trào Thơmới -9 Với 28 tuổi đời -18, ông để lại cho nền thơ ca dân tộc hàng trăm bài thơ vàmột số kịch thơ Thơ của ông như trào ra từ máu và nước mắt, có không ít hìnhtượng kinh dị Cũng chưa ai viết thơ hay về mùa xuân và thiếu nữ ("Mùa xuânchín"), về Huế đẹp và thơ ("Đây thôn Vĩ Dạ") như Hàn Mặc Tử
"Đây thôn Vĩ Dạ" rút trong tập "Thơ điên" xuất bản năm 1940, sau khi nhàthơ qua đời Bài thơ nói rất hay về Huế, về cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, về conngười xứ Huế, nhất là các cô gái duyên dáng, đa tình, đáng yêu - tình yêu thơ mộngđắm say, lung linh trong ánh sáng huyền ảo Bài thơ giãi bày một nỗi niềm bâng
Trang 17khuâng, một khao khát về hạnh phúc của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh
và con người Vĩ Dạ
Câu đầu "dịu ngọt" như một lời chào mời, vừa mừng vui hội ngộ, vừa nhẹnhàng trách móc người thương biết bao thương nhớ đợi chờ Giọng thơ êm dịu,đằm thắm và tình tứ: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" Có mấy xa xôi Cảnh cũngười xưa thấp thoáng trong vần thơ đẹp mang hoài niệm Bao kỉ niệm sống dậytrong một hồn thơ Nó gắn liền với cảnh sắc vườn tược và con người xứ Huế mộngmơ:
"Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?"
Cảnh được nói đến là một sáng bình minh đẹp Nhìn từ xa, say mê ngắmnhìn những ngọn cau, tàu cau ngời lên dưới màu nắng mới, "nắng mới lên" rực rỡ.Hàng cau như đón chào người thân thương sau bao ngày xa cách Hàng cau cao vút
là hình ảnh thân thuộc thôn Vĩ Dạ từ bao đời nay Quên sao được màu xanh cây lánơi đây Nhà thơ trầm trồ thốt lên khi đứng trước một màu xanh vườn tược thôn VĩDạ: "Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc" Sương đêm ướt đẫm cây cỏ hoa lá Màuxanh mỡ màng, non tơ ngời lên, bóng lên dưới ánh mai hồng, trông "mướt quá"
Trang 18một màu xanh như ngọc bích Đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, con người cần cùchăm bón mới có "màu xanh ngọc" ấy Thiên nhiên rạo rực, trẻ trung và đầy sứcsống Cũng nói về mùa xanh ngọc bích, trước đó (1938) Xuân Diệu đã từng viết:
"Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá " ("Thơ duyên") Hai chữ "vườn ai" đã gợi ranhiều ngạc nhiên và man mác Câu thứ tư tả thiếu nữ với vườn xuân: "Lá trúc chengang mặt chữ điền" Mặt trái xoan, mặt hoa da phấn mới đẹp Mặt chữ điền,gương mặt đầy đặn, phúc hậu "Lá trúc che ngang" là một nét vẽ thần tình đã tôđậm nét đẹp của cô gái Huế duyên dáng, dịu dàng, kín đáo, tình tứ đáng yêu HànMặc Tử hơn một lần nói về trúc và thiếu nữ Khóm trúc như tỏa bóng xanh mát chechở cho mối tình đẹp đang nảy nở:
"Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc Nghe ra ý nhị và thơ ngây".
(Mùa xuân chín)
Câu 3, 4 trong khổ thơ đầu tả cau, tả nắng mới, tả vườn xuân, tả trúc và thiếu
nữ với một gam màu nhẹ thoáng, ẩn hiện, mơ hồ Đặc sắc nhất là hai hình ảnh sosánh và ẩn dụ (xanh như ngọc mặt chữ điền) Cảnh và người nơi thôn Vĩ Dạ thậthồn hậu, thân thuộc đáng yêu
Trang 19Vĩ Dạ - một làng quê nằm bên bờ sông Hương Giang, thuộc ngoại ô cố đôHuế Vĩ Dạ đẹp với những con đò thơ mộng, những mảnh vườn xanh tươi bốn mùa,sum sê hoa trái Những ngôi nhà xinh xắn thấp thoáng ẩn hiện sau hàng cau, khómtrúc, mà ở đấy thường dìu dặt câu Nam ai, Nam bình qua tiếng đàn tranh, đàn tamthập lục huyền diệu, réo rắt Thôn Vĩ Dạ đẹp nên thơ Hàn Mặc Tử đã dành cho Vĩ
Dạ vần thơ đẹp nhất với tất cả tấm lòng tha thiết mến thương
Khổ thơ thứ hai nói về cảnh trời mây, sông nước Một không gian nghệ thuậtthoáng đãng, mơ hồ, xa xăm Hai câu 5, 6 là bức tranh tả gió, mây, dòng sông vàhoa (hoa bắp) Giọng thơ nhẹ nhàng, hài hòa và sống động Gió mây đôi ngả nhưmối tình nhà thơ, tưởng gần đấy mà xa vời, cách trở Dòng Hương Giang êm trôi lờlững, trong tâm tưởng thi nhân trở nên "buồn thiu", nhiều bâng khuâng man mác
"Hoa bắp lay" nhè nhẹ đung đưa trong gió thoảng Nhịp điệu khoan thai, thơ mộngcủa miền sông Hương, núi Ngự được diễn tả rất tinh tế Các điệp ngữ luyến láy gợinên nhiều vương vấn mộng mơ:
"Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay"
Trang 20Hai câu tiếp theo nhà thơ hỏi "ai" hay hỏi mình khi nhìn thấy hay nhớ tới con
đò mộng nằm trên bến sông trăng Sông Hương quê em trở thành sông trăng HànMặc Tử với tình yêu Vĩ Dạ mà sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về dòng sông Hươngvới những con đò dưới vầng trăng Nguyễn Công Trứ đã từng viết: "Gió trăng chứamột thuyền đầy" Hàn Mặc Tử cũng góp cho nền thơ Việt Nam hiện đại một vầnthơ trăng độc đáo:
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
Tâm hồn nhà thơ xao xuyến khi nhìn sông trăng và con thuyền Thuyền emhay "thuyền ai" vừa thân quen, vừa xa lạ Chất thơ mộng ảo "Đây thôn Vĩ Dạ" lànhững thi liệu ấy Câu thơ gợi tả một hồn thơ làm ta rung động trước vẻ đẹp hữutình của xứ Huế miền Trung, nói lên một tình yêu kín đáo, dịu dàng, thơ mộng vàthoáng buồn
Khổ thơ thứ ba nói về cô gái Huế và tâm tình thi nhân Đương thời nhà thơNguyễn Bính đã viết về thiếu nữ sông Hương: "Những nàng thiếu nữ sông Hương -
Da thơm là phấn, má hường là son" Vĩ Dạ mưa nhiều, những buổi sớm mai vàchiều tà phủ mờ sương khói "Sương khói" trong Đường thi thường gắn liền với