1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore

27 408 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 807 KB

Nội dung

Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore

Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore MỤC LỤC I. Giới thiệu chung về nền kinh tế Singapore 1. Vài nét chung: 2. Nền kinh tế Singapore: II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VỀ ĐẦU TƯ VÀ NHẬP KHẨU 1. Chính sách thu hút đầu tư, phát triển thương mại 2. Thuế 2.1 Tỷ lệ thuế 2.2 Thuế nhập khẩu 3. Thủ tục hải quan 4. Các chính sách khác 4.1 Quy định về nhãn mác 4.2. Chính sách bảo vệ người tiêu dùng và chống gian lận thương mại 4.3 Hệ thống tiêu chuẩn hang hoá III. QUAN HỆ VIỆT NAM-SINGAPORE 1.Tổng quát về quan hệ Việt Nam-Singapore: 1.1 Về chính trị: 1.2. Quan hệ ngoại giao 1.3 Quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại 1.4 Hợp tác đầu tư 2. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Singapore: 2.1. Gạo 2.2. Thuỷ sản 2.3. Cà phê 2.4. Cao su 2.5. Hàng dệt may 3. Triển vọng quan hệ thương mại Việt NamSingapore : NỘI DUNG 1 Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ SINGAPORE Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bản. Sự can thiệp của chính phủ vào vào nền kinh tế được giảm thiểu tối đa. Singgapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổn định, và là một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng điện tử và hóa chất và dịch vụ là nguồn cung cấp chính cho thu nhập kinh tế và mua được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hàng chưa gia công mà trong nước không có. Do vậy có thể nói Singapore dựa hoàn toàn vào nền kinh tế mở bằng việc mua các hàng hóa chưa gia công và chế biến chúng để xuất khẩu. Singapore cũng có một hải cảng chiến lược, có thể cạnh tranh với các nước láng giềng để thực hiện các hoạt động buôn bấn, xất nhập khẩu. Thành phố hải cảng của Singapore là một trong những nơi bận rộn nhất trên thế giới, vượt xa Hong Kong và Thượng hải. Thêm vào đó, thành phố hải cảng của Singapore có cơ sở hạ tầng tốt và lực lượng lao động có tay nghề cao nhờ các chính sách giáo dục của đất nước trong việc đào tạo kỹ nghề cho công nhân, nó cũng là nền tảng cho việc phát triển kinh tế của đất nước. 1. Vài nét chung: - Vị trí địa lý: Nằm ở khu vực Đông Nam Á, giữa Malaysia và Indonesia. - Diện tích: 692,7 km2 - Dân số: 4.492.150 người (ước tính đến tháng 7-2006). - Ngôn ngữ: Tiếng Hoa (35%), tiếng Anh (23%), tiếng Malay (14.1%). - Đơn vị tiền tệ: Dollar Singapore (SGD) - Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Thủ tướng Lý Hiển Long 2. Nền kinh tế Singapore: - Singapore có nền kinh tế thị trường tự do, chính phủ nắm vai trò chủ đạo. Là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới. 2 Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore Một góc Singapore Singapore về đêm - Singapore trở thành đầu mối giao lưu thương mại quốc tế quan trọng (cảng biển Singapore là một trong những cảng biển trọng tải lớn tấp nập nhất thế giới). Sau giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2001-2003, GDP thực tế năm 2004 của Singapore tăng mức kỷ lục 8%. Chính phủ đang cố gắng hướng đến việc xây dựng một nền kinh tế ít bị tác động bởi những biến động bên ngoài và trở thành trung tâm tài chính và công nghệ cao của Đông Nam Á. 3 Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore Singapore là một trong những cảng biển hàng đầu thế giới - GDP: 116,3 tỷ (2004), với GDP bình quân đầu người 27.180 USD (2004), là một trong những nước thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng năm 2005 là 5,7% với GDP là 124,3 tỷ USD, thu nhập bình quần đầu người là 28.100 USD. - Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 0%, công nghiệp: 3,6%, dịch vụ: 66,4%. - Lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng từ 0,7% năm 2003 lên 1,7% năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu do giá cả tăng ở dịch vụ y tế (0,6%), giáo dục (4,2%), dịch vụ giải trí (2,3%), giao thông - viễn thông và quần áo (2%). Năm 2005, Chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống còn 1%. - Việc làm: Tỷ lệ thất nghiệp là 3,4% (2004) giảm so với năm 2003 nhờ tạo được 71.400 việc làm trong các ngành sản xuất dịch vụ trong khi số lao động mất việc là 39.500 người. Năm 2005 tỷ lệ thất nghiệp ước tính khoảng 3,3%. - Cán cân thanh toán: Năm 2004, xuất khẩu đạt 179,755 tỷ USD. Năm 2005, xuất khẩu đạt 204,8 tỷ USD. Nền kinh tế Singapore phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, chủ yếu là hàng hóa điện tử, hàng tiêu dùng, hóa chất, nhiên liệu. Thị trường xuất khẩu chính là Malaysia (15,2%), Hoa Kỳ (13%), Hồng Kông (9,8%), Trung Quốc (8,6%), Nhật Bản (6,4%), 4 Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore Ga xe điện ngầm ở Singapore Đài Loan (4,6%), Thái Lan (4,3%), Hàn Quốc (4,1%) (năm 2004). Nhập khẩu đạt 163,982 tỷ USD, năm 2005 là 188,3 tỷ USD, chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên và sản phẩm thô để tinh chế, tinh luyện và xuất khẩu trở lại. Thị trường nhập khẩu chính là Malaysia (15,3%), Hoa Kỳ (12,7%), Nhật Bản (11,7%), Trung Quốc (9,9%), Đài Loan (5,7%), Hàn Quốc (4,3%), Thái Lan (4,1%) (năm2004). Một đường phố buôn bán nhộn nhịp - Nợ nước ngoài: Singapore không có nợ nước ngoài. - Tỷ giá hối đoái: Việc đồng dollar Hoa Kỳ giảm giá nửa cuối năm 2004 làm ảnh hưởng đến tỷ giá đồng dollar Singapore (SGD). Dollar Singapore tăng giá 4,1% so với đồng dollar Hoa Kỳ và những đồng tiền neo giá vào đồng dollar 5 Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore Hoa Kỳ như ringgit Malaysia, dollar Hongkong, dollar Australia. Năm 2005, tỷ giá hối đoái của SGD so với USD là 1,6644. - Chi tiêu ngân sách: Năm 2005 tăng hơn so với năm 2004. Thu ngân sách tăng 6,9% đạt 26,3 tỷ SGD do nền kinh tế phục hồi, chi ngân sách tăng 4,5% đạt 28,4 tỷ SGD. Chính phủ Singapore đang cố gắng cân bằng ngân sách hay đạt mức thặng dư vừa phải trong trung và dài hạn. - Chính sách tiền tệ: Do điều kiện kinh tế và áp lực lạm phát tăng, Cơ quan tiền tệ Singapore quyết định cho phép tỷ giá hối đoái danh nghĩa có hiệu lực (NEER) tăng nhẹ và tăng từ từ thay vì duy trì mức tăng bằng 0. - Cải cách cơ cấu: Để đối phó với thách thức của áp lực cạnh tranh toàn cầu do những tiến bộ kỹ thuật và toàn cầu hóa mang lại, Singapore đang tiến hành cải cách cơ cấu để đa dạng hóa, toàn cầu hóa và doanh nghiệp hóa nền kinh tế hơn nữa. Công nghiệp chế tạo và dịch vụ vẫn là hai trụ cột của nền kinh tế trên nền tảng khả năng cạnh tranh cao về khoa học, kỹ thuật và chi phí lao động. Mở rộng quan hệ quốc tế trong khuôn khổ hợp tác đa phương và hợp tác trong khu vực, hiệp định thương mại song phương (FTA) sẽ kết nối Singapore với thị trường thế giới và các cơ hội đầu tư. Chính phủ sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của các doanh nghiệp, và hướng đến một nền kinh tế tri thức tăng trưởng nhờ đổi mới. Khu chợ trái cây nhiệt đới 6 Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VỀ ĐẦU TƯ VÀ NHẬP KHẨU Singapore được xem là một trong những quốc gia có chính sách thương mại rất cởi mở, thuế đánh lên hàng hóa nhập khẩu vào nước này khá thấp. Chúng ta sẽ tìm hiểu về thị trường Singapore trên một số phương diện : chính sách thu hút đầu tư, thuế, thủ tục hải quan, các quy định pháp luật về nhập khẩu và hàng nhập khẩu. 1. Chính sách thu hút đầu tư, phát triển thương mại Singapore có một chính sách đầu tư rộng mở, qua đó, đất nước này đã chuyển thành công từ một hải cảng thương mại thành một nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Chính phủ theo đuổi một chiến lược nhằm nâng cao Singapore thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ, sáng kiến và tri thức để có thể cạnh tranh với các nước xuất hàng giá rẻ và gia tăng tính toàn cầu hóa nền kinh tế. Nhà nước tạo nguồn động viên về tài chính , điều chỉnh luật lệ nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Để thực hiện chính sách rộng mở, Singapore khuyến khích các công ty đa quốc gia (CTĐQG) tiến hành các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ, tạo điều kiện cho các chuyên gia nước ngoài đến cư trú và làm việc. Thông qua các CTĐQG, đảo quốc này muốn trở thành một sân chơi có tầm cỡ thế giới về các lãnh vực điện tử, hóa học, khoa học về đời sống, kỹ thuật, viễn thông và truyền thông, hậu cần, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, Singapore còn muốn lôi cuốn các CTĐQG thiết lập các "bản doanh" trên đất nước họ để điều hành các hoạt động có tầm mức thế giới hay khu vực, tác động đến hệ thống ngân hàng nước ngoài và các định chế tài chính. Tất cả những nỗ lực này nhằm tạo cho Singapore qui chế của một trung tâm tài chính quốc tế. Hiện nay, ngoài một GDP chia theo đầu người cao hàng thứ 5 thế giới (28.620 USD – Căn cứ vào báo cáo năm 1999-2000 của Ngân hàng thế giới), Singapore cũng được xếp hàng đầu về khả năng cạnh tranh về mặt kinh tế (theo sự đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) trong bản "Báo cáo về sự cạnh tranh toàn cầu-1999"). Theo xu thế mới, việc thu hút đầu tư nước ngoài đang là chiến lược kinh tế nòng cốt của chính phủ Singapore, qua đó, họ tạo điều kiện cho các CTĐQG phát triển sản xuất và phối hợp các hoạt động sản xuất, tiếp thị và phân phối sản phẩm. Khung pháp lý và các chính sách rộng rãi tạo cho nhà đầu tư một cảm giác thân quen, giúp họ mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào các dự án kinh tế có chiều sâu. Các chuyên gia nước ngoài có kỹ năng cao được mời tham gia vào nền kinh tế Singapore với một lực lượng lao động lên đến 2 triệu người. Các ngành công nghiệp nhằm lôi cuốn đầu tư vào Singapore gồm có: Điện tử (đặc biệt có liên quan đến chất bán dẫn), Hoá chất, Khoa học về đời sống, Kỹ thuật, Viễn thông và truyền thông, Hậu cần , Giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Tại Singapore, các nhà đầu tư nước ngoài không bị đòi hỏi phải tham gia vào các hoạt động liên doanh hay nhượng quyền kiểm soát quản trị cho quyền lợi địa phương. Chính quyền Singapore không hạn chế hay làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước hay vì bất cứ lý do nào 7 Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore khác. Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ đáng chú ý còn tồn tại trong lãnh vực sản xuất vũ khí, công nghiệp truyền thanh và thông tin nội địa. Ngoài ra, các cơ hội đầu tư cũng còn bị hạn chế trong việc sở hữu các tài sản tư. Tháng 4/2000, lãnh vực viễn thông được tự do hóa hoàn toàn nhằm đảm bảo cho Singapore vị thế của một trung tâm thông tin và truyền thông quan trọng của châu Á. Những hạn chế về quyền tư hữu của người nước ngoài cũng được giở bỏ đối với ngành ngân hàng địa phương, ngành bảo hiểm và các công ty điện lực. Hội đồng phát triển kinh tế (EDB) đã đề ra nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư; Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS); Ngân hàng trung ương Singapore giám sát việc mở rộng thị trường và cải tiến các biện pháp áp dụng nhằm mở rộng công tác quản lý ngân quỹ, phát triển thị trường trái phiếu, cho phép có sự cạnh tranh của người nước ngoài trong các định chế tài chính và ngân hàng. Từ năm 1978, Singapore đã giỡ bỏ mọi hạn chế về giao dịch chứng khoán nước ngoài và chuyển dịch vốn, không giới hạn việc tái đầu tư cũng như chuyển vốn và lãi về nước. Về mặt hợp tác quốc tế, Singapore đã ký các thỏa hiệp khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước ASEAN, với Liên minh kinh tế Bỉ-Luxembourg, và 19 nước khác, trong đó có Mỹ. Những thỏa hiệp này có tác dụng bảo vệ công dân hay công ty của mỗi quốc gia trong một giai đoạn đặc biệt (thường là 15 năm) trong trường hợp chiến tranh, sung công hay quốc hữu hóa. Nếu sung công hay quốc hữu hóa, chính phủ nước chủ nhà sẽ bồi thường thỏa đáng cho nhà đầu tư, căn cứ vào giá trị tài sản trên thị trường tự do. Trên thực tế, đến nay chưa có một trường hợp tranh cãi đáng chú ý nào xảy ra giữa chính quyền với các nhà đầu tư. Nguy cơ sung công và quốc hữu hóa vốn đầu tư của người nước ngoài hầu như hoàn toàn không có. Ngày nay, các thực thể kinh tế trong và ngoài Singapore có đủ tự do thiết lập và điều hành các xí nghiệp của họ trên đất nước này. Ngoại trừ các văn phòng đại diện, nơi các công ty nước ngoài chỉ đặt một đại diện của họ mà không tiến hành những giao dịch thương mại của họ tại địa phương, không có một hạn chế nào cho việc thực hiện những hoạt động có lợi cho họ. Mọi hoạt động thương mại tại Singapore phải được đăng ký tại Cơ quan đăng ký các công ty và doanh nghiệp (RCB). Các nhà đầu tư nước ngoài có thể điều hành doanh nghiệp của họ dưới một trong những hình thức sau đây: - Quyền sở hữu duy nhất (sole proprietorship): Một cá nhân hoạt động với tư cách một thương nhân duy nhất, theo qui định của đạo luật về đăng ký kinh doanh. - Hợp tác kinh doanh (partnership): Từ 2 đến 20 người hợp tác kinh doanh, theo qui định của đạo luật về đăng ký kinh doanh. - Công ty cổ phần (incorporated company): Gồm không quá 50 cổ đông, hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn, theo các điều khoản của luật công ty. - Công ty nước ngoài (foreign company): Đăng ký như công ty nhánh của một công ty mẹ, theo những qui định của luật công ty, nhưng không cổ phần hóa như một công ty Singapore. - Văn phòng đại diện (representative office): Văn phòng của những công ty nước ngoài, đảm trách các hoạt động quảng bá và liên lạc nhân danh công ty mẹ. Hình 8 Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore thức tổ chức này không được tham gia vào các hoạt động thương mại như ký hợp đồng, tư vấn thu phí, chuyển hàng hóa theo tàu, mở tín dụng thư hay thương thảo về tín dụng thư trực tiếp hoặc nhân danh công ty mẹ. Trong xu thế hợp tác và phát triển hiện nay, đa số các quốc gia ngày càng xoá bỏ dần những rào cản kinh tế để tạo điều kiện cho thương nhân trong nước tham gia tích cực vào công tác xuất khẩu, đồng thời giúp các thương nhân nước ngoài dễ dàng tiếp cận với thị trường nước mình. Với tư thế một nước ASEAN dẫn đầu về mặt phát triển kinh tế, Singapore đã vận dụng một bộ máy quảnthương mại hữu hiệu để đạt những mục tiêu đề ra. Với sự phát triển không ngừng của nền công nghệ điện tử, Singapore chủ trương áp dụng những tiến bộ mới trong khoa học kỹ thuật vào lãnh vực xuất nhập khẩu, với những cải tiến sau: - Thương mại không giấy tờ (paperless trading): Bằng việc thiết lập hệ thống TradeNet, Singapore đã cách mạng hoá các thủ tục quảnthương mại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng, tạo điều kiện dễ dàng cho các hoạt động thương mại. TDB đang nghiên cứu với khu vực tư nhằm giảm thiểu hay xoá bỏ những thủ tục giấy tờ phức tạp trong thương mại quốc tế. - Thương mại điện tử: TDB chú tâm đến việc xây dựng một số dự án về thương mại điện tử nhằm kết hợp những tiến bộ của công nghệ thông tin với việc thực hiện nhanh chóng các thủ tục thương mại. - Hệ thống cấp phép tự động: TDB phối hợp với các cơ quan luật pháp như Cơ quan phát triển truyền thông Singapore (IDA) và Cơ quan thanh tra về bức xạ (RPI) để tự động hoá hệ thống cấp giấy phép. Từ nay, các thương nhân Singapore có thể nhận được giấy phép xuất nhập khẩu trong vòng từ 1 đến 3 phút, bất kể ngày hay đêm. - Ứng dụng chứng chỉ xuất xứ (CO) trực tuyến: Thương nhân Singapore có thể xin cấp chứng chỉ xuất xứ trên mạng, với một trong bốn cơ quan có thẩm quyền thuộc hệ thống "Cấp chứng chỉ xuất xứ điện tử” (ECO), đó là: Phòng thương mại và kỹ nghệ Trung Quốc-Singapore , Liên đoàn kỹ nghệ Singapore, Phòng thương mại và kỹ nghệ Ấn độ-Singapore và phòng thương mại quốc tế Singapore. Được thiết lập vào tháng 1.2000, hệ thống ECO tối thiểu hoá các dữ liệu mà các thương nhân phải đăng ký. Những thương nhân có thành tích tốt có thể lập tờ khai hàng năm thay vì phải lập hồ sơ mỗi lần cần có CO. Điều này giúp họ đỡ phải tốn cả thì giờ lẫn tiền bạc. - Tài chánh và bảo hiểm thương mại trên mạng: Hệ thống tài chính thương mại (TFS) do TDB kết hợp với một số đơn vị khác để xây dựng, giúp các thương nhân có thể thông qua mạng Internet để thực hiện một số giao dịch với các ngân hàng như xin cấp tín dụng thư (LC) chẳng hạn.Ngoài ra, Hệ thống bảo hiểm thương mại (TIS) cũng bắt đầu hoạt động từ tháng 3.2000, tạo điều kiện dễ dàng cho việc bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Các thương nhân có thể xin 9 Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore cấp bản dự kê giá từ các hãng bảo hiểm và trả lời qua Internet. Việc mua bảo hiểm cho hàng hoá nay đã thuận lợi hơn. Tháo gỡ phần lớn các biện pháp kiểm soát để khuyến khích thương mại điện tử: Ngày nay, các thương nhân Singapore quan tâm nhiều hơn vào độ tin cậy của các thông tin thương mại và dữ liệu kinh doanh phổ biến trên mạng Internet. Sự giảm thiểu hay giải toả những biện pháp kiểm soát sẽ góp phần phát triển nền thương mại Singapore trong chiều hướng giao thương với nước ngoài Các luật lệ chung của Singapore bảo vệ và tạo điều kiện dễ dàng cho sự thủ đắc và phân bố các tài sản hợp pháp. Tuy nhiên cũng có một vài hạn chế về quyền sở hữu bất động sản của người nước ngoài tại Singapore. Theo đạo luật về tài sản cư trú, người nước ngoài có thể mua và sở hữu loại nhà condominium (một khối nhà mà mỗi căn hộ do người ở trong đó làm chủ), nhưng không thể sở hữu nhà kèm theo đất đai (landed homes hay houses) và những căn hộ trong các tòa cao ốc dưới 6 tầng, trừ trường hợp được sự chấp thuận của ông Bộ trường tư pháp Singapore. Những ngoại lệ này được chọn lọc rất kỹ lưỡng; một trường hợp điển hình là việc một CTĐQG nước ngoài mua nhà cho các viên chức của họ cư trú. Điều cần lưu ý là không có hạn chế nào đối với quyền sở hữu của người nước ngoài về các bất động sản sử dụng trong các hoạt động thương mại và công nghiệp. Tính đến nay, Singapore đã ký thỏa hiệp về đảm bảo đầu tư với các thành viên khác của tổ chức ASEAN, Liên minh kinh tế Bỉ-Luxembourg và 19 đối tác kinh tế sau đây: Canada,Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Ai Cập, Pháp, Đức, Hungary, Latvia, Mông Cổ, Hà Lan, Pakistan, Ba Lan, Quần đảo Riau, Slovania, Sri Lanka, Thụy Sĩ, Đài Loan, Vương quốc Anh và Mỹ. 2. Thuế Tại Singapore, đánh giá của hải quan dựa vào Xác định Brussels về Giá trị (BDV). Nguyên tắc cơ bản của BDV là giá trị có thể đánh thuế là giá thông thường hoặc giá nhập khẩu hàng hoá tại cảng hay nơi nhập khẩu với giả định rằng việc mua bán được tiến hành tại thị trường mở giữa người mua và bán độc lập. Hàng hoá có thể bị đánh thuế giá trị gia tăng hay tỉ lệ đặc biệt, hoặc cả hai phương pháp. Một tỉ lệ giá trị gia tăng là phần trăm của giá trị được thẩm định của hàng nhập khẩu.Một tỉ lệ đặc biệt là một lượng đặc biệt trên mỗi đơn vị trọng lượng hay đơn vị lượng khác. Chi phí, bao hiểm, vận tải phí giao dịch và tất cả các phí khác tính trong bán hàng và vận chuyển hàng (bao gồm cả thuế dịch vụ chung GST) đều được tính khi đánh thuế. Các nhà xuất khẩu được yêu cầu phải bảo đảm giá trị kê khai với hải quan là chính xác. Nếu hàng thấp hơn giá trị, phòng thuế và hải quan sẽ tăng giá trị đã kê khai lên. Singapore sẽ áp dụng hình phạt với nhà kinh doanh nào cố gắng trốn thuế. Hệ thống thuế ở Singaporehệ thống thuế trung lập đối với đầu tư nước ngoài.Những chính sách về khuyến khích về tài chính đặc biệt đều có liên quan cụ thể đến các công ty đa quốc gia.Ví dụ, chính sách khuyến khích bộ phận điều hành và thuế trợ cấp thu nhập từ hoạt động ngoài khơi của những cơ quan tài chính. 2.1.Tỷ lệ thuế 10 [...]... nguồn nhân lực cho mình ở khu cũng có các dịch vụ hàng đầu, thủ tục hải quan ngay tại khu và các chính sách bảo vệ môi trường khác… Vì vậy, triển vọng của mối quan hệ Việt Nam- Singapore nói 26 Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore chung cũng như triển vọng mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Singapore nói riêng là rất to lớn Hai nước có nhiều điểm tương đồng nhưng... ngành công nghiệp cao Theo Việt Nam News Agency tháng 8/2000, thương mại hai chiều giữa Việt NamSingapore tăng đáng kể Singapore hiện là khách hàng lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc) Năm 1999, thương mại hai chiều đạt 2,7 tỉ USD Vào năm 2002, con số đạt được đã lên tới 3,495 tỉ USD Một thành tựu quan trọng trong quan hệ thương mại Việt Nam- Singapore là sự phát triển của khu công nghiệp ở... quan hệ hai nước Sau khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali (7/1992) và trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN tháng 7/1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giai đoạn phát triển mới về chất Singapore rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt NamViệt Nam trở thành một trong những thị trường chính về hợp tác thương mại, đầu tư của Singapore ở Đông Nam Á Đặc biệt, trong chuyến thăm làm việc Singapore. .. chứng nhận đầu tư" thực hiện giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan phát triển kinh tế Singapore (EDB) để phù hợp với tình hình mới 2 Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Singapore: Dưới đây là những số liệu diễn tả cụ thể mối quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore trong thời kỳ 200 4-2 007: Đvt: 1.000 USD Năm Việt Nam xuất Việt Nam nhập 2004 1.485.257 3.618.375 2005 1.916.973 4.482.305 2006... khẩu hàng hoá vào Singapore khách hàng chủ lực của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam Từ 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam Quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với kim ngạch hai chiều năm 2003 là 3,9 tỷ USD Để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước nhất là trong lĩnh vực kinh tế, Singapore đã đưa ra... ngoại giao 20 Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore Việt NamSingapore thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 01/8/1973 Tháng 12/1991, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và tháng 9/1992, Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội được thành lập Trước năm 1979, quan hệ hai nước phát triển tốt, đánh dấu bằng chuyến thăm chính thức Singapore (16 - 17/1/1978) của Thủ tướng Phạm... nước, tập quán thương mại có nhiều nét tương đồng với nhau Sau ngày giải phóng, vào đầu thập niên 1980, quan hệ giao thương giữa Việt NamSingapore được nối lại qua những thương vụ giản đơn, chủ yếu là trao đổi hàng hoá Đến nay, sau gần 20 năm củng cố và không ngừng cải thiện quan hệ thương mại giữa hai nước, Singapore đã trở thành một trong những 21 Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu... phần giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư Việt Nam có được chiến lược, kế hoạc kinh doanh phù hợp, phát huy được tiềm năng và nội lực để cạnh tranh được với các đối thủ đến từ những nước khác III QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - SINGAPORE : Trong các nước ASEAN, Singapore luôn là thị trường buôn bán số 1 của Việt Nam Từ nhiều năm nay, Singapore duy trì chính sách thương mại, mậu dịch tự do thông thoáng, 96%... 1.Tổng quát về quan hệ Việt Nam- Singapore: 1.1 Về chính trị: Việt NamSingapore thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 1/8/1973 Nhưng phải đến 12/91 Sứ quán ta tại Singapore và 9/92 Sứ quán Singapore tại Hà Nội mới được thành lập Hai nước đã ký “Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21” nhân dịp Thủ tướng Phan Văn Khải thăm làm việc Singapore tháng 3 năm 2004 1.2 Quan hệ ngoại giao... pháp hải quan Sơ đồ tổ chức Hải quan Singapore từ 1/7/2008 12 Các chính sách của Singapore khi Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào Singapore Trong cộng đồng hải quan, Hải quan Singapore được nhìn nhận là một trong những cơ quan đứng đầu trong tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thương mại đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát hải quan chặt chẽ Để có được đánh giá như vậy, trong nhiều năm qua Hải quan Singapore . lận thương mại 4.3 Hệ thống tiêu chuẩn hang hoá III. QUAN HỆ VIỆT NAM- SINGAPORE 1.Tổng quát về quan hệ Việt Nam- Singapore: 1.1 Về chính trị: 1.2. Quan hệ. thương mại và kỹ nghệ Trung Quốc -Singapore , Liên đoàn kỹ nghệ Singapore, Phòng thương mại và kỹ nghệ Ấn độ -Singapore và phòng thương mại quốc tế Singapore.

Ngày đăng: 08/04/2013, 08:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w