Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore:

Một phần của tài liệu Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore (Trang 26 - 27)

Trong những năm gần đây, kim nghạch buôn bán giữa hai nước không ngừng tăng, mỗi năm tăng bình quân khoảng 25%, một dấu hiệu cho thấy quan hệ trao đổi buôn bán đang trên đà phát triển. Singapore chủ trương đa dạng hoá các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Ngoài những mặt hàng truyền thống như gạo, cao su, cà phê, dầu thô… Singapore còn muốn nhập một số sản phẩm tiêu dùng như: vải vóc, quần áo, đồ ăn đã chế biến… đặc biệt là hạt điều là mặt hàng mới nổi trong thời gian qua. ở Việt Nam, do nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá nên trong những năm tới Việt Nam vẫn có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị của Singapore- một đất nước có ngành công nghiệp cao. Theo Việt Nam

News Agency tháng 8/2000, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore tăng đáng kể. Singapore hiện là khách hàng lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc). Năm 1999, thương mại hai chiều đạt 2,7 tỉ USD. Vào năm 2002, con số đạt được đã lên tới 3,495 tỉ USD.

Một thành tựu quan trọng trong quan hệ thương mại Việt Nam- Singapore là sự phát triển của khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore (VSIP) ở tỉnh Bình Dương được coi không chỉ là biểu tượng cho sự hợp tác hai bên Việt Nam- Singapore mà còn là dấu hiệu của sự thành công. Được cấp giấy phép năm 1996 và hoạt động trong thời hạn 50 năm, khu công nghiệp hiện đã thu hút được gần 30 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn xấp xỉ 300 triệu USD. 90% diện tích khu công nghiệp được sử dụng trong khi tỉ lệ trung bình của một khu công nghiệp chỉ là 46%. VSIP là nơi có 115 dự án với tổng trị giá 600 triệu USD, phần lớn là đầu tư nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu, công tác xây dựng giai đoạn 3 đã được tiến hành để mở rộng diện tích từ 300 ha như hiện nay lên 500 ha. Là mô hình mẫu, VSIP là khu công nghiệp đầu tiên có trung tâm tự đào tạo nguồn nhân lực cho mình. ở khu cũng có các dịch vụ hàng đầu, thủ tục hải quan ngay tại khu và các chính sách bảo vệ môi trường khác…. Vì vậy, triển vọng của mối quan hệ Việt Nam-Singapore nói

chung cũng như triển vọng mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-Singapore nói riêng là rất to lớn. Hai nước có nhiều điểm tương đồng nhưng đồng thời mỗi ước cũng có thế mạnh riêng của mình để bổ sung cho nhau. Với chính sách mở cửa, đa dạng hoá đa phương hoá quan hệ đối ngoại, cùng nỗ lực cho mối quan hệ láng giềng thân thiện và sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, chắc chắn tương lai của mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Singapore sẽ tốt đẹp và mối quan hệ ấy sẽ bền chặt cùng với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của hai quốc gia.

Một phần của tài liệu Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w