Trường THPT Hàm Nghi Ngày soạn 18/05/2015 Tiết 39 - Bài 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải: - Định nghĩa được khái niệm quần thể (về mặt sinh thái học). - Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể : quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Nêu được ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó. 2. Kĩ năng: - Phân biệt quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các cá thể bằng các ví dụ cụ thể. - Sưu tầm các tư liệu đề cập đến các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. 3. Thái độ: Củng cố quan điểm đúng đắn về mối quan hệ giữa các cá thể trong một loài sinh vật. II. Phương pháp: GV sử dụng phương pháp hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm. III. Phương tiện: tranh phóng to hình 36.1 - 36.4 SGK. IV. Trọng tâm: Tiến hóa lớn và vấn đề phân loại thế giới sống. V. Tiến trình tổ chức bài học 1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh họa về giới hạn sinh thái của sinh vật? - Trình bày sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường sông. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * GV đưa ra một số ví dụ và yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I (trang 156 SGK) để tìm hiểu khái niệm QT sinh vật. Sau đó yêu cầu HS tìm ra dấu hiệu của quần thể để phân biệt với một tập hợp ngẫu nhiên các cá thể. Từ đó đi đến định nghĩa quần thể. * HS nêu thêm một số ví dụ về quần thể. * GV cần lưu ý HS quần thể có lịch sử hình thành và có mối quan hệ tương hỗ giữa các cá thể với nhau và với môi trường. * Đối với HS khá, giỏi cần nắm được quá trình hình thành quần thể : * GV: Chia lớp làm 2 nhóm: Nhóm 1: Tìm hiểu quan hệ hỗ trợ hoàn thành bảng: Khái niệm Ví dụ Ý nghĩa HS: Theo dõi nội dung SGK và hình ảnh hoàn thành bảng 36 SGK. GV dẫn dắt HS hoàn thành bằng các câu hỏi: - Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ là gì? Ví dụ? Hãy nêu ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ? Nhóm 2: Tìm hiểu quan hệ cạnh tranh: Khái niệm Ví dụ Ý nghĩa GV: Cho đại diện mỗi nhóm trả lời. I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể - Quần thể là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới. - Quá trình hình thành QT: Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới MT sống mới. Những cá thể thích nghi được với MT thì tồn tại và giữa chúng thiết lập mối quan hệ sinh thái, các cá thể sinh sản và dần hình thành QT ổn định. II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 1. Quan hệ hỗ trợ - Quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống. - Ví dụ: hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông. Chó rừng thường quần tụ từng đàn… - Ý nghĩa: + Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. + Khai thác tối ưu nguồn sống. + Tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể. (hiệu quả nhóm). * Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ : Thể hiện thông qua hiệu quả nhóm, cụ thể : - Đối với động vật thể hiện ở lối sống bầy đàn. - Đối với thực vật thể hiện ở hiện tượng sống thành búi, khóm … * Ý nghĩa : - Đối với thực vật. + Hạn chế sự mất nước, chống lại tác động của gió. Giáo án Sinh học 12 - Ban cơ bản GV: Nguyễn Doãn Duẩn Trường THPT Hàm Nghi Ngày soạn 18/05/2015 * GV nêu vấn đề: Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi nào ? Biểu hiện của quan hệ cạnh tranh là gì ? Ý nghĩa của mối quan hệ đó ? * HS nghiên cứu, liên hệ thực tế, thảo luận trả lời các vấn đề trên. GV: có thể dẫn dắt: - Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? - Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó? - Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? Nêu ví dụ? * Lưu ý: Đối với HS khá, giỏi cần phân tích được nguyên nhân và ý nghĩa của các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài. + Thông qua hiện tượng liền rễ ở một số loài cây mà quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn. - Đối với động vật : + Giúp nhau trong quá trình tìm kiếm thức ăn, cũng như chống lại kẻ thù. + Tăng khả năng sinh sản. 2. Quan hệ cạnh tranh - Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể → các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác ; các con đực tranh giành con cái. - Biểu hiện : * Ở thực vật: thông qua hiện tượng tự tỉa. * Ở động vật thể hiện ở sự cách li cá thể. - Ví dụ: Thực vật cạnh tranh ánh sáng, động vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở, bạn tình…. - Ý nghĩa: + Giảm sự cạnh tranh. + Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và phân bố của cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và không gian sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. 3. Củng cố Nêu các các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể? Tại sao sự cạnh tranh và hỗ trợ trong quần thể là đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp quần thể tồn tại và phát triển ổn định? 4. Bài tập về nhà - Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. - Chuẩn bị bài mới "Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật". Giáo án Sinh học 12 - Ban cơ bản GV: Nguyễn Doãn Duẩn . nhiên các cá thể bằng các ví dụ cụ thể. - Sưu tầm các tư liệu đề cập đến các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. 3. Thái độ: Củng cố quan điểm đúng đắn về mối quan hệ giữa các cá thể trong. mối quan hệ sinh thái, các cá thể sinh sản và dần hình thành QT ổn định. II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 1. Quan hệ hỗ trợ - Quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ nhau trong. được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể : quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Nêu được ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó. 2. Kĩ năng: - Phân biệt quần thể với quần