Thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa tổng số của một số thành phần chủ yếu và giá trị năng lượng (tiêu hóa và trao đổi) của các loại thức ăn thường dùng để nuôi lợn ở Việt Nam
Thành phần hoá học, tỷ lệ tiêu hoá tổng số của một số thành phần chủ yếu và giá trị năng lượng (tiêu hoá và trao đổi) của các loại thức ăn thường dùng để nuôi lợn ở Việt nam Ninh Thị Len, Vũ Chí Cương, Trần Quốc Việt, Lê Văn Huyên, Nguyễn Thị Hồng, Đào Thị Phương Bộ môn Dinh dưỡng, Thức ăn Chăn nuôi và Đồng cỏ; Tóm tắt Hai thí nghiệm được tiến hành để xác định giá trị năng lượng tiêu hóa (DE) năng lượng trao đổi (ME) và hệ số tiêu hóa tổng số (CTD) của một số thành phần chủ yếu trong ngô (Sơn La, đồng bằng sông Hồng, Vĩnh Phúc), cám gạo loại 1, khô dầu đỗ tương Achentina, sắn lát bỏ vỏ và bột cá nhạt trong nước cho lợn thịt. Thí nghiệm 1 gồm 3 khẩu phần: 1 khẩu phần cơ sở (KPCS) và 2 khẩu phần thí nghiệm (KPTN) trong đó KPTN được xây dựng dựa trên KPCS và nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (NLTATN). Tương tự, thí nghiệm 2 gồm 6 khẩu phần: 1 KPCS và 5 KPTN. Các giá trị năng lượng và CTD của NLTATN được tính toán bằng sự khác nhau giữa KPTN và KPCS. Tổng số 12 lợn đực thiến giống ngoại lai (LY) khối lượng ban đầu 38-40 kg được sử dụng và bố trí thí nghiệm theo kiểu ô vuông Latin. Mỗi giai đoạn thu mẫu kéo dài 5 ngày liên tục, trong đó phân và nước tiểu được thu riêng cho từng cá thể. Cuối mỗi giai đoạn, mẫu của mỗi cá thể được trộn đều để phân tích hóa học. Kết quả cho thấy giá trị DE, ME của ngô đồng bằng sông Hồng>ngô Sơn La>ngô Vĩnh Phúc và hầu như cao hơn các giá trị ME của ngô có thành phần hóa học tương đương trong sách của Viện Chăn nuôi (2001) và Lã Văn kính (2003). Giá trị ME của khô dầu đỗ tương tương đương với ME của ngô Sơn La (3840 so với 3827 kcal/kg chất khô), tiếp đó là ME của sắn lát, bột cá và cám gạo. CTD của các loại ngô gần tương đương nhau, trong khi đó các kết quả đạt được trong cám gạo thấp nhất, đặc biệt là CTD của xơ, tro và NDF. Các giá trị ME của ngô thu được trong thí nghiệm này đều có xu hướng thấp hơn giá trị ME của ngô cùng thành phần hoá học theo khuyến cáo của NRC (1998). 1. Đặt vấn đề Trong chăn nuôi lợn thức ăn chiếm khoảng 70% tổng chi phí sản xuất, trong đó chi phí của thức ăn năng lượng trong khẩu phần chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là thức ăn protein. Bởi vậy việc đánh giá giá trị năng lượng và protein trong thức ăn là một bước quan trọng giúp cho việc xây dựng các khẩu phần tối ưu, không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con vật để đạt năng suất cao nhất mà còn làm giảm giá thành thức ăn tới mức thấp nhất. Năng lượng thô trong thức ăn được sinh ra từ các thành phần hoá học bao gồm tinh bột, đường, protein, mỡ và chất xơ. Tuy nhiên hàm lượng năng lượng thô không phản ánh được giá trị sử dụng năng lượng bởi vì sự chuyển hoá năng lượng thô thành năng lượng hữu ích như năng lượng tiêu hoá (DE), năng lượng trao đổi (ME), năng lượng thuần (NE) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là thành phần hoá học và tỷ lệ tiêu hoá của chúng. Đối với nguyên liệu thức ăn đơn, do đặc thù về nguốc gốc nên có thành phần hóa học rất biến đổi và kết quả là giá trị DE, ME và NE của chúng cũng khác nhau. Để xác định được giá trị năng lượng, DE, ME hay NE trước hết phải sử dụng phương pháp nghiên cứu tiêu hoá trao đổi chất trên gia súc (invivo) để đo lượng năng lượng ăn vào và năng lượng thải ra của thức ăn. Ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Đức…, việc nghiên cứu đánh giá các giá trị năng lượng được tiến hành từ lâu và thường xuyên để có hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu và sản xuất trong chăn nuôi. Với các nước đang phát triển việc xác định trực tiếp giá trị năng lượng bị hạn chế bởi vì công việc này đòi hỏi sự tốn kém về thời gian, kinh phí và công sức. Bởi vậy việc đánh giá DE, ME hay NE của thức ăn có thể đánh giá bằng sự ước tính dựa vào phân tích thành phần hoá học phân tích hay tiêu hoá của thức ăn bao gồm protein, mỡ, xơ và dẫn xuất không nitơ (Lekule và ctv., 1990; Gohl, 1992, Noblet và Perez, 1993). Tại Việt Nam từ trước tới nay chưa có các nghiên cứu đánh giá giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn cho lợn một cách có hệ thống. Các giá trị về năng lượng (DE và ME) trong các bảng giá trị dinh dưỡng thức ăn do Viện Chăn nuôi (2001), Lã Văn Kính (2003) đều là kết quả của sự ước tính từ các công thức tham khảo từ nước ngoài. Vì vậy đề tài này được tiến hành nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về thành phần hoá học và giá trị năng lượng tiêu hoá, năng lượng trao đổi của các loại thức ăn thường dùng để nuôi lợn ở nước ta. Từ đó nhằm xây dựng nên một số phương trình hồi quy dự đoán giá trị DE, ME từ thành phần hoá học phân tích. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu thí nghiệm - Thức ăn thử nghiệm: Ngô vàng , khô dầu đỗ tương, sắn lát khô, cám gạo loại 1, bột cá nhạt. - Gia súc: Lợn thịt đang sinh trưởng giống ngoại (LY) khối lượng ban đầu 38-40 kg. - Vật dụng thí nghiệm: Cũi trao đổi chất và các vật dụng thu mẫu khác. 2.2. Thời gian thực hiện thí nghiệm Thí nghiệm tiến hành trong 2 năm, trong đó thí nghiệm 1 thực hiện năm 2008 và thí nghiệm 2 trong năm 2009. 2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 1: Thí nghiệm được tiến hành trên 6 lợn đực thiến giống ngoại (LY) khối lượng ban đầu khoảng 40 kg. Lợn thí nghiệm được nuôi trong các cũi trao đổi chất bằng sắt có khay hứng phân và nước tiểu riêng biệt. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô vuông Latin kép (double 3x3 Latine Square, trong mỗi ô vuông bao gồm 3 gia súc, 3 khẩu phần và 3 giai đoạn thí nghiệm). Mỗi giai đoạn kéo dài 15 ngày, trong đó 10 ngày là giai đoạn thích nghi, 5 ngày sau là giai đoạn thu mẫu. Trong 8 ngày đầu của giai đoạn thích nghi gia súc được ăn tự do, 2 ngày tiếp theo và những ngày trong giai đoạn thu mẫu được ăn hạn chế ở mức 80% mức ăn tự do nhằm đảm bảo ổn định dòng chảy của thức ăn trong đường tiêu hoá và không có thức ăn dư thừa. Thức ăn trong mỗi ngày được chia thành 2 bữa bằng nhau và cho ăn tại 2 thời điểm cố định: 8 và 15 giờ. Trước khi cho ăn, thức ăn được trộn với nước sạch theo tỷ lệ 1/1 (kg/kg). Để đảm bảo nitơ trong nước tiểu không bị mất đi, một lượng khoảng 100 ml H2SO4 10% được cho vào xô trước khi hứng nước tiểu. Ngay sau khi gia súc ăn xong, cân khối lượng của từng loại chất thải của mỗi gia súc sau đó trộn đều bằng máy rồi lấy 10% khối lượng cho vào túi nilông (đối với phân) và hộp nhựa đối (với nước tiểu). Các túi mẫu và hộp mẫu được đánh dấu và nhanh chóng đưa vào tủ lạnh để bảo quản ở nhiệt đô -20 o C (với phân) và 4 0 C (với nước tiểu). Cuối mỗi giai đoạn thu mẫu, toàn bộ chất thải của từng con được trộn đều và chia làm 2 phần, một phần gửi đi phân tích, một phần được lưu lại cho đến khi thí nghiệm kết thúc hoàn toàn. Trong giai đoạn thu mẫu, mỗi ngày lấy 100 g thức ăn hỗn hợp của mỗi loại cho vào túi ni lông buộc chặt bảo quản lạnh sau đó trộn đều mẫu của cả giai đoạn để gửi phân tích thành phần hoá học (nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của độ ẩm môi trường đến độ ẩm thức ăn). Thí nghiệm 2: Thí nghiệm tiến hành trên 6 lợn đực thiến giống ngoại lai (LY), khối lượng ban đầu khoảng 38 kg theo phương pháp ô vuông Latin đơn (6 gia súc, 6 khẩu phần và 6 giai đoạn). Lợn thí nghiệm được nuôi trong cũi trao đổi chất tương tự như thí nghiệm 1. Mỗi giai đoạn kéo dài 10 ngày, trong đó 5 ngày thích nghi và 5 ngày thu mẫu. Phương pháp tiến hành thí nghiệm tương tự như thí nghiệm 1. 2.4. Khẩu phần thí nghiệm Việc xác định tỷ lệ tiêu hóa tổng số và giá trị năng lượng của nguyên liệu thức ăn ở cả 2 thí nghiệm được thực hiện bằng phương pháp sai khác nghĩa là được tính bằng sự khác nhau giữa giá trị dinh dưỡng của khẩu phần cơ sở (KPCS) và khẩu phần thí nghiệm (KPTN), theo đó KPTN được xây dựng dựa trên KPCS và thức ăn thử nghiệm. Thí nghiệm 1 bao gồm 3 khẩu phần trong đó có 1 KPCS (KPCS1) và 2 KPTN để xác định tỷ lệ tiêu hoá tổng số và giá trị năng lượng của ngô (ngô Sơn La và ngô Đồng bằng sông Hồng). Thí nghiệm 2 bao gồm 6 khẩu phần trong đó có 1 KPCS (KPCS2) và 5 KPTN để xác định giá trị dinh dưỡng của cám gạo loại 1, khô dầu đỗ tương Achentina, sắn lát khô bỏ vỏ, ngô vàng Vĩnh Phúc và bột cá nhạt trong nước. Thành phần nguyên liệu và thành phần hoá học của khẩu phần cơ sở được trình bày ở bảng 1. Thành phần nguyên liệu và thành phần hoá học của khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở bảng 2. Số lượng thức ăn của mỗi khẩu phần được tính toán và trộn một lần đủ cho toàn bộ giai đoạn thí nghiệm. 2.5. Các chỉ tiêu phân tích Đối với thức ăn và phân phân tích hàm lượng vật chất khô (VCK), nitơ tổng số hay protein thô (CP), mỡ thô (MT), xơ thô (XT), xơ hoà tan trong môi trường trung tính (NDF), khoáng tổng số (KTS), chất hữu cơ (CHC), năng lượng thô (GE) và dẫn xuất không đạm (DXKD). Đối với nước tiểu phân tích nitơ tổng số. 2.6. Tính toán và xử lý kết quả Tỷ lệ tiêu hoá tổng số các chất dinh dưỡng và giá trị năng lượng tiêu hoá (DE), năng lượng trao đổi (ME) của khẩu phần được tính bằng sự sai khác giữa chất dinh dưỡng ăn vào và chất dinh dưỡng thải ra trong phân và nước tiểu (đối với ME). Sự khác nhau về hàm lượng các chất dinh dưỡng tiêu hoá, DE, ME giữa khẩu phần thí nghiệm và khẩu phần cơ sở là kết quả giá trị dinh dưỡng của thức ăn nguyên liệu thí nghiệm. Công thức tính toán các giá trị như sau: *Chất dinh dưỡng và năng lượng (DE và ME ) của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (NLTĂTN) DD = (A – B x C)/D Trong đó: DD là giá trị năng lượng (DE, ME) hay hàm lượng dinh dưỡng tiêu hoá của NLTĂTN (kcal, g/kg VCK) A là giá trị DE, ME hoặc hàm lượng chất dinh dưỡng tiêu hoá của khẩu phần thí nghiệm (kcal, g/kg VCK) B là số lượng khẩu phần cơ sở (kg VCK) trong 1 kg VCK khẩu phần thí nghiệm (kg VCK) C là giá trị DE, ME hay hàm lượng chất dinh dưỡng tiêu hoá của khẩu phần cơ sở (kcal, g/kg VCK) D là số lượng NLTĂTN (kg VCK) trong 1 kg VCK khẩu phần thí nghiệm (kg VCK) * Tỷ lệ tiêu hoá tổng số biểu kiến (TLTH,%) của NLTĂTN TLTH (%) = DDTH x100/DDPT Trong đó: DDTH là giá trị năng lượng (DE) hay hàm lượng chất dinh dưỡng tiêu hoá của NLTĂTN (kcal, g /kg VCK) DDPT là năng lượng thô hay thành phần hoá học của NLTĂTN (kcal, g/kg VCK) * Giá trị năng lượng thô trong nước tiểu (GEnt) của khẩu phần được tính bằng công thức của Noblet và Van Milgen (2004). GEnt (KJ/kg VCK ăn vào) = 192 + 31* N nước tiểu (g/kg VCK ăn vào) Bảng 1. Thành phần nguyên liệu (% dạng sử dụng) và thành phần hoá học của khẩu phần cơ sở (g và Kcal/kg chất khô) Nguyên liệu KPCS1 (TN1) KPCS2 (TN2) Ngô Sơn La 78.45 Ngô Vĩnh Phúc 78.5 Khô dầu đỗ tương Ấn Đô. 20.0 Khô dầu đỗ tương Achentina 20.0 Vitamin-Khoáng 0.25 0.25 DCP 1.0 1.0 Muối ăn 0.3 0.3 Thành phần hoá học Vật chất khô (VCK, g/kg) 879 892 Protein thô (Pr, g/kg VCK) 169 175 Mỡ thô (MT, g/kg VCK) 35 38 Xơ thô (XT, g/kg VCK) 38 52 NDF (g/kg VCK) 238 156 Khoáng tổng số (KTS, g/kg VCK) 27 25 Chất hữu cơ (CHC, g/kg VCK) 974 960 Dẫn xuất không nitơ (DXKN, g/kgVCK) 732 695 Năng lượng thô (GE, Kcal/kg VCK) 4436 4242 Bảng 2. Thành phần nguyên liệu (% dạng sử dụng) và thành phần hoá học của khẩu phần thí nghiệm (g hoặc kcal/kg vật chất khô) Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Ngôsl Ngô đbsh Ngôvp Cám gạo KDĐT Achentina Sắn lát Bột cá KPCS1 50 50 KPCS2 50 70 85 70 90 Ngô Sơn La 50 Ngô ĐBSH 50 Cám lụa 30 Khô dầu Achen 15 Sắn lát bỏ vỏ 30 Ngô vàng VP 50 Bột cá nhạt 10 Thành phần hóa học VCK (g) 877 890 891 897 885.7 889 895 Pr (g) 140 147 131 172 239.1 131 225 MT (g) 45 50 41 99 30.0 28 40 XT (g) 38 41 47 74 40.3 45 53 NDF (g) 241 235 148 186 315.1 130 159 KTS (g) 23 21 20 44 40.4 25 50 CHC (g) 977 979 972 945 959.6 965 936 DXKN (g) 754 741 753 600 650.1 761 618 GE (Kcal) 4401 4439 4267 4560 4353 4153 4215 Ngôsl: Ngô Sơn La; Ngôđbsh: Ngô Đồng bằng Sông Hồng; KDĐT: Khô dầu đậu tương; Ngôvp: Ngô Vĩnh Phúc 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả về thành phần hoá học của các nguyên liệu thức ăn Kết quả phân tích gần đúng thành phần hóa học của các nguyên liệu thức ăn thử nghiệm được trình bày ở bảng 3. Kết quả bảng 3 cho thấy nhìn chung thành phần hoá học của các loại nguyên liệu thức ăn được phân tích theo phương pháp gần đúng nằm trong khoảng dao động đặc trưng của từng loại khi so với các kết quả phân tích trong sách của Viện Chăn nuôi (2001) và Lã Văn Kính (2003). Giá trị GE của cám gạo loại 1 đạt xấp xỉ 5200 kcal/kg VCK, cao hơn so với các loại thức ăn còn lại (3944-4526 kcal/kg VCK) có thể là do lượng hàm lượng mỡ thô khá cao của cám (240 g/kg VCK). Giá trị năng lượng này cũng nằm trong khoảng kết quả phân tích các loại cám gạo có nguồn gốc và thành phần hoá học khác nhau của Hồ Trung Thông và ctv (2009); Huỳnh Thanh Hoài và ctv (2009). Giá trị năng lượng thô của ngô Sơn La, ngô Đồng bằng sông Hồng và ngô Vĩnh Phúc trong thí nghiệm này đạt 4366, 4450 và 4274kcal/kg VCK, cả 3 loại đều hơi thấp hơn kết quả của một số tác giả khác: 4400-4700 Kcal (Fan và ctv, 2000); 4480-4660 Kcal (Burgoon và ctv, 1992). Kết quả này là do sử dụng các loại ngô có nguồn gốc khác nhau về giống, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và phương pháp chế biến sau thu hoạch. Bảng 3. Thành phần hoá học của các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (g, kcal/kg VCK) Chỉ tiêu VCK Pr MT XT NDF KTS CHC DXKN GE Ngô Sơn La 877 97.3 48.1 32 238.3 13.2 987 809 4366 Ngôđbsh 896 112 53 35 228 10.6 989.4 789.4 4450 Ngô Vĩnh phúc 891 86.7 45.2 42 138.8 14.9 985.1 811.2 4274 Khô dầu Ấn Độ 899 490.2 15.2 88.9 247.3 82 918 324 4482 Khô dầu Achen 895 531.4 11.2 95.8 236.9 65.8 934.2 295.8 4526 Cám loại 1 908 166.1 240.2 123.2 253.7 89.1 910.9 381.5 5198 Sắn lát bỏ vỏ 882 28 4.8 27.9 66.9 23.8 976.2 915.5 3944 Bột cá nhạt 928 659.2 58.8 64.5 182.2 263.1 736.9 - 3982 3.2. Kết quả về cân bằng năng lượng khẩu phần và các giá trị năng lượng của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm Kết quả về khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm, sự cân bằng năng lượng của khẩu phần và các giá trị năng lượng (DE và ME) của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm được trình bày trong bảng 4. Bảng 4. Thu nhận thức ăn (TĂĂV, kg VCK/con/ngày), cân bằng năng lượng của khẩu phần và giá trị năng lượng của các nguyên liệu thức ăn thử nghiệm (Kcal/kg VCK TĂĂV) Khẩu phần thí nghiệm 1 Khẩu phần thí nghiệm 2 KPCS1 Ngôsl Ngô đbsh KPCS2 Ngôvp Cám gạo KDĐT Achentina Sắn lát Bột cá TĂĂV 1.25 1.29 1.24 1.75 1.37 1.62 1.70 1.63 1.73 SE 0.12 0.06 0.01 0.04 0.15 0.00 0.04 0.08 0.04 Cân bằng năng lượng của khẩu phần GEKP 4436 4401 4439 4242 4267 4544 4299 4165 4230 GE phân 627 553 521 546 461 879 550 471 536 SE 13.5 26.1 39.8 53.7 23.0 10.3 7.2 22.3 12.0 GE n.tiểu 110 85 100 116 110 111 130 102 126 SE 7.0 4.7 6.0 5.2 9.3 3.9 1.4 3.4 5.5 DE KP 3809 3848 3918 3697 3804 3665 3749 3694 3694 SE 13.5 26.1 40.1 53.7 23.0 10.3 7.2 22.3 12.0 ME KP 3699 3764 3819 3580 3694 3554 3619 3592 3568 SE 18.4 28.1 43.6 51.4 29.5 6.4 6.6 24.7 16.7 Giá trị năng lượng của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm DE 3887 4027 3865 3591 4046 3688 3674 SE 52 80 44.8 34.4 48.0 77.3 120 ME 3827 3939 3761 3493 3840 3620 3463 SE 56 87 59.0 21.5 44.1 83.4 167 ME/DE 0.98 0.98 0.97 0.97 0.95 0.98 0.94 ME 1 3827 3856 3727 3156 3791 3603 ME 2 3868 3963 3818 3771 3877 3663 ME 3 3723 3736 3688 3312 3772 3479 3572 ME 1 : Tính bằng công thức 14 (Ninh Thị Len và ctv 2009); ME 2 Tính bằng công thức của Gohl (1992); ME 3 : Lã Văn Kính và ctv (2003) Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, ngô là loại thức ăn ngũ cốc có tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng tương đối cao. Giá trị năng lượng tiêu hóa (DE) và năng lượng trao đổi (ME) của ngô Sơn La, Ngô ĐBSH và ngô Vĩnh phúc trong nghiên cứu này đạt 3887-3827, 4027-3939 và 3865-3761 Kcal/kgVCK tương ứng. Nếu so với kết quả này với các giá trị DE, ME trong bảng giá trị dinh dưỡng cho lợn áp dụng cho cùng loại ngô có hàm lượng chất dinh dưỡng tương đương của Viện Chăn nuôi (2001) thì các giá trị đạt được trong nghiên cứu này có phần cao hơn. Ví dụ trong bảng giá trị dinh dưỡng, ngô tẻ vàng có hàm lượng Pr là 8.9-10.6%, VCK là 87.3-86.3% thì giá trị ME là 3720 và 3745 kcal/kg VCK, chỉ đạt khoảng 95-97.0% so với kết quả của thí nghiệm hiện tại. Tuy nhiên theo số liệu của NRC (1998) thì giá trị DE và ME đối với ngô hạt (8.3% CP và 89% VCK) đạt 3960 và 3842 kcal/kgVCK, cao hơn kết quả của thí nghiệm này. Nghiên cứu của Fan và ctv. (2000) cho thấy giá trị ME của 4 loại ngô ở Mỹ dao động ở mức 3868 đến 4127 kcal/kg VCK, như vậy kết quả trong thí nghiệm này cũng chỉ đạt ở mức giá trị thấp nhất mà tác giả đã công bố. Lã Văn Kính và ctv. (2004b) cũng có kết luận tương tự rằng giá trị ME của ngô Việt Nam xác định được trên gà hơi thấp hơn so với số liệu công bố của NRC (1998). Các giá trị DE và ME của cám gạo loại 1, khô dầu đỗ tương Achentina, sắn lát bỏ vỏ đều có giá trị cao hơn so với các giá trị đo được của các thức ăn cùng loại nhưng có nguồn gốc và thành phần hóa học khác nhau trong kết quả nghiên cứu của Ninh Thị Len và ctv 2009. Ví dụ theo tác giả giá trị ME của cám gạo loại 2 và loại 3 đạt 1733 và 2294 kcal/kg VCK, trong thí nghiệm này là 3493 kcal/kg VCK; khô dầu đỗ tương Ấn Độ đạt 3681 kcal/kgVCK, ở thí nghiệm này khô dầu Achentina là 3840 kcal/kg VCK; sắn lát cả vỏ là 3561 trong khi sắn lát bỏ vỏ ở thí nghiệm hiện tại là 3620 kcal/kgVCK. Ngược lại bột cá nhạt trong nước có hàm lượng ME thấp hơn so với bột cá nhạt Peru đã được thông báo trong thí nghiệm trước. Có sự khác nhau này chủ yếu liên quan đến thành phần hóa học và nguồn gốc khác nhau của các loại thức ăn nói trên. So sánh kết quả ME đo thực tế trong thí nghiệm này với các kết quả ước tính được bằng các phương trình hồi quy từ các nghiên cứu trước đây phản ánh các chiều hướng khác nhau. Khi sử dụng công thức ước tính của Gohl (1992) thì các giá trị ME của các loại nguyên liệu thức ăn trong thí nghiệm này đều có xu hướng thấp hơn, trong khi so với công thức của Lã Văn Kính 2003 lại có giá trị cao hơn (ngoại trừ bột cá nhạt) và có xu hướng tương đương với công thức 14 của Ninh Thị Len và ctv (2009), ngoại trừ cám gạo. 3.3.Kết quả về tỷ lệ tiêu hóa tổng số một số TPHH chủ yếu của các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm Kết quả về tỷ lệ tiêu hóa tổng số các chất trong các loại nguyên liệu thức ăn thử nghiệm được trình bày tại bảng 5. Kết quả bảng 5 cho thấy tỷ lệ tiêu hóa tổng số của các loại ngô tương đối giống nhau. Tỷ lệ tiêu hóa của GE, Pr, CHC, DXKN của sắn lát bỏ vỏ trong thí nghiệm này cao hơn của sắn lát cả vỏ đã được báo cáo trước đây (Ninh Thị Len và ctv, 2009). Hàm lượng xơ thô cao hơn và có thể là hàm lượng độc tố HCN vẫn còn tồn tại trong vỏ của sắn là nguyên nhân chủ yếu làm giảm khả năng tiêu hóa của gia súc đối với nguyên liệu thức ăn này. Tương tự như vậy khô dầu đỗ tương Ấn Độ có hàm lượng xơ cao khô dầu đỗ tương Achentina nên tỷ lệ tiêu hóa cũng thấp hơn. Bột cá nhạt sản xuất trong nước có tỷ lệ tiêu hóa hơi thấp hơn so với bột cá Peru nhập ngoại có thể do công nghệ sản xuất bột cá khác nhau, dẫn đến chất lượng và giá trị sinh học cũng khác nhau. Có sự chênh lệch khá lớn về giá trị DE, ME và tỷ lệ tiêu hóa của cám gạo loại 1 trong thí nghiệm này với cám gạo loại 2 và loại 3 trong thí nghiệm trước đây chủ yếu liên quan đến sự khác nhau về chất lượng. Cám gạo loại 1 có hàm lượng xơ thô xấp xỉ 12% trong khi cám loại 2 và loại 3 là 17 và 24%. Hàm lượng tro thô trong cám gạo loại 1, loại 2 và loại 3 là 8.9; 11.5 và 12.5% tương ứng. Xơ và tro là hai thành phần có khả năng cản trở tới quá trình tiêu hóa của thức ăn, đó là nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ tiêu hoá các chất của cám gạo loại 2 và loại 3 so với cám gạo loại 1. Bảng 5. Tỷ lệ tiêu hoá tổng số của các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (%) Chỉ tiêu Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Ngôsl Ngôđbsh Ngôvp Cám gạo KDĐT Achentina Sắn lát Bột cá DE 89.0 90.5 90.4 69.1 89.4 93.5 92.3 SE 1.2 2.5 1.8 0.7 1.1 2.0 3.0 VCK 89.0 90.4 89.9 68.3 89.8 90.3 74.1 SE 1.7 1.8 0.96 0.7 0.6 1.9 5.4 Pr 82.7 84.4 81.9 74.7 89.8 87.4 83.7 SE 0.6 3.2 2.0 0.6 0.6 1.2 3.2 Mỡ 83.9 83.7 85.8 84.2 77.1 62.2 79.1 SE 1.5 2.4 2.3 1.0 2.8 2.8 1.7 Xơ 46.2 46.7 66.1 32.5 72.2 61.3 62.7 SE 1.9 1.3 2.1 2.4 3.2 3.3 16.7 NDF 73.7 74.1 74.3 41.6 81.1 70.0 75.6 SE 3.1 2.5 2.7 1.6 2.6 3.9 20.9 Tro 42.8 41.1 46.2 24.3 85.4 50.7 37.1 SE 1.2 2.5 4.3 4.1 4.3 12.8 6.4 CHC 89.6 90.9 90.8 72.7 90.1 91.3 87.4 SE 1.8 2.7 0.9 0.5 0.8 1.7 5.6 DXKN 92.5 94.3 93.3 77.6 97.0 92.5 - SE 2.1 2.5 0.8 1.1 2.4 1.7 - 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận - Thành phần hóa học của các loại nguyên liệu thức ăn được xác định theo phương pháp gần đúng có các giá trị nằm trong khoảng đặc trưng của từng loại nguyên liệu so với các số liệu đã công bố trước đây. - Các giá trị DE, ME của ngô dao động ở mức 3865 đến 4027 và 3761 đến 3939 kcal/kgVCK, của khô dầu đỗ tương, cám gạo, sắn lát và bột cá nhạt tương ứng là: 4046 và 3840; 3591 và 3493; 3688 và 3620; 3674 và 3463 kcal/kg VCK. Các giá trị này đều cao hơn các giá trị ước tính bằng công thức của Lã Văn Kính (2003) nhưng thấp hơn giá trị ước tính bằng công thức của nước ngoài. - Tỷ lệ tiêu hóa tổng số của các các loại ngô không khác nhau nhiều và tương đương với khô dầu đỗ tương nhưng cao hơn so với phụ phẩm xay xát (cám gạo). 4.2. Đề nghị Tiếp tục nghiên cứu trên các đối tượng thức ăn khác. Tài liệu tham khảo 1. Burgoon, K. G., Hansen, J. A. Knabe, D. A and Bockholt, A. J. 1992. Nutritional value of quality protein maize for starter and finisher swine. Journal of Animal Sciences. 70:811-817. 2. Committee for requirement standards of the Society of nutrition physiology-Germany. 2005. Determination of digestibility as the basic for energy evaluation of feedstuffs for pigs. Proc. Soc.Nutr.Physiol. 14. 3. Fan, R.W., Carter, S.D., Senne, B.W and Rincker., M.J. 2000. Determination of the Metabolizable Energy Concentration of Three Corn Hybrids Fed to Growing Pigs. Animal Science Research Report. 123-128. 4. Gohl. B. 1992. Les aliments du bétail sous les tropiques, FAO, ROME. Trích từ : “Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc – gia cầm Việt nam”. Viện Chăn nuôi . 2002. Nhà xuất bản Nông nghiệp 5. Jansman, A. J.M.,W. Smink, P. van Leeuwen, and M. Rademacher. 2002. Evaluation through literature data of the amount and AA composition of basal endogenous crude protein at the terminal ileum of pigs. Anim. Feed Sci. Technol. 98:49–60. 6. Lekule, F.P., Jorgensen, J.P, Fernandez, Just, A. 1990. Nutritive value of some tropical feedstuffs for pigs: Chemical composition, digestibility and metabolisable energy content. Anim. Feed Sci. Tech. 28: 91- 101. 7. Noblet, J and Shi, X.S. 1993. Digestible and metabolisabel energy value of ten feed ingredeints in growing pigs fed ad libitum and sow fed at maintenaince level; comparative contribution fo the hindgut. Animal Feed Sicence and Technology. 42. 223-236. 8. Noblet. J and J. van Milgen. 2004. Energy value of pig feeds: Effect of pig body weight and energy evaluation system. J. Anim. Sci. 82: 229–E238. 9. Noblet. J., and J. M. Perez . 1993. Prediction of digestibility of nutrients and energy values of pig diets from chemical analysis. J Anim Sci. 71: 3389-3398. 10. Lã Văn Kính và Huỳnh Thanh Hoài 2004. Xác định tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng của một số nguyên liệu thức ăn trên gà được cát bỏ manh tràng. Trình bày tại báo cáo khoa học chăn nuôi thú y Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông nthôn -Phần Dinh dưỡng và Thức ăn vật nuôi.308-317. 11. Lã Văn Kính, Vũ Duy Giảng, Trần Quốc Việt, Bùi Đức Lũng, Lê Đức Ngoan, Lưu Hữu mãnh, Huỳnh Thanh Hoài. 2004. Nghiên cứu các biện pháp khoa học công nghệ khai thác và sử dụng nguyên liệu thức ăn cho một nên chăn nuôi chất lượng và hiệu quả cao. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y-Phần Dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi –Bộ NN&PTNT. 430-440. 12. Lã Văn Kính. 2003. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn gia súc Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 13. Viện Chăn nuôi. 2001. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc-gia cầm Việtnam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 14. Ninh Thị Len, Trần Quốc Việt, Lê Văn Huyên, Lại Thị Nhài, Nguyễn Thị Hồng. 2009. Xác định thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn cho lợn nuôi thịt trong điều kiện nuôi dưỡng ở Việt nam. Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi 2009. . Thành phần hoá học, tỷ lệ tiêu hoá tổng số của một số thành phần chủ yếu và giá trị năng lượng (tiêu hoá và trao đổi) của các loại thức ăn thường dùng để nuôi lợn ở Việt nam Ninh. năng lượng khẩu phần và các giá trị năng lượng của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm Kết quả về khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm, sự cân bằng năng lượng của khẩu phần và các giá trị. học và giá trị năng lượng tiêu hoá, năng lượng trao đổi của các loại thức ăn thường dùng để nuôi lợn ở nước ta. Từ đó nhằm xây dựng nên một số phương trình hồi quy dự đoán giá trị DE, ME từ thành