1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Holstein Friesian phục vụ công tác giống bò Việt Nam

8 376 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 171,92 KB

Nội dung

1 Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Holstein Friesian phục vụ công tác giống bò việt nam Lê bá Quế, Lê Văn Thông, Phùng Thế Hải, Nguyễn Hữu Sắc, Phạm Văn Tiềm, Trần Công Hoà, Võ Thị Xuân Hoa, Nguyễn Thị Thu Hoà Trung tâm giống gia súc lớn Trung ơng abstract Researching to productivity of frozen semen Holstein Friesian bulls to service Vietnam Breeding Cattle Program A high-yield Holstein Friesian Bulls were imported from United States in December, 2001 rearing at Moncada station for Research and Production of Frozen Semen (Tan Linh Ba Vi- Ha Tay) aim to production Frozen semen to service for artificial insemination aim to productivity milk of Vietnam dairy cattle. Quanlity and quality of Semen and those produtivity of frozen semen in Vietnam were studied from 2005 to 2008, Volume, pH of semen and density of spermatozoa in semen, motivity of spermatozoa, abnormal spermatozoa, rate of life spermatozoa in semen, condition for good result - Rate of semen collection instalments to meet standard of United States HF and Vietnam HF to average 74,14% and 85,75%. - Quantity of Straws was producting average / per semen collection of United States HF and Vietnam HF is : 355,84 straws and 342.364 straws. - Rate of straws to meet standard after frozen of United States HF and Vietnam HF : 95.549% and 95,601%. - Quantity of productive straws to reach average of United States HF and Vietnam HF is 22.137,25 straws/one bull/year and 8.198,44 Straws. Key word: HF bulls, semen quality. I-Đặt vấn đề Từ nhiều năm nay để đẩy mạnh khả năng sinh sản và nâng cao năng xuất, chất lợng sữa của đàn bò sữa Việt Nam, các nhà chăn nuôi đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu trong đó có thụ tinh nhân tạo. - Nhằm đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực HF từ Mỹ và HF Việt Nam góp phần nâng cao năng xuất, chất lợng đàn bò sữa và phục vụ công tác giống bòViệt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Holstein Friesian phục vụ công tác giống bò việt nam nhằm mục đích. + Xác định số lợng, chất lợng tinh dịch của bò đực giống HF nhập từ Mỹ và HF Việt Nam + Xác định khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực HF nhập từ Mỹ trong điều kiện Việt Nam và HF Việt Nam. Ii- vật liệu và phơng pháp nghiên cứu 1-Đối tợng nghiên cứu: 6 bò đực giống HF nhập khẩu từ Mỹ và 7 bò đực giống HF sinh ra, lớn lên tại Việt Nam ( gọi tắt là HF Việt Nam). 2- Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2008. 3. Địa điểm nghiên cứu. -Tại Trạm nghiên cứu & SXT đông lạnh Moncada: Ba Vì - Hà Tây. 4-Nội dung nghiên cứu 2 4.1-Số lợng, chất lợng tinh dịch của bò đực giống HF (Mỹ) nuôi tại Việt Nam và HF Việt Nam 4.2- Khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống HF (Mỹ) và HF Việt Nam. 5. Phơng pháp nghiên cứu. 5.1- Phân lô và nhóm thí nghiệm. - Để nghiên cứu số lợng, chất lợng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh , các đối tợng nghiên cứu đợc chia làm 2 lô chính: + Lô bò đực giống HF Mỹ 6 con. + Lô bò đực giống HF sinh ra và lớn lên tại Việt Nam ( Gọi tắt là HF Việt Nam) 7 con 5.2- Nghiên cứu số lợng, chất lợng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ. 5.2.1- Chuẩn bị âm đạo giả. Các bộ phận của âm đạo giả, đã đợc khử trùng rồi lắp ráp và bảo quản trong tủ ấm 42 0 C trớc khi lấy tinh. 5.2.2- Chuẩn bị bò đực lấy tinh. Những bò đực giống đến ngày lấy tinh thì vào buổi sáng sớm đợc tắm sạch sẽ và thụt rửa bao dơng vật bằng nớc muối sinh lý 0,9%, trớc khi lấy tinh 30 phút. 5.2.3. Chuẩn bị bò giá. Chọn bò giá thích hợp, vệ sinh sạch sẽ và cho vào giá. Vệ sinh giá nhảy nhân tạo. 5.2.4- Lấy tinh bằng âm đạo giả. Kích thích tính dục cho bò đực thật hăng, rồi cho nhảy giá và lấy tinh bằng âm đạo giả (Mỗi bò đực chỉ lấy tinh một lợt) 5.2.5-Nghiên cứu, đánh giá số lợng chất lợng tinh dịch. +) Ghi số hiệu bò đực giống, ngày lấy tinh, lợng xuất tinh bằng phơng pháp quan sát. +) Sức hoạt động tinh trùng, kiểm tra qua kính hiển kết nối với màn hình. +) Đánh giá nồng độ tinh trùng bằng máy so màu SDM4 (tỷ/ml). +) Đếm tỉ lệ sống/chết bằng kính hiển vi. +) Đánh giá tỉ lệ kỳ hình tinh trùng (định kỳ 3 tháng /lần). 5.2.6. Chuẩn bị môi trờng pha loãng tinh dịch. Môi trờng pha loãng tinh dịch, đã đợc pha chế sẵn theo công thức môi trờng của Nhật Bản (gồm hai loại môi trờng A và B) và đợc bảo quản trong tủ bảo quản có nhiệt độ 5 0 C. Trớc khi sử dụng, môi trờng đợc lấy ra và đặt trong Autobath có nhiệt độ 35 0 C để cân bằng nhiệt độ với nhiệt độ tinh dịch. 5.2.7- Pha loãng tinh dịch . Nếu tinh dịch đạt tiêu chuẩn (V 3ml/lần khai thác tinh, A 70%,C 800 triệu / ml) thì đa tinh dịch vào pha loãng với môi trờng A(không có glycerol), với lợng bằng 50% tổng lợng môi trờng cần dùng. 5.2.8- Bảo quản ở nhiệt độ 5 0 C trong khoảng 1-2 giờ 5.2.9- Pha loãng với môi trờng B có glycerol bằng phơng pháp nhỏ giọt trong 3 giờ. 5.2.10- In nhãn mác lên vỏ cọng rạ bằng máy in chuyên dùng ví dụ 5.2.11- Nạp tinh và hàn đầu cọng rạ bằng máy tự động. 5.2.12- Cân bằng glycerol ở 5 0 C Các cọng rạ đựợc rải đều một lớp trên giá chuyên dụng và đặt trong buồng có nhiệt độ 5 0 C trong 3 giờ. 5.2.13- Đông lạnh bằng máy đông lạnh chuyên dụng, tự động điều khiển hạ nhiệt độ . 5.2.14. Kiểm tra chất lợng tinh sau đông lạnh. Giải đông và kiểm tra hoạt lực tinh nếu hoạt lực tinh sau đông lạnh A 40% thì đạt tiêu chuẩn. 5.3.15- Bảo quản. 3 Tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn thì đợc đóng vào ống 25 cọng rạ/ống và sắp vào cóng đựng tinh theo từng đực giống, từng ngày sản xuất (có ghi sơ đồ quản lý từng ngày sản xuất và của từng đực giống) và bảo quản trong bình chuyên dụng chứa đầy nitơ lỏng (-196 0 C). 6. Xử lý số liệu. Các số liệu thu đợc, đợc xử lý bằng phơng pháp thống kê sinh học trên máy vi tính, sử dụng chơng trình phần mềm Minitab Release 12.21. III- Kết quả nghiên cứu và thảo luận 1. Số lợng, chất lợng tinh dịch của bò đực giống HF Mỹ và HF Việt Nam. 1.1. Lợng xuất tinh ( V) Bảng 3.1. Lợng xuất tinh (V) của bò đực giống HF Mỹ và HF Việt Nam (ml/lần) Nhóm bò n X m x Cv(%) Min Max HF Mỹ 1338 7,161 0,053 28,357 2,500 14,000 HF Việt Nam 414 8,298 0,105 25,576 4,000 14,000 Trung bình 1752 7,4090,048 28,391 2,500 14,000 Lợng xuất tinh của bò đực HF Việt Nam cao hơn HF Mỹ và sự khác nhau này rất rõ rệt ( P < 0,01). . Nguyên nhân có thể là do khoảng cách lấy tinh của bò đực HF Mỹ (3,462 ngày/lần khai thác ) ngắn hơn HF Việt Nam (6,865 ngày/lần khai thác). Lợng xuất tinh của bò đực HF trong nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Hà Văn Chiêu (1999) )[2]; (5,7ml ) và tơng đơng với nghiên cứu của Lubos HoLy (1970) )[5];( 6-8 ml) đ ể đánh giá ảnh hởng của mùa vụ ( Đông Xuân và Hè Thu) tới khả năng sản xuất tinh dịch của bò đực giống HF chúng tối tiến hành nghiên cứu lợng xuất tinh của bò đực HF theo mùa Hè-Thu và Đông Xuân kết quả thu đợc nh sau : Bảng 3.2. Lợng xuất tinh theo mùa vụ của bò đực giống HF(ml/lần) Mùa n X m x Cv(%) Min Max Đông Xuân 879 7,5460,069 27,370 2,500 14,000 Hè Thu 873 7,2870,068 29,245 2,400 14,000 Qua kết quả trên thì thấy lợng xuất tinh trung bình của bò đực HF trong vụ đông xuân cao hơn trong vụ hè thu và giá trị trung bình của lợng xuất tinh ở hai vụ đông xuân và hè thu khác nhau rõ rệt ( P<0,05). Điều đó chứng tỏ rằng mùa vụ trong năm có ảnh hởng đến khả năng sản xuất tinh dịch của bò đực HF. 1.2. Nồng độ trinh trùng ( tỷ/ml) Bảng 3.3. Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch bò đực giống HF (tỷ/ml) Nhóm bò n X m x Cv(%) Min Max HF Mỹ 1338 1,2310,008 27,571 0,230 2,160 HF -VN 414 1,1590,013 22,820 0,450 2,000 Trung bình 1752 1,2150,007 26,807 0,230 2,160 Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch bò HF Mỹ cao hơn HF Việt nam và sự khác nhau này rất rõ rệt ( p< 0,01)), Nồng độ tinh trùng trong nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Hà Văn Chiêu (1999) )[2]; (0,894 tỷ/ml) và tơng đơng với nghiên cứu của Hiroshi Masuda (1992) )[3]; (0,30 -2,00 tỷ/ml) - Nhằm đánh giá ảnh hởng của mùa vụ đến nồng động tinh trùng trong tinh dịch chúng tôi tiến hành nghiên cứu nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của bò đực HF theo mùa Hè-Thu và Đông - Xuân thu đợc kết quả trong Bảng 3.4. 4 Bảng: 3.4. Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của bò đực HF theo mùa vụ (tỷ/ml) Mùa n X m x Cv(%) Min Max Đông xuân 879 1,2470,009 23,565 0,270 2,020 Hè thu 873 1,1860,011 29,454 0,230 2,160 Kết quả nghiên cứu trên cho thấy nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của bò đực HF ở vụ Đông Xuân cao hơn trong vụ Hè Thu và sự sai khác này rất rõ rệt ( p< 0,01) Nguyên nhân có thể là trong vụ hè thu, thời tiết nắng, nóng kéo dài nhiệt độ cao làm ảnh hởng tới quá trình trao đổi chất của bò đực HF, từ đó ảnh hởng tới khả năng sinh tinh của dịch hoàn. Qua kết quả trên trong thực tế chăn nuôi bò đực giống HF, rất cần phải quan tâm tới công tác chống nóng cho bò. 1.3. Hoạt lực tinh trùng (A%) Nghiên cứu hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch của bò đực giống HF Mỹ và HF Việt Nam thu đợc kết qủa nh sau. Bảng 3.5. Hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch bò đực HF (%) Nhóm bò n X m x Cv(%) Min Max HF Mỹ 1338 64,6050,344 20,478 5,000 75,000 HF -VN 414 67,7050,404 12,165 15,000 75,000 Trung bình hai nhóm 1752 65,2860,284 18,952 5,000 75,000 Kết quả phân tích cho thấy hoạt lực tinh trùng trung bình trong tinh dịch bò đực HF Mỹ thấp hơn HF Việt Nam Và sự sai khác này rất rõ rệt (P<0,01).Đây là giá trị trung bình của tất cả các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn (A70%) và những lần lấy tinh không đạt tiêu chuẩn(A<70%). Trong tổng số 1338 lần lấy tinh của 6 bò đực HF Mỹ thì có 992 lần có A70% chiếm 74,14% và 346 lần có A<70% chiếm 25,86%. Hoạt lực tinh trùng trong nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Hà Văn Chiêu (1999) [2]; (61,81%) và tơng đơng với nghiên cứu của Cheng Ruihe (1992) )[1]; ở Trung Quốc ( 65,3 %). Để đánh giá ảnh hởng của mùa vụ tới hoạt lực tinh trùng chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu hoạt lực tinh trùng của bò HF theo hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Kết quả nghiên cứu thu đợc nh sau: Bảng: 3.6. Hoạt lực tinh trùng bò HF theo mùa vụ (%) Mùa n X m x Cv(%) Min Max Đông Xuân 879 67,0840,317 14,128 5,000 75,000 Hè Thu 873 63,6780,453 22,449 10,000 75,000 Qua kết quả trong Bảng 3.6 nhận thấy rằng giá trị hoạt lực trung bình của tinh trùng trong tinh dịch bò đực HF ở vụ đông xuân là: 67,084 0,317%, đây là hoạt lực bình quân của cả những lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn (A70%) và không đạt tiêu chuẩn (A<70%). Trong 879 lần lấy tinh trong vụ đông xuân có 715 lần đạt tiêu chuẩn chiếm 81,342% còn không đạt tiêu chuẩn là 164 lần chiếm 18,657%. Trong vụ hè thu hoạt lực trung bình là: 63,678 0,453 % và có 632 lần lấy tinh có hoạt lực 70% chiếm 72,394% và không đạt tiêu chuẩn là 241 lần, chiếm tỷ lệ 27,605%. Kết quả trên cho thấy rằng trong vụ đông xuân hoạt lực tinh trùng cao hơn vụ hè thu và có sự sai khác rất rõ rệt theo mùa vụ (P<0,01). Nguyên nhân chủ yếu của sự sai khác này có thể là nhiệt độ. Trong vụ hè thu thời tiết thờng nắng nóng và có nhiệt độ không khí cao hơn vụ đông xuân. Điều này rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất. 5 1 4. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ( K). Bảng 3.7. Tỷ lệ kỳ hình tinh trùng trong tinh dịch bò đực HF Mỹ và HF Việt Nam (%). Nhóm bò n X m x Cv(%) Min Max HF Mỹ 124 9,9950,365 24,937 5,000 16,000 HF -VN 38 9,0260,194 21,672 5,500 13,000 Trung bình 162 9,7680,174 22,705 5,000 16,000 Qua phân tích phơng sai thấy rằng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong tinh dịch của hai nhóm bò đực HF Mỹ và HF Việt Nam có sự khác nhau rõ rệt (P<0,05).Tỷ lệ kỳ hình tinh trùng của bò đực HF Mỹ cao hơn HF Việt Nam . 1.5.Tỷ lệ tinh trùng sống (%). Qua nghiên cứu 1137 mẫu tinh dịch của bò đực HF Mỹ và HF Việt Nam thu đợc kết quả nh sau : Bảng 3.8 . Tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch của bò đực HF Mỹ và HF Việt Nam(%) Nhóm bò n X m x Cv(%) Min Max HF Mỹ 861 78,7500,047 1,738 70 82 HF -VN 276 78,4600,047 1,660 75 82 Trung bình 1137 78,6780,040 1,725 70 82 Qua kết quả trên thì thấy tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch của hai nhóm bò đực HF Mỹ và HF Việt Nam có sự khác nhau rõ rệt (P<0,05).Tỷ lệ tinh trùng sống của bò đực HF Việt Nam thấp hơn HF Mỹ . Nguyên nhân có thể là do bò đực HF Việt Nam có khoảng cách khai thác tinh bình quân (6,865 ngày/lần khai thác) dài hơn bò đực HF Mỹ (3,462 ngày/lần khai thác), vì thế có thể do tinh trùng bị tồn lâu trong dịch hoàn phụ, vì nếu tinh trùng bị tồn dài ngày trong dịch hoàn phụ thì tỷ lệ tinh trùng chết sẽ bị tăng lên. Tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch trong nghiên cứu trên tơng đơng với nghiên cứu của Nguyễn xuân Hoàn (1993) )[4]; (70-80 %). 2. Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống H F Mỹ và HF Việt Nam. 2.1. Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn là số lần lấy tinh mà qua kiểm tra đánh giá chất lợng phải đạt tiêu chuẩn so với tổng số lần lấy tinh. Lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn qua kiểm tra phải đạt đợc những giá trị nh sau: - Hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch (A) phải 70%. - Nồng độ tinh trùng (C) phải 800 triệu tinh trùng/ml tinh dịch. - Thể tích tinh dịch (V) hay là lợng xuất tinh phải 3 ml/lần khai thác. Qua nghiên chúng tôi thu đợc kết quả nh nh sau : Bảng 3.9 . Tỷ lệ (%) các các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn của bò đực HF Mỹ và HF Việt Nam. Không đạt tiêu chuẩn Đạt tiêu chuẩn Nhóm bò n Số lợng Tỉ lệ(%) Số lợng Tỉ lệ(%) HF Mỹ 1338 346 25,86 992 74,14 HF-Việt Nam 414 59 14,25 355 85,75 Trung bình 1752 405 23,12 1347 76,88 Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn của HF Việt Nam cao hơn HF Mỹ và sự khác nhau rất rõ rệt (P<0,01). Điều này rất có ý nghĩa trong thực tế sản xuát, muốn có tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn cao thì phải tạo điều kiện tối u theo nhu cầu của từng bò đực HF, đặc biệt là những bò đực HF nhập khẩu từ nớc ngoài. 6 2.2- Số lợng tinh cọng rạ sản xuất đợc trong một lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn (Liều/lần) của một bò đực. Để đánh giá khả năng sản xuất tinh cọng rạ của bò đực HF, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng sản xuất tinh cọng rạ của chúng trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn đa vào sản xuất, kết quả thu đợc nh sau. Bảng 3.10. Số lợng tinh cọng rạ sản xuất đợc trong một lần lấy đạt tiêu chuẩn của bò đực HF Mỹ và HF Việt Nam (Liều) Nhóm n X m x Cv(%) Min Max HF Mỹ 992 355,8573,569 31,590 86,000 770,000 HF Việt Nam 355 342,3645,301 29,011 105,000 628,000 Trung bình 1347 348,3312,981 31 ,014 86,000 770,000 Qua kết quả trên thì thấy sự sai khác về số lợng cọng rạ sản xuất đợc trong một lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn sản xuất giữa bò đực HF Mỹ và HF Việt Nam là rõ rệt P<0,05). Điều này thể hiện rằng khả năng sản xuất tinh cọng rạ trong một lần khai thác tinh của bò HF Mỹ cao hơn HF Việt Nam. 2.3. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh theo mùa vụ Qua nghiên cứu 879 mẫu tinh dịch đạt tiêu chuẩn sản xuất trong vụ đông xuân và 873 mẫu tinh dịch khai thác trong vụ hè thu chúng tôi thu đợc kết quả nh trong Bảng sau. Bảng 3.11 . Số lợng tinh đông lạnh sản xuất đợc trong một lần lấy tinh của bò đực HF Mỹ và HF Việt Nam theo mùa vụ ( Liều) Vụ n X m x Cv(%) Min Max Đông Xuân 879 363,8724,709 32,846 86,00 770,00 Hè Thu 873 341,6983,698 28,61 106,00 735,00 Khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực HF trong vụ đông xuân cao hơn vụ hè thu và sự khác nhau này là rõ rệt(P<0,05).Vụ đông xuân khả năng sản xuất cao hơn vụ hè thu. Điều này hợp với quy luật chung vì trong vụ đông xuân thời tiết mát mẻ hơn vụ hè thu và phù hợp hơn với bò HF, phù hợp cho qua trình sinh tinh. Mặt khác trong vụ Đông Xuân hoạt lực, nồng độ tinh trùng và lợng xuất tinh đều cao hơn vụ Hè Thu. Nhìn chung yếu tố khí hậu ảnh hởng lớn đến khả năng sản xuất tinh của bò đực, trong đó nhiệt độ,độ ẩm có ảnh hởng rất lớn vì vậy trong thực tế chăn nuôi cần phải tìm cách giảm thiểu sự ảnh hởng này tới bò đực nhằm nâng cao khả năng sản xuất của chúng từ đó mang lại lợi ích cao. 2.4. Tỷ lệ tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh Tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh phải có hoạt lực sau giải đông 40% nếu A<40% thì không đạt tiêu chuẩn và bị loại thỉa ngay lập tức. Qua kết quả kiểm tra hoạt lực tinh trùng trong cọng rạ sau đông lạnh chúng tôi thu đợc kết quả nh trong Bảng sau . Bảng 3.12. Số lợng, tỷ lệ tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn và loại thải sau đông lạnh của bò đực HF(liều). Đạt tiêu chuẩn Không đạt tiêu chuẩn Nhóm bò n Tổng số liều sản xuất Số liều Tỷ lệ (%) Số liều Tỷ lệ(%) HF Mỹ 992 354.245 338.481 95,549 15.764 4,460 HF Việt Nam 355 119.448 114.193 95,601 5.255 4,399 Trung bình hai nhóm 1347 473.693 452.674 95,562 21.019 4,438 7 Kết quả thu đợc này tơng tự với kết quả của JICA (10 năm 2005) báo cáo tại Viện Chăn nuôi . Tỷ lệ tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh cũng nh tỷ lệ loại thải giữa hai nhóm bò HF khác nhau không rõ rêt. (P>0,05). Điều này cho thấy không phải tất cả các lần lấy tinh có các chỉ tiêu chất lợng đạt tiêu chuẩn và đa vào pha chế, sản xuất tinh đông lạnh thì đều cho sản phẩm đủ tiêu chuẩn. Mà còn có nhiều lần lấy tinh đã đợc pha chế và đông lạnh bị lọai thải sau khi đông lạnh. 2.5. Số lợng tinh cọng rạ sản xuất trong năm (liều/con/năm) Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh cọng rạ trên 6 đực giống HF Mỹ và 7 đựcgiống HF Việt Nam chúng tôi thu đợc kết quả nh trong bảng sau . Bảng 3.13. Kết quả sản xuất tinh cọng rạ của bò đực giống HF(Lỉều/con/năm) Nhóm bò n X m x Cv(%) Min Max HF Mỹ 6 con 22.137,254.573,29 50,603 3.306 46.467 HF Việt Nam 7 con 8.198,442.845,93 91,842 1.572 23.611 Trung bình 13 con 14.631,743.197,88 78,802 1.572 46.467 Qua kết quả trên thì thấy số lợng cọng rạ bình quân sản xuất đựợc/con/năm, của bò đực giống HF Mỹ nhiều hơn HF Việt Nam. Nguyên nhân là trong những năm qua nhu cầu tinh bò HF Mỹ rất cao nên đã tác động làm ảnh hởng tới lợng tinh cọng rạ sản xuất ra hàng năm của những bò đực HF . Đó là ngời chăn nuôi trong cả nớc đều tập trung sử dụng tinh trùng đông lạnh của những bò đực HF Mỹ. Nhằm đáp ứng nhu cầu của ngời chăn nuôi nên Trạm Moncada chủ yếu tập trung khai thác và sản xuất tinh đông lạnh của những bò đực HF Mỹ, tổng số lần khai thác của 06 bò đực HF Mỹ là: 1.338 lần khi đó HF Việt Nam khai thác 414 lần. Vì thế khoảng cách lấy tinh của bò HF Mỹ và HF Việt Nam khác nhau nên cha thể so sánh đợc khả năng sản xuất tinh cọng rạ trong năm của chúng một cách chính xác. Qua kết quả thu đợc ở trên thì thấy bò đực giống HF nhập khẩu từ Mỹ nuôi tại Việt Nam có khả năng sản xuất tinh đông lạnh tốt. IV-Kết luận và đề nghị 1- Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu đợc trên đàn bò đực giống HF , chứng tỏ rằng bò đực giống HF nhập từ Mỹ vào nuôi tại Việt Nam và sản xuất tinh trong điều kiện Việt Nam và bò đực giống HF Việt Nam đều cho kết quả tốt 1.1. Số lợng, chất lợng tinh dịch của bò đực giống HF tốt. 1.2- Khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực H F nhập khẩu từ Mỹ và HF Việt Nam đạt : - Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn bình quân của HF Mỹ là 74,14%. HF Việt Nam là : 85,75% -Số lợng tinh cọng rạ bình quân sản xuất đợc trong một lần khai thác tinh của một bò đực HF Mỹ là 355,857 liều HF Việt Nam là 342,364 liều. - Tỷ lệ tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh của HF Mỹ là 95,549 %. HF Việt Nam là 95,601% - Số lợng tinh cọng rạ bình quân sản xuất trong năm của HF Mỹ đạt 22.137,25 liều/con/năm, cao nhất 46.467 liều , HF Việt Nam là 8.196,44 liều/con/năm, cao nhất là 23.611 liều . 2. Đề nghị - Đề tài cha đề cấp đến các đặc điểm nh acrosome, vi sinh vật,các tính chất lý học, hóa học khác của tinh dịch cần đợc nghiên cứu. - Nghiên cứu về chế độ dinh dỡng cho bò đực HF Mỹ trong điều kiện Việt Nam. - Nghiên cứu phơng pháp chống nóng hữu hiệu nhất để khắc phục tối đa những bất lợi mùa vụ ảnh hởng tới bò đực HF, để phát huy cao hơn nữa tiềm năng sinh học của chúng. - Nhà nớc cần thờng xuyên nhập bò đực giống HF có tiềm năng di truyền cao từ Mỹ để sản xuất tinh đông lạnh, phục vụ công tác cải tiến, nâng cao chất lợng giống bò sữa Việt Nam./. 8 V-Tài liệu tham khảo 1. Cheng Ruihe (1992), A review on sire selection and AI in domestic animals, Nanjing agricultural University. 2. Hà Văn Chiêu (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch bò (HF,Zebu) Và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng tại Việt Nam, luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Chăn nuôi. 3. Hiroshi Masuda (1992), Reproduction function of male livestock and semen physiology, Artificial inseminstion for cattle, Assosiation of livestock technology. Tokyo Japan. 4. Nguyễn xuân Hoàn (1993), Nghiên cứu sinh học tinh trùng một số động vật kinh tế và công nghệ sản xuất tinh đông viên lợn Đại bạch góp phần giữ quỹ gene quý ở Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ sinh học chuyên ngành Sinh lý động vật. Hà Nội 1993. 5. Lubos Holy (1970), Biotechnology of reproduction on cattle, Institute Libro, Lahabana Cuba. . tài Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Holstein Friesian phục vụ công tác giống bò việt nam nhằm mục đích. + Xác định số lợng, chất lợng tinh dịch của bò đực giống. - Nhằm đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực HF từ Mỹ và HF Việt Nam góp phần nâng cao năng xuất, chất lợng đàn bò sữa và phục vụ công tác giống b Việt Nam, chúng tôi tiến. 1 Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Holstein Friesian phục vụ công tác giống bò việt nam Lê bá Quế, Lê Văn Thông, Phùng Thế

Ngày đăng: 18/05/2015, 00:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN