Nghiên cứu khả năng cho thịt và gan béo của con lai giữa ngan R71 và vịt M14

9 273 0
Nghiên cứu khả năng cho thịt và gan béo của con lai giữa ngan R71 và vịt M14

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu khả năng cho thịt và gan béo của con lai giữa ngan R71 và vịt M14 Ngô Văn Vĩnh, Nguyễn Đức Trọng, Hoàng Thị Lan, Lê Thị Phiên, Lơng Thị Bột, Nguyễn Văn Duy Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên Summary At 70 days of age, survival rate of mullers is 100%; average body weight is 3402.7g; heterosis is 9.7%; carcas is 72.15%; total breath and leg muscles is 30%. The 90 day-age drakes in forced feeding for 15 days showed fatty liver weight of 303-318.2g; R71 muscovy at the same age showed fatty liver weight of 250.4-261.0g; breath muscles is 835.9-903.6g. 1. Đặt vấn đề Công nghệ thụ tinh nhân tạo để tạo con lai giữa ngan và vịt đã đợc áp dụng trong chăn nuôi thuỷ cầm ở nhiều nớc trên thế giới nh Pháp, Đức, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan. ở Pháp 1/3 sản phẩm thuỷ cầm có liên quan đến công nghệ sản xuất gan béo, một sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có giá trị dinh dỡng với các thành phần dinh dỡng rất phù hợp với việc cải thiện sức khoẻ cho ngời sử dụng nó. Và ở nớc ta nhằm nâng cao năng suất thịt, sản xuất hàng hoá có quy mô lớn, chất lợng cao để đáp ứng cho nhu cầu ngời tiêu dùng và sản phẩm có giá trị dinh dỡng cao là gan béo đã đi vào thị trờng nhất là các tỉnh phía Nam, có lúc không đủ để cung cấp. Con lai giữa ngan và vịt có đặc điểm sức sống cao, tăng trọng nhanh, nuôi đến 70 ngày tuổi đạt tới 3300-3610g/con, tỷ lệ thịt xẻ chiếm 72,1%, phần thịt có giá trị dinh dỡng cao đạt 33,5% so với khối lợng thịt xẻ. Năm 2005 Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã nhập giống vịt chuyên thịt M14 từ Pháp, giống này có u điểm là khả năng cho thịt cao, chất lợng thịt tốt, sử dụng làm mái nền để lai với ngan Pháp sẽ cho con lai có u điểm là màu lông đồng nhất (trắng có đốm đầu) rất thu hút những nhà sản xuất. Với xu hớng phát triển khả quan của con lai ngan vịt chúng tôi tiến hành đề tài: nghiên cứu đặc điểm và khả năng cho gan của con lai giữa ngan R71 và vịt M14. Với mục đích: Đánh giá khả năng cho gan của con lai khi nhồi cỡng bức. Đánh giá tỷ lệ phối khi áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo. Khả năng sản xuất thịt của con lai ngan vịt. 2. Vật liệu, nội dung và phơng pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Ngan trống R71: 5 con. Vịt mái M14: 120 con. Con lai giữa ngan R71 và vịt M14. 2.2. Nội dung nghiên cứu Tỷ lệ có phối khi áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo Tỷ lệ nuôi sống, khả năng tăng trọng, khả năng cho thịt của con lai Khả năng cho gan của con lai sau khi nhồi cỡng bức 2.3. Phơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phơng pháp tạo con lai Khai thác tinh từ ngan trống R71 và phối cho vịt mái M14 bằng phơng pháp thụ tinh nhân tạo để sản xuất con lai. Ngan, vịt và con lai một ngày tuổi đợc bố trí nuôi vỗ béo theo phơng pháp phân lô so sánh. 2.3.2. Phơng pháp nhồi lấy gan béo Chọn những con ngan đực R71 và đực con lai ngan vịt nuôi đến 90 ngày tuổi, lấy những con có khối lợng 3800g, khoẻ mạnh, ngoại hình cân đối. Dùng ngô hạt loại tốt, có màu vàng tơi, không mốc, mọt, không dùng hoá chất để bảo quản. Sử dụng Premix Vitamin do Bộ môn nghiên cứu chế biến sản phẩm chăn nuôi-VCN cung cấp. Cân ngô hạt vừa đủ cho từng lần nhồi, trộn với 0,8% muối ăn, đun sôi xong dập lửa ngay, đậy nắp vung trong 15 phút. Sau đó vớt ra để ráo nớc, hoà Premix Vitamin với nớc ấm, trộn đều với lợng ngô trên. Pha muối NaHCO 3 với định mức 0,4g/con/lần hoà với nớc sạch. Dùng phễu nhồi ngô đã trộn với Premix Vitamin, thao tác nhẹ nhàng để tránh ảnh hởng đến thực quản của con lai ngan vịt, trong quá trình nhồi đổ nớc có chứa muối NaHCO 3 để dễ nhồi và cho con vật tiêu hoá tốt hơn. Chú ý những ngày đầu nhồi với lợng ít, sau đó tăng dần. Sau thời gian 14,5-15 ngày nhồi tiến hành mổ lấy gan béo và các sản phẩm khác của con vật. 2.3.3. Phơng pháp theo dõi các chỉ tiêu Theo dõi và so sánh các chỉ tiêu về sinh trởng Các chỉ tiêu về khả năng cho thịt Các chỉ tiêu về khả năng cho gan sau khi nhồi 2.3.4. Phơng pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu theo phơng pháp thống kê sinh học. 2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Từ tháng 12/2005-05/2007. Địa điểm: Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tỷ lệ có phôi Khi cho lai khác loài tỷ lệ có phôi rất thấp, nếu cho chúng phối trực tiếp. Bằng phơng pháp thụ tinh nhân tạo chúng ta đã nâng tỷ lệ có phôi lên mức đạt hiệu quả kinh tế. Thí nghiệm trên đàn mái nền là vịt M14, chúng tôi thu đợc kết quả trình bày tại bảng 1. Bảng 1 . Tỷ lệ ấp nở trứng ngan x vịt M14 Phiên ấp Số lợng trứng (quả) Không phôi (quả) Tỷ lệ phôi (%) Số con nở ra (con) Tỷ lệ nở/phôi (%) 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 11-12 13-14 15-16 1060 1420 1340 1554 1436 1506 1458 1002 182 277 258 356 313 240 362 202 82,83 80,50 80,70 78,30 78,20 84,00 75,20 81,80 730 926 884 796 845 1001 818 662 83,10 81,00 81,70 66,90 75,20 79,00 74,60 82,70 17-18 19-20 1100 1220 227 238 79,40 80,50 675 771 77,30 78,50 13096 2655 79,70 8108 77,60 Làm thụ tinh nhân tạo trên đàn mái nền vịt M14 với 20 phiên ấp nở cho thấy tỷ lệ phôi khi thụ tinh nhân tạo đều đạt ở mức khá cao và ổn định từ 75,20- 84,00%. Trung bình tỷ lệ phôi đạt 79,70%. So với kết quả thực hiện trên vịt SM là tơng đơng (75,9-82,15%) Ngô Văn Vĩnh (2005) [3]. ở thí nghiệm này chúng tôi sử dụng tinh của 5 ngan trống để phối cho 120 vịt mái M14, tức là tỷ lệ 1/24 còn nếu muốn đạt tỷ lệ phôi cao khi phối trực tiếp phải nâng tỷ lệ này lên 1/2 (Hwang và Cheng, 1999) theo Ngô Văn Vĩnh (2005). 3.2. Các chỉ tiêu về vỗ béo của con lai Tỷ lệ nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống của con lai đợc thể hiện ở bảng 2. Bảng 2 . Tỷ lệ nuôi sống của con lai ngan vịt Ngan R71 Vịt M14 Ngan lai vịt Đến ngày tuổi n % nuôi sống n % nuôi sống n % nuôi sống 1 ngày tuổi 1-28 1-56 1-63 1-70 40 38 38 34 34 - 95,0 95,0 95,0 95,0 40 39 39 - - - 97,5 97,5 - - 40 40 40 36 36 - 100,0 100,0 100,0 100,0 Khi nuôi đến 70 ngày tuổi với chế độ chăm sóc, nuôi dỡng nh nhau sức sống của ngan R71, vịt M14 và đặc biệt là con lai đề rất cao. Con lai có tỷ lệ nuôi sống đến 70 ngày tuổi đạt 100,0%, đây là tính năng u việt của các con lai nó đợc các nhà sản xuất triệt để tận dụng. Khối lợng sống qua các giai đoạn tuổi Cân khối lợng ở các tuần tuổi, chúng tôi xác định đợc khả năng tăng trọng của các lô thí nghiệm diễn biến theo bảng 3 dới đây. Bảng 3. Tăng trọng của con lai ở các tuần tuổi Ngan R71 Vịt M14 Con lai ngan vịt Lô TN TT X SE CV (%) X SE CV (%) X SE CV (%) 1 NT 2 4 6 8 10 49,5 270,4 992,3 1752,6 2607,1 3100,8 - 70,5 111,0 125,2 120,7 145,4 - 10,9 9,7 11,5 10,6 11,4 46,2 590,6 1492,5 2650,9 3102,0 - 40,7 66,0 75,5 97,5 - 8,1 9,0 8,3 7,6 50,06 612,0 1710,2 2565,5 3150,0 3402,7 - 58,0 70,2 85,1 90,4 105,0 - 7,8 8,4 7,6 6,8 7,4 Khi nuôi đến 8 tuần tuổi khối lợng vịt M14 đath 3102,0g, ngan R71 là 2607,1g và con lai ngan vịt đạt 3250g. Nuôi đến 10 tuần tuổi con lai có khối lợng tới 3402,7g; trong khi đó ngan R71 là 3100,8g. Qua kết quả này cho thấy con lai thể hiện u thế lai rõ rệt, trội hơn cả so với bố mẹ của chúng. Xét ở tuần tuổi thứ 10 u thế lai về khối lợng cơ thể con lai là 9,74%. Tăng trọng tuyệt đối ở các giai đoạn tuổi (g/con/2 tuần) Bảng 4 . Tăng trọng tuyệt đối (g/con/2 tuần) Tuần tuổi Ngan R71 Vịt M14 Con lai ngan vịt 0-2 220,9 544,4 561,9 2-4 721,9 901,9 1098,2 4-6 759,7 1158,4 855,3 6-8 854,5 451,1 684,5 8-10 493,7 - 152,7 Qua kết quả bảng 4 cho thấy vịt M14 và con lai ngan vịt tăng trọng nhanh ở tuần tuổi thứ 4-6. ở vịt M14 là 1158,4g/con/2 tuần và con lai ngan vịt ở tuần thứ 2- 4 là 1098,2g/con/2 tuần. Còn ngan R71 có tăng trọng tuyệt đối cao ở tuần thứ 6-8 đạt 854,5g/con/2 tuần. Kết quả tăng trọng tuyệt đối đợc biểu diễn qua đồ thị sau. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 0-2 2 4 4 6 6 8 8 10 giai đoạn g/con/2tuần Ngan R71 Vịt M14 Con la Đồ thị biểu diễn tăng trọng tuyệt đối (g/con/2 tuần) 3.3. Các chỉ tiêu cho thịt của con lai Nuôi vỗ béo vịt M14 đến 8 tuần tuổi, con lai ngan vịt đến 10 tuần tuổi và ngan R71 đến 12 tuần tuổi, tiến hành mổ khảo sát để xác định tỷ lệ các thành phần thịt cũng nh tỷ lệ thịt xẻ của chúng. Kết quả đợc trình bày tại bảng 5. Bảng 5 . Kết quả mổ khảo sát của con lai ngan vịt Con lai ngan vịt Ngan R71 Vịt M14 Chỉ tiêu 9 tuần 10 tuần 11 tuần 12 tuần 7 tuần 8 tuần P sống (g) P thịt xẻ (g) Tỷ lệ thịt xẻ (%) Tỷ lệ thịt ức (%) Tỷ lệ thịt đùi (%) Tỷ lệ mỡ bụng (%) Tỷ lệ gan (%) 3200 2256,6 70,52 13,01 15,96 0,16 1,68 3300 2380,9 72,15 13,93 16,09 0,18 1,64 3100 2131,3 68,75 14,11 14,45 0,21 1,93 3250 2317,2 71,30 16,54 14,02 0,25 1,58 2600 1781,0 68,50 13,31 12,96 0,20 2,03 3100 2278,2 73,50 15,33 11,09 0,24 2,19 Con lai ngan vịt khi mổ khảo sát ở 9 tuần tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ cao 70,52%; phần thịt có giá trị dinh dỡng cao là thịt ức và đùi chiếm 29% so với thịt xẻ. Khi mổ khảo sát ở 10 tuần tuổi tỷ lệ thịt ức và đùi là 30%; tỷ lệ thịt xẻ là 72,15%. Đối với ngan R71 là tơng đơng nhng thời gian để có tỷ lệ này là phải nuôi kéo dài hơn 2 tuần tuổi. Theo Karasinski và cộng sự (1981) tỷ lệ thịt ức của con lai giữa ngan và vịt Orpington là 14,6%; trong khi đó ở vịt Bắc Kinh thuần là 12,9%. Sự sử dụng thức ăn của con lai ngan vịt tốt hơn so với vịt thuần ở tất cả các lứa tuổi và trên cùng khối lợng thịt xẻ con lai có hàm lợng protein và khoáng cao hơn, tỷ lệ thịt ức cũng cao hơn bố mẹ của chúng. 3.4. Khả năng cho gan béo sau khi nhồi cỡng bức Nuôi ngan trống R71 và con lai ngan vịt đến 7 ngày tuổi, chọn những con đực đa vào chăm sóc để nhồi lấy gan. Nuôi đến 90 ngày tuổi chúng tôi tiến hành nhồi bằng ngô hạt vàng đạt tiêu chuẩn chất lợng tốt là không bị mốc, mối, mọt và không bị xử lý bảo quản bằng hoá chất; sử dụng chế phẩm Premix vitamin của Bộ môn nghiên cứu công nghệ chế biến sản phẩm chăn cung cấp. Kết quả mổ khảo sát con lai ngan vịt sau khi nhồi 15 ngày thể hiện ở bảng 6. Bảng 6. Khả năng cho gan béo của con lai sau khi nhồi cỡng bức Hè Thu Đông Xuân Chỉ tiêu Con lai ngan vịt Ngan R71 Con lai ngan vịt Ngan R71 Số con P cơ thể trớc khi nhồi (g) P cơ thể sau khi nhồi (g) P thịt xẻ (g) P thịt ức (g) P thịt đùi (g) P gan (g) 20 3820,2 4850,5 3989,7 835,9 478,1 303 20 3800,0 4920,5 3837,6 604,8 546,4 250,4 30 3950,5 5197,3 4508,5 903,6 631,7 318,2 20 3838,5 5029,7 3932,6 622,4 567,1 261,0 Xét bảng 6 cho thấy khi nhồi cỡng bức con lai ngan vịt và ngan R71 ở vụ Hè Thu cho kết quả thấp hơn vụ Đông Xuân. Gan của con lai đạt trung bình từ 303g so với 318,2g; của ngan R71 là 250,4 so với 261g ở vụ Đông Xuân. Điều này nói lên khả năng tích mỡ của chúng trong thời gian nhồi là lớn, để cho kết quả tốt cần có tiểu khí hậu chuồng nuôi để nhồi phải thật đảm bảo cả về mặt thông thoáng vệ sinh và nhất là cải thiện nhiệt độ của chuồng nuôi. Theo Nguyễn Văn Hải (2005) nhiệt độ tối u của môi trờng là 18-22 o C, khối lợng gan chiếm từ 7-12% khối lợng cơ thể. Một sản phẩm có giá trị sau khi nhồi con lai ngan vịt là thịt ức cũng đợc thịt trờng a chuộng với giá 70.000-80.000 đồng/kg. Kết quả khối lợng thịt ức của con lai ngan vịt sau thời gian nhồi 15 ngày đạt đợc 835,9-903,6g/con và của ngan R71 là 604-622,4g. Đây cũng là sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cho ngời chăn nuôi. 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Dùng công nghệ thụ tinh nhân tạo để tạo con lai giữa ngan R71 và vịt M14 cho tỷ lệ có phôi đạt từ 75,2-84%; trung bình 79,7%. Con lai ngan vịt có màu trắng đốm đầu đạt 100%. Tỷ lệ nuôi sống của con lai ngan vịt cao, nuôi đến 70 ngày tuổi đạt 100% so với vịt M14 và ngan R71 tơng ứng là 75,5% và 95%. Nuôi vỗ béo con lai ngan vịt đến 10 tuần tuổi có khối lợng cơ thể là 3402,7g đạt 109,7% so với khối lợng bố của chúng là ngan R71 ở cùng tuần tuổi. Khả năng cho thịt của con lai ngan vịt cao, mổ khảo sát ở 70 ngày tuổi có tỷ lệ thịt xẻ 72,15%; thịt ức và thịt đùi đạt 30%. Tỷ lệ mỡ bụng thấp 0,18%. Khối lợng gan trung bình sau khi nhồi cỡng bức 15 ngày của con lai ngan vịt ở vụ Hè Thu đạt 303g và ở vụ Đông Xuân là 318,2g cao hơn ở ngan R71. 4.2. Đề nghị Tiếp tục nghiên cứu để xác định các yếu tố nhằm nâng cao khối lợng gan của con lai sau khi nhồi cỡng bức. Công nhận con lai giữa ngan R71 và vịt M14 là Tiến bộ kỹ thuật. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Xuân Khoái, Trần Quốc Khánh, Nguyễn Văn Lợi (2005). Nghiên cứu khả năng sản xuất gan béo từ con lai ngan vịt và các dòng ngan Pháp (R51, R71, siêu nặng) nuôi ở điều kiện khí hậu mùa hè miền Bắc Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt 1980-2005. Nhà xuất bản Nông nghiệp-Hà Nội, 2005. 2. Ngô Văn Vĩnh, Hoàng Thị Lan, Lê Thị Phiên, Nguyễn Đức Trọng (2005). Nghiên cú ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo, để sản xuất con lai giữa ngan và vịt SM. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt 1980-2005. Nhà xuất bản Nông nghiệp-Hà Nội, 2005. 3. Ngô Văn Vĩnh, Hoàng Thị Lan, Lê Thị Phiên, Nguyễn Đức Trọng (2005). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hởng đến tỷ lệ có phôi trong thụ tinh nhân tạo để sản xuất con lai ngan vịt. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt 1980-2005. Nhà xuất bản Nông nghiệp- Hà Nội, 2005. . Khả năng sản xuất thịt của con lai ngan vịt. 2. Vật liệu, nội dung và phơng pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Ngan trống R71: 5 con. Vịt mái M14: 120 con. Con lai giữa ngan R71 và. vịt chúng tôi tiến hành đề tài: nghiên cứu đặc điểm và khả năng cho gan của con lai giữa ngan R71 và vịt M14. Với mục đích: Đánh giá khả năng cho gan của con lai khi nhồi cỡng bức. Đánh giá. chỉ tiêu về vỗ béo của con lai Tỷ lệ nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống của con lai đợc thể hiện ở bảng 2. Bảng 2 . Tỷ lệ nuôi sống của con lai ngan vịt Ngan R71 Vịt M14 Ngan lai vịt Đến ngày tuổi

Ngày đăng: 17/05/2015, 23:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan