1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SO SÁNH KHẢ NĂNG TĂNG KHỐI LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN KHI VỖ BÉO GIỮA BÊ LAI SIND VÀ BÊ LAI ½ RED ANGUS XLAI SIND NUÔI TẠI ĐĂK LĂK

11 464 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 230,39 KB

Nội dung

VĂN TIẾN DŨNG – So sánh khả năng tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn 35 SO SÁNH KHẢ NĂNG TĂNG KHỐI LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN KHI VỖ BÉO GIỮA BÊ LAI SIND VÀ BÊ LAI ½ RED ANGUS X LAI SIND NUÔI TẠI ĐĂK LĂK Văn Tiến Dũng 1 , Đinh Văn Tuyền 2 và Nguyễn Tấn Vui 1 1 Trường Đại học Tây Nguyên; 2 Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ - Viện Chăn nuôi Tác giả liên hệ : Đinh Văn Tuyền. Tel 04.37571692/0982932269 ; Fax: 04. 38389775. Email: vantuyen1973@gmail.com ABSTRACT Effects of genotype on the growth rate and feed conversion rate of beef steers feedloted in Dak Lak province A feedlot experiment using 4 lai Sind (crossbred between Red Sindhy x Yellow cattle) and 4 Red Angus crossbred (Red Angus x lai Sind) calves, all aged approximately 21 months old at the start, was conducted in Dak Lak Province to compare growth rate, feed intake and digestibility and feed conversion rate between the two genetic types. All calves were given the same diet formulated from fresh guinea grass, rice straw, cassava powder, cottonseeds, urea and premix-vitamin (10.45 MJ ME and 127g protein/kg DM) for 90 days. Results show that averaged liveweight gain of ½ Red Angus crossbred calves (0.965 kg/head/day) was significantly higher (P<0.01) than that of the Lai Sind calves (0.663 kg/ head/day). Intake (kg/day) and digestibility of dry matter (DM) were significantly higher in ½ Red Angus group (9.36 kg and 75.4%) as compared with those of the Lai Sind group (7.56 kg and 71.7%). However, no difference in Feed Conversion Rate was observed between the two groups (P>0.05), yet the value of both groups was relatively high (10.2 to 11.6 kg DM/kg LW gain). It was concluded that ½ Red Angus crossbred calves performed better than lai Sind calves under such feedlot condition as in this experiment yet the FCR of both groups was relatively high or feed efficiency was low as compared with values reported in the literature. Key words: Lai Sind, ½ Red Angus calves, liveweight gain, feed conversion rate ĐẶT VẤN ĐỀ Cơ cấu đàn bò thịt của nước ta hiện nay vẫn chủ yếu là bò địa phương và bò lai Sind. Trong tổng đàn bò 6,5 triệu con của cả nước, bò địa phương vẫn chiếm tới 74% và bò lai Sind khoảng 26% (Cục Chăn nuôi, 2006). Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt đưa mục tiêu phát triển đàn bò thịt lên 12,5 triệu con, trong đó bò lai chiếm trên 50% (Bộ NN&PTNT, 2008). Để góp phần thực hiện mục tiêu này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có một số chương trình nghiên cứu cải tiến giống bò thịt, trong đó đề tài “Nghiên cứu nhân thuần và lai tạo giống bò hướng thịt chất lượng cao ở Việt Nam” đã được Viện Chăn nuôi triển khai từ năm 2006. Đề tài đã thực hiện nội dung phối giống giữa tinh bò đực các giống Red Angus, Drought Master và Limousine với bò cái lai Sind tại Vĩnh Phúc và Đăk Lăk để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển trong các điều kiện nuôi dưỡng khác nhau, từ đó làm cơ sở cho việc triển khai các dự án nhân giống rộng rãi các giống bò này. Kết quả theo dõi sinh trưởng phát triển của con lai ½ Red Angus nuôi trong điều kiện tập trung, bán chăn thả tại Đăk Lăk của Đinh Văn Tuyền và cộng sự (2010) cho thấy bê lai ½ Red Angus sinh trưởng nhanh, có thể đạt khối lượng 178,6 kg lúc 12 tháng tuổi và 330 kg lúc 21 tháng tuổi. So với bê lai Sind nuôi trong cùng điều kiện thì bê lai ½ Red Angus có tốc độ sinh trưởng cao hơn với khối lượng cơ thể luôn cao hơn từ 10-32,7% (Đinh Văn Tuyền và cộng sự, 2010). Trong chăn nuôi bò thịt, vỗ béo là một khâu quan trọng để làm tăng năng suất và chất lượng thịt. Do đó, sau khi kết thúc nội dung đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai này, chúng tôi đã tiến hành đề tài “So sánh khả năng tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn khi vỗ béo giữa bò lai Sind và lai ½ Red Angus x Lai Sind nuôi tại Đăk Lăk" nhằm mục đích đánh giá đầy đủ hơn khả năng sản xuất của con lai ½ Red Angus khi vỗ béo so với con lai Sind nuôi cùng điều kiện. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 36 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian và địa điểm Nghiên cứu được tiến hành tại trại chăn nuôi của bà Hoàng Thị Sinh thuộc xã Eađar huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk trong khoảng thời gian 90 ngày, từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009. Gia súc thí nghiệm Gia súc được sử dụng cho thí nghiệm này là nhóm bê đực lai Sind và bê đực lai ½ Red Angus (mỗi nhóm 4 con) đã sử dụng trong nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng của bê nuôi theo hình thức tập trung, bán chăn thả trong giai đoạn từ sau cai sữa (6 tháng tuổi) đến 21 tháng tuổi của Đinh Văn Tuyền và cộng sự (2010). Sau khi kết thúc giai đoạn theo dõi sinh trưởng trên, bê được nuôi thích nghi, sau đó đưa vào thí nghiệm vỗ béo. Tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm, bê lai Sind có khối lượng trung bình 273,8 kg (SD=28,9) và bê lai Red Angus 379 kg (SD=26,2). Thức ăn và khẩu phần vỗ béo Khẩu phần vỗ béo được xây dựng từ cỏ ghi nê tươi, rơm khô, bột sắn, hạt bông, urea và premix khoáng. Khẩu phần được phối hợp để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và protein của bê tăng trọng xấp xỉ 1 kg/con/ngày theo tiêu chuẩn của Kearl (1982). Thành phần hóa học và tỷ lệ các loại nguyên liệu dùng trong khẩu phần được trình bày ở Bảng 1 và Bảng 2. Bảng 1. Thành phần hóa học của các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm (% vật chất khô) Tên mẫu Chất khô (%) Protein thô (%) NDF (%) ADF (%) Khoáng (%) Rơm 88,8 5,6 80,6 39,6 11,5 Cỏ ghi nê 23,5 10,6 76,1 34,9 9,1 Hạt bông 86,5 24,6 51,6 34,7 5,2 Bột sắn 87,3 3,5 7,1 3,5 2,3 Hỗn hợp tinh 1 87,9 14,4 21,9 16,3 10,1 1 : Bao gồm bột sắn, hạt bông, urea và premix khoáng theo tỷ lệ ở Bảng 2 Bảng 2. Tỷ lệ các thành phần nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm Cỏ ghi nê tươi (% DM khẩu phần) 17,0 Rơm khô (% DM khẩu phần) 15,0 Hạt bông (% DM khẩu phần) 23,0 Bột sắn (% DM khẩu phần) 43,5 Urea (% DM khẩu phần) 1,0 Premix khoáng (% DM khẩu phần) 0,5 Protêin thô (g/kg DM) 1 127 Năng lượng (Mj ME/kg DM) 1 10,5 VĂN TIẾN DŨNG – So sánh khả năng tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn 37 1 Giá trị xác định được từ kết quả phân tích mẫu và tỷ lệ tiêu hóa in vivo của khẩu phần Các nguyên liệu thức ăn tinh và bổ sung (hạt bông, bột sắn, urea, premix khoáng) được trộn với nhau thành hỗn hợp thức ăn tinh. Cách trộn các nguyên liệu trong khẩu phần được tiến hành theo trình tự sau: các thành phần có hàm lượng thấp trong khẩu phần (urea và khoáng) được trộn đều với nhau trước, sau đó hỗn hợp này được trộn tiếp với bột sắn rồi cuối cùng trộn với hạt bông. Hỗn hợp thức ăn này ở dạng khô nên được trộn sẵn theo từng mẻ lớn, mỗi mẻ đủ để có thể cho ăn trong vòng 1 tuần. Cỏ ghi nê tươi được cắt ngày 2 lần, ngay trước khi cho ăn còn rơm khô được cho ăn dưới dạng sợi nguyên, không băm chặt. Bố trí thí nghiệm vỗ béo Thí nghiệm được bố trí dạng ngẫu nhiên hoàn toàn gồm 2 lô, mỗi lô 4 con. Bò được nuôi nhốt cá thể và như vậy mỗi lô thí nghiệm có n = 4. Trước khi bắt đầu thí nghiệm, bò được tẩy giun sán bằng thuốc Hanmectin của Công ty Hanvet. Sau đó bò được nuôi chuẩn bị 15 ngày để làm quen với khẩu phần thí nghiệm và tiếp đến là 90 ngày nuôi thí nghiệm. Hàng ngày bò thí nghiệm được cho ăn hai lần vào buổi sáng (bắt đầu lúc 8h) và buổi chiều (lúc 4h) theo trình tự: 8h cho ăn cỏ tươi, 8h30 cho ăn hỗn hợp thức ăn tinh, 9h30 cho ăn rơm và buổi chiều: 4h cho ăn cỏ tươi, 4h30 thức ăn tinh, 5h30 cho ăn rơm. Thức ăn thừa của từng loại được thu ngay sau khi thời gian cho ăn loại thức ăn đó kết thúc, sau đó được cân để xác định khối lượng thừa. Tổng khối lượng thức ăn cho ăn trong 1 ngày được xác định bằng cách lấy lượng ăn vào của ngày hôm trước cộng thêm 10%. Khối lượng cơ thể bò tại các thời điểm bắt đầu vỗ béo, sau 1 tháng, sau 2 tháng, và sau 3 tháng được xác định bằng cách cân 3 lần liên tục trong 3 ngày vào buổi sáng trước khi cho ăn. Giá trị trung bình của khối lượng xác định trong 3 lần được coi là khối lượng chính thức của bò thí nghiệm tại các thời điểm xác định đó. Tất cả bò thí nghiệm đều được uống nước tự do và chuồng trại được vệ sinh ngày 1 lần. Sơ đồ thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu Lô I (Bê lai Sind) Lô II (Bê lai ½ Red Angus) Số lượng gia súc (con) 04 04 Thời gian nuôi chuẩn bị (ngày) 15 15 Thời gian nuôi thí nghiệm (ngày) 90 90 Phương thức nuôi dưỡng Cá thể, cho ăn tự do Cá thể, cho ăn tự do Thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hóa in vivo và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần vỗ béo Thí nghiệm xác định tỷ lệ tiêu hóa in vivo của khẩu phần vỗ béo được tiến hành trong 7 ngày ở giai đoạn cuối của thí nghiệm vỗ béo (23-30/11/2009) theo qui trình hiện đang được Bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ, Viện Chăn nuôi áp dụng. Trong giai đoạn này, bò vẫn được cho ăn khẩu phần bình thường và nuôi trên nền chuồng giống như trong giai đoạn vỗ béo. Tuy nhiên, mẫu thức ăn được lấy hàng ngày và bảo quản lạnh để đến cuối đợt thí nghiệm trộn đều và lấy mẫu đại diện xác định hàm lượng chất khô, protein, khoáng, NDF và ADF. Tổng lượng phân thải ra hàng ngày của mỗi cá thể cũng được thu gom, cân và lấy mẫu (10% tổng lượng phân thu được trong ngày) để bảo quản lạnh. Sau khi kết thúc 7 ngày thu mẫu, các mẫu phân lấy hàng ngày được trộn đều nhau và sau đó lấy 1 mẫu đại diện để xác định hàm lượng chất khô và thành phần hóa học tương tự như các mẫu thức ăn cho ăn. Phân tích mẫu VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 38 Các nguyên liệu khô gồm bột sắn, hạt bông, urea, premix khoáng và rơm khô được mua 1 lần với khối lượng đảm bảo đủ cho cả đợt thí nghiệm và mẫu của các nguyên liệu này (trừ urea và premix) được phân tích để xác định các thành phần chất khô, protein thô, khoáng, NDF và ADF ngay trước khi phối trộn. Sau khi phối trộn, hỗn hợp thức ăn tinh được lấy mẫu 1 lần/tuần và bảo quản trong thùng kín. Đến khi kết thúc thí nghiệm toàn bộ số mẫu đã lấy được trộn đều và lấy 1 mẫu đại diện gửi đi phân tích xác định thành phần hóa học. Tương tự, mẫu cỏ ghi nê tươi cũng được lấy 1 lần/tuần và đem sấy ngay để xác định hàm lượng chất khô. Sau đó đến cuối đợt thí nghiệm các mẫu của mỗi tuần được trộn đều nhau và lấy 1 mẫu đại diện để phân tích xác định thành phần hóa học. Trừ chỉ tiêu chất khô được xác định tại phòng thí nghiệm của Khoa chăn nuôi thú y - trường Đại học Tây Nguyên theo TCVN 4326-86 còn lại tất cả các chỉ tiêu phân tích khác đều được thực hiện tại phòng phân tích thức ăn Viện Chăn nuôi. Hàm lượng NDF và ADF trong mẫu được xác định theo phương pháp của Van Soest và Wine (1967). Hàm lượng N được xác định bằng phương pháp Micro Kjeldahl theo TCVN 4328-2001 và protein thô được ước tính bằng lượng N x 6,25. Hàm lượng khoáng được xác định bằng phương pháp nung mẫu ở 550 0 C trong 4,5h. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm này bao gồm tăng khối lượng (TKL), lượng thức ăn ăn vào, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng trong khẩu phần và chi phí tiền thức ăn cho 1 kg TKL. Chỉ tiêu TKL của bê thí nghiệm được xác định bằng cách cân khối lượng mỗi tháng 1 lần vào buổi sáng trước khi cho ăn bằng cân điện tử đại gia súc (cân RudWeigh). Lượng thức ăn ăn vào được xác định dựa trên số liệu thức ăn cho ăn và còn thừa được cân hàng ngày và kết quả phân tích chất khô của các loại thức ăn này. Hiệu quả sử dụng thức ăn xác định bằng cách lấy tổng khối lượng tăng lên chia cho tổng lượng ME ăn vào trong thời gian thí nghiệm. Tỷ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng trong khẩu phần được xác định dựa trên số liệu các chất dinh dưỡng ăn vào và thải ra trong phân theo công thức: tỷ lệ tiêu hóa = 100 x (lượng ăn vào – lượng thải ra trong phân)/lượng ăn vào. Hàm lượng ME của khẩu phần thí nghiệm được ước tính từ tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ theo công thức ME = 0,0157 DOMD của AFRC (1993). Xử lý số liệu Tất cả các số liệu được xử lý bằng chương trình phần mềm Excel và phần mềm thống kê MINITAB 14. Sai khác giữa giá trị trung bình của 2 lô thí nghiệm về các chỉ tiêu khả năng ăn vào, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng vv được xác định bằng phép so sánh cặp T- test trên phần mềm MINITAB 14. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tỷ lệ tiêu hóa in vivo và giá trị ME ước tính của khẩu phần vỗ béo Kết quả xác định tỷ lệ tiêu hóa in vivo của khẩu phần ở 2 nhóm bò thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4 cho thấy tỷ lệ tiêu hóa chất khô, chất hữu cơ của bò lai ½ Red Angus cao hơn đáng kể (P<0,05) so với bò lai Sind. Tuy nhiên tỷ lệ tiêu hóa protein, NDF và ADF trong khẩu phần lại tương tự nhau giữa các lô thí nghiệm. Kết quả này chủ yếu là do sự khác nhau về tỷ lệ thức ăn tinh và thô trong lượng thức ăn ăn vào thực tế giữa hai lô thí nghiệm, trong đó thức ăn ăn vào của lô 1 có tỷ lệ thức ăn thô cao hơn và thức ăn tinh thấp hơn so với thức ăn ăn vào của lô 2 (Bảng 6). Do tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của bò lai ½ Red Angus cao hơn so với bò lai Sind nên hàm lượng chất hữu cơ có thể tiêu hóa và hàm lượng ME của khẩu phần ăn xác định trên bò lai ½ VĂN TIẾN DŨNG – So sánh khả năng tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn 39 Red Angus cao hơn đáng kể so với bò lai Sind. Trong thí nghiệm này hàm lượng ME của khẩu phần ở các lô thí nghiệm trình bày ở Bảng 4 được ước tính theo công thức của AFRC (1993). Kết quả cho thấy giá trị ME của khẩu phần lô 1 là 10,2 MJ/kg chất khô còn của khẩu phần lô 2 là 10,7 MJ/kg chất khô; tính trung bình cho cả 2 lô thí nghiệm là 10,45 MJ/kg chất khô. Tuy nhiên khi sử dụng các công thức của INRA thì giá trị ME ước tính của khẩu phần lô 1 là 10,5 MJ và của lô 2 là 11,1 MJ/kg chất khô, cao hơn so với công thức của AFRC (1993). Bảng 4: Tỷ lệ tiêu hóa in vivo của khẩu phần ở các lô thí nghiệm Chỉ tiêu theo dõi Lô I Lô II SEM P DMD (%) 71,7 a 75,4 b 0,68 0,008 OMD (%) 72,7 a 76,1 b 0,74 0,017 CPD (%) 67,7 70,2 2,35 0,480 NDFD (%) 52,1 51,4 1,97 0,820 ADFD (%) 56,2 57,1 1,82 0,747 DOMD (g/kg DM) 1 649,3 a 681,1 b 6,60 0,014 ME (MJ/kg DM) 2 10,2 a 10,7 b 0,104 0,014 Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng 1 hàng có chỉ số trên khác nhau thì khác nhau 1: Hàm lượng chất hữu cơ có thể tiêu hóa; 2: Tính theo công thức ME = 0,0157 DOMD (AFRC, 1993) Khả năng tăng khối lượng của bê thí nghiệm Kết quả về thay đổi khối lượng cũng như TKL của bê trong thời gian thí nghiệm được trình bày trong Bảng 5. Bảng 5. Khối lượng và tăng khối lượng của bò ở các lô thí nghiệm 1 Chỉ tiêu theo dõi Lô I Lô II SEM P P. đầu kỳ (kg) 273,8 a 379,0 b 13,80 0,002 P. 30 ngày (kg) 294,5 a 413,2 b 15,95 0,005 P. 60 ngày (kg) 318,0 a 437,0 b 16,25 0,002 P. 90 ngày (kg) 2 333,4 a 471,8 b 17,70 0,003 ADG tháng thứ nhất (kg/con/ngày) 0,69 a 1,14 b 0,123 0,042 ADG tháng thứ hai (kg/con/ngày) 0,78 0,79 0,071 0,917 ADG tháng thứ ba (kg/con/ngày) 0,51 a 0,96 b 0,074 0,006 ADG toàn kỳ (kg/con/ngày) 0,663 a 0,965 b 0,062 0,002 Ghi chú: 1 (ADG): tăng khối lượng bình quân/ngày; (P): khối lượng; 2: Lô II có 1 con bị ốm nên khối lượng lúc 90 ngày là trung bình của 3 con còn lại Trong thời gian vỗ béo ở tháng thứ 3 có một con ở lô 2 bị ốm 1 tuần nên lượng thức ăn ăn vào và thể trọng giảm mạnh dẫn đến tăng khối lượng âm. Do đó kết quả xác định khối lượng lúc 90 ngày vỗ béo và TKL tháng thứ 3 của lô 2 là giá trị trung bình của 3 cá thể còn lại (khối lượng trung bình khi kết thúc tháng vỗ béo thứ 2 của 3 cá thể này là 443 kg). VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 40 Vì mục đích chính của thí nghiệm là so sánh khả năng TKL và cho thịt khi vỗ béo giữa bê thuộc 2 giống khác nhau nên tuổi bắt đầu thí nghiệm được xác định là yếu tố quan trọng cần thiết phải đồng đều. Do đó sự khác nhau về khối lượng trung bình giữa 2 lô thí nghiệm ở thời điểm bắt đầu thí nghiệm là điều không tránh khỏi do tốc độ sinh trưởng trong giai đoạn từ sơ sinh đến 21 tháng tuổi của bê thuộc 2 nhóm giống là khác nhau, như đã được thể hiện trong báo cáo của Đinh Văn Tuyền và cộng sự (2010). Khả năng TKL của bê lai ½ Red Angus trong giai đoạn vỗ béo cũng cao hơn hẳn bê lai Sind. Sau 3 tháng thí nghiệm, khối lượng trung bình của bê lai Sind đã tăng từ 273,8 kg lên 333,4 kg (khối lượng tăng tuyệt đối 59,6 kg) trong khi bê lai ½ Red Angus tăng từ 384,2 kg lên 471,8 kg (khối lượng tăng tuyệt đối 87,6 kg - chỉ tính trung bình của 3 cá thể có sức khỏe bình thường). Tăng khối lượng trung bình (kg/con/ngày) của bê lai ½ Red Angus (0,965 kg/con/ngày) cao hơn đáng kể (P<0,01) so với giá trị này ở bê lai Sind (0,663 kg/con/ngày). Khả năng TKL khi vỗ béo khác nhau giữa các nhóm giống khác nhau đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu trước đây (Vũ Chí Cương và cộng sự, 2008; Nguyễn Quốc Đạt và cộng sự, 2008; Đinh Văn Tuyền và cộng sự, 2008; Phạm Thế Huệ và cộng sự, 2009; Phạm Văn Quyến, 2009) và kết quả của thí nghiệm này một lần nữa khẳng định con lai chuyên thịt có khả năng TKL cao hơn hẳn con lai Sind khi nuôi trong cùng điều kiện. Kết quả ở Bảng 5 cũng cho thấy giữa bò lai Sind và lai ½ Red Angus có sự khác nhau về qui luật TKL khi vỗ béo. Ở bò lai Sind tăng khối lượng ở tháng thứ nhất và thứ hai cao, sau đó giảm mạnh ở tháng thứ 3. Còn đối với bò lai ½ Red Angus TKL tháng thứ nhất cao, sau đó giảm xuống ở tháng thứ 2 và tăng trở lại ở tháng thứ 3. Điều này có thể cho thấy với bò lai Sind có thể trạng tốt khi đưa vào vỗ béo lúc 21 tháng tuổi chỉ nên dừng lại sau thời gian vỗ béo 2 tháng còn đối với bê lai ½ Red Angus thời gian vỗ béo có thể kéo dài đến 3 tháng mà bò vẫn cho TKL cao. Diễn biến TKL cao ở tháng thứ nhất, sau đó giảm dần ở tháng thứ 2 và thứ 3 đối với bò lai Sind vỗ béo cũng đã được báo cáo ở nhiều nghiên cứu trước đây (Phạm Thế Huệ và cộng sự, 2009; Vũ Chí Cương và cộng sự, 2008; Nguyễn Quốc Đạt và cộng sự, 2008). Tuy nhiên có sự khác nhau về tháng TKL cao nhất giữa kết quả của chúng tôi với số liệu công bố bởi các tác giả trước. Trong hầu hết các báo cáo trước, TKL của bò vỗ béo ở tháng thứ 2 đã giảm đi so với TKL ở tháng thức nhất còn trong thí nghiệm này của chúng tôi TKL của bò lai Sind chỉ bắt đầu giảm sau khi vỗ béo 2 tháng. Kết quả TKL của bê lai Sind trong thí nghiệm của chúng tôi cao hơn hoặc tương đương với kết quả vỗ béo bò lai Zebu của Lê Viết Ly và cộng sự (1996), Vũ Văn Nội và cộng sự (1999; 2001), Vũ Chí Cương và cộng sự (2008), Phạm Thế Huệ và cộng sự (2009). Tuy nhiên kết quả này thấp hơn so với một số kết quả vỗ béo bò loại thải (0,865 - 0,921kg/con/ngày) của Victo Clarke và cộng sự (1997) cũng như kết quả vỗ béo bò lai Sind gần đây của Đinh Văn Tuyền và cộng sự (2008) và Nguyễn Quốc Đạt và cộng sự (2008). Sự khác nhau về mức TKL này có thể là do sự khác nhau về khẩu phần vỗ béo cũng như thể trạng của gia súc khi bắt đầu thí nghiệm. Trong các thí nghiệm của các tác giả trước bê trải qua giai đoạn thiếu thức ăn nên thể trạng trước khi đưa vào vỗ béo gầy hơn so với bê trong thí nghiệm này. Vì vậy TKL cao của bò ở các thí nghiệm trước có sự đóng góp của sự sinh trưởng bù và TKL đạt cao nhất ở tháng đầu vỗ béo, sau đó tốc độ TKL giảm dần ở các tháng sau. Ngoài ra sự khác nhau về điều kiện thời tiết khí hậu giữa các trại thí nghiệm cũng có thể đã góp phần ảnh hưởng đến khả năng TKL của bò lai Sind vỗ béo. Khác với TKL của bò lai Sind, mức TKL của bò lai ½ Red Angus trong nghiên cứu này cao hơn đáng kể so với TKL khi vỗ béo bò lai chuyên thịt (Charolais x Lai Sind) trong nghiên cứu VĂN TIẾN DŨNG – So sánh khả năng tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn 41 của Vũ Văn Nội (1994) và Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự (1995). Trong báo cáo của Vũ Văn Nội (1994) bò lai F 1 ½ Charolais đạt TKL trung bình 0,62 kg/con/ngày, chỉ tương đương 60% mức TKL của bò lai ½ Red Angus trong thí nghiệm này. Kết quả TKL của bò lai ½ Red Angus trong nghiên cứu của chúng tôi cũng xấp xỉ mức TKL của bò Brahman thuần vỗ béo tại TP. Hồ Chí Minh (1,18 kg/con/ngày) trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Đạt và cộng sự (2008) cũng như bò thuần Drought Master, bò lai ½ Drought Master, lai ½ Brahman và lai ½ Charolais (0,91-1,15 kg/con/ngày) trong nghiên cứu của Phạm Văn Quyến (2009). Tuy nhiên so với TKL của bò thuần Drought Master vỗ béo tại TP. Hồ Chí Minh (Nguyễn Quốc Đạt và cộng sự, 2008) và bò thuần Brahman tại Tuyên Quang (Đinh Văn Tuyền và cộng sự, 2008) thì TKL của bò lai ½ Red Angus vẫn thấp hơn đáng kể (0,97 so với 1,55 và 1,42 kg/con/ngày, tương ứng). Mức TKL này cũng chỉ tương đương 50% mức TKL của bò thuần Brahman vỗ béo tại Australia (1,90 kg/con/ngày) bằng khẩu phần có hàm lượng rỉ mật cao trong nghiên cứu của McCrab và cộng sự (2000) và của bê đực chuyên thịt giống Anh Quốc tại Mỹ trong giai đoạn bê sinh trưởng (1,96 kg/con/ngày) nuôi bằng khẩu phần giàu thức ăn tinh của Sainz và cộng sự (1995). Lượng thức ăn ăn vào và tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng Số liệu ở Bảng 6 cho thấy tổng khối lượng vật chất khô, chất hữu cơ và protein thô ăn vào (kg/ngày) của bê lai ½ Red Angus cao hơn đáng kể so với bê lai Sind (P<0,001) nhưng khi ước tính theo khối lượng cơ thể thì lượng chất khô ăn vào của bò lai Sind (2,6% KLCT) lại cao hơn đáng kể so với bò lai ½ Red Angus (2,3% KLCT). Điểm cần lưu ý trong nghiên cứu này là sự sai khác về lượng chất khô ăn vào giữa hai lô thí nghiệm chỉ xảy ra với phần thức ăn tinh, còn lượng ăn vào từ thức ăn thô của cả hai nhóm giống là không sai khác về mặt thống kê (P>0,05). Điều này có thể là do ảnh hưởng của lượng thức ăn thô cho ăn đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tinh ở bò lai Sind lớn hơn so với ở bò lai ½ Red Angus. Trong thí nghiệm này chúng tôi nhận thấy bò lai Sind luôn bỏ thừa thức ăn tinh so với định mức cho ăn và ăn hết thức ăn thô, vì vậy tỷ lệ tinh thô trong phần chất khô ăn vào của bò thí nghiệm là 56:44 (tỷ lệ này trong thức ăn cho ăn là 68:32). Trong khi ở bò lai ½ Red Angus tỷ lệ giữa thức ăn tinh và thức ăn thô trong phần thức ăn thừa được duy trì ở mức tương đương với tỷ lệ này trong thức ăn cho ăn (tỷ lệ tinh/thô cho ăn 68:32 còn tỷ lệ này trong thức ăn thừa là 63:37). Từ kết quả này cho thấy khi lên khẩu phần vỗ béo cho bò lai Sind để cho ăn riêng rẽ thức ăn tinh và thô thì lượng thức ăn tinh không nên vượt quá 56% tổng chất khô của khẩu phần. Bảng 6. Lượng thức ăn ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn Chỉ tiêu Lô I Lô II SEM P Chất khô ăn vào (kg/con/ngày) 7,56 a 9,36 b 0,124 <0,001 DMI (thức ăn tinh-kg/con/ngày) 4,42 a 6,00 b 0,097 <0,001 DMI (thức ăn thô-kg/con/ngày) 3,14 3,35 0,096 0,142 Chất khô ăn vào (% khối lượng) 2,49 a 2,23 b 0,058 0,004 Chất hữu cơ ăn vào (kg/con/ngày) 6,76 a 8,38 b 0,112 <0,001 Protein ăn vào (g/con/ngày) 914 a 1169 b 174 <0,001 NDF ăn vào (kg/con/ngày) 3,40 a 3,91 b 0,069 <0,001 ADF ăn vào (kg/con/ngày) 2,00 a 2,34 b 0,035 <0,001 NLTĐ ăn vào (MJ/con/ngày) 77,1 98,7 0,89 <0,001 Tiêu tốn thức ăn (kg CK/kg tăng trọng) 12,4 10,2 0,77 0,225 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 42 Hiệu quả sử dụng thức ăn (g TT/MJ ME) 8,58 9,82 0,647 0,278 * Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có các chỉ số trên khác nhau thì khác nhau (P<0,05) Mặc dù TKL của bê lai ½ Red Angus cao hơn đáng kể so với bê lai Sind nhưng hiệu quả sử dụng thức ăn lại không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa 2 lô thí nghiệm. Tiêu tốn thức ăn cho TKL của cả 2 lô thí nghiệm (12,4 và 10,2 kg DM/kg TKL) đều ở mức cao hơn khá nhiều so với kết quả của một số thí nghiệm trước (VD: 3,9-4,5 kg chất khô/kg TKL của Đinh văn Tuyền và cộng sự (2008); 6,29-8,73 kg chất khô/kg TKL của Nguyễn Quốc Đạt và cộng sự (2008); 6,2-8,0 kg chất khô/kg TKL của Phạm Văn Quyến (2009)). Tiêu tốn chất khô/kg TKL của bò lai Sind trong thí nghiệm của chúng tôi cũng cao hơn so với các giá trị tham khảo đưa ra bởi các Tiêu chuẩn ăn như ARC (1984); NRC (1984); INRA (1989); AFRC (1993) - dao động trong khoảng 7,1-10,42 kg chất khô/kg TKL. Tiêu tốn thức ăn cho TKL trong thí nghiệm của chúng tôi cũng chỉ tương đương với kết quả của Vũ Chí Cương và cộng sự (2008) khi vỗ béo bò lai Sind bằng khẩu phần có nguồn xơ là thân cây ngô sau thu bắp và bẹ ngô kết hợp ngô nghiền, khô dầu lạc, rỉ mật, urea và có hàm lượng CP và ME lần lượt là 16% và 9,6 MJ/kg chất khô (10,84 - 11,38 kg chất khô/kg TKL). Tương tự, Sainz và cộng sự (1995) khi vỗ béo bê đực chuyên thịt giống Anh Quốc trong giai đoạn bê sinh trưởng bằng khẩu phần thức ăn thô cao (bê có khối lượng 245 kg khi bắt đầu và 318 kg khi kết thúc giai đoạn này) có hàm lượng CP và ME tương ứng là 13,3% và 7,8 MJ/kg vật chất khô được xây dựng từ cỏ khô alfalfa (64%), rơm lúa mì (32%), rỉ mật (3%) và khoáng cũng thu được kết quả là 10,92 kg/kg TKL. Tuy nhiên cần phải lưu ý cũng trong thí nghiệm này nhóm bê được ăn khẩu phần giàu thức ăn tinh (ME=12,8MJ/kg DM và CP = 14,6%) bê đạt TKL 1,96 kg/con/ngày và tiêu tốn thức ăn chỉ là 4,3 kg DM/kg TKL. Kết quả thí nghiệm của Vũ Chí Cương và cộng sự (2000) cũng cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg TKL dao động rất lớn (6,23 -15,95) tùy thuộc vào khẩu phần vỗ béo. Như vậy mật độ dinh dưỡng trong khẩu phần có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng thức ăn khi tính bằng đơn vị kg chất khô/kg TKL và đây có thể cũng chính là lí do giải thích cho mức tiêu tốn thức ăn cao (hay hiệu quả sử dụng thức ăn tương đối thấp) trong thí nghiệm của chúng tôi (trong thí nghiệm này hàm lượng CP của khẩu phần chỉ đạt 12% và ME 10,45 MJ/kg chất khô). Hiệu quả kinh tế vỗ béo bò thịt Bảng 7. Giá thành sản xuất thịt bò vỗ béo Chỉ tiêu theo dõi Lô I Lô II Giá nguyên liệu - Cỏ ghi nê tươi (đ/kg) 500 500 - Rơm khô (đ/kg) 1000 1000 - Bột sắn (đ/kg) 2500 2500 - Hạt bông (đ/kg) 5000 5000 - Urê (đ/kg) 9000 9000 - Premix khoáng-vitamin (đ/kg) 20000 20000 Giá thành thức ăn vỗ béo (đ/kg dạng sử dụng) 1502 1633 Giá thành thức ăn vỗ béo (đ/kg chất khô) 3188 3324 Chi phí tiền thức ăn cho thịt bò vỗ béo (đ/kg thịt hơi) 36.985 33.908 VĂN TIẾN DŨNG – So sánh khả năng tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn 43 Chi phí tiền thức ăn cho thịt bò vỗ béo (đ/kg thịt tinh) 85.179 73.219 Kết quả phân tích giá thành sản xuất thịt khi vỗ béo bê trình bày ở Bảng 7 cho thấy nếu chỉ tính riêng phần chi phí mua thức ăn mà không tính các chi phí khác (tiền công lao động, khấu hao chuồng trại, điện, nước, lãi suất ngân hàng vv…) thì giá thành để sản xuất 1 kg thịt hơi đối với bê lai Sind là 36.985 đồng và bê lai ½ Red Angus là 33.908 đồng, thấp hơn 3.087 đồng so với bê lai Sind. Nếu tính giá thức ăn để sản xuất thịt tinh thì chi phí đối với bò lai Sind là 85.179 đồng còn bê lai ½ Red Angus là 73.129 đồng/kg. So với giá thu mua thịt bò bình thường (không vỗ béo) của các thương lái hiện nay là khoảng 95.000 đồng/kg thịt tinh thì giá thành thức ăn/kg thịt tinh trong thí nghiệm này thấp hơn giá bán là 9.821 đồng đối với bê lai Sind và 21.781 đồng đối với bê lai ½ Red Angus. Với khối lượng thịt tinh tăng lên tối thiểu trong giai đoạn 90 ngày vỗ béo là 25,9 kg (bê lai Sind) và 40,2 kg (bê lai ½ Red Angus) thì chênh lệch giữa giá thành thức ăn và giá bán sẽ là 254.450 đ/con cho bê lai Sind và 876.036 đồng/con cho bê lai ½ Red Angus. Nếu giả định giá thức ăn chiếm 85% tổng chi phí sản xuất đối với thịt bò vỗ béo thì tổng chi cho sản xuất thịt tinh ở bê lai Sind sẽ là 100.211 đ/kg và ở bê lai ½ Red Angus là 86.140 đ/kg. Khi đó mỗi bê lai Sind vỗ béo sẽ bị lỗ 135.014 đ trong khi vỗ béo bê lai ½ Red Angus vẫn có lãi 356.349 đ/con/chu kỳ 3 tháng. Như vậy, với điều kiện chăn nuôi và giá cả thị trường như ước tính trong nghiên cứu này, nếu vỗ béo bê lai Sind chỉ có thể có lãi khi các chi phí khác ngoài thức ăn (chi phí công lao động, khấu hao chuồng trại, điện, nước, lãi suất ngân hàng vv…) không cao hơn mức 84.000/tháng (hoặc 252.000 đ/3 tháng). Trong trường hợp bê lai ½ Red Angus thì với mức chi này việc vỗ béo vẫn sẽ có lãi. Cần lưu ý là trong cách tính này chúng tôi đặt giả thiết giá bán bò vỗ béo chỉ bằng với giá bán của các loại bò khác ở thời điểm hiện tại mà chưa tính đến yếu tố chất lượng thịt bò vỗ béo. Trên thực tế bò sau khi vỗ béo thường có chất lượng thịt cao tương đương các sản phẩm thịt bò ngoại được nhập bán cho các nhà hàng, khách sạn và siêu thị lớn với giá cao hơn từ 2-3 lần thịt bình thường sản xuất trong nước. Do đó nếu sản phẩm thịt bò vỗ béo trong nước được bán với giá tương đương giá thịt ngoại nhập thì chắc chắn vỗ béo bò lai Red Angus giai đoạn 21-24 tháng tuổi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Bê lai ½ Red Angus 21 tháng tuổi cho TKL (0,965 kg/con/ngày) cao hơn đáng kể so với bê lai Sind có tuổi tương đương (0,663 kg/con/ngày) khi vỗ béo bằng khẩu phần của thí nghiệm này trong thời gian 90 ngày. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bê vỗ béo trong thí nghiệm này là tương đối thấp (8,58-9,82 g TKL /MJ ME ăn vào) do mật độ dinh dưỡng trong khẩu phần không cao. Tuy nhiên với khẩu phần vỗ béo sử dụng trong thí nghiệm này việc vỗ béo bê có thể cho lợi nhuận, nhất là khi vỗ béo bê lai ½ Red Angus. Đề nghị Tiếp tục thử nghiệm trên các đối tượng bê có độ tuổi khác và với các khẩu phần vỗ béo khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 31 - Tháng 8 - 2011 44 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008). Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội 2008. Cục Chăn nuôi (2006). Báo cáo tổng kết chăn nuôi giai đoạn 2001-2005 và định hướng phát triển chăn nuôi thời kỳ 2005-2015. Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Thành Trung và Phạm Thế Huệ (2008). Ảnh hưởng của việc thay thế các mức protein thoát qua (by-pass protein) trong khẩu phần đến khả năng tăng trọng và hiệu quả kinh tế của bò lai Brahman vỗ béo tại Đắc Lắc. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi 13: 20-26 Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Vũ Văn Nội, Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Thành Trung và Mc Crabb. G. (2000). Nghiên cứu sử dụng hàm lượng rỉ mật cao để vỗ béo bò. Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi năm 1999. Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Bình, Đinh Văn Tuyền (2008). Khả năng tăng trọng và cho thịt của bò lai Sind, Brahman và Drought Master nuôi vỗ béo tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi 15: 32 – 39. Phạm Thế Huệ, Đinh Văn Chỉnh và Đặng Vũ Bình (2009). Khả năng tăng trọng và cho thịt của bò lai Sind, F1 (Brahman x Lai Sind) và F1 (Charolais x Lai Sind) nuôi vỗ béo tại Đăk Lăk. Tạp chí Khoa học và Phát triển 7: 291 – 298. Lê Viết Ly, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Quốc Đạt. (1996). Nuôi bê lai hướng thịt bằng thức ăn bổ sung từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp tại miền Trung. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994-1995. Nhà xuất bản Nông nghiệp 1996, tr: 135-140. Vũ Văn Nội (1994). Nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của đàn bò lai Sind, bò lai kinh tế hướng thịt trên nền bò lai Sind ở một số tỉnh miền Trung. Luận án PTS khoa học nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà nội, 1994. Vũ Văn Nội, Phạm Kim Cương và Đinh Văn Tuyền (1999). Sử dụng phế phụ phẩm và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương để vỗ béo bò. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y, Huế 28-30/6/1999. Tr: 25-29. Vũ Văn Nội, Nguyễn Văn Vinh, Phạm Kim Cương và Đinh Văn Tuyền (2001). Nghiên cứu sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có để vỗ béo bò nâng cao khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế. Các báo cáo khoa học đề tài KHCN 0805 giai đoạn 1996-2000, Hà Nội, 2001. Tr: 152-161. Phạm Văn Quyến (2009). Nghiên cứu khả năng sản xuất của bò Droughtmaster thuần nhập nội và bò lai F1 giữa bò Droughtmaster với bò Lai Sind tại miền Đông Nam Bộ. Luận án tiến sĩ chuyên ngành chăn nuôi động vật. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Nguyễn Văn Thưởng, Lê Việt Ly, Vũ Văn Nội, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Văn Niêm, Hồ Khắc Oánh, Phạm Kim Cương, Văn Phú Bộ và CTV (1995). Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng nhanh năng suất thịt của đàn bò Việt Nam. Nuôi bò thịt và những kết quả nghiên cứu bước đầu ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp (1995) trang 45-53 Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Thành Nam, Phạm Hùng Cường, Nguyễn Thiện Trường Giang (2008). So sánh khả năng tăng trọng và cho thịt của bê Brahman và Lai Sind vỗ béo tại Tuyên Quang. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi 14: 31 – 38. Đinh Văn Tuyền, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Tấn Vui, Hoàng Công Nhiên (2010). Khả năng sinh trưởng bê lai ½ Red Angus và bê lai Sind nuôi tập trung, bán chăn thả tại Đăk Lăk. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi (đang in ấn). Victor J. Clarke, Lê Bá Lịch, Đỗ Kim Tuyên (1997). Kết quả chuyển giao kỹ thuật vỗ béo bò bằng khẩu phần cao năng lượng dựa trên nền bột sắn với 3% urea. Tr: 41-48. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y. Phần chăn nuôi gia súc. Hà nội, 1997. Tài liệu tiếng nước ngoài AFRC (1993). Energy and Protein Requirements for Ruminants. University Press, Cambridge, UK ARC (1984). The Nutrient Requirements for Ruminant Livestock. Suppl 1. Commonwealth Agricultural Bureau, Slough, UK. INRA (1989). Ruminant Nutrition recommended allowance and Feed Tables, INRA, Paris, France. Kearl, L. C. (1982). Nutrient Requirements of Ruminants in Developing Countries. International Feedtuffs Institute. Utah Agricultural Experiment Station. Utah State University, Logan, USA. McCrabb, G.J., Noi, V.V., O'Neill, C.J. & Hunter, R.A (2000). The effect of quality of the forage component of high molasses diets for beef production. Asian-Australasian Journal of Animal Science 13 (Suppl. B): pp 120 [...]...VĂN TI N DŨNG – So sánh kh năng tăng tr ng và hi u qu s d ng th c ăn NRC (1984) The nutrient requirements of beef cattle, Washington DC, USA Sainz, R D., De la Torre, F & Oltjen, J W (1995) Compensatory Growth and Carcass Quality in GrowthRestricted and Refed Beef Steers Journal of Animal Science 73 pp : 2971- 2979 Ngư i ph n bi n: PGS.TS Mai Văn Sánh và TS Vũ Văn N i 45 . VĂN TIẾN DŨNG – So sánh khả năng tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn 35 SO SÁNH KHẢ NĂNG TĂNG KHỐI LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN KHI VỖ BÉO GIỮA BÊ LAI SIND VÀ BÊ LAI ½ RED ANGUS. của con lai này, chúng tôi đã tiến hành đề tài So sánh khả năng tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn khi vỗ béo giữa bò lai Sind và lai ½ Red Angus x Lai Sind nuôi tại Đăk Lăk& quot;. kể so với TKL khi vỗ béo bò lai chuyên thịt (Charolais x Lai Sind) trong nghiên cứu VĂN TIẾN DŨNG – So sánh khả năng tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn 41 của Vũ Văn Nội (1994) và

Ngày đăng: 17/05/2015, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w