ĐÀO THẢI NITƠ VÀ PHỐT PHO Ở GÀ LƯƠNG PHƯỢNG KHI ĐƯỢC NUÔI BẰNG CÁC KHẨU PHẦN ĂN KHÁC NHAU

7 250 0
ĐÀO THẢI NITƠ VÀ PHỐT PHO Ở GÀ LƯƠNG PHƯỢNG KHI ĐƯỢC NUÔI BẰNG CÁC KHẨU PHẦN ĂN KHÁC NHAU

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỒ TRUNG THÔNG – Đào thải nitơ và phốt pho ở gà Lương Phượng khi được nuôi 65 ĐÀO THẢI NITƠ VÀ PHỐT PHO Ở GÀ LƯƠNG PHƯỢNG KHI ĐƯỢC NUÔI BẰNG CÁC KHẨU PHẦN ĂN KHÁC NHAU Hồ Trung Thông 1 , Vũ Chí Cương 2 , Sommer Sven 3 , Nguyễn Văn Chào 1 , Hồ Lê Quỳnh Châu 1 và Vũ Khánh Vân 2 1 Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế; 2 Viện Chăn nuôi – Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội; 3 University of Southern Denmark Tác giả liên hệ: Hồ Trung Thông - Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tel: (054)3525439 / 0914285308, Fax: (054)3524923; Email: hotrungthong@yahoo.com ABSTRACT Nitrogen and phosphorus excretions from Luong Phuong chicken fed different typical diets One experiment aimed to to determine nitrogen and phosphorus excretion in broiler Luong Phuong chicken fed different typical diets in Vietnam was conducted. The experiment was conducted using 72 one-day-old Luong Phuong chickens (3 treatments with 6 replicates). A total of 3 diets were used in the trials. TPT diet was formulated to meet all nutrition needs for chickens in the experimental periods (1-15, 16-30 and 31-60 days of age) according to PHILSAN’s recommendation (2003). DTP diet was obtained by mixing commercial protein concentrate with broken rice, rice bran and maize according to manufacturer’s recommendation for 1-21, 22-42 and 43-60 days of age chicks. CN diet was commercial diet that using for 1-21 and 22-60 days of age chicks. The result of study showed that there was no difference in growth rate between 3 treatments. However, feed conversion ratio (FCR) of chickens fed TPT diet was significantly higher than that of chicks fed CN diet. The results also indicated that there was the effect of experimental diets on nitrogen and phosphorus intake, excretion and retention in broilers. The total excretion of nitrogen in chicks fed TPT, DTP and CN diets were 55.767 g/chick/60 days, 46.384 g/chick/ 60 days and 43.692 g/chick/60 days, respectively. Meanwhile, the total excretion of phosphorus was 29.615 g/chick/60 days, 32.693 g/chick/60 days and 29.461 g/chick/60 days in chicks fed TPT, DTP and CN diets. Nitrogen and phosphorus excretion as percent to intake, nitrogen and phosphorus excretion as percent to retention in chicks fed TPT diet (37.81% and 46.45%) were lower than that in groups fed DTP (51.33% and 60.75%) or CN diet (44.83% and 60.07%). Besides, nitrogen and phosphorus retention as percent to intake of chickens fed TPT diet were significantly higher than that of chicks fed DTP and CN diets. Key words: broiler, diet, excretion, nitrogen, phosphor ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Skiba và cs (2006), việc mở rộng quy mô sản xuất chăn nuôi gia cầm đã và đang góp phần làm tăng sự tích lũy chất thải giàu dinh dưỡng, đặc biệt là nitơ và phốt pho, ở các khu vực gần các trang trại. Nồng độ cao của các chất dinh dưỡng trong chất thải là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt, gây hiện tượng tảo nở hoa, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái (Sharpley và cs, 1994). Ngoài ra, việc sử dụng quá mức chất thải gia cầm làm phân bón cho cây trồng là nguyên nhân nhiễm nitrat nguồn nước ngầm (Bitzer và Sims, 1988), gây ung thư và các các bệnh đường hô hấp ở người (Kelleher và cs, 2002). Bên cạnh đó, nitơ trong chất thải gia cầm có thể phát tán vào bầu khí quyển thông qua hiện tượng bay hơi ammonia (Marshall và cs, 1998). Theo Galloway và cs (2003), sự gia tăng nồng độ nitơ trong VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 – Tháng 10 – 2011 66 không khí có thể gây tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người và hệ sinh thái ở quy mô vùng và toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng đào thải quá mức các chất dinh dưỡng ở gia cầm là do tiêu hóa không hoàn toàn hoặc hấp thu không hiệu quả các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Việc quản lý chất dinh dưỡng trong chất thải gia cầm thường được giải quyết theo 2 chiến lược: thay đổi khẩu phần nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng nitơ (Applegate và cs, 2008) hay phốt pho (Huff và cs, 1998) hoặc xử lý chất thải bằng phương pháp ủ, phân giải kỵ khí hoặc đốt trực tiếp (Kelleher và cs, 2002). Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm xác định lượng nitơ và phốt pho đào thải ở gà Lương Phượng giai đoạn từ 1-60 ngày tuổi khi được nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau, từ đó làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sử dụng nitơ và phốt pho từ phân gà, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Động vật và thức ăn thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên gà Lương Phượng giai đoạn 1 – 60 ngày tuổi tại Phòng Nghiên cứu Gia cầm và Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế. Tổng số 72 con gà Lương Phương 1 ngày tuổi được bố trí ngẫu nhiên vào 18 cũi trao đổi chất. 03 khẩu phần được sử dụng trong thí nghiệm gồm khẩu phần TPT (khẩu phần được thiết lập theo khuyến cáo của PHILSAN, 2003), khẩu phần DTP (gồm thức ăn đậm đặc và các loại thức ăn nguyên liệu theo khuyến cáo của nhà sản xuất) và khẩu phần CN (hỗn hợp thức ăn công nghiệp hoàn chỉnh). Mỗi nghiệm thức được tiến hành với 6 lần lặp lại. Các thông số cơ bản về bố trí động vật thí nghiệm và chuồng nuôi được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Thiết kế thí nghiệm TT Thông số thí nghiệm Khẩu phần TPT Khẩu phần DTP Khẩu phần CN 1 Khối lượng gà (g/con) 48,67 49,00 50,00 2 Số lượng gà (con) 24 24 24 3 Số gà/ô (con) 4 4 4 4 Tỉ lệ trống : mái 1 : 1 1 : 1 1 : 1 5 Kiểu chuồng Cũi trao đổi chất Cũi trao đổi chất Cũi trao đổi chất 6 Số cũi trao đổi chất 6 6 6 7 Số lần lặp (n) 6 6 6 8 Các giai đoạn thí nghiệm 1 – 15 ngày tuổi 16 – 30 ngày tuổi 31 – 60 ngày tuổi 1 – 21 ngày tuổi 22 – 42 ngày tuổi 43 – 60 ngày tuổi 1 – 21 ngày tuổi 22 – 60 ngày tuổi Bảng 2. Thành phần nguyên liệu của các khẩu phần (g/kg nguyên trạng) Khẩu phần TPT Khẩu phần DTP TT Thành phần nguyên liệu TPT1 TPT2 TPT3 DTP1 DTP2 DTP3 1 Cám gạo 73,0 147 179,0 50,0 150,0 200,0 2 Tấm gạo - - - 100,0 50,0 50,0 3 Bột ngô 486,0 515,0 534,0 450,0 450,0 450,0 4 Bột sắn 40,0 20,0 18,0 - - - 5 Bột cá loại I 45,0 54,5 65,0 - - - HỒ TRUNG THÔNG – Đào thải nitơ và phốt pho ở gà Lương Phượng khi được nuôi 67 6 Khô dầu đậu nành 335,0 245,0 190,0 - - - 7 Premix khoáng 2,0 2,0 2,0 - - - 8 Premix vitamin 3,0 3,0 3,0 - - - 9 CaCO 3 14,5 13,0 9,0 - - - 10 Methionine 1,5 0,5 - - - - 11 Đậm đặc Cargill - - - 400,0 350,0 300,0 Tổng 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 TPT1: khẩu phần TPT cho gà giai đoạn 1 - 15 ngày tuổi; TPT2: khẩu phần TPT cho gà giai đoạn 16 - 30 ngày tuổi; TPT3: khẩu phần TPT cho gà giai đoạn 31 - 60 ngày tuổi; DTP1: khẩu phần DTP cho gà giai đoạn 1-21 ngày tuổi; DTP2: khẩu phần DTP cho gà giai đoạn 22 - 42 ngày tuổi; DTP3: khẩu phần DTP cho gà giai đoạn 43 - 60 ngày tuổi Thành phần nguyên liệu trong các khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở Bảng 2. Để đảm bảo độ chính xác của kết quả thí nghiệm, chất lượng thức ăn được giữ nguyên trong suốt thời gian thí nghiệm. Các loại thức ăn nguyên liệu được tính toán và mua một lần trước khi bắt đầu thí nghiệm, sau đó trộn thật đồng đều ngay trong cùng một loại nguyên liệu. Đối với các khẩu phần TPT và DTP, sau khi trộn đều các nguyên liệu, thức ăn được ép viên và sấy khô ở 60 o C sau đó được lấy mẫu để phân tích thành phần các chất dinh dưỡng tổng số. Đối với khẩu phần CN, thức ăn công nghiệp sau khi mua về được lấy để phân tích thành phần dinh dưỡng và sử dụng để nuôi gà, không bổ sung bất kỳ thành phần thức ăn khác. Thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Thành phần các chất dinh dưỡng tổng số của các khẩu phần thí nghiệm (tính theo vật chất khô) Thành phần dinh dưỡng TT Khẩu phần Vật chấ t khô (%) Protein tổng số (%) Khoáng tổng số (%) Phốt pho tổng số (%) Năng lượng tổ ng số (kcal/kg) 1 TPT1 90,58 25,54 6,08 1,492 4446 2 TPT2 91,63 22,83 5,98 1,718 4507 3 TPT3 90,99 21,48 5,65 1,478 4520 4 DTP1 91,04 22,40 6,80 2,004 4483 5 DTP2 91,75 20,87 6,71 1,940 4517 6 DTP3 90,25 19,37 6,46 1,961 4537 7 CN1 90,54 22,36 6,25 1,461 4662 8 CN2 90,29 20,82 5,87 1,753 4608 TPT1: khẩu phần TPT cho gà giai đoạn 1 - 15 ngày tuổi; TPT2: khẩu phần TPT cho gà giai đoạn 16 - 30 ngày tuổi; TPT3: khẩu phần TPT cho gà giai đoạn 31 - 60 ngày tuổi; DTP1: khẩu phần DTP cho gà giai đoạn 1-21 ngày tuổi; DTP2: khẩu phần DTP cho gà giai đoạn 22 - 42 ngày tuổi; DTP3: khẩu phần DTP cho gà giai đoạn 43 - 60 ngày tuổi; CN1: khẩu phần CN cho gà giai đoạn 1-21 ngày tuổi; CN2: khẩu phần CN cho gà giai đoạn 22-60 ngày tuổi Nuôi gà và thu mẫu Thí nghiệm kéo dài trong 60 ngày. Chế độ nuôi được áp dụng là cho ăn tự do. Trong suốt quá trình thí nghiệm, lượng ăn vào và lượng thải ra ở mỗi cũi trao đổi chất được theo dõi hàng ngày. Lượng ăn vào được xác định bằng cách cân lượng cho ăn vào 7h sáng hôm trước và cân VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 – Tháng 10 – 2011 68 lượng thức ăn thừa vào 7h sáng hôm sau. Nếu trong ngày gà ăn hết thức ăn thì cân thêm thức ăn cho gà và cộng thêm vào lượng cho ăn ở thời điểm 7h. Trong trường hợp còn thừa thức ăn, lượng thức ăn thừa được thu gom ở từng cũi trao đổi chất, cân lại, sau đó chuyển về phòng thí nghiệm và xác định hàm lượng chất khô. Chất thải ở từng cũi trao đổi chất được thu 2 lần/ ngày, cho vào hộp đựng bảo quản mẫu, vặn chặt nắp, cân tổng số và bảo quản ở nhiệt độ - 20 o C. Vào cuối mỗi giai đoạn thí nghiệm, các mẫu chất thải của gà ở từng cũi trao đổi chất được trộn đều, lấy mẫu và bảo quản ở -20 o C cho đến khi phân tích. Khối lượng của gà ở các cũi trao đổi chất được xác định vào cuỗi mỗi giai đoạn thí nghiệm. Phân tích hóa học và tính kết quả Mẫu chất thải được sấy khô ở 60 o C. Mẫu thức ăn và mẫu chất thải được nghiền qua sàng 0,5 mm trước khi đem phân tích. Tất cả các phân tích đều được tiến hành tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm, Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế theo tiêu chuẩn AOAC (1990). Mẫu thức ăn và mẫu chất thải được phân tích vật chất khô (DM), nitơ (N), khoáng tổng số (Ash), phốt pho tổng số (P) và năng lượng tổng số (GE). Xử lý thống kê Số liệu thí nghiệm được xử lý sơ bộ bằng Microsoft Excel và phân tích thống kê theo phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm SPSS 15.0. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình (SEM). Tukey test được sử dụng để so sánh giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả ở Bảng 4 cho thấy lượng chất khô ăn vào và tăng khối lượng (KL) ở lô ăn khẩu phần DTP thấp hơn so với 2 nghiệm thức TPT và CN. Tuy nhiên không thấy sự khác nhau rõ rệt giữa nhóm gà ăn khẩu phần TPT và CN. Trong khi đó, tiêu tốn thức ăn ở gà được nuôi bằng khẩu phần DTP là 2,58 kg thức ăn/kg tăng KL cao hơn đáng kể so với gà được cho ăn bằng khẩu phần TPT (2,34 kg thức ăn/kg tăng KL) và khẩu phần CN (2,13 kg thức ăn/kg tăng KL). Sự sai khác về tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL ở gà được nuôi bằng các khẩu phần khác nhau là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tính chung cả quá trình thí nghiệm, lượng chất thải đào thải dao động từ 85,72 - 93,49 g/con/ngày ở trạng thái tươi và không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, có sự sai khác đáng kể về lượng chất khô đào thải ở gà được nuôi bằng khẩu phần TPT (14,33 g/con/ngày) so với gà được cho ăn bằng khẩu phần DTP (12,72 g/con/ngày) và khẩu phần CN (12,33 g/con/ngày). Bảng 4. Lượng thức ăn ăn vào, lượng đào thải, tăng trọng và tiêu tốn thức ăn ở các nghiệm thức trong cả quá trình thí nghiệm (n = 6) Thông số Khẩu phần TPT Khẩu phần DTP Khẩu phần CN Lượng chất khô ăn vào (g DM /con/ngày) 49,70 a ± 1,08 45,77 b ± 1,02 48,10 ab ± 1,10 Tăng trọng (g/con/ngày) 21,26 a ± 0,75 17,80 b ± 0,51 22,67 a ± 0,90 Hệ số chuyển hóa thức ăn (g/kg tăng trọng) 2,34 b ± 0,04 2,58 a ± 0,06 2,13 c ± 0,04 Lượng đào thải dạng tươi (g/con/ngày) 87,54 a ± 4,59 85,72 a ± 6,09 93,49 a ± 4,49 HỒ TRUNG THÔNG – Đào thải nitơ và phốt pho ở gà Lương Phượng khi được nuôi 69 Lượng chất khô đào thải (gDM/con/ngày) 14,33 a ± 0,49 12,72 b ± 0,40 12,33 b ± 0,35 Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng của các khẩu phần khác nhau đến đào thải và tích lũy nitơ, phốt pho ở gà. Tính chung cho cả quá trình thí nghiệm, tổng lượng nitơ đào thải ở nghiệm thức TPT là 55,767 g/con/60 ngày, cao hơn đáng kể so với ở nghiệm thức DTP (46,384 g/con/60 ngày) và CN (43,692 g/con/60 ngày). Tuy nhiên, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tổng lượng phốt pho đào thải ở nghiệm thức TPT (29,615 g/con/60 ngày) và CN (29,461 g/con/60 ngày) (p > 0,05). Khi được nuôi bằng khẩu phần tự phối trộn, lượng nitơ ăn vào và nitơ đào thải trung bình ở nghiệm thức TPT lần lượt là 2,457 g/con/ngày và 0,929 g/con/ngày, cao hơn so với ở nghiệm thức DTP và CN. Sự sai khác về lượng nitơ ăn vào và nitơ đào thải trung bình ở gà được cho ăn bằng khẩu phần DTP so với ở khẩu phần CN là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, lượng nitơ tích lũy từ thức ăn là khác nhau có ý nghĩa thống kê ở các nghiệm thức (p < 0,001). Trong khi đó, lượng phốt pho ăn vào và lượng phốt pho tích lũy ở nghiệm thức TPT cao hơn so với ở 2 nghiệm thức DTP và CN, sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong 60 ngày nuôi thịt, tổng lượng phốt pho đào thải ở nghiệm thức DTP là 32,693 g/con, cao hơn đáng kể so với ở nghiệm thức TPT (29,615 g/con) và CN (29,461 g/con) (p < 0,05). Tuy nhiên, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về lượng phốt pho đào thải trung bình ở các nghiệm thức. Tính chung cho cả quá trình thí nghiệm, tỷ lệ đào thải so với ăn vào và tỷ lệ đào thải so với tích lũy đối với nitơ và phốt pho ở gà khi nuôi bằng khẩu phần tự phối trộn lần lượt là 37,81% và 46,45%, thấp hơn so với khi sử dụng khẩu phần chứa thức ăn đậm đặc (51,33% và 60,75%) và khẩu phần thức ăn công nghiệp hoàn chỉnh (44,83% và 60,07%). Tỷ lệ nitơ đào thải so với nitơ ăn vào và tỷ lệ nitơ đào thải so với nitơ tích lũy ở nghiệm thức TPT lần lượt là 37,81% và 60,88%. Trong khi đó, đối với phốt pho, các tỷ lệ tương ứng là 46,45% và 87,11%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng tích lũy nitơ và phốt pho ở gà được nuôi bằng khẩu phần tự phối trộn cao hơn đáng kể so với ở gà được nuôi bằng các khẩu phần DTP và CN. Bảng 5. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng (nitơ và phốt pho) đào thải, tích lũy so với lượng ăn vào ở các nghiệm thức (tính theo trạng thái chất khô) (n = 6) Thông số Đơn vị tính Khẩu phầ n TPT Khẩu phần DTP Khẩu phầ n CN Tổng lượng ăn vào Nitơ Phốt pho g/con/60 ngày 147,400 a ± 63,680 63,680 a ± 1,199 90,302 b ± 1,934 53,869 b ± 1,201 97,480 b ± 2,191 49,015 c ± 1,149 Lượng ăn vào Nitơ Phốt pho g/con/ngày 2,457 a ± 0,046 1,061 a ± 0,020 1,505 b ± 0,032 0,898 b ± 0,020 1,625 b ± 0,036 0,817 c ± 0,019 Tổng lượng đào thải Nitơ Phốt pho g/con/60 ngày 55,767 a ± 1,657 29,615 b ± 1,078 46,384 b ± 1,686 32,693 a ± 0,748 43,692 b ± 1,171 29,461 b ± 1,002 Lượng đào thải g/con/ngày VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 32 – Tháng 10 – 2011 70 Nitơ Phốt pho 0,929 a ± 0,028 0,494 a ± 0,018 0,773 b ± 0,028 0,545 a ± 0,012 0,728 b ± 0,020 0,491 a ± 0,017 Lượng tích lũy Nitơ Phốt pho g/con/ngày 1,527 a ± 0,026 0,568 a ± 0,010 0,732 b ± 0,021 0,353 b ± 0,016 0,896 c ± 0,025 0,326 b ± 0,010 Tỷ lệ đào thải / ăn vào Nitơ Phốt pho % 37,81 c ± 0,62 46,45 b ± 1,07 51,33 a ± 1,23 60,75 a ± 1,23 44,83 b ± 0,81 60,07 a ± 1,10 Tỷ lệ tích lũy/ ăn vào Nitơ Phốt pho % 62,19 a ± 0,62 53,55 a ± 1,07 48,67 c ± 1,23 39,25 b ± 1,23 55,17 b ± 0,82 39,93 b ± 1,10 Tỷ lệ đào thải / tích lũy Nitơ Phốt pho % 60,88 c ± 1,66 87,11 b ± 3,71 106,14 a ± 5,23 156,02 a ± 7,87 81,47 b ± 2,78 151,40 a ± 6,87 Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có ít nhất một chữ cái giống nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 KẾT LUẬN Tính chung cho cả quá trình thí nghiệm, tổng lượng nitơ đào thải ở các nghiệm thức TPT, DTP và CN lần lượt là là 55,767 g/con/60 ngày; 46,384 g/con/60 ngày và 43,692 g/con/60 ngày. Tổng lượng phốt pho đào thải 3 nghiệm thức lần lượt là 29,615 g/con/60 ngày (TPT); 32,693 g/con/60 ngày (DTP) và 29,461 g/con/60 ngày (CN). Tỷ lệ đào thải so với ăn vào và tỷ lệ đào thải so với tích lũy đối với nitơ và phốt pho ở gà khi nuôi bằng khẩu phần tự phối trộn theo khuyến cáo của PHILSAN (2003) lần lượt là 37,81% và 46,45%, thấp hơn so với khi sử dụng khẩu phần chứa thức ăn đậm đặc (51,33% và 60,75%) và khẩu phần thức ăn công nghiệp hoàn chỉnh (44,83% và 60,07%). Tỉ lệ tích lũy nitơ và phốt pho ở gà được nuôi bằng khẩu phần tự phối trộn cao hơn đáng kể so với ở gà được nuôi bằng các khẩu phần chứa thức ăn đậm đặc và khẩu phần thức ăn công nghiệp. Như vậy, việc thiết lập khẩu phần dinh dưỡng theo khuyến cáo của PHILSAN (2003) đã làm giảm tỉ lệ đào thải nitơ và phốt pho so với lượng nitơ và phốt pho ăn vào. TÀI LIỆU THAM KHẢO AOAC, (1990). Official methods of analysis. Fifteenth edition. Published by the Association of Official Analytical Chemists, Inc., Arlington-Virginia-USA. Applegate T, Power W, Angel CR, Hoehler D, (2008). Effect of amino acid formulation and amino acid supplementation on performance and nitrogen excretion in turkey toms. Poultry Science, 87: 514-520. Bitzer CC and Sims JT, (1988). Estimating the availability of nitrogen in poultry manure through laboratory and field studies. Journal of Environmental Quality, 17: 47-54. Galloway JN, Aber JD, Erisman JW, Seitzinger SP, Howarth RW, Cowling EB, Cosby BJ, (2003). The nitrogen cascade. Bioscience, 53: 341-356. HỒ TRUNG THÔNG – Đào thải nitơ và phốt pho ở gà Lương Phượng khi được nuôi 71 Huff WE, Moore Jr PA, Waldroup PW, Balog JM, Huff GR, Rath NC, Daniel TC, Raboy V, (1998). Effect of dietary phytase and high available phosphorus corn on broiler chicken performance. Poultry Science 77: 1899-1904. Kelleher BP, Leahy JJ, Heniham AM, O’Dwyer TF, Sutton D, Leahy MJ, (2002). Advances in poultry litter disposal technology – a review. Bioresource Technology, 83(1): 27-36. Marshall SB, Wood CW, Brown LC, Cabrera ML, Mullen MD, Guertal EA, (1998). Ammonia volatilization from tall fescue pastures fertilized with broiler litter. Journal of Environmental Quality, 27: 1125-1129. PHILSAN, (2003). Feed reference standards. Third edition. Philippine Society of Animal Nutritionist. Sharpley AN, Chapra SC, Wedepohl R, Sims JT, Daniel TC, and Reddy KR, (1994). Managing agricultural phosphorus for protection of surface waters: Issues and options. Journal of Environmental Quality, 23: 437-451. Skiba U, Dick J, Storeton-West R, Lopez-Fernandez S, Woods C, Tang S, Vandijk N, (2006). The relationship between NH3 emissions from a poultry farm and soil NO and N 2 O fluxes from a downwind forest. Biogeosciences, 3: 375-382. Người phản biện: TS. Chu Mạnh Thắng và TS. Trịnh Quang Tuyên . HỒ TRUNG THÔNG – Đào thải nitơ và phốt pho ở gà Lương Phượng khi được nuôi 65 ĐÀO THẢI NITƠ VÀ PHỐT PHO Ở GÀ LƯƠNG PHƯỢNG KHI ĐƯỢC NUÔI BẰNG CÁC KHẨU PHẦN ĂN KHÁC NHAU Hồ Trung Thông 1 ,. ở gà được nuôi bằng khẩu phần TPT (14,33 g/con/ngày) so với gà được cho ăn bằng khẩu phần DTP (12,72 g/con/ngày) và khẩu phần CN (12,33 g/con/ngày). Bảng 4. Lượng thức ăn ăn vào, lượng đào thải, . thức ăn ở gà được nuôi bằng khẩu phần DTP là 2,58 kg thức ăn/ kg tăng KL cao hơn đáng kể so với gà được cho ăn bằng khẩu phần TPT (2,34 kg thức ăn/ kg tăng KL) và khẩu phần CN (2,13 kg thức ăn/ kg

Ngày đăng: 17/05/2015, 22:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan