1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Chuỗi cung ứng của siêu thị Big C

15 4,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 448,9 KB

Nội dung

Phân tích chuỗi cung ứng của siêu thị Big C. Phân tích mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi. Đánh giá nhưng thành công và hạn chế của chuỗi cung ứng đó, Đề xuất giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung ứng của siêu thị

I/ Giới thiệu về siêu thị BigC: BigC là thương hiệu của tập đoàn phân phối bán lẻ Groupe Casino (Pháp) tại Thái Lan và Việt Nam. BigC được thành lập vào năm 1993 và khai trương cửa hàng đầu tiên của mình tại ngã tư Wong Sawang, Bangkok (Thái Lan). Hệ thống siêu thị BigC hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của siêu thị BigC) triển khai. Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 200.000 nhân viên làm việc tại hơn 11.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius. Hiện tại, hệ thống siêu thị BigC Việt Nam có tổng cộng 21 siêu thị BigC trên toàn quốc với 3 siêu thị trên địa bàn Hà Nội là: BigC Thăng Long, BigC Long Biên và BigC The Garden. Thương hiệu BigC thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong định hướng kinh doanh và chiến lược đểthành công. Đó là: + ”Big“ có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các siêu thị BigC và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà chung tôi cung cấp. Hiện tại, mỗi siêu thị BigC có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng. + “C” là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là “Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của chúng tôi, họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của siêu thị BigC. Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể hơn 8.000 thành viên, siêu thị BigC đã giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Bên cạnh đó, tất cả các siêu thị BigC trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị BigC, phần lớn không gian được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng cao. Sản phẩm kinh doanh tại các siêu thị BigC có thể được chia ra thành 5 ngành chính, như sau: + Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì. 1 + Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện. + Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túi xách. + Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học. + Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi. 2 II/ Thực tế công tác quản trị chuỗi cung ứng của BigC với nhóm hàng thực phẩm tiêu dùng thiết yếu: 1/ Mô hình chuỗi cung ứng đối với nhóm hàng thực phẩm tiêu dùng thiết yếu của BigC: Khác với các đối tượng khác, đối tượng mà nhóm đang nghiên cứu là một doanh nghiệp bán lẻ - nằm ở vị trí gần với người tiêu dùng cuối cùng nhất trong chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, mô hình chuỗi cung ứng trong thực tế của BigC sẽ có đôi chút khác biệt nhỏ. Với môt mô hình về chuỗi cung ứng điển hình, ta có 5 bộ phận cấu thành bao gồm: nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối trung gian, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng/khách hàng. Tuy nhiên, đối với BigC – một nhà bán lẻ - thì yếu tố nhà phân phối có thể được lược bỏ trong nhiều trường hợp. Điều này là hợp lý vì BigC sẽ trực tiếp nhập các sản phẩm từ các nhà sản xuất nhằm đạt được mục tiêu giá rẻ, phục vụ cho công việc kinh doanh của họ. Chính vì vậy, mô hình chuỗi cung ứng của siêu thị BigC đối với nhóm hàng thực phẩm tiêu dùng thiết yếu sẽ là: Nhà cung cấp nguyên liệu Nhà sản xuất BigC Khách hàng Nhóm hàng thực phẩm tiêu dùng thiết yếu mà nhóm đề cập tới là những mặt hàng cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của người tiêu dùng. Những mặt hàng mà nhóm sử dụng để phân tích thực trạng chuỗi cung ứng nhóm hàng thực phẩm thiết yếu của BigC bao gồm: + Sữa và các chế phẩm từ sữa của Vinamilk + Thịt và các chế phẩm từ thịt gia súc, gia cầm của VISSAN và BigC + Các sản phẩm bánh kẹo từ Kinh Đô Nhóm sẽ xét tới hệ thống siêu thị BigC trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2/ Vai trò của các thành viên trong chuỗi cung ứng nhóm hàng thực phẩm thiết yếu của BigC: a/ Nhà cung cấp nguyên liệu: 3 * Nhà cung cấp nguyên liệu cho Vinamilk: Vinamilk là công ty hàng đầu trong ngành sữa nước tại Việt Nam. Hiện tại tổng sản lượng sữa thu mua của Vinamilk trên cả nước trong một ngày là 350 tấn chiếm 60% tổng sản lượng cả nước. Mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy là điểm then chốt tạo nên thành công của Vinamilk. Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định nên chất lượng sữa đó chính là nguồn nguyên liệu, do đó Vinamilk luôn chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo lượng sữa đầu vào đến người tiêu dùng. Hiện nay, Vinamilk có 3 nguồn cung sữa tươi chủ yếu sau: + Thu mua sữa tươi từ nông dân nuôi bò sữa. Vinamilk hiện thu mua tới hơn 60% sản lượng sữa bò của nông dân, với lượng sữa tươi ngày càng tăng cao cả về chất lượng và số lượng. Để bảo đảm đầu ra cho nông dân, khuyến khích nông dân chăn nuôi bò sữa, Vinamilk đã liên kết với hơn 5.000 hộ nông dân; đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho bà con nông dân để có sản phẩm tốt nhất về chất lượng. Hiện 61.000 con bò sữa của nông dân đang cung cấp cho Vinamilk với 460 tấn sữa/ngày. + Vinamilk nhập khẩu sữa bột từ Úc, New Zealand để đáp ứng nhu cầu sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng với một số nhà cung cấp nổi tiếng như: Hoogwegt International BV; Fonterra (SEA) Pte, Ltd; … + Lấy sữa trực tiếp từ đàn bò của Vinamilk, trong đó bao gồm cả đàn bò nuôi trong nước và đàn bò sữa ở New Zealand. Vinamilk hiện tại đang có 5 trang trại trên cả nước: Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng. Vinamilk cho đầu tư phát triển năm trang trại với khoảng 8.000 con bò sữa (nhập từ nước ngoài, trong đó có 50% là bò vắt sữa), cung ứng khoảng 90 tấn sữa /ngày. Việc đảm bảo nguồn cung cho quá trình sản xuất sữa của Vinamilk đã góp phần tạo nên thành công của Vinamilk trong việc ký kết hợp đồng với các đối tác trong đó có siêu thị BigC. BigC luôn mong muốn đảm bảo cung cấp đủ lượng hàng hóa cho khách hàng, không để tình trạng thiếu hàng cũng như đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng với mức giá thấp nhất. * Nhà cung cấp nguyên liệu cho VISSAN: Thịt đông lạnh, xúc xích tại siêu thị BigC chủ yếu được cung cấp từ VISSAN. Công ty VISSAN là doanh nghiệp dẫn đầu trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc và rau - củ - quả tại Việt Nam. VISSAN đã xây dựng được mạng lưới hệ thống phân phối bao gồm: chi nhánh VISSAN Hà Nội, chi nhánh 4 VISSAN Đà Nẵng, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, siêu thị và các đại lý phân phối rộng khắp trên toàn quốc. Một trong số đó có siêu thị BigC. Để đảm bảo cho việc cung ứng hàng hóa cho mạng lưới phân phối toàn quốc, VISSAN cần phải có chiến lược trong việc đảm bảo nguồn đầu vào cho sản xuất. + VISSAN mua heo, bò từ các trại chăn nuôi trong cả nước. Hiện nay, lượng thịt heo, trâu, bò tươi sống và hàng thực phẩm chế biến của VISSAN cung cấp cho thị trường TP tăng 5-10 tấn/ngày, ở mức 120 tấn thịt heo và trâu bò tươi sống/ngày, 30 tấn hàng thực phẩm chế biến/ngày. Trong đó, thị phần những đơn vị cung cấp lớn, tự túc nguồn chăn nuôi khép kín như C.P, VISSAN, Sami… chỉ đáp ứng khoảng 30%, còn lại phải phụ thuộc vào các trại, hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ. + Nhập khẩu thịt gia súc. Nguồn hàng chủ yếu cung cấp cho VISSAN là từ Ấn Độ. Hiện tại, lượng thịt heo nhập khẩu về khá khiêm tốn, trung bình khoảng 90-100 tấn/ tháng và chủ yếu được VISSAN sử dụng như một phương án dự phòng cho những biến động tại thị trường trong nước. * Nhà cung cấp nguyên liệu cho BigC: eBon là nhãn hiệu độc quyền của BigC cho nhóm sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, bao gồm nhiều sản phẩm thịt nguội phong phú và đa dạng như: pa-tê, thịt giăm bông, xúc xích, chả lụa, chả chiên, chả bò … Nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhãn hiệu để sản xuất ra các sản phẩm thịt nguội của công ty chính là từ các trang trại nuôi gia cầm, gia súc có tiếng ở nước ta như: Hưng Yên, Bắc Ninh, Phú Thọ… ngoài ra còn nhập từ các tỉnh khác thuộc miền Trung hoặc Nam Bộ. Các trang trại đó đều được kiểm nghiệm giám sát kĩ càng từ nguồn gốc của con giống, thức ăn chăn nuôi, nguồn nước uống, việc thăm khám tiêm phòng. Không chỉ đảm bảo nguyên liệu từ những khâu nuôi và chăm sóc, ngay cả khâu giết mổ cũng được thực hiện an toàn theo đúng quy chuẩn. * Nhà cung cấp nguyên liệu cho Kinh Đô: Là thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng và tin tưởng, Kinh Đô luôn cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng và thiết thực. Nhà cung cấp nguyên liệu cho Kinh Đô có thể chia làm nhiều nhóm hàng: nhóm bột, nhóm đường, nhóm bơ sữa, nhóm hương liệu, nhóm phụ gia hóa chất … Về nhóm bột, nhà cung cấp chính là bột mì Bình Đông, Đại Phong. 5 Nhóm đường có nhà máy đường Biên Hòa, đường Juna, đường Bonbom, nhà máy đường Phú Yên … Về nguyên liệu bơ sữa, Kinh Đô chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài qua việc nhập khẩu trực tiếp hoặc qua nhà phân phối/đại lý ở Việt Nam. Về nhóm hương liệu phụ gia hóa chất, Kinh Đô mua từ nước ngoài thông qua văn phòng đại diện hoặc nhà phân phối tại Việt Nam, những hương liệu được Kinh Đô sử dụng là Mane, IFF, Griffit, Cornell Bors… Về nguyên liệu để đóng gói bao bì, Kinh Đô sử dụng bao bì trong nước chủ yếu là bao giấy, bao bì nhựa và bao thiếc. Nhà cung cấp chủ yếu của Kinh Đô đối với bao bì là: Visinpack (bao bì giấy), Tân Tiến (bao bì nhựa), Mỹ Châu (bao bì thiếc)… b/ Nhà sản xuất: * Vinamilk: Vinamilk sản xuất ra sữa cung như các chế phẩm từ sữa theo một quy trình tân tiến đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu 2006/14/EC. Đầu tiên, đàn bò được chăm sóc kĩ lưỡng từ việc đảm bảo chuồng trại xây dựng theo công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn cao, áp dụng tối đa hệ thống tự động tới việc trang bị chip tự động để kiểm tra lượng sữa của từng con, đảm bảo cho sức khỏe của đàn bò được chăm sóc tốt nhất. Ngoài ra thức ăn chăn nuôi cũng được quy chuẩn theo phương pháp TRM nhằm đảm bảo dinh dưỡng, cho sữa nhiều và chất lượng cao. Đàn bò được tắm mỗi ngày, được bác sĩ thú y kiểm tra đều đặn. Môi trường sống xung quanh chuồng trại cũng được đảm bảo luôn thông thoáng, an toàn nhờ hệ thống xử lý nước thải hiện đại có tác dụng bảo vệ môi trường Công ty cung cấp nguồn nguyên liệu cho Vinamilk cũng đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng sữa của đàn bò. Họ đảm bảo rằng dây chuyền vắt sữa tự động sẽ giúp sữa bò chảy thẳng vào hệ thống làm lạnh nhanh chóng từ 37độ C xuống còn 4 độ C, đảm bảo sữa được bảo quản tốt nhất trước khi đưa đến nhà máy chế biến. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu sữa và các sản phẩm từ sữa của người tiêu dùng trên toàn quốc, Vinamilk đã đặt 2 nhà máy lớn nhất của mình tại Bình Dương và Thanh Hóa. * VISSAN: Công ty VISSAN đã và đang thực hiện quy trình liên kết khép kín trong sản xuất để bảo đảm hiệu quả và chất lượng sản phẩm bao gồm: Khu tồn trữ thú sống với sức 6 chứa 10.000 con heo và 4.000 con bò; 3 dây chuyền giết mổ heo với công suất 2.400 con/ca (6 giờ); 2 dây chuyền giết mổ bò với công suất 300 con/ca (6 giờ); hệ thống kho lạnh với cấp nhiệt độ khác nhau, sức chứa trên 2.000 tấn; dây chuyền sản xuất – chế biết thịt nguội nhập từ Pháp và Tây Ban Nha với công suất 5.000 tấn/năm; hệ thống dây chuyền sản xuất xúc xích tiệt trùng theo thiết bị và công nghệ của Nhật Bản với công suất 20.000 tấn/năm; nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh, công suất 5.000 tấn/năm tại TP.HCM; xí nghiệp kinh doanh rau quả với trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cung cấp cho thị trường TP.HCM 14.000 tấn/năm và suất ăn công nghiệp 18.000 suất/ngày cho trường học và khu công nghiệp… * Kinh Đô: Công ty Kinh Đô có nhiều nhà máy đặt trên toàn quốc để phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm bánh kẹo phục vụ kịp thời nhu cầu cho thị trường nội địa và quốc tế. Các nguyên liệu đầu vào sau khi được kiểm định chất lượng sẽ được đưa vào các dây chuyền hiện đại tại các nhà máy để chế biến. Thành phẩm có được sẽ trải qua nhiều công đoạn như: nướng, hấp, sấy, đóng gói, rập khuôn, … trước khi được xếp vào kho hàng và chuẩn bị được cung cấp tới nhà phân phối. c/ BigC: Với slogan quen thuộc ``Giá rẻ cho mọi nhà ``, có thể nói BigC đã phải có những ràng buộc nhất định đối với các nhà sản xuất để có thể cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa với mức giá rẻ nhất có thể. Ông Pascal Billaud - Tổng Giám đốc hệ thống siêu thị BigC tại Việt Nam cho biết, ngoài chất lượng là yếu tố bắt buộc thì giá rẻ là chiến lược kinh doanh chủ đạo mà BigC theo đuổi trong suốt 12 năm có mặt tại Việt Nam. Từ đó, có thể thấy BigC luôn giữ vững lập trường về chiến lược giá rẻ, giá rẻ luôn là mục tiêu hàng đầu của họ, bằng cách phụ thuộc vào quy mô , kỹ thuật đàm phán thương lượng giá cả và cắt giảm chi phí quản lý và các chi phí khác. Vì vậy áp lực chính mà BigC tạo ra cho các nhà sản xuất chính là: + Chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của sản phầm. + Giá thành sản phẩm Những điều kiện mà BigC đưa ra để hàng hóa được bày bán tại hệ thống siêu thị của mình là không quá khó khăn. Cụ thể là sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của thị trường, với hàng may mặc thì nhà sản xuất phải có nhiều bộ 7 sưu tập trong năm, các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật phải đảm bảo, đồng thời phải giao hàng đúng thời hạn, giá cả được trả theo đúng thỏa thuận được hai bên cam kết. Ngoài ra, còn một điều kiện nữa là nhà cung cấp phải ký kết vào bản quy tắc đạo đức kinh doanh, trong đó có điều khoản không trả bất kỳ khoản tiền riêng nào cho nhân viên của BigC. BigC Việt Nam sẵn sàng hợp tác phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp đáp ứng những yêu cầu như: + Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, phù hợp với chủng loại hàng hóa mà BigC Việt Nam đang kinh doanh, + Sản phẩm phải thỏa mãn các tiêu chí chất lượng, tem nhãn, giấy công bố chất lượng… theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với các sản phẩm thực phẩm đảm bảo có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa còn thời hạn sử dụng hợp lý Trong quá trình nhập hàng về kinh doanh tại siêu thị, BigC luôn cam kết chấp hành nghiêm ngặt quy trình kiểm soát chất lượng : sản phẩm phải có toàn bộ các giấy tờ công bố chất lượng, chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, kết quả xét nghiệm định kỳ sản phẩm,… là những giấy tờ do nhà nước cấp, chứng nhận rằng sản phẩm đạt điều kiện về vệ sinh và an toàn cho sức khỏe. Tại BigC cũng luôn tôn trọng quy trình nhận hàng và tiến hành làm xét nghiệm ngẫu nhiên để kiểm tra độ an toàn của sản phẩm. Hợp đồng thu mua với BigC luôn yêu cầu nhà cung cấp ký vào các cam kết đạo đức trong kinh doanh (đảm bảo kinh doanh lành mạnh theo quy định của pháp luật). Mối quan hệ giữa nhà sản xuất và BigC được quy định rõ ràng trong các hợp đồng kinh tế. Mỗi lần có sự thay đổi về hàng hóa nhất là giá cả thì nhà sản xuất phải thông báo và thương lượng với BigC để có điều chỉnh cụ thể. Ví dụ như vào đầu năm 2013 Vinamilk đã gửi yêu cầu tăng giá 7-8% cho khoảng 80% các sản phẩm sữa bột, sữa đặc, thức ăn dặm cho trẻ em (trừ sản phẩm bình ổn) cho BigC. Từ đó, BigC sẽ đưa thông báo cho người tiêu dùng và điều chỉnh giá trên quầy hàng. Bên cạnh đó, các siêu thị trong hệ thống BigC còn đóng vai trò là nhà cung cấp của nhau. Khi trong kho của một siêu thị BigC bất kỳ trong hệ thống hết một mặt hàng bất kỳ do như cầu gia tăng đột biến, nếu lô hàng sắp tới chưa tới kịp thì các siêu thị còn lại gần với siêu thị BigC đó nhất sẽ trích xuất hàng để cung ứng kịp thời, đảm bảo không làm gián đoạn công việc sản xuất kinh doanh của toàn hệ thống. 8 Bên cạnh đó, nhằm hạn chế tối đa sự gián đoạn trong hoạt đông sản xuất kinh doanh cũng như sự lệ thuộc vào nhà sản xuất, hệ thống siêu thị BigC đã đầu từ vào hệ thống vận chuyển với gần 3000 xe tải. Chu kỳ cung cấp hàng hóa đến với 1 siêu thị BigC trung bình của hệ thống vận chuyển bằng xe tải này là 2 ngày. Hệ thống này được phối hợp linh hoạt với hệ thống cung ứng tạm thời giữa các siêu thị BigC, đảm bảo hoạt động cung ứng hàng hóa được diễn ra thông suốt – một điều rất quan trọng trong chuỗi cúng ứng kéo như BigC. Ngoài ra, tại mỗi một siêu thị BigC, luôn có một kho hàng lạnh và kho hàng dự trữ nhằm đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa đáp ứng như cầu mua sắm của khách hàng. d/ Khách hàng: Khách hàng của hệ thống siêu thi BigC là toàn bộ dân cư trên địa bàn Hà Nội và các khu vực lân cận. Chủ yếu là các hộ gia đình có thu nhập trung bình khá trở lên, ngoài ra còn có sự tham gia của người nước ngoài và sinh viên. Hiện nay, số lượng khách hàng thuộc nhóm này đang ngày càng tăng lên. Theo số liệu thu thập được thì cơ cấu khách hàng theo thu nhập của hệ thống siêu thị Co.opmart bao gồm: + 21% là khách hàng có thu nhập cao ( bình quân trên 8 triệu đồng/ 1 tháng) + 48% là khách hàng có thu nhập khá ( bình quân 5- 8 triệu đồng/ 1 tháng) + 22,5% là khách hàng có thu nhập trung bình ( bình quân 2- 5 triệu đồng/ 1 tháng) + 8,5% là các đối tượng khác ( sinh viên, khách du lịch và người nước ngoài…) Khách hàng đến với Co.opmart quan tâm tới chất lượng sản phẩm, phong cách sản phẩm, dịch vụ khách hàng, quy mô của siêu thị, đặc biệt là quan tâm đến giá cả hàng hóa. Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái như hiện nay thì chiến lược về giá cả của Co.op mart tỏ ra hấp dẫn đối với rất nhiều đối tượng khách hàng. 9 III/ Sự thành công của chuỗi cung ứng nhóm hàng thực phẩm tiêu dùng thiết yếu của BigC: 1/ Sự thành công của chuỗi cung ứng nhóm hàng thực phẩm tiêu dùng thiết yếu của BigC: Đầu tiên, BigC đã thành công trong việc tạo dựng uy tín đối với các nhà sản xuất để từ đó tạo ra lợi thế khi phân phối hàng hóa với giá rẻ tới tay người tiêu dùng. Slogan “Giá rẻ cho mọi nhà” được áp dụng triệt để. BigC đã đảm bảo được hiệu quả trong công tác vận chuyển, bảo quản hàng hóa nhằm cắt giảm tối đã chi phí để đưa ra được mức giá rẻ cho người tiêu dùng. Điển hình là với các mặt hàng thịt tươi sống, thịt đông lạnh. BigC đã thay thế vai trò của các nhà phân phối trong mô hình chuỗi cung ứng cơ bản bằng việc đạt được các thỏa thuận về việc phân phối hàng hóa trực tiếp từ nhà máy/cơ sở sản xuất tới kho hàng của các siêu thị BigC trong toàn hệ thống. Điều này góp phần làm giảm đáng kể những chi phí phát sinh về tỷ lệ phân chia hoa hồng, các lỗi kỹ thuật, chất lượng phát sinh khi hàng hóa phải luân chuyển qua nhiều khâu trung gian, … BigC còn duy trì và phát triển các mối quan hệ bền vững với các nhà sản xuất, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liền mạch. Bên cạnh đó, BigC còn có nhiều mối quan hệ với nhiều nhà sản xuất khác nhau nên họ có thể cng cấp tới người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các nhà bán lẻ khác trên thị trường Hà Nội như: Fivirmart, Hapro, … Điểm đặc biệt là giá cả của hàng hóa tại BigC luôn rẻ hơn các siêu thị khác tại Hà Nội. 10 [...]...Danh m c tài liệu tham khảo 1/ vissan.com.vn 2/ tienphong.vn 3/ vinamilk.com.vn 4/ bigc.vn 5/ competition.vn 6/ tailieu.vn 7/ vnexpress.net 8/ bauxinh.com 11 BẢNG ĐÁNH GIÁ M C ĐỘ THAM GIA ĐÓNG GÓP C A C C THÀNH VIÊN STT Họ và tên Điểm đánh giá 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhóm trưởng Thư ký 12 C ng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đ c lập - Tự do - Hạnh ph c ************** Biên Bản Thảo... C c thành viên c mặt đầyđủ Nhóm trưởng Thư ký 13 C ng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đ c lập - Tự do - Hạnh ph c ************** Biên Bản Thảo Luận Nhóm Thời gian : / / 2011 Môn: Địađiểm : Nội dung thảo luận : C c thành viên c mặt đầyđủ Nhóm trưởng Thư ký 14 C ng hòa xã hội chủ... c mặt đầyđủ Nhóm trưởng Thư ký 14 C ng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đ c lập - Tự do - Hạnh ph c ************** Biên Bản Thảo Luận Nhóm Thời gian : / / 2011 Môn: Địađiểm : Nội dung thảo luận : C c thành viên c mặt đầyđủ Nhóm trưởng Thư ký 15 . tích th c trạng chuỗi cung ứng nhóm hàng th c phẩm thiết yếu c a BigC bao gồm: + Sữa và c c chế phẩm từ sữa c a Vinamilk + Thịt và c c chế phẩm từ thịt gia s c, gia c m c a VISSAN và BigC + C c. khách hàng. 9 III/ Sự thành c ng c a chuỗi cung ứng nhóm hàng th c phẩm tiêu dùng thiết yếu c a BigC: 1/ Sự thành c ng c a chuỗi cung ứng nhóm hàng th c phẩm tiêu dùng thiết yếu c a BigC: Đầu. thị BigC và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà chung tôi cung c p. Hiện tại, mỗi siêu thị BigC c khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu c u c a Khách hàng. + C là c ch viết tắt c a chữ

Ngày đăng: 17/05/2015, 19:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w