Phân tích chuỗi cung ứng của công ty Hon da Việt Nam. Vẽ sơ đồ chuỗi cung ứng của công ty Hon đa. Phân tích các thành viên kênh, mối quan hệ giữa các thành viên kênh. Phân tích thành công của chuỗi, những thất bại,. Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi
Lời nói đầu: Để cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của họ bằng việc xây dựng riêng cho mình một chuỗi cũng ứng hoàn chỉnh. Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí không cần thiết; nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm với đối thủ. Ngoài ra, nó còn giúp cho nền công nghiệp trong nước gia nhập chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, phát triển thị trường tiêu thụ ra toàn thế giới. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm sâu sắc đến toàn bộ dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thiện và những điều mà người tiêu dùng yêu cầu. Đặc biệt với ngành công nghiệp xe máy đang rất phát triển ở nước ta hiện nay. Vậy các doanh nghiệp trong ngành xe máy phải làm gì để xây dựng được chuỗi cung ứng đáp ứng được những yêu cầu của thị trường. Xin mời cô và các bạn đồng hành cũng nhóm 8 nghiên cứu đề tài: “Chuỗi cung ứng xe máy của Honda Việt nam”. Từ đó xác định mô hình chuỗi cung ứng của Honda, những thành công và thách thức của chuỗi qua đó đề ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng xe máy của Honda Việt Nam. Phần A: Cơ Sở Lý Luận I. Khái niệm chuỗi cung ứng • Khái niệm chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là tập hợp gồm ba hay nhiều doanh nghiệp như đơn vị sản xuất ,cung ứng,khách hàng kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau,kết cấu với nhau qua ba dòng : vật chất,thông tin và tài chính - Dòng vật chất: con đường lưu thông và chuyển hóa về dòng vật chất đi từ nhà cung cấp đến khách hàng,đúng và đủ về chất lượng,số lượng.Dòng vật chất có 3 dạng vật chất lưu chuyển là : vật liệu thô,bán thành phẩm,sản phẩm cuối cùng. - Dòng thông tin : dịch chuyển dữ liệu cung cầu ,chứng từ ,thể hiện sự tương tác 2 chiều và đa chiều.Dòng thông tin có 2 dạng :dòng hoạch định và dòng tác nghiệp.Dòng này tạo sự liên kết và phối hợp nhịp nhàng giữa các quy trình hoạt động với tất cả các thành viên trong chuỗi. - Dòng tài chính :có 3 dạng thanh toán ,tín dụng ủy thác và sở hữu. • Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế,lập kế hoạch ,triển khai quản lý các quy trình tích hợp các thành viên trong chuỗi nhằm tối đa hóa giá trị cho toàn chuỗi. Quản lý chuỗi cung ứng là công việc không chỉ dành riêng cho các nhà quản lý về chuỗi cung ứng.Tất cả những bộ phận khác của một tổ chức cũng cần tìm hiểu về SCM bởi họ cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của chuỗi cung ứng II: Mục tiêu, phạm vi chuỗi cung ứng • Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng nhằm tối đa hóa giá trị tạo ra cho hệ thống Giá trị của chuỗi cung ứng - sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng với nỗ lực mà chuỗi cần dùng vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Giá trị có liên quan mật thiết với lợi nhuận của chuỗi - Sự thành công của chuỗi được đo lường bằng tổng lợi nhuận(so với các chuỗi cạnh tranh khác) - Khách hàng cuối cùng bằng nguồn thu duy nhất của chuỗi trên thẩm định giá trị của toàn chuỗi • Phạm vi chuỗi cung ứng Chuổi cung ứng trực tiếp Nhà cung cấp Công ty sản xuất Khách hàng Chuổi cung ứng mở rộng Nhà c.cấp đầu tiên Nhà cung cấp Công ty sản xuất Khách hàng KH Cuối cùng Chuỗi cung ứng hoàn chỉnh Nhà c.cấp đầu tiên Nhà cung cấp Công ty sản xuất Khách hàng KH Cuối cùng Thầu phụ ĐV dịch vụ tài chính Nhà t.kế sản phẩm ĐV dịch vụ logistics Công ty n.cứu thị trường Thượng nguồn Bậc 2 Bậc 1 Hạ nguồn Bậc 1 Bậc 2 DN trọng tâm Phần B: Thực trạng chuỗi cung ứng tại công ty HonDa Việt Nam. I. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xe máy tại Việt Nam 1.1. Tình hình sản xuất và nguồn cung xe máy Hiện nay, tình hình sản xuất và nguồn cung xe máy tại Việt Nam cụ thể, với 3 nhà máy sản lượng sản xuất của Honda vào khoảng hơn 2,5 triệu xe/năm, con số này của Yamaha là 1,5 triệu xe. Cộng thêm của Piaggio hơn 300.000 chiếc, SYM 300.000 chiếc, Suzuki 200.000 chiếc và một số doanh nghiệp khác khoảng hơn 100.000 chiếc, tổng sản lượng xe máy sản xuất trong nước hiện xấp xỉ 5 triệu chiếc/năm. Ít có năm nào thị trường xe máy lại có tần suất ra sản phẩm mới nhiều như năm 2013. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm, chỉ riêng 4 doanh nghiệp FDI là Honda, Piaggio, Yamaha và Suzuki đã tung ra thị trường gần 20 mẫu xe mới và các phiên bản nâng cấp của những dòng xe hiện tại. Các công nghệ mới như phun xăng điện tử, hệ thống tự ngắt động cơ hay động cơ 3V được “bình dân hóa” và phổ cập trên nhiều dòng xe. Ra nhiều sản phẩm nhất là Honda Việt Nam với tổng cộng 6 dòng xe trong đó có một sản phẩm lần đầu có mặt trên thị trường. Nếu các mẫu xe số như Future hay Wave chỉ là phiên bản cải tiến với những thay đổi nhỏ về ngoại thất như tem xe thì Lead và Super Dream được làm mới cả trong lẫn ngoài. Không ra nhiều xe bằng Honda nhưng Piaggio Việt Nam cũng còn tần suất ra xe mới lớn hơn trước với tổng cộng 3 mẫu xe gồm Liberty, LXV và LT. Không kém cạnh so với Honda hay Piaggio, Suzuki và Yamaha cũng đua nhau ra xe mới. Suzuki tung mẫu xe côn tay mới có tên Axelo và hồi sinh lại dòng xe một thời Viva 115 Fi với những thay đổi lớn về thiết kế và động cơ. Về độ phủ, Honda hiện có tới 640 đại lý uỷ quyền trên toàn quốc. Trong khi Yamaha tính cả các cơ sở sửa chữa là 540. SYM có khoảng 320, Suzuki gần 120 và Piaggio là 90. Năm 2012, dòng xe ga (cả cao cấp và bình dân) tăng trưởng mạnh, chiếm tới hơn 40%, và người dân hiện cũng chuộng dòng xe ga này hơn là xe số. Cùng với đó là việc các hãng xe đã bắt đầu tập trung phát triển phân khúc này. Cụ thể, Yamaha có 4 mẫu, còn Honda có tới 5 trong tổng số 6 sản phẩm ra mắt trong năm 2012 là xe ga. Hiện nay trên thị trường Việt Nam, các hãng xe máy có vốn FDI thì Honda chiếm khoảng 65% thị phần xe máy. Ngay phía sau là Yamaha với 25%, và 10% còn lại là các thương hiệu khác như SYM, Piaggio. Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được điều chỉnh, xe máy sẽ bị khống chế số lượng ở mức 36 triệu xe vào năm 2020. Tuy vậy, theo số liệu thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, tính đến quý 1-2013, số xe máy đăng ký lưu hành trên thực tế đã hơn 37 triệu chiếc. Có thể dự đoán trong những năm sắp tới đây sẽ có các biện pháp mạnh nhằm hạn chế xe máy. Bên cạnh đó, việc các nhà sản xuất xe máy liên tục mở rộng quy mô sản xuất trong mấy năm trở lại đây khiến lượng xe sản xuất ra hàng năm vượt xa doanh số bán thực tế. Vậy nên, các DN sản xuất xe máy cũng thừa nhận, tình hình kinh doanh xe máy tại Việt Nam đang gặp khó khăn và sẽ còn tiếp tục khó khăn trong thời gian tới. Thị trường trong nước suy giảm khiến các hãng xe đẩy mạnh hơn quá trình xuất khẩu xe ra nước ngoài. Tuy nhiên, cho tới nay mới chỉ có Honda và Piaggio tỏ ra có lợi thế khi đã xuất khẩu khá nhiều dòng xe ra thị trường Đông Nam Á, Châu Âu hoặc Nhật. 1.2. Tình hình tiêu thụ xe máy trên thi trường Việt Nam. Với dân số lên đến 87 triệu người, thu nhập bình quân mới đạt khoảng 1200 USD/người/năm, hiện nay xe máy vẫn là phương tiện giao thông chủ đạo, không thể thiếu ở Việt Nam. Sức tiêu thụ xe máy ở nước ta vẫn có tốc độ gia tăng cao, năm 2011 sức tiêu thụ sản phẩm xe máy đã tăng tới 18%, đạt 3,3 triệu xe. Nếu không tính số xe do các công ty nhỏ lẻ nhập khẩu không chính thức thì trong năm 2012 , 5 nhà sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã giao đến tay người tiêu dùng 3,11 triệu chiếc xe máy. Trong tổng số hơn 3,11 triệu xe này, Honda Việt Nam đóng góp 1,95 triệu xe, cao gấp đôi số lượng của thương hiệu đứng thứ 2 là Yamaha - khoảng 800.000 xe. Ngoài ra, số liệu thống kê cho thấy, SYM - thương hiệu xe ga của Đài Loan - cũng khá được lòng khách hàng Việt Nam, khi đứng trên cả Piaggio và Suzuki. Rõ ràng, thị trường xe máy nội địa là mảnh đất “màu mỡ” cho các hãng. Theo dự báo của Viện Chiến lược – Chính sách Công ,đến năm 2010 cả nước có khoảng 25 triệu xe máy, 2015 khoảng 31 triệu xe, và 2020 khoảng 35 triệu chiếc. Tuy vậy ngành xe máy hiện nay đang đứng trước nguy cơ bão hòa sớm. Bộ Công Thương từng tính toán vào năm 2020 số xe máy lưu hành trên cả nước sẽ đạt khoảng 33,5 triệu chiếc, dân số đạt khoảng 99,6 triệu người, đưa tỷ lệ sử dụng xe máy ở Việt Nam lên tới 2,97 người/xe. Tại Thái Lan, tỷ lệ này hiện là 2,9 và đã đạt mức bão hòa. Hay như dự báo của GS. Kenichi Ohno, Viện Nghiên c ứu chính sách Quốc gia Nhật Bản, khi lượng xe máy tại Việt Nam đạt tới con số 30 triệu chiếc, thị trường sẽ bão hòa. thời điểm này dự tính rơi vào những năm 2017- 2020. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải,tính đến tháng 8/2011, lượng xe máy đăng ký lưu hành đã đạt mức 33,4 triệu chiếc.tính toán sơ bộ đến cuối nă m 2012 tổng sản lượng xe máy sản xuất lên mức khoảng 5 triệu chiếc/năm,trong khi đó nhu cầu thị trường đang ở mức thấp hơn nhiều năm 2009 cả nước tiêu thụ khoảng 2,75 triệu chiếc,sang năm 2010 đạt mức gần 3 triệu chiếc và năm 2011 đạt xấp xỉ 3,3 triệu chiếc. Như vậy bối cảnh thị trường xe máy tr ong thời gian tới là sẽ dư thừa nguồn cung, qua đó đòi hỏi Honda Việt Nam cũng như các hãng xe khác phải có chiến lược kinh doanh hợp lí để cạnhtranh, đặc biệt cần hướng đế n chiến lược xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường tiềm năng như Châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á… Sau một thời gian phát triển nóng, từ hai năm trở lại đây, thị trường xe máy Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu suy thoái mạnh. Lượng cung thường xuyên vượt cầu, sức mua thực tế của người dân liên tục giảm, ngay cả trong những thời điểm vốn rất sôi động như dịp cuối năm. Nếu trước đây, trong 3 tháng cuối năm, những người kinh doanh các dòng xe máy phổ thông cả nội lẫn nhập chỉ lo không đủ nguồn hàng để bán và giá các dòng xe ăn khách thường xuyên loạn thì nay xe sẵn. Nhiều năm qua, không chỉ thành phố mà kể cả địa bàn nông thôn, số hộ gia đình sử dụng xe máy được "phủ sóng” gần như đạt tỷ lệ tuyệt đối. Tại nhiều nơi, nhất là khu vực đô thị, tỷ lệ người lao động với xe máy đạt hệ số 1:1. Giá giảm mà khách vắng vẫn hoàn vắng đặc biệt là tại hai thị trường lớn là Hà Nội và TP HCM. Không ít đại lý cửa hàng bán xe tại Hà Nội và TP HCM rơi vào tình trạng thua lỗ, phải thu hẹp quy mô kinh doanh, san nhượng thậm chí đóng cửa. Kinh tế khó khăn là nguyên nhân được phần lớn người kinh doanh xe đưa ra để lý giải cho tình trạng ế ẩm hiện nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia bên cạnh nguyên nhân liên quan tới tình trạng kinh tế, thực trạng gần như bão hòa của thị trường xe máy cũng như sự xuất hiện của của những lựa chọn khác như xe đạp điện cũng là tác nhân quan trọng không kém khiến xe máy ế. Bên cạnh đó, nhiều người dân hiện bỏ xe máy chuyển sang dùng xe đạp hoặc xe đạp điện để tiết kiệm chi phí xăng dầu trong khi một số khác có điều kiện lại chuyển sang chơi môtô, nhất là khi các quy định về thi bằng A2 được nới lỏng. Thực tế cũng cho thấy thị trường Hà Nội và TP HCM đang là một miếng bánh rất khó nhằn với người kinh doanh xe máy bởi sức mua thực tế thấp mà sự cạnh tranh lại quá nhiều. Ngoài hàng trăm mẫu xe đến từ 5 doanh nghiệp FDI lớn là Honda, Yamaha, Piaggio, SYM và Suzuki, khách hàng tại các thành phố lớn còn nhiều lựa chọn đến từ các thương hiệu khác như Lambretta, Sachs bike Giới kinh doanh xe dự đoán với tình hình buôn bán như hiện nay sang năm 2014 sẽ có thêm nhiều những đại lý, cửa hàng tại Hà Nội và TP HCM phải ngừng hoạt động. . Thị trường xe máy được nhận định sẽ tiếp tục suy giảm trong năm 2014 và cuộc chiến giữa các nhà sản xuất sẽ thêm khốc liệt. Tuy Việt Nam là nước sản xuất xe máy lớn thứ 2 trên thế giới, hàng năm xuất xưởng hàng triệu chiếc xe máy nhưng người Việt Nam vẫn phải mua những chiếc xe máy với giá đắt hơn ở các thị trường nước khác. Giá xe máy ở Việt Nam đắt gấp đôi so với các nước khác trên thế giới. Từ 12-24 triệu đồng, người dân Indonesia hay Ấn Độ có thể sở hữu những chiếc xe số, xe tay ga, xe côn dáng thể thao đủ chủng loại trong khi đó với mức tiền này, người Việt Nam chỉ mua được Honda Dream, Honda Wave hay một số mẫu xe của Suzuki, SYM với không nhiều trang bị hiện đại. Ở Việt Nam, hiếm có loại xe tay ga nào được bán với giá 20 triệu đồng, trong khi chỉ từ 14-16 triệu là có thể sở hữu một mẫu xe tay ga TVS Jupiter, Honda Activa-iscooter. Với dòng xe cao cấp như Vespa, có 270 triệu đồng tại Indonesia là có thể sở hữu một Vespa 946 thuộc dòng cao cấp nhât, nhưng ở Việt Nam, giá thị trường của loại xe máy này khoảng 340 triệu, đắt hơn so với thị trường Indonesia 70 triệu. Nguyên nhân của hiện tượng này 1 phần là do hiện tại trong nước nguồn cung ứng linh kiện, phụ tùng chưa ổn định và săn có, 1 số đơn vị cung ứng lại không đảm bảo đủ tiêu chuẩn mà các công ty đặt ra. Nên các doanh nghiệp sản xuất phải nhập khẩu những linh kiện này từ nươc ngoài. Việc nhập khẩu này dẫn đến chi phí nguồn đầu vào cao từ đó nâng cao giá thành sản phẩm. Mặt khác, chính phủ cũng có các quy định nghiêm ngặt về việc tiêu thụ xe máy gồm các loại thuế tiêu thụ, lệ phí… II. Mô hình chuỗi cung ứng của công ty Honda Việt Nam • Giới thiệu về công ty Honda Việt Nam. Công ty Honda Việt Nam là công ty công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản) (42%), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) (28%) và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (30%). Giấy phép đầu tư: Số 1521/ GP ngày 22 tháng 3 năm 1996: Sản xuất lắp ráp xe máy. Đến ngày 15 tháng 3 năm 2005, Công ty Honda Việt Nam nhận được Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 1521/GPĐC, bổ sung chức năng sản xuất lắp ráp ô tô. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy nhãn hiệu Honda; Sản xuất và lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ ngồi. Vốn pháp định: 62.900.000 USD (theo Giấy phép Đầu tư) Vốn đầu tư: 209.252.000 USD (theo Giấy phép Đầu tư) Kể từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam, công ty đã lien tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng săn xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường. Honda đang có 2 nhà máy lắp ráp và sản xuất xe máy đang hoạt động với công suất 1,5 triệu xe/năm. Nhà máy xe máy thứ nhất: Thành lập: Tháng 3 năm 1998 Trụ sở: Vĩnh Phúc Vốn đầu tư: 290,427,084 USD Lao động: 3.560 người Công suất: 1 triệu xe/ năm Nhà máy xe máy thứ hai: Chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp. Thành lập: Tháng 8 năm 2008 TRụ sở: Vĩnh Phúc Vốn đầu tư: 64 triệu USD Lao động: 1.375 người Công suất: 500.000 xe/ năm Hiện nay, Honda đang cho khởi công xây dựng nhà máy thứ 3 tại tỉnh Hà Nam, với vốn đầu tư ước tính 120 triệu USD, công suất 500.000 xe / năm. Từ ngày thành lập đến nay công ty Honda Việt Nam đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường xe gắn máy tại Việt Nam. Điều này có được là do công ty đã luôn đạt được hiệu quả kinh doanh ở mức cao trong thời gian dài, tổ chức tốt các biện pháp quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhằm không ngừng bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Mặt khác tận dụng năng lực sẵn có của mình trong sản xuất kinh doanh công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành, đặc biệt là hoạt động đẩy mạnh chiến lược nội địa hóa đã nâng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm xe máy lên 70%. Năm 2013, thị phần của Honda Việt Nam đạt 67% (riêng xa tay ga là 87% thị phần). Doanh số đạt 1,9 triệu xe, với những mẫu xe bán chạy nhất là Wave và Air Blade. Mô hình chuỗi cung ứng xe máy của công ty Honda Việt Nam 2.1. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Công ty Honda Việt Nam hiện chiếm trên 60% thị phần xe máy ở thị trường nội địa - một trong những thị trường xe máy lớn của thế giới. Có được thành công như ngày hôm nay là do HonDa đã xây dựng được hệ thống cung ứng linh kiện, phụ tùng với khoảng 110 doanh nghiệp với 23 doanh nghiệp 100% vốn của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện, phụ tùng cho Công ty Honda. Số còn lại do các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan… đảm nhiệm. Lý giải cho việc phần lớn các nhà cung ứng của HonDa phần lớn đến từ nước ngoài là do mặc dù ngành công nghiệp sản xuất xe máy của Việt Nam đã có bước tiến rất mạnh mẽ trong gần 2 thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên, doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng trong nước lại chưa phát triển tương xứng khiến thị phần linh kiện, phụ tùng chủ yếu vẫn rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài. Có rất nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp nội địa phải chịu lép vế trước doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, trong đó có nguyên nhân quan trọng là rất nhiều doanh nghiệp nội địa chưa đáp ứng được tiêu chuẩn nhà cung cấp phụ tùng theo yêu cầu của nhà sản xuất. Để “chen chân” vào chuỗi cung ứng, mỗi doanh nghiệp phải tự nâng cao kỹ năng quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm; không chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn chung trong việc sản xuất phụ tùng theo tiêu chuẩn kỹ thuật chính xác, mà còn phải đáp ứng được tiêu chuẩn, tiêu chí riêng của mỗi nhà sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy, như tiêu chí về trình độ quản lý sản xuất, chất lượng nhân sự; khả năng đáp ứng thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm; hệ thống sản xuất phải ổn định… Công ty Honda mỗi năm sản xuất khoảng 2 triệu xe máy, số lượng chi tiết phụ tùng rất lớn, nên HonDa không thể kiểm tra từng chi tiết, từng linh kiện, từng phụ tùng mà chỉ kiểm tra xác suất trên cơ sở kiểm tra, đánh giá hệ thống quản lý của nhà cung cấp. Doanh nghiệp cung cấp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình cung cấp cho Honda Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy thường đánh giá rất cao nhân sự cấp cao, người đứng đầu của nhà cung cấp sản phẩm về quan điểm đổi mới doanh nghiệp để phù hợp với yêu cầu chất lượng và quản lý của họ. Ý thức và nhận thức của nhân sự quản lý cấp cao của nhà cung cấp rất quan trọng. Doanh nghiệp sản xuất có thể chưa cần doanh nghiệp cung ứng linh kiện, phụ tùng có ngay hệ thống chuẩn 100%, nhưng người đứng đầu phải sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu của họ về đổi mới cho phù hợp với hệ thống quản lý. Doanh nghiệp Việt Nam thường bị trượt khỏi hệ thống cung ứng linh kiện, phụ tùng là do nhân sự cao cấp không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy. Thêm vào đó, để trở thành nhà cung cấp thì doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng cũng như cải tiến sản phẩm. Hàng năm, các tập đoàn lớn luôn thay đổi thiết kế sản phẩm mới, thay đổi công nghệ… nếu doanh nghiệp cung cấp không đáp ứng được thì rất khó tham gia vào chuỗi cung ứng, thậm chí đã tham gia vào chuỗi cung ứng nhưng nguy cơ “bị loại khỏi cuộc chơi” rất cao. Hiện nay, liên quan đến những khó khăn mà Honda đang gặp phải khi lạm phát và GDP xụt giảm, các doanh nghiệp cung ứng đều yêu cầu điều chỉnh giá bán phụ tùng, linh kiện. Trước tình thế khó khăn như vậy, việc tăng giá sản phẩm là một điều tối kị với thị trường xe máy cạnh tranh gay gắt như hiện nay, họ đã có chiến lược là Honda hợp tác win - win [...]... được xuất xưởng tại nhà máy Honda ở Vĩnh Phúc Nhìn vào biểu đồ trên, từ năm 2008 đến năm 2011 sản lượng xe của Honda Việt Nam tăng 5 triệu xe nhưng với việc năng lực sản xuất bằng việc mở rộng quy mô chỉ chưa đầy 3 năm sản lượng xe máy của Honda cũng đã tăng 5 triệu xe Công ty Honda Việt Nam hiện tính đến năm 2014 có 3 cơ sở sản xuất xe máy và ngày 20 tháng 3 năm 2014 vừa qua Honda Việt Nam mở 1 phân... nghệ chế tạo xe máy đặc thù và do xe máy mang thương hiệu HonDa đã có mặt và chiếm lĩnh thị trường từ khá lâu nên khả năng sản xuất xe máy ở các nhà cung cấp là khá thấp Tuy có dự phòng các phương án về lượng cung như mua nguyên vật liệu cho cả năm và dự trữ trong kho nhưng việc sản xuất của HonDa cũng đôi khi gặp khó khăn do các nhà cung ứng từ Nhật Bản chịu ảnh hưởng do song thần, nhà cung ứng Thái Lan... kiện xe máy Các cơ sở sảnBiểu đồ sảnHondaxe máyNamHonda trong 3 năm xuất của lượng Việt cảu Nhà máy thứ nhất Nhà máy thứ hai Nhà máy thứ ba Địa điểm Tỉnh Vĩnh Phúc Tỉnh Hà Nam Bắt đầu sản Tháng 12/1997 Tháng 7/2008 Tháng 3/ 2014 xuất Năng lực sản 1 triệu xe/ năm 1 triệu xe/ năm 500.00 0xe/ năm xuất đồng thời đang sản xuất phụ tùng Nhà máy thứ tư Hồ Chí Minh 1/4/2014 2,4 triệu chi tiết/năm Mẫu chính xe. .. Nam Honda cung cấp sản phẩm cho tất cả các phân khúc, từ phân khúc cao cấp đến phân khúc bình dân Trong đó, phân khúc cao cấp gồm những sản phẩm như : xe máy Honda Spacy, Dylan, SH Phân khúc trung cấp gồm: Honda future, Airblade, Lead, Vision Phân khúc bình dân gồm: Honda Wave, Dream Sản lượng hiện tại của Honda Việt Nam là khoảng 1.5tr xe mỗi năm(gồm 1tr xe số và 0.5tr xe. .. huyện, thị trấn Honda chủ yếu sử dụng kênh phân phối truyền thống Công ty Honda phân phối các sản phẩm thông qua mạng lưới cửa hàng Honda uỷ nhiệm Đó chính là các cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda uỷ nhiệm(gọi tắt là HEAD), được xây dựng trên khắp đất nước nhằm cung cấp các sản phẩm chính hiệu của Honda Việt Nam, để khách hàng có thể dễ dàng mua được các sản phẩm chính hiệu của Honda Việt Nam... của HonDa bị ảnh hưởng 2.2 Năng lực sản xuất Từ khi bắt đầu đi vào sản xuất năm 1997, Công ty Honda Việt Nam đã nâng công suất hàng năm lên đến 1,5 triệu xe đến tính đến thời điểm năm 2008 Hiện tại, với đợt mở rộng năng lực sản xuất , Công ty TNHH Honda Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất xe máy thêm 500.000 xe/ năm Honda Việt Nam như vậy công ty sẽ có công suất 2 triệu xe máy/ ... Bản như Honda, Yamaha, Suzuki, Vietnam Arai, trong đó hàng xuất cho Honda chiếm 50% tổng số hàng hóa cung cấp cho thị trường nội địa Hàng năm, công ty đạt sản lượng là 5 triệu sản phẩm, trong đ cung cấp linh kiện cho 1,7 triệu xe máy của Honda và khoảng 730.000 xe của Yamaha Sản phẩm của Nissin luôn giữ vững và chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu Để phục vụ việc sản xuất sản phẩm, Honda Việt... thành trung tâm xuất khẩu xe máy của Honda Để thực hiện được mục tiêu này, Honda Việt Nam đã và đang xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo nền tảng vững chắc thực hiện mục tiêu Thứ nhất, sản xuất phục vụ cho thị trường trong nước được củng cố với việc hoạt động của 2 nhà máy xe máy với công suất khoảng 2,1 triệu xe/ năm nhằm tạo nền tảng vững chắc cho mục tiêu xuất khẩu và nhà máy xe máy thứ 3 cũng đã bắt đầu... những mẫu xe mới hoàn toàn hoặc cải tiến từ những mẫu xe cũ, nhưng nhìn chung các mẫu xe của Honda Việt Nam luôn tạo được hiện tượng mỗi khi xuất hiện.Mẫu xe tay ga đầu tiên Click được giới thiệu ra thị vào năm 2006, sau đó Honda Việt Nam lần lượt ra mắt các dòng xe ga khác như Air Blade, LEAD Những đợt mở rộng năng lực sản xuất xe máy về sau công ty luôn chú trọng phát triển dòng xe tay ga, đáp ứng nhu... Ngoài ra, chến lược nguồn cung mà HonDa sử dụng là chiến lược ít nhà cung cấp, sử dụng vài nguồn cho một loại linh kiện, qua hệ hợp tác, dài hạn, ổn định, hợp đồng cung ứng dài hạn, cung ứng đúng thời điểm Việc sử dụng chiến lược trên tạo ra mối quan hệ hợp tác lâu dài nhưng cúng giúp HonDa có thể ra sức ép cạnh tranh giữa các nhà cung câp Không chỉ dựa vào các nguồn cung ứng nguyên vật liệu, các linh . của chuỗi cung ứng II: Mục tiêu, phạm vi chuỗi cung ứng • Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng nhằm tối đa hóa giá trị tạo ra cho hệ thống Giá trị của chuỗi cung ứng. của Honda Việt Nam. Phần A: Cơ Sở Lý Luận I. Khái niệm chuỗi cung ứng • Khái niệm chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là tập hợp gồm ba hay nhiều doanh nghiệp như đơn vị sản xuất ,cung ứng, khách. của chuỗi trên thẩm định giá trị của toàn chuỗi • Phạm vi chuỗi cung ứng Chuổi cung ứng trực tiếp Nhà cung cấp Công ty sản xuất Khách hàng Chuổi cung ứng mở rộng Nhà c.cấp đầu tiên Nhà cung