tư liệu sử địa phương lâm đồng dùng cho lớp 9

5 232 0
tư liệu sử địa phương lâm đồng dùng cho lớp 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ÐẤU TRANH CHỐNG PHONG KIẾN, THỰC DÂN ÁP BỨC, BÓC LỘT Sự ra đời của các dân tộc bản địa ở hai tỉnh Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng gắn liền với nền văn hoá Sa Huỳnh. Ngược dòng lịch sử, vùng đất này đã có một thời dưới sự cai trị của Vương quốc Chăøm Pa. Hàng năm các bộ lạc phải đem lễ vật như ngà voi, nhung nai xuống Phan Rang để triều cống Vương quốc Chăm Pa. Không cam chịu cuộc sống nô lệ, ông Leng Ler thuộc bộ lạc Cơ Ho đã dấy binh đánh lại quân của Vương quốc Chăm Pa nhưng bị thất bại. Năm 1786, khi quân Tây Sơn chiếm được tỉnh Bình Thuận, con cháu của ông Leng Ler đã liên kết với quân Tây Sơn để đánh đuổi tàn quân Chăm Pa ra khỏi đất Djiring. Vào những năm cuối thế kỷ XVII, chúa Nguyễn tập trung khai khẩn vùng đất Ðồng Nai - Gia Ðịnh, ngoài việc đem tôi tớ, chiêu mộ dân lưu vong từ các tỉnh miền Trung vào, còn đem trai gái, con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Nam Tây Nguyên bán cho những địa chủ giàu có làm nô tỳ, điền nô dùng vào việc khai hoang, sản xuất. Sau hàng ước Giáp thân (1884) của triều đình nhà Nguyễn, thực dân Pháp chính thức chiếm nước ta và bắt đầu áp dụng chính sách “chia để trị”. Ngày 16-10-1898, Khâm sứ Trung Kỳ là Bun-lô-sơ (Boulloche) yêu cầu triều đình Huế để cho người Pháp hoàn toàn phụ trách vấn đề kinh tế và an ninh chính trị vùng Tây Nguyên. Với áp lực quân sự của Pháp, triều đình đã phải chấp nhận yêu sách đó và Tây Nguyên hoàn toàn thuộc quyền “bảo hộ” trực tiếp của thực dân Pháp. Ðể duy trì các phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số, thực dân Pháp cho thành lập những tòa án phong tục để giải quyết hay phân xử các vụ việc tranh chấp giữa người Thượng với người Thượng. Tại Lâm Viên - Ðồng Nai Thượng, thực dân Pháp lợi dụng trình độ dân trí thấp của đồng bào các dân tộc thiểu số để gây chia rẽ giữa các dân tộc, chúng đưa ra cái gọi là “Ðất Thượng của người Thượng”, nhiều khu vực “tự trị” được thành lập. Về kinh tế, thực dân Pháp muốn giành lấy độc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên bằng cách tước đoạt đất đai, nương rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu số, lập nên những đồn điền cà phê, chè. Ðể cung ứng nguồn nhân công cho các đồn điền và mở mang đường giao thông, những người có thẻ “bài chỉ” (1) hay có tên trong danh sách thuế đinh đều phải đi dân công mỗi năm hai kỳ, mỗi kỳ từ 15 đến 20 ngày. Mặt khác, lợi dụng việc bảo vệ độc quyền cho Hội trồng trọt Pháp và các luật lệ đất đai có lợi cho người Pháp, nhiều chủ đồn điền đã chiếm luôn đất canh tác của người bản xứ. Ðến năm 1928, ở hai tỉnh có 41 đồn điền, trong đó có đồn điền lớn như Sở chè Cầu Ðất với trên 1.600 công nhân. Những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp chiêu mộ người Kinh từ các nơi khác đến Lâm Viên - Ðồng Nai Thượng để khai thác kinh tế và xây dựng Ðà Lạt thành nơi nghỉ dưỡng. Họ phải làm những công việc nặng nhọc như làm đường bộ, đường sắt, xây dựng nhà máy điện, nhà máy nước, khách sạn, khai hoang lập đồn điền, Người Kinh đến Lâm Ðồng đều từ những nơi có truyền thống cách mạng, bị áp bức bóc lột nặng nề nên có tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh. Nhờ có mối liên hệ chặt chẽ với quê nhà nên phong trào cách mạng các nơi khác nhanh chóng ảnh hưởng và tác động đến Lâm Ðồng. Dưới chế độ cai trị thâm độc của thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc hai tỉnh Lâm Viên - Ðồng Nai Thượng bị áp bức bóc lột nặng nề, đời sống vô cùng khổ cực nên đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh. Ðồng bào Mạ, Cơ Ho ở Djiring nhiều lần chặn đánh quân Pháp ở đèo Lú Ðáp trên tuyến đường mòn từ Phan Thiết lên Djiring. Trong những cuộc chiến đấu đó, tuy chỉ có vũ khí thô sơ như cung tên, bẫy đá, xà gạc, nhưng đồng bào đã chiến đấu với tấm lòng quả cảm, quyết tâm tiêu diệt bọn ngoại xâm, bảo vệ buôn làng, làm cho quân Pháp phải khiếp sợ. SỰ RA ÐỜI CỦA CHI BỘ ÐẢNG CỘNG SẢN VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931 Từ năm 1925 đến năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi khắp nước ta đã có ảnh hưởng đến Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng. Sau khi Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 3-2-1930, tháng 4- 1930, chi bộ Ðảng Cộng sản đầu tiên ở Ðà Lạt được thành lập, đến cuối năm 1930 chi bộ kết nạp thêm năm đảng viên mới, cấp trên tăng cường thêm ba đảng viên và chia thành hai chi bộ: chi bộ Palace có năm đảng viên do đồng chí Trần Diệm làm Bí thư, chi bộ Cầu Quẹo có sáu đảng viên do đồng chí Nguyễn Sĩ Quế làm Bí thư. Các chi bộ đã tích cực tuyên truyền và vận động quần chúng tham gia các tổ chức như Công hội đỏ, Hội Phụ nữ, Hội Tương tế, tập hợp được hàng trăm hội viên, đa số là công nhân và nhân dân lao động. Ðầu năm 1930, cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản đã tác động nghiêm trọng đến các ngành kinh tế ở chính quốc cũng như các nước thuộc địa. Chúng tiến hành sa thải hàng loạt công nhân, đồng thời tăng giờ làm và hạ lương đối với những người còn việc làm. Chịu ảnh hưởng của phong trào bãi công trong cả nước, công nhân ở hãng Ðờ-ra-ga (Dragars) tại Ðà Lạt bãi công đòi chủ không được sa thải công nhân và giảm lương. Chính quyền Pháp đã đàn áp và dùng vũ lực bắt công nhân đi làm. Chúng quy tội bốn công nhân là phá rối trị an và kết án mỗi người 10 tháng tù giam. Cuộc bãi công này đánh dấu sự chuyển biến về ý thức, trình độ giác ngộ và có ảnh hưởng về chính trị, tư tưởng trong giai cấp công nhân ở hai tỉnh Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng. Kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5, tổ chức Ðảng Cộng sản tại Ðà Lạt giao nhiệm vụ cho các đoàn thể đẩy mạnh hoạt động nhằm cổ vũ tinh thần đấu tranh của giai cấp công nhân. Tối 30-4-1930, cờ đỏ búa liềm treo ở chợ Ðà Lạt và Cầu Ðất, nhiều truyền đơn được rải khắp nơi với các khẩu hiêïu: Ðánh đổ đế quốc phong kiến; tịch thu ruộng đất của thực dân, địa chủ chia cho người nghèo; huỷ bỏ thuế chợ, thuế thân; thực hiện ngày làm 8 giờ; Liên bang Xô viết, thành trì của cách mạng thế giới muôn năm! Ðảng Cộng sản Việt Nam muôn năm ! Nội dung của truyền đơn phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động nên có ảnh hưởng chính trị rất sâu rộng. Sáng ngày 1-5, chính quyền Pháp huy động lực lượng lượm truyền đơn, thu cờ, chặn đường khám xét và truy lùng bắt những người cách mạng, nhưng không có kết quả. Ngày 4-5-1930, tại công trường làm đường hầm xe lửa Cầu Ðất, công nhân tiến hành bãi công đòi chủ trả những tháng lương còn thiếu, cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn tính mạng cho công nhân. Trước sức mạnh đấu tranh của công nhân, chủ hãng A-vi-a (Aviat) phải nhận trả 50% số lương bọn cai thầu còn thiếu. Cuộc bãi công đã giành được thắng lợi quan trọng. Ngày 22-10-1930, truyền đơn lại xuất hiện ở Ðà Lạt, Cầu Ðất để kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga. Truyền đơn kêu gọi nhân dân noi gương Cách mạng tháng Mười đứng lên đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, giành độc lập dân tộc. Ðược sự chỉ đạo của các chi bộ Ðảng, các tổ chức quần chúng đã tiến hành nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục nhằm từng bước nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức đấu tranh cho đoàn viên, hội viên. Ðầu năm 1931, các chi bộ và các tổ chức quần chúng chuẩn bị truyền đơn để kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3. Truyền đơn có những nội dung: Ðánh đổ đế quốc phong kiến; chống khủng bố trắng; bình đẳng nam nữ, lương ngang nhau giữa nam và nữ; phụ nữ sinh đẻ được nghỉ 2 tháng có lương; vô sản toàn thế giới không phân biệt nam nữ đoàn kết lại! Cách mạng thế giới muôn năm! Ðảng Cộng sản Ðông Dương muôn năm! Quốc tế Cộng sản muôn năm! Công việc chuẩn bị đang được tiến hành khẩn trương thì ngày 6-3-1931 viên công sứ Pháp ở Ðà Lạt chỉ huy một toán lính đến bao vây cơ quan của Ðảng ở Cầu Quẹo (số nhà 221 - 223, đường Phan Ðình Phùng hiện nay). Ðồng chí Nguyễn Sỹ Quế và hai đảng viên bị bắt trong khi đang in truyền đơn. Chúng truy lùng bắt trên 30 người, ba đảng viên khác chạy vào Sài Gòn và bị bắt vào ngày 29-4-1931. Như vậy, đến cuối tháng 4-1931, các chi bộ Ðảng ở Ðà Lạt không còn nữa, các tổ chức quần chúng tan rã, phong trào cách mạng lắng xuống. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG THỜI KỲ MẶT TRẬN DÂN CHỦ ÐÔNG DƯƠNG (1936 - 1939) Trước tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng, Ðảng chủ trương lợi dụng triệt để khả năng hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp để tuyên truyền, tổ chức quần chúng. Thông qua tin tức từ các tỉnh và sách báo công khai của Ðảng, phong trào dân chủ Ðông Dương đã có ảnh hưởng mạnh đến hai tỉnh Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng. Mở đầu phong trào đấu tranh của công nhân Lâm Viên, Ðồng Nai Thượng thời kỳ 1936-1939 là cuộc đình công của hơn 200 công nhân ở Sở Thí nghiệm Nông nghiệp Djiring để phản đối chủ giảm lương. Cuộc đình công bắt đầu từ ngày 24-8-1936 và kéo dài một tuần đã có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của công nhân trong tỉnh. Ngày 14-12-1936, trên 500 công nhân đồn điền chè Cầu Ðất đình công đưa yêu sách đòi chủ trả lương đủ và đúng kỳ hạn; yêu sách được chấp nhận, cuộc đấu tranh thắng lợi hoàn toàn. Phát huy thắng lợi đã giành được, ngày 2-1-1937, trên 1.000 công nhân đồn điền chè Cầu Ðất lại đình công đòi tăng lương. Trước những yêu sách bức thiết của công nhân, chính quyền thực dân Pháp không những không nhượng bộ mà còn đưa cảnh sát đến đàn áp, tìm cách chia rẽ, uy hiếp và bắt công nhân đi làm. Cuộc đình công tuy chỉ kéo dài năm ngày nhưng đã thể hiện sự đoàn kết và nguyện vọng bức thiết của công nhân là tự do, cơm áo, hoà bình, phù hợp với khẩu hiệu của Ðảng Cộng sản Ðông Dương đề ra. Ngày 26-2-1937, công nhân tại công trường xây dựng nhà thờ Thiên chúa giáo (nay là nhà thờ con gà ở Ðà Lạt) thuộc hãng thầu Xi-đéc (SIDEC) đình công đòi tăng lương. Trước tinh thần đoàn kết đấu tranh của công nhân, chủ hãng buộc phải chấp nhận yêu sách. Cuộc đình công thắng lợi đã tạo không khí phấn khởi không những đối với công nhân trong hãng mà còn đối với công nhân các ngành nghề khác ở Ðà Lạt. Ðầu năm 1937, nhiều tờ báo công khai của Ðảng trong đó có tờ Tin tức, Dân chúng, Lao động được xuất bản để tuyên truyền đường lối và đưa tin hoạt động của Mặt trận Dân chủ Ðông Dương, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tại Ðà Lạt, một số công nhân tiên tiến tự tổ chức nhóm “Tiến bộ” nhằm giúp đỡ nhau học văn hoá, đọc sách báo, giúp nhau lúc ốm đau, thất nghiệp, qua đó từng bước tuyên truyền giác ngộ tư tưởng cho công nhân trong nhóm và làm nòng cốt để gây dựng phong trào công nhân ngành xây dựng. Hưởng ứng cuộc tổng đình công của ngành xe lửa Ðông Dương, ngày 14- 7-1937, công nhân đoạn đường sắt Tháp Chàm - Ðà Lạt đình công đòi yêu sách: trả lại tiền lương bị giảm từ năm 1933 đến năm 1935 và tăng lương 15%; thi hành luật lệ xã hội; ốm đau nằm nhà thương được hưởng lương; bỏ lệ cúp phạt tiền lương; bỏ lệ 2 năm khám lại sức khoẻ một lần; bảo hiểm, bồi thường tai nạn giao thông; cho lập nghiệp đoàn hỏa xa. Cuộc đình công kéo dài trên 3 tuần làm cho tất cả các chuyến xe lửa trên tuyến Ðà Lạt - Tháp Chàm ngừng hoạt động. Thực dân Pháp phải đưa lính ra thay công nhân để tổ chức các chuyến tàu nhưng không có kết quả. Cuộc tổng đình công của ngành xe lửa là một trong những cuộc đình công lớn ở Ðông Dương, tuy không đạt được những mục tiêu đề ra nhưng có tác dụng cổ vũ phong trào công nhân trong cả nước và phong trào công nhân Lâm Viên, Ðồng Nai Thượng. Cuối năm 1937, phong trào Mặt trận Dân chủ Ðông Dương ảnh hưởng rộng rãi đến thanh niên, công nhân Ðà Lạt. Một số cán bộ cốt cán và nhóm “Tiến bộ” tổ chức Hội Thanh niên Du lịch với mục đích lợi dụng hình thức vui chơi, tập hợp thanh niên để tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ của phong trào Mặt trận Dân chủ. Thông qua các cuộc mít tinh ủng hộ nhân dân Trung Quốc chống Nhật (tháng 11-1937), kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5, Hội đã tuyên truyền chủ trương đường lối của Ðảng, nâng cao trình độ nhận thức và giác ngộ của giai cấp công nhân. Ðể đáp ứng nguyện vọng của công nhân ngành xây dựng Ðà Lạt, nhóm “Tiến bộ” đã tổ chức và lãnh đạo công nhân ở hãng Xi-đéc đình công. Sáng 27-8-1938, trên 1.000 công nhân ngành xây dựng và công nhân của hãng nghỉ việc, biểu tình trước dinh quản đạo và đồn cảnh sát đưa yêu sách: tăng lương 30%; ngày làm 8 giờ; không được đuổi thợ vô cớ, thả ba công nhân bị bắt. Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, cảnh sát phải thả ba công nhân, Công sứ Ðà Lạt và chủ hãng phải điều đình với đại biểu công nhân. Tuy chúng nhận tăng lương 10%, làm việc ngày 9 giờ nhưng đại biểu công nhân đòi chấp nhận toàn bộ yêu sách, cuộc điều đình thất bại. Hơn 1 tháng đình công, do quỹ cứu tế hết nên một số công nhân dao động đi làm lại, một số bỏ đi tìm việc ở nơi khác. Sau cuộc đình công ở hãng Xi-đéc, công nhân của hãng và các hãng khác ở Ðà Lạt đều được tăng lương từ 10 đến 20% và ngày làm việc 9 giờ. Hưởng ứng phong trào đấu tranh của ngành xây dựng, ngày 3-9-1938, gần 1.900 công nhân đồn điền chè Cầu Ðất đình công đòi tăng lương. Ðây là lần thứ ba trong ba năm liền công nhân Cầu Ðất đấu tranh và cũng là cuộc đấu tranh có quy mô lớn nhất của giai cấp công nhân ở Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng. Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, từ năm 1937, một phong trào chống Pháp rất sôi động của đồng bào các dân tộc thiểu số bắt đầu từ miền Tây Bắc tỉnh Phú Yên đã lan rộng ra các vùng xung quanh và các tỉnh Tây Nguyên. Là một thành viên của phong trào, hai thủ lĩnh K Voai và K Nhòi đã thành lập những hội kín, vận động nhân dân quyên góp xu đồng để đúc mũi tên làm vũ khí, không đi xâu cho Pháp. Phong trào bắt đầu từ Ðồng Ðò (Djiring), sau đó phát triển đến hầu hết các huyện trong tỉnh, thu hút gần 10.000 người tham gia. Lời cầu nguyện đọc trong các buổi lễ có đoạn: “Hỡi thần núi! Hỡi thần đất! Hỡi thần nước! Hỡi các thần! Hãy giết hết bọn thực dân Pháp xâm lược để cho người Thượng, người Chăm, người Việt Nam cùng nhau chung sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc”. Nếu bỏ đi những yếu tố ước nguyện tâm linh thì lời nguyện cầu đó có nội dung đoàn kết các dân tộc đứng lên đánh đuổi ngoại xâm, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới. Giữa lúc phong trào đang phát triển mạnh thì thực dân Pháp phát hiện, bắt giam và tra khảo nhiều người, trong đó có hai thủ lĩnh nói trên. Ngày 13-12-1938, chúng lập tòa án tại Djiring, kết tội 14 người “âm mưu làm loạn chống lại chính quyền Pháp” và kết án họ từ 8 đến 20 năm tù, trong đó K Voai và K Nhòi bị kết án mỗi người 20 năm khổ sai, K Voai bị giam ở Lao Bảo, K Nhòi bị giam ở Huế. Tháng 12-1938, được sự phân công của Ban cán sự Ðảng các tỉnh Nam Trung Kỳ, đồng chí Nguyễn Văn Chi tới Ðà Lạt liên hệ với phong trào công nhân, tiếp xúc nhóm “Tiến bộ” và Hội Thanh niên Du lịch. Qua một thời gian tuyên truyền về Ðảng cho một số đồng chí công nhân tiên tiến, tháng 12-1938, đồng chí Nguyễn Văn Chi triệu tập cuộc họp tại sân trường tiểu học Pháp - Việt (nay là trường Ðoàn Thị Ðiểm) để thành lập chi bộ Ðảng Cộng sản, gồm ba đảng viên. Nhiệm vụ của chi bộ làø duy trì, phát triển các tổ chức quần chúng nửa công khai như nhóm “Tiến bộ”, Hội Thanh niên Du lịch, tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho công nhân, tổ chức Hội Ái hữu trong các ngành nghề. Từ khi có sự lãnh đạo của chi bộ, phong trào cách mạng Ðà Lạt phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, trong năm 1939 chi bộ kết nạp thêm hai đảng viên. Giữa năm 1939, Ban vận động Hội Ái hữu ở Ðà Lạt được thành lập. Ngày 6-8-1939, Ðại hội trù bị thành lập Hội Ái hữu thợ mộc được tổ chức với trên 300 người dự. Ðại hội nghe báo cáo về tình hình làm việc, đời sống của công nhân và vận động công nhân tích cực tham gia Hội Ái hữu để đoàn kết giúp đỡ nhau. Ðại hội tán thành thành lập Hội Aùi hữu thợ mộc và thông qua dự thảo điều lệ, bầu Ban trị sự lâm thời. Sau đại hội của công nhân thợ mộc, công nhân các ngành nghề khác ở Ðà Lạt tích cực tuyên truyền, vận động thành lập Hội Ái hữu của mình, nhưng thực dân Pháp phát hiện và cấm thành lập các Hội Ái hữu vì chúng cho rằng Hội do Ðảng Cộng sản lãnh đạo. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ (1-9-1939), thực dân Pháp đóng cửa hàng chục tờ báo, xét nhà, bắt người hàng loạt. Ngày 7-10-1939, chính quyền Pháp đàn áp phong trào cách mạng Ðà Lạt, bắt giam một số cựu chính trị phạm và một số công nhân tiên tiến trong nhóm “Tiến bộ”. Ðến cuối tháng 10-1939, một số đảng viên bị địch bắt, chi bộ Ðảng ở Ðà Lạt tan rã, phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn do không có tổ chức Ðảng trực tiếp chỉ đạo. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Sau khi nước Pháp bị phát xít Ðức chiếm đóng và thực dân Pháp ở Ðông Dương đầu hàng Nhật, đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực do sự tàn bạo của phát xít Nhật. Ðể đẩy mạnh phong trào cách mạng ở Ðà Lạt, từ năm 1940 đến năm 1942, một số cán bộ, đảng viên đến bắt liên lạc với những người còn lại trong nhóm “Tiến bộ” để thành lập Ban cán sự Ðảng, Uỷ ban Mặt trận phản đế Ðà Lạt, nhưng các tổ chức đó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn thì bị địch khủng bố. Mặc dù không có sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Ðảng ở địa phương, nhưng giai cấp công nhân và nhân dân lao động Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng vẫn tiến hành nhiều cuộc đấu tranh chống bọn chủ tư sản thực dân Pháp. Năm 1941, công nhân người dân tộc nổi dậy đốt đồn điền B Lao, chủ đồn điền yêu cầu chính quyền đưa lính đến đàn áp và bắn chết một công nhân. Năm 1942, công nhân làm việc ở sân bay Liên Khàng (nay gọi là Liên Khương) đốt phá kho sân bay. Cuối năm 1942, nhiều công nhân đồn điền ở Djiring, B Lao bỏ việc, làm cho sản xuất bị ngưng trệ. Ngày 19-6-1943, công nhân đồn điền Soát-nen (Choisnel) ở B Lao đấu tranh, đánh chết một tên cai tay sai của chủ. Thực dân Pháp đàn áp bắt 23 công nhân. Cuối năm 1943, công nhân làm đường 20 đấu tranh đòi trả lương đúng kỳ và bán lương thực với giá rẻ hơn. Công nhân xưởng chè Ðờ-phít (Dephis) ở Phi Nôm đốt phá kho của chủ rồi bỏ về quê. Ðầu năm 1945, công nhân đồn điền khai thác mủ ngo Gu Ga (Gougah), Phi Nôm đốt cháy kho mủ ngo, gây thiệt hại lớn cho chủ. Công nhân ở đồn điền Kin-đa (Kilda) ở Ðồng Nai Thượng nổi dậy giết chết tên chủ đồn điền người Pháp. Nhìn chung, các cuộc đấu tranh đều mang tính tự phát và bạo động nhưng đã phản ánh một quy luật tất yếu “có áp bức, có đấu tranh”, nhân dân không cam chịu cảnh nô lệ của người dân mất nước. Ðầu năm 1945, phong trào cứu nước lên cao, tổ chức Mặt trận Việt Minh phát triển rộng rãi trong cả nước. Ðêm 9-3-1945, phát xít Nhật đảo chính lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Ðông Dương. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Ðảng ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước, gấp rút tiến tới tổng khởi nghĩa, thành lập chính quyền nhân dân. Tại Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng, Nhật đưa quân về Ðà Lạt để chuẩn bị đối phó với quân đồng minh, ráo riết bắt lính, đào hầm hào, xây công sự ở nhiều nơi. Mặt khác, chúng ra sức tuyên truyền thuyết “Ðại Ðông Á”, thuyết “Ðồng chủng da vàng” để mị dân, lôi kéo thanh niên vào một số tổ chức chính trị. Toàn bộ sĩ quan, binh lính, công chức và kiều dân Pháp bị Nhật bắt giam trong các cư xá lớn ở Ðà Lạt. Tháng 4-1945, chính trị phạm ở nhà lao Buôn Ma Thuột đấu tranh thắng lợi, Nhật buộc phải thả hết tù chính trị. Tổ chức Ðảng ở nhà lao phân công đảng viên về các tỉnh hoạt động. Ðồng chí Ngô Huy Diễn và đồng chí Nguyễn Thế Tính được phân công về Ðà Lạt xây dựng cơ sở, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Sau một thời gian tuyên truyền, vận động, tháng 5-1945, các đồng chí đã thành lập Tỉnh bộ Việt Minh lâm thời tỉnh Lâm Viên do đồng chí Ngô Huy Diễn làm Thư ký và Uỷ ban Mặt trận Việt Minh Ðà Lạt do đồng chí Nguyễn Thế Tính làm Thư ký. Sau đó, các đoàn thể cứu quốc được thành lập, tập hợp được đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia. Cuối tháng 6-1945, do có kẻ phản bội khai báo chỉ điểm nên các đồng chí Ngô Huy Diễn, Nguyễn Thế Tính và các đồng chí trong tổ chức Việt Minh bị Nhật bắt giam, hai tổ chức Việt Minh vừa mới thành lập đều ngừng hoạt động. Về tổ chức Ðảng, năm 1943, một số đồng chí từng tham gia cách mạng ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh vào Ðà Lạt sinh sống đã liên lạc với nhau và tự thành lập chi bộ Ðảng Cộng sản gồm bốn đảng viên do đồng chí Ðinh Quế làm Bí thư, chi bộ chưa liên lạc được với cấp trên. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, đồng chí Ðinh Quế thành lập một chi bộ Ðảng tại nhà ga Ðà Lạt nhưng cũng chưa bắt liên lạc với cấp trên nên không phát huy được vai trò lãnh đạo đối với phong trào cách mạng địa phương. Ðầu tháng 8-1945, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng. Hội nghị toàn quốc của Ðảng họp ở Tân Trào ngày 13-8-1945 nhận định: những điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã chín muồi và chủ trương kịp thời lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa. Ðêm 13-8-1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Ðược sự phối hợp của Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh Khánh Hòa, đêm 21-8- 1945, hội nghị bàn việc khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh Lâm Viên được tiến hành tại Ðà Lạt. Hội nghị thống nhất phương hướng, kế hoạch, phương pháp công tác vận động, tổ chức quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền; bầu Uỷ ban khởi nghĩa và quyết định khởi nghĩa vào ngày 23-8-1945. Ngày 22-8-1945, một số cán bộ, đảng viên ở Cầu Ðất, Trạm Hành, Dran đã phát động nhân dân đứng lên khởi nghĩa thắng lợi. Ngay trong đêm 22-8-1945, lực lượng tự vệ, thanh niên ở đây kéo xuống Djiring buộc Tỉnh trưởng Ðồng Nai Thượng Cao Minh Hiệu phải giao nộp ấn tín, giấy tờ, sổ sách cho cách mạng. Tại Ðà Lạt, công tác chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành khẩn trương, từ việc tổ chức lực lượng theo từng phường, ấp, thành lập các đơn vị tự vệ đến việc may cờ, viết khẩu hiệu, sắm vũ khí đều phải chạy đua với thời gian. Sáng sớm ngày 23-8-1945, các tầng lớp nhân dân Ðà Lạt hàng ngũ chỉnh tề, mang theo cờ, khẩu hiệu rầm rập kéo về tập trung tại khu vực chợ Ðà Lạt (nay là rạp 3-4), từng đoàn công nhân, thanh niên, phụ nữ tay cầm dao, kiếm, cuốc, nỉa, gậy gộc; các đội tự vệ mặc đồng phục trang bị dao găm, mã tấu, lựu đạn, súng, làm cho khí thế khởi nghĩa càng trở nên sôi sục. Từ trung tâm thị xã, đoàn biểu tình gần một vạn người kéo đến dinh Tỉnh trưởng Lâm Viên liên tiếp hô vang khẩu hiệu: Ðả đảo đế quốc chủ nghĩa, đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, Mặt trận Việt Minh muôn năm! Trước sức mạnh của quần chúng, Tỉnh trưởng Ưng An khúm núm đem nộp ấn tín, sổ sách cho đại biểu Uỷ ban khởi nghĩa. Ðoàn biểu tình tiếp tục kéo đến bao vây đồn bảo an buộc đồn trưởng Quản Trang phải tập hợp binh lính làm lễ giao đồn, nộp vũ khí và sổ sách cho cách mạng. Sau đó, đoàn biểu tình kéo sang nhà lao thả những người bị Nhật bắt giam và đón hai đồng chí Ngô Huy Diễn, Nguyễn Thế Tính đang bị giam trong xà lim. Sáng ngày 24-8-1945, nhân dân Ðà Lạt tiếp tục biểu tình kéo đến dinh Tổng đốc Lâm - Ðồng - Bình - Ninh(2) buộc Tổng đốc Trần Văn Lý nộp ấn tín cho Uỷ ban khởi nghĩa. Tuy vậy, quân Nhật vẫn còn chiếm giữ một số công sở như nhà bưu điện, sở địa dư, ngân hàng, nhà đèn, viện Pasteur. Tối 24-8, Uỷ ban khởi nghĩa họp kiểm điểm tình hình, đề ra một số công tác trước mắt và thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên gồm bảy đồng chí do đồng chí Phan Ðức Huy làm Chủ tịch. Sáng 28-8-1945, một số cán bộ và nhân dân Ðà Lạt, Dran xuống Djiring, cùng với nhân dân tổ chức mít tinh, thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Ðồng Nai Thượng do đồng chí Nguyễn Ðại Hoà làm Chủ tịch. Từ ngày 22 đến ngày 28-8-1945, nhân dân các dân tộc hai tỉnh Lâm Viên, Ðồng Nai Thượng đã khởi nghĩa thắng lợi, thành lập chính quyền cách mạng từ tỉnh đến cơ sở. Ðây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng của phong trào cách mạng địa phương, góp phần cùng cả nước đập tan ách thống trị gần 100 năm của thực dân Pháp và xoá bỏ chế độ phong kiến có từ hàng ngàn năm trên đất nước ta, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Ðông Nam Á. . CỘNG SẢN VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 193 0 - 193 1 Từ năm 192 5 đến năm 192 9, phong trào công nhân và phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi khắp nước ta đã có ảnh hưởng đến Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng. . chúng cho rằng Hội do Ðảng Cộng sản lãnh đạo. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ (1 -9- 193 9), thực dân Pháp đóng cửa hàng chục tờ báo, xét nhà, bắt người hàng loạt. Ngày 7-10- 193 9,. Dương đã có ảnh hưởng mạnh đến hai tỉnh Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng. Mở đầu phong trào đấu tranh của công nhân Lâm Viên, Ðồng Nai Thượng thời kỳ 193 6- 193 9 là cuộc đình công của hơn 200 công nhân

Ngày đăng: 17/05/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan