1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tu lieu sử lâm dồng dùng cho lớp 9 - tiết 37

20 317 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 220,5 KB

Nội dung

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Sau khi nước Pháp bị phát xít Ðức chiếm đóng và thực dân Pháp ở Ðông Dương đầu hàng Nhật, đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực do sự tàn bạo của phát xít Nhật. Ðể đẩy mạnh phong trào cách mạng ở Ðà Lạt, từ năm 1940 đến năm 1942, một số cán bộ, đảng viên đến bắt liên lạc với những người còn lại trong nhóm “Tiến bộ” để thành lập Ban cán sự Ðảng, Uỷ ban Mặt trận phản đế Ðà Lạt, nhưng các tổ chức đó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn thì bị địch khủng bố. Mặc dù không có sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Ðảng ở địa phương, nhưng giai cấp công nhân và nhân dân lao động Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng vẫn tiến hành nhiều cuộc đấu tranh chống bọn chủ tư sản thực dân Pháp. Năm 1941, công nhân người dân tộc nổi dậy đốt đồn điền B Lao, chủ đồn điền yêu cầu chính quyền đưa lính đến đàn áp và bắn chết một công nhân. Năm 1942, công nhân làm việc ở sân bay Liên Khàng (nay gọi là Liên Khương) đốt phá kho sân bay. Cuối năm 1942, nhiều công nhân đồn điền ở Djiring, B Lao bỏ việc, làm cho sản xuất bị ngưng trệ. Ngày 19-6-1943, công nhân đồn điền Soát-nen (Choisnel) ở B Lao đấu tranh, đánh chết một tên cai tay sai của chủ. Thực dân Pháp đàn áp bắt 23 công nhân. Cuối năm 1943, công nhân làm đường 20 đấu tranh đòi trả lương đúng kỳ và bán lương thực với giá rẻ hơn. Công nhân xưởng chè Ðờ-phít (Dephis) ở Phi Nôm đốt phá kho của chủ rồi bỏ về quê. Ðầu năm 1945, công nhân đồn điền khai thác mủ ngo Gu Ga (Gougah), Phi Nôm đốt cháy kho mủ ngo, gây thiệt hại lớn cho chủ. Công nhân ở đồn điền Kin-đa (Kilda) ở Ðồng Nai Thượng nổi dậy giết chết tên chủ đồn điền người Pháp. Nhìn chung, các cuộc đấu tranh đều mang tính tự phát và bạo động nhưng đã phản ánh một quy luật tất yếu “có áp bức, có đấu tranh”, nhân dân không cam chịu cảnh nô lệ của người dân mất nước. Ðầu năm 1945, phong trào cứu nước lên cao, tổ chức Mặt trận Việt Minh phát triển rộng rãi trong cả nước. Ðêm 9-3-1945, phát xít Nhật đảo chính lật đổ chính quyền thực dân Pháp ở Ðông Dương. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Ðảng ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước, gấp rút tiến tới tổng khởi nghĩa, thành lập chính quyền nhân dân. Tại Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng, Nhật đưa quân về Ðà Lạt để chuẩn bị đối phó với quân đồng minh, ráo riết bắt lính, đào hầm hào, xây công sự ở nhiều nơi. Mặt khác, chúng ra sức tuyên truyền thuyết “Ðại Ðông Á”, thuyết “Ðồng chủng da vàng” để mị dân, lôi kéo thanh niên vào một số tổ chức chính trị. Toàn bộ sĩ quan, binh lính, công chức và kiều dân Pháp bị Nhật bắt giam trong các cư xá lớn ở Ðà Lạt. Tháng 4-1945, chính trị phạm ở nhà lao Buôn Ma Thuột đấu tranh thắng lợi, Nhật buộc phải thả hết tù chính trị. Tổ chức Ðảng ở nhà lao phân công đảng viên về các tỉnh hoạt động. Ðồng chí Ngô Huy Diễn và đồng chí Nguyễn Thế Tính được phân công về Ðà Lạt xây dựng cơ sở, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Sau một thời gian tuyên truyền, vận động, tháng 5-1945, các đồng chí đã thành lập Tỉnh bộ Việt Minh lâm thời tỉnh Lâm Viên do đồng chí Ngô Huy Diễn làm Thư ký và Uỷ ban Mặt trận Việt Minh Ðà Lạt do đồng chí Nguyễn Thế Tính làm Thư ký. Sau đó, các đoàn thể cứu quốc được thành lập, tập hợp được đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia. Cuối tháng 6-1945, do có kẻ phản bội khai báo chỉ điểm nên các đồng chí Ngô Huy Diễn, Nguyễn Thế Tính và các đồng chí trong tổ chức Việt Minh bị Nhật bắt giam, hai tổ chức Việt Minh vừa mới thành lập đều ngừng hoạt động. Về tổ chức Ðảng, năm 1943, một số đồng chí từng tham gia cách mạng ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh vào Ðà Lạt sinh sống đã liên lạc với nhau và tự thành lập chi bộ Ðảng Cộng sản gồm bốn đảng viên do đồng chí Ðinh Quế làm Bí thư, chi bộ chưa liên lạc được với cấp trên. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, đồng chí Ðinh Quế thành lập một chi bộ Ðảng tại nhà ga Ðà Lạt nhưng cũng chưa bắt liên lạc với cấp trên nên không phát huy được vai trò lãnh đạo đối với phong trào cách mạng địa phương. Ðầu tháng 8-1945, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng. Hội nghị toàn quốc của Ðảng họp ở Tân Trào ngày 13-8-1945 nhận định: những điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã chín muồi và chủ trương kịp thời lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa. Ðêm 13-8-1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Ðược sự phối hợp của Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh Khánh Hòa, đêm 21-8- 1945, hội nghị bàn việc khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh Lâm Viên được tiến hành tại Ðà Lạt. Hội nghị thống nhất phương hướng, kế hoạch, phương 1 pháp công tác vận động, tổ chức quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền; bầu Uỷ ban khởi nghĩa và quyết định khởi nghĩa vào ngày 23-8-1945. Ngày 22-8-1945, một số cán bộ, đảng viên ở Cầu Ðất, Trạm Hành, Dran đã phát động nhân dân đứng lên khởi nghĩa thắng lợi. Ngay trong đêm 22-8-1945, lực lượng tự vệ, thanh niên ở đây kéo xuống Djiring buộc Tỉnh trưởng Ðồng Nai Thượng Cao Minh Hiệu phải giao nộp ấn tín, giấy tờ, sổ sách cho cách mạng. Tại Ðà Lạt, công tác chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành khẩn trương, từ việc tổ chức lực lượng theo từng phường, ấp, thành lập các đơn vị tự vệ đến việc may cờ, viết khẩu hiệu, sắm vũ khí đều phải chạy đua với thời gian. Sáng sớm ngày 23-8-1945, các tầng lớp nhân dân Ðà Lạt hàng ngũ chỉnh tề, mang theo cờ, khẩu hiệu rầm rập kéo về tập trung tại khu vực chợ Ðà Lạt (nay là rạp 3-4), từng đoàn công nhân, thanh niên, phụ nữ tay cầm dao, kiếm, cuốc, nỉa, gậy gộc; các đội tự vệ mặc đồng phục trang bị dao găm, mã tấu, lựu đạn, súng, làm cho khí thế khởi nghĩa càng trở nên sôi sục. Từ trung tâm thị xã, đoàn biểu tình gần một vạn người kéo đến dinh Tỉnh trưởng Lâm Viên liên tiếp hô vang khẩu hiệu: Ðả đảo đế quốc chủ  !"#$%&'()*#+,-.)) đem nộp ấn tín, sổ sách cho đại biểu Uỷ ban khởi nghĩa. Ðoàn biểu tình tiếp tục kéo đến bao vây đồn bảo an buộc đồn trưởng Quản Trang phải tập hợp binh lính làm lễ giao đồn, nộp vũ khí và sổ sách cho cách mạng. Sau đó, đoàn biểu tình kéo sang nhà lao thả những người bị Nhật bắt giam và đón hai đồng chí Ngô Huy Diễn, Nguyễn Thế Tính đang bị giam trong xà lim. Sáng ngày 24-8-1945, nhân dân Ðà Lạt tiếp tục biểu tình kéo đến dinh Tổng đốc Lâm - Ðồng - Bình - Ninh(2) buộc Tổng đốc Trần Văn Lý nộp ấn tín cho Uỷ ban khởi nghĩa. Tuy vậy, quân Nhật vẫn còn chiếm giữ một số công sở như nhà bưu điện, sở địa dư, ngân hàng, nhà đèn, viện Pasteur. Tối 24-8, Uỷ ban khởi nghĩa họp kiểm điểm tình hình, đề ra một số công tác trước mắt và thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên gồm bảy đồng chí do đồng chí Phan Ðức Huy làm Chủ tịch. Sáng 28-8-1945, một số cán bộ và nhân dân Ðà Lạt, Dran xuống Djiring, cùng với nhân dân tổ chức mít tinh, thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Ðồng Nai Thượng do đồng chí Nguyễn Ðại Hoà làm Chủ tịch. Từ ngày 22 đến ngày 28-8-1945, nhân dân các dân tộc hai tỉnh Lâm Viên, Ðồng Nai Thượng đã khởi nghĩa thắng lợi, thành lập chính quyền cách mạng từ tỉnh đến cơ sở. Ðây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng của phong trào cách mạng địa phương, góp phần cùng cả nước đập tan ách thống trị gần 100 năm của thực dân Pháp và xoá bỏ chế độ phong kiến có từ hàng ngàn năm trên đất nước ta, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Ðông Nam Á. (1) Công dân từ 18 đến 60 tuổi đều được cấp bài chỉ. (2) Lâm Viên, Ðồng Nai Thượng, Bình Thuận, Ninh Thuận. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG Sau khi giành được chính quyền, Mặt trận Việt Minh và Uỷ ban nhân dân(1) hai tỉnh Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng đã có nhiều nỗ lực thực hiện những nhiệm vụ nhằm bảo vệ chính quyền cách mạng, từng bước ổn định đời sống nhân dân, giữ gìn trật tự trị an. Từ cuối tháng 9-1945, dưới sức ép của quân đồng minh, quân Nhật ở Ðà Lạt yêu cầu Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Viên giải tán lực lượng vũ trang, giao nộp vũ khí. Yêu cầu đó không được chấp nhận nên quan hệ giữa lực lượng cách mạng và quân Nhật ngày càng căng thẳng. Ngày 3-10-1945, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Viên chủ trương dùng lực lượng quần chúng đòi lại những công sở mà quân Nhật còn chiếm giữ. Sau khi tập trung tại khu vực chợ Ðà Lạt dự mít tinh hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, các đoàn biểu tình kéo đến những nơi quân Nhật chiếm đóng như nhà đèn, khách sạn Palace, bưu điện, ngân khố, viện Pasteur. Suốt hai ngày 3-10 và 4-10, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở nhiều nơi, nhân dân Ðà Lạt tuy chỉ có một số súng đạn và vũ khí thô sơ nhưng đã chiến đấu dũng cảm, bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo vệ thành quả cách mạng. Trong cuộc chiến đấu này ta đã tiêu diệt trên 20 tên Nhật, nhiều tên khác bị thương, thu một số vũ khí; lực lượng cách mạng có 40 người hy sinh, 50 người khác bị thương. Ðể đối phó với tình hình mới, Uỷ ban nhân dân hai tỉnh Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng chủ trương lập các phòng tuyến ở Trại Mát, Dran, Liên Khàng, đèo Prenn, đèo B'Lao, đồng thời đưa các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh và nhân dân ở các thị xã, thị trấn tản cư về vùng nông thôn. Ngày 9 và 10-11-1945, quân Nhật theo đường 20 tiến lên đèo B’Lao bị ta đánh lui. Chiều ngày 11-11-1945, một 2 đoàn xe quân sự Nhật với hơn 40 chiếc, có xe bọc thép hộ tống tiếp tục tiến lên. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng, ác liệt kéo dài đến sáng 12-11, ta đã tiêu diệt và làm bị thương trên 50 tên địch, một xe quân sự bị cháy. Lực lượng cách mạng có 20 ngườiø bị thương và hy sinh. Ngày 16-11-1945, quân Nhật chiếm lại nhiều vị trí quan trọng ở Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng. Thực hiện chỉ thị "Kháng chiến, kiến quốc" của Trung ương Ðảng, ở Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng đã thành lập Uỷ ban kháng chiến gồm có đại biểu Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Việt Minh và quân đội để lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp. Ðầu tháng 12-1945, các đơn vị Nam tiến cùng phối hợp với lực lượng vũ trang hai tỉnh xây dựng các phòng tuyến ở Trại Mát, Phi Nôm và Km 42 trên đường số 8. Tuy Nhật chiếm đóng các thị xã, thị trấn và dọc đường 20 nhưng các tầng lớp nhân dân vẫn luôn hướng về cách mạng, không hợp tác với địch. Ngày 6-1-1946, nhân dân hai tỉnh Lâm Viên, Ðồng Nai Thượng cùng với nhân dân cả nước tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy địch bao vây nhưng cuộc bầu cử vẫn được tiến hành đúng thủ tục, bảo đảm nguyên tắc. Ở Lâm Viên, đồng chí Ngô Huy Diễn và ở Ðồng Nai Thượng, đồng chí Hồ Nhã Tránh (tức Hồng Nhật) trúng cử đại biểu Quốc hội khoá I. Thực hiện âm mưu đánh chiếm các tỉnh Nam Trung Bộ, ngày 27-1-1946, thực dân Pháp đưa một lực lượng quân đội từ Sài Gòn lên Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng. Ngày 28-1, phối hợp với quân Nhật tại chỗ, chúng mở cuộc tấn công với quy mô lớn vào ba phòng tuyến ở Trại Mát, Phi Nôm và Km 42 trên đường số 8. Sau một ngày chiến đấu không cân sức, lực lượng ta phải rút khỏi các phòng tuyến, chuyển quân xuống các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. XÂY DỰNG CĂN CỨ, CỦNG CỐ LỰC LƯỢNG, TIẾN HÀNH KHÁNG CHIẾN Ðảng chủ trương tản cư, thực hiện vườn không nhà trống , bất hợp tác với địch được nhân dân và các cơ quan hai tỉnh thi hành triệt để. Tại các khu tản cư ở Ninh Thuận, Bình Thuận, mặc dù đời sống gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, ốm đau, bệnh tật, nhân dân tản cư vẫn cố gắng khắc phục, từng bước ổn định cuộc sống. Ðể tiến hành kháng chiến lâu dài, Uỷ ban kháng chiến hai tỉnh tập trung củng cố bộ máy cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh, tổ chức các đơn vị vũ trang, đồng thời bố trí một số cán bộ, chiến sĩ trở về hoạt động trong vùng địch kiểm soát. Tại Ðà Lạt và dọc đường 11, các đội trinh sát bám sát đồng bào để tuyên truyền cuộc kháng chiến, chống mọi luận điệu xuyên tạc của địch. Ðể chuẩn bị cho cuộc đàm phán ở Fontainebleau (Pháp), Chính phủ ta và Chính phủ Pháp đã tổ chức hội nghị trù bị ở Ðà Lạt từ ngày 17-4 đến ngày 12-5-1946. Hội nghị được tiến hành tại trường trung học Yersin (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Ðà Lạt). Với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta và đòi tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam nên hội nghị đã không đạt được một thoả thuận nào. Trong những ngày đó, tuy thực dân Pháp tìm mọi cách ngăn cản nhưng một số thành viên phái đoàn ta vẫn gặp gỡ cán bộ, nhân dân để nói rõ tình hình đất nước, chủ trương và đường lối của Ðảng, động viên nhân dân tích cực tham gia kháng chiến. THÀNH LẬP BAN CÁN SỰ ÐẢNG TỈNH LÂM VIÊN VÀ BAN CÁN SỰ ÐẢNG TỈNH ÐỒNG NAI THƯỢNG Ðể tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng và đẩy mạnh phong trào cách mạng ở các tỉnh Cực Nam Trung Bộ, ngày 10-2-1949, Thường vụ Liên khu uỷ V họp đánh giá tình hình và đề ra nhiệm vụ của các tỉnh Cực Nam Trung Bộ. Hội nghị quyết định tiếp tục tăng cường cán bộ, lực lượng, giúp đỡ về mọi mặt và đề ra kế hoạch hoạt động của hai tỉnh Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng. Phương châm chủ yếu là đưa các đội vũ trang tuyên truyền lên '/01234/5%6574839:%+;';5(8<=& 34(402>3>2?//@#:'/A#:&'//?BC Thực hiện Nghị quyết của Thường vụ Liên khu uỷ V, tháng 3-1949, Ban cán sự Ðảng Cực Nam Trung Bộ được thành lập để chỉ đạo các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng. Tháng 4-1949, thành lập Ban cán sự Ðảng tỉnh Lâm Viên, đồng chí Lê Tự Nhiên, Uỷ viên Ban cán sự Ðảng Cực Nam Trung Bộ làm Bí thư, đồng chí Lê Ðình Cương: Uỷ viên. Ngày 24-4-1949, thành lập Ban cán sự Ðảng tỉnh Ðồng Nai Thượng gồm đồng chí Trần Ngọc Trác: Bí thư, đồng chí Mai Huy Hoàng và đồng chí Lê Ðình Nam: Uỷ viên. Ðây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng địa phương. Tại Lâm Viên, mặc dù chưa nối được đường dây liên lạc với cấp trên nhưng những cán bộ hoạt động ở Ðà Lạt và vùng ven vẫn kiên trì bám địa bàn, nhanh chóng khôi phục phong trào, ảnh hưởng của cách mạng ngày càng sâu rộng trong quần chúng. Ban cán sự Ðảng tỉnh tuy mới thành lập và chưa liên lạc được với những cán bộ đang hoạt động ở các địa phương nhưng đã tích cực chuẩn bị lực lượng, xây dựng vùng bàn đạp ở phía Tây Nam tỉnh Ninh Thuận, chuẩn 3 bị điều kiện trở về địa phương tiếp tục chỉ đạo phong trào. Cuối tháng 12-1949, một mũi của đại đội Như Hổ đã bắt được liên lạc với số cán bộ đang hoạt động tại Ðà Lạt. Từ đây, phong trào cách mạng tỉnh Lâm Viên khắc phục được khó khăn về tổ chức và chỉ đạo. Tại Ðồng Nai Thượng, từ năm 1948, tỉnh đưa các ban xung phong và các đội vũ trang tuyên truyền xuống hoạt động ở cơ sở. Ðến tháng 4-1949 đã xây dựng được cơ sở chính trị ở 95 buôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thành lập chính quyền cách mạng và các tổ chức quần chúng ở năm xã thuộc huyện Djiring gồm Thường Sơn, Trung Sơn, Bắc Sơn, Nam Sơn, Ðông Thuận. Ðể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, từ năm 1950, Ðảng bộ hai tỉnh Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng đã đề ra những chủ trương, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Trên địa bàn tỉnh Lâm Viên, sau khi được tăng cường lực lượng, các đội vũ trang tuyên truyền đã bám sát địa bàn, xây dựng được trên 400 cơ sở cách mạng ở trong nội ô và vùng ven Ðà Lạt. Dọc đường 11, từ Trại Mát đến Dran, cơ sở cách mạng phát triển mạnh, nhiều nơi thành lập được ban Việt Minh xã và các tổ công tác, tranh thủ và lôi kéo được phần lớn số lý hương có cảm tình với kháng chiến. Từ khi có tổ chức Ðảng trực tiếp lãnh đạo, công tác phát triển Ðảng được đẩy mạnh. Ðến giữa năm 1950, toàn tỉnh có 152 đảng viên. Tại Ðồng Nai Thượng, từ ngày 1 đến ngày 4-2-1950, Ban cán sự Ðảng tỉnh tổ chức Hội nghị cán bộ để đánh giá tình hình và triển khai một số công tác trọng tâm trong tình hình mới. Ðược sự phối hợp của đơn vị 220 thuộc trung đoàn 812, các ban xung phong và đội vũ trang tuyên truyền vừa tuyên truyền vận động nhân dân, xây dựng cơ sở cách mạng, vừa hoạt động diệt ác, trừ gian, thành lập chính quyền cách mạng. Ðến tháng 2-1950, trong vùng địch tạm chiếm ta đã thành lập chính quyền ở 6 xã thuộc huyện B’Lao, Djiring, giải tán 25% hội tề, xây dựng được cơ sở cách mạng ở 50 buôn ấp, bắt 24 tên tề đưa đi cải tạo. Ở những nơi phong trào phát triển mạnh, thanh niên địa phương hăng hái tham gia dân quân du kích, chỉ tính trong 6 xã đã có trên 1.000 đội viên. THÀNH LẬP TỈNH LÂM ÐỒNG, ÐẨY MẠNH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP Bị thất bại nặng nề trên các chiến trường, từ cuối năm 1950, thực dân Pháp tập trung củng cố và xây dựng Tây Nguyên để đối phó với các hoạt động của ta. Tại Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng, địch tiến hành nhiều âm mưu, thủ đoạn trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế. Giữa năm 1950, Liên khu uỷ V cử đoàn cán bộ vào các tỉnh Cực Nam Trung Bộ kiểm tra tình hình. Sau khi nghe đoàn kiểm tra báo cáo, Liên khu uỷ nhận định: Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng có vị trí chiến lược ( ?2>#DE9FG/#?2>#D48:%+008>H! #D;/?9?#I0JKL0J.25M.2=&N8' '/+/@C Theo đề nghị của Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ, ngày 22-2-1951, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị định số 73/Ttg về việc hợp nhất hai tỉnh Lâm Viên và Ðồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Ðồng. Hội nghị hợp nhất hai tỉnh Lâm Viên, Ðồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Ðồng được tổ chức tại Ô Rô thuộc tỉnh Bình Thuận. Hội nghị đã nghe báo cáo tình hình hai tỉnh, thảo luận chương trình công tác vùng địch hậu và bầu Ban cán sự Ðảng tỉnh gồm 13 đồng chí do đồng chí Nguyễn Xuân, Uỷ viên Ban cán sự Ðảng Cực Nam Trung Bộ làm Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh, đồng chí Trần Châu làm Phó Bí thư. Ðây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng địa phương. Sau hội nghị, Ban cán sự Ðảng tỉnh tập trung chỉ đạo việc xây dựng và củng cố các đội vũ trang tuyên truyền; giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao nhận thức về công tác vùng địch hậu, chính sách dân tộc của Ðảng, nắm vững năm bước công tác. Trên cơ sở xác định Ðà Lạt và huyện Chiến Ðấu(2) là địa bàn trọng điểm, Ban cán sự Ðảng tỉnh tăng cường cán bộ, củng cố Thị uỷ Ðà Lạt gồm bảy đồng chí do đồng chí Trần Oanh làm Bí thư. Từ cuối năm 1950, phong trào cách mạng thị xã Ðà Lạt có sự chuyển biến đáng kể, các đội vũ trang tuyên truyền đã móc nối với cơ sở, xây dựng phong trào trong công nhân, phụ nữ, thanh niên. Trong các công sở, nhà máy, trường học, thanh niên và học sinh có phong trào thoát ly ra chiến khu tham gia kháng chiến, trong nội và ngoại ô thị xã đã xây dựng được trên 2.000 cơ sở cách mạng. Với khí thế sôi nổi và khẩn trương, Thị uỷ Ðà Lạt mở lớp huấn luyện cho trên 200 thanh niên vừa mới thoát ly. Sau khoá huấn luyện, Thị uỷ thành lập “Ðội cảm tử Phan Như Thạch”(3) gồm 36 cán bộ, chiến sĩ và 13 tổ cảm tử. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh hoạt động diệt tề trừ gian với quyết tâm làm cho Hồ Ðà Lạt dậy sóng , các đội 4 vũ trang tuyên truyền và lực lượng cảm tử đội đã tiêu diệt nhiều tên có nợ máu với nhân dân: đầu tháng 2- 1951, diệt tên mật thám Lê Hành tại chùa Sư nữ; ngày 25-5, trừng trị tên mật thám Hồ Minh; ngày 14-6, diệt tên mật thám Nguyễn Văn Thơm và bắn bị thương một tên lính Pháp trước chợ Ðà Lạt. Lập thành tích kỷ niệm ngày sinh nhật Hồ Chủ tịch, ngày 11-5-1951, tổ cảm tử gồm 7 đồng chí đã diệt tên Haasz - Phó Thanh tra mật thám Ðông Dương tại biệt thự Hoa Hồng (nay là nhà số 17 đường Huỳnh Thúc Kháng, Ðà Lạt). Ðể trả thù và trấn an tinh thần binh lính, lúc 19 giờ cùng ngày, địch đưa 20 người đang bị giam tại nhà lao Ðà Lạt đi xử bắn tại khu rừng Cam Ly, 19 người đã anh dũng hy sinh, chị Nguyễn Thị Lan bị thương nặng còn sống sót. Trước hành động tàn bạo của địch, trong ngày 12-5-1951, hàng ngàn nhân dân Ðà Lạt biểu tình lên án hành động dã man, hèn mạt của địch, đòi trừng trị những tên gây tội ác và bảo đảm tính mạng cho chị Nguyễn Thị Lan. Vụ thảm sát này đã gây chấn động dư luận trong nước và nước Pháp. Mặc dù địch tăng cường khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng, nhưng đêm 18-5-1951, lực lượng cảm tử vẫn đột nhập vào thị xã, rải truyền đơn, viết khẩu hiệu kêu gọi nhân dân bãi thị, ngừng các hoạt động trong ngày 19- 5. Suốt ngày 19-5, chợ Ðà Lạt không họp, đường phố vắng người, các cửa hiệu đóng cửa. Cuộc bãi thị đã gây được ấn tượng sâu sắc, thể hiện tình cảm của các tầng lớp nhân dân Ðà Lạt đối với Hồ Chủ tịch kính yêu. Ðể đối phó với các hoạt động của ta, địch điều một tiểu đoàn Commandos từ Sài Gòn lên tăng cường cho Ðà Lạt. Ðược tin đó, Thị uỷ Ðà Lạt giao nhiệm vụ cho đội cảm tử đột nhập vào thị xã để nắm tình hình và có phương án tiêu diệt chúng. Ðêm 27-6-1951, đồng chí Lê Trần Thái, chính trị viên đội cảm tử cùng một tiểu đội đột nhập vào thị xã và giấu quân tại nhà xác bệnh viện. Sáng hôm sau, đồng chí Lê Trần Thái đến gặp đồng chí Sinh, cán bộ tình báo. Khoảng 9 giờ sáng, do có người khai báo nên một đại đội Commandos đến bao vây định bắt sống hai đồng chí. Quyết không để bị địch bắt, hai đồng chí đóng chặt cửa và rút lên tầng trên đốt tài liệu, con dấu của đội cảm tử, sau đó ném lựu đạn, dùng súng ngắn tiêu diệt bọn địch đang bao vây căn nhà. Sau 30 phút chiến đấu, hai đồng chí tiêu diệt 6 tên địch và đã hy sinh anh dũng bằng hai viên đạn còn lại của mình. Sau khi đưa hai thi hài về nhà xác bệnh viện, địch phát hiện tiểu đội cảm tử đang ém quân tại đây. Tuy ở trong thế bị bao vây nhưng các chiến sĩ cảm tử vẫn dũng cảm chiến đấu; đồng chí Nguyễn Lại, tiểu đội trưởng đã anh dũng hy sinh. Cuộc chiến đấu diễn ra không cân sức nhưng các chiến sĩ cảm tử đã tiêu diệt 4 tên địch, thoát vòng vây và trở về chiến khu. Ðược tin ba đồng chí cảm tử anh dũng hy sinh, trong suốt ba ngày liền, hàng ngàn nhân dân Ðà Lạt đến nhà xác bệnh viện thăm viếng và tỏ lòng thương tiếc vô hạn. Nhân dân đã góp tiền mua quan tài, vải liệm và đưa ba người con yêu quý đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Phối hợp với phong trào thị xã Ðà Lạt, các đội vũ trang tuyên truyền hoạt động ở khu vực huyện Chiến Ðấu tích cực xây dựng cơ sở cách mạng và diệt tề, trừ gian. Ở các buôn đồng bào dân tộc thiểu số, ta đã nắm được phần lớn hội tề. Ðược sự ủng hộ của nhân dân, ngày 10-2-1951, đôïi vũ trang tuyên truyền đã trừng trị tên bang tá K’Xuồng tại buôn R’Lơm và bắt một tên khác đưa ra chiến khu giáo dục, sau này tiến bộ trở thành cơ sở cách mạng. Ngày 27-2-1951, đội vũ trang tuyên truyền do đồng chí Ðinh Sỹ Uẩn chỉ huy tập kích đồn bảo vệ trung tâm thông tin phục vụ sân bay Liên Khàng, diệt hai tên Pháp, một số tên ngụy, thu vũ khí và tài liệu. Hoạt động của các đội vũ trang tuyên truyền đã làm cho đồng bào các dân tộc trong vùng rất phấn khởi và tin tưởng cách mạng. Ðến giữa năm 1951, cơ sở cách mạng được xây dựng ở 36 buôn làng, chủ yếu dọc đường 21. Tháng 8-1951, Ban cán sự Ðảng tỉnh cử đồng chí Mai Huy Hoàng và một số cán bộ, chiến sĩ lên tăng cường cho huyện Chiến Ðấu. Ðể mở rộng địa bàn hoạt động, huyện đã thành lập 3 đội vũ trang tuyên truyền hoạt động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động vũ trang, Ban cán sự Ðảng tập trung chỉ đạo xây dựng bàn đạp ở các huyện phía Nam. Sau một thời gian xây dựng và củng cố, hai xã Mang Yệu Chi Lai trở thành khu căn cứ của tỉnh. Từ đây, các đội vũ trang tuyên truyền tiến lên hoạt động ở B’Lao, Djiring, Ðại Ninh. Nhiều nơi thành lập được chính quyền cách mạng, xây dựng các đoàn thể quần chúng, tranh thủ và nắm được bọn hội tề. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng địa phương, từ tháng 7-1951, địch ra sức đối phó và tăng cường hoạt động trên các địa bàn, đồng thời tăng cường đồn bốt ở trong nội ô và vùng ven Ðà Lạt. Lực lượng Commandos, Việt binh đoàn, Sơn quân phối hợp tổ chức hành quân càn quét đánh phá các chiến khu của ta. Ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địch dồn dân ra các trục đường giao thông, phát súng cho lính địa phương, tung bọn gián điệp hoạt động lén lút để phát hiện cán bộ và cơ sở cách mạng. Tại Ðà Lạt, địch tập trung lực lượng đánh phá, khủng bố bên trong và càn quét đánh úp các chiến khu. Trong 5 sáu tháng cuối năm 1951, hoạt động của địch đã gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất, hàng trăm cơ sở cách mạng bị địch bắt, nhiều căn cứ, kho tàng bị đánh phá. Quán triệt các nghị quyết của Ðảng về công tác vùng sau lưng địch, Hội nghị Ban cán sự Ðảng Cực Nam Trung Bộ tháng 9-1951 đã xác định: LâmO1?2>#DE9FG/#?2>#D 48:%+C0803H#:4#:&'/$.>''/#I A#$P#$1O2Q'048GR022'-SJTUVW#$H?2SX GYQCG;%9E9F2Z[\02;*FG*'020 Q4O1C Cuối năm 1951, đồng chí Nguyễn Xuân, Uỷ viên Ban cán sự Ðảng Cực Nam Trung Bộ, Bí thư Ban cán sự Ðảng tỉnh Lâm Ðồng và đồng chí Trần Ngọc Trác, Uỷ viên Thường vụ Ban cán sự Ðảng lên Ðà Lạt để phổ biến chủ trương chuyển hướng phương châm, phương thức hoạt động. Tại chiến khu Thị uỷ, các đồng chí Thị uỷ, đội trưởng đội vũ trang tuyên truyền, đội cảm tử ở Ðà Lạt và huyện Chiến Ðấu được quán triệt các chủ trương đường lối của Ðảng, phương châm công tác vùng sau lưng địch. Trong tình hình mới, nội dung cơ bản của chủ trương chuyển hướng hoạt động là thực hiện phương châm kiên trì vận động cách mạng, tiếp tục gây cơ sở . Ðể làm tốt công tác xây dựng cơ sở, bảo toàn lực lượng, tất cả các địa bàn trong tỉnh không được hoạt động diệt ác trừ gian ồ ạt, tràn lan như trước, giải tán các đội vũ trang tuyên truyền, lực lượng cảm tử để thành lập các đội xây dựng cơ sở. Việc thực hiện chủ trương chuyển hướng phương châm, phương thức hoạt động là hoàn toàn phù hợp nên sau một năm hoạt động, tình hình Lâm Ðồng có nhiều chuyển biến tốt. Tại Ðà Lạt, Thị uỷ tiến hành sắp xếp tổ chức, thành lập các đội xây dựng cơ sở. Nhờ vận dụng tốt phương châm, phương thức hoạt động mới nên ở hầu hết các địa bàn đều móc nối được với cơ sở cũ, phát triển thêm cơ sở mới nhưng vẫn bảo đảm bí mật, ngăn cách. Ở huyện Chiến Ðấu, các đội vũ trang tuyên truyền được tổ chức lại thành 5 đội xây dựng cơ sở. Qua một năm vận dụng phương thức hoạt động mới, ta đã xây dựng được cơ sở ở 24 buôn làng vùng dân tộc thiểu số, trong các làng Kinh dọc đường 20 xây dựng được 20 cơ sở, các cơ sở đều làm tốt nhiệm vụ được giao, giữ vững liên lạc với bên ngoài. Giữa năm 1952, tại Ðại hội chiến sĩ thi đua toàn Liên khu V, Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ đã tặng cờ cho đội công tác La Ba với dòng chữ Kiên trì bám cơ sở, mở rộng phong trào vận động cách mạng trong đồng bào dân tộc thiểu số . Song song với việc củng cố Thị uỷ Ðà Lạt, thành lập các đội xây dựng cơ sở, Ban cán sự Ðảng tỉnh còn thành lập Phân ban cán sự miền Tây Bắc Lâm Ðồng để tập trung chỉ đạo Ðà Lạt và vùng Tây Bắc. Phân ban cán sự có các đồng chí: Trần Ngọc Trác, Bí thư kiêm Bí thư Thị uỷ Ðà Lạt và các đồng chí Mai Huy Hoàng, Ðinh Sỹ Uẩn, Nguyễn Tự, sau bổ sung thêm đồng chí Tống Viết Khánh làm uỷ viên. Ở hướng B’Lao, Djiring, các đội xây dựng cơ sở Hoành Sơn, Nước Sông tiến lên hoạt động ở các tổng K’Dòn, Nộp, Tố La, Châu Trưng. Qua tuyên truyền vận động đã nắm được phần lớn già làng, bộ máy tề và lực lượng lính địa phương, xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng làm nòng cốt cho phong trào. Ðể phối hợp hoạt động giữa các tỉnh Cực Nam Trung Bộ, tập trung chỉ đạo Ðà Lạt và vùng Tây Bắc, cuối năm 1952, Ban cán sự Ðảng Cực Nam Trung Bộ quyết định giao vùng Anh Dũng cho tỉnh Ninh Thuận, giao các huyện B’Lao, Djiring cho tỉnh Bình Thuận. Thắng lợi của quân và dân ta trên các chiến trường đã làm thay đổi so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho ta. Ở các tỉnh Cực Nam Trung Bộ địch tăng cường đôn quân bắt lính để đưa lực lượng cơ động đến các chiến trường chính, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động quân sự, chính trị, kinh tế. Tại Lâm Ðồng, địch tập trung lực lượng tiến hành nhiều cuộc hành quân càn quét, lính địa phương quân được bố trí chốt giữ các đồn bốt. Về kinh tế, ngoài việc tăng thuế từ 30% lên 50%, chúng còn đặt ra nhiều thứ thuế mới, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh nên đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh vô cùng khổ cực, việc tiếp tế cho lực lượng cách mạng càng gặp nhiều khó khăn. Ðầu năm 1953, Phân ban cán sự miền Tây Bắc và Thị uỷ Ðà Lạt mở cuộc chỉnh huấn rút kinh nghiệm qua một năm chuyển hướng phương châm, phương thức hoạt động, quán triệt tư tưởng chiến tranh nhân dân, quan điểm trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh, chính sách dân tộc của Ðảng, đoàn kết nội bộ và tư tưởng kiên trì vận động cách mạng. Cuộc chỉnh huấn đã thu được kết quả tốt, mỗi cán bộ, chiến sĩ đều nâng cao nhận thức, lập trường quan điểm, tinh thần đoàn kết quân dân, nội bộ đoàn kết gắn bó hơn. Trong năm 1953, Phân ban cán sự miền Tây Bắc và Thị uỷ Ðà Lạt thực hiện chủ trương: xây dựng Ðà Lạt và các làng Kinh để làm nòng cốt xây dựng vùng dân tộc thiểu số phía Tây Bắc. Xây dựng vùng Tây Bắc thành căn cứ nhỏ trong lòng địch mà yếu tố chính là bám dân để xây dựng cơ sở và đào tạo cán bộ tại chỗ. Các đội 6 xây dựng cơ sở chỉ để lại số cán bộ chính trị, còn cán bộ quân sự rút về Bình Thuận. Các cơ quan, đội xây dựng cơ sở tiếp tục giảm biên chế. Ðến giữa năm 1953, vùng Tây Bắc và thị xã Ðà Lạt chỉ còn 42 cán bộ, chiến sĩ. Vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, ác liệt, cán bộ, chiến sĩ vẫn kiên trì bám trụ địa bàn, bám sát quần chúng để hoạt động. Ðến cuối năm 1953, ở Ðà Lạt, Dran, M’Lọn đã tổ chức và củng cố được 294 hội viên cứu quốc, trong đó công nhân chiếm 30%, nông dân chiếm 52%, phụ nữ chiếm 40%, phát triển được 11 đảng viên. Ðầu năm 1954, cuộc tiến công chiến lược Ðông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Ðiện Biên Phủ đã giành được thắng lợi quan trọng. Phối hợp với các chiến trường chính, lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Ðồng cùng với trung đoàn 812 mở trận tập kích diệt gọn các đồn La Dày, Gia Bắc, Tánh Linh trong đêm 6 rạng ngày 7-4- 1954, giải phóng một vùng rộng lớn với hàng ngàn dân. Phát huy thắng lợi, các đơn vị tiếp tục tiêu diệt các đồn Tà Xị, Suối Kiết, Lút-xe và mở rộng địa bàn hoạt động ở huyện Djiring. Các đội xây dựng cơ sở chuyển sang hoạt động ở phía bắc huyện Djiring và phát triển đến vùng Loan, Tà In, La Hoan, Như vậy, vùng du kích đã được mở rộng bao gồm khu căn cứ Mang Yệu Chi Lai, các tổng K’Dòn, Châu Trưng, Bảo Thuận, La Dạ, Tố La. Ngày 7-5-1954, chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng và ngày 20-7- 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, thừa nhận chủ quyền, độc lập và thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, vĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới quân sự tạm thời trong hai năm. Theo sự chỉ đạo của Ban cán sự Ðảng Cực Nam Trung Bộ, toàn bộ cán bộ, chiến sĩ tỉnh Lâm Ðồng tập trung về chiến khu Lê Hồng Phong thuộc tỉnh Bình Thuận để học tập tinh thần Hiệp định, thực hiện việc chuyển quân, tập kết ra Bắc. Trải qua 9 năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân các dân tộc Lâm Ðồng đã nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, ác liệt, từng bước đưa phong trào cách mạng địa phương phát triển, góp phần cùng cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. (1) Sau ngày 2-9-1945 gọi là Uỷ ban nhân dân. (2) Ðịa bàn bao gồm các huyện Ðức Trọng, Lâm Hà, vùng Tây Bắc huyện Lạc Dương hiện nay. T]VO1^F#'G#@_O2Q'8%'>.`628[\aba[cde TUVO@248*F;0$8O:S#:288C ÐẤU TRANH ÐÒI THI HÀNH HIỆP ÐỊNH GIƠ-NE-VƠ, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỰC LỰC CÁCH MẠNG (1954 - 1961) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, nhưng nước ta tạm thời chia làm hai miền. Ngay sau khi đưa Ngô Ðình Diệm lập chính phủ bù nhìn ở miền Nam, đế quốc Mỹ tiến hành nhiều âm mưu hất cẳng Pháp, phá hoại việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đồng thời gấp rút xây dựng bộ máy ngụy quyền các cấp, cải tổ ngụy quân làm công cụ thực hiện chính sách thực dân mới. Tháng 2-1955, Mỹ - Diệm bắt đầu thực hiện chính sách “tố cộng” nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, xóa bỏ mọi ảnh hưởng của Ðảng trong nhân dân. Chúng tổ chức các lớp học “tố cộng”, bắt ép quần chúng nói xấu Ðảng, nói xấu cách mạng, khai báo người thân tham gia kháng chiến, truy bắt cán bộ, đảng viên và những người yêu nước. Tại Lâm Ðồng, ngụy quyền các cấp tiến hành phân loại quần chúng, tổ chức các lớp “tố cộng” nhằm truy bức quần chúng khai báo tổ chức Ðảng, cán bộ, cơ sở cách mạng. Ðến tháng 6-1956, địch đã cưỡng bức mở 80 lớp “tố cộng” với gần 20.000 người và 19 lớp với hơn 10.000 người cho ngụy quyền cấp quận, xã. Quán triệt tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị và Liên khu uỷ V về nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, Ban cán sự Ðảng Cực Nam Trung Bộ đã thành lập tổ chức Ðảng ở các địa bàn và bố trí cán bộ lên hoạt động tại Lâm Ðồng. Tháng 9-1954, Huyện uỷ Djiring được thành lập gồm 7 uỷ viên do đồng chí Nguyễn Xuân Du làm Bí thư. Huyện uỷ chủ trương tập hợp số đảng viên là người tại chỗ ở vùng căn cứ để thành lập các chi bộ, khẩn trương tổ chức và phát triển các đoàn thể quần chúng, từng bước mở rộng địa bàn hoạt động lên sát thị trấn Djiring, B’Lao, tạo bàn đạp bám sát đường 20 và mở lên phía bắc. Tháng 10-1954, Ban cán sự Ðảng Cực Nam Trung Bộ cử 8 cán bộ, đảng viên theo đường hợp pháp, bất hợp pháp lên hoạt động tại Ðà Lạt. Tháng 3-1955, Ban cán sự Ðảng Ðà Lạt được thành lập gồm 3 đồng chí do đồng chí Ðỗ Ðạt Khoáng làm Bí thư. Ban cán sự đã đề ra một số nhiệm vụ trước mắt nhằm nhanh chóng ổn định tổ chức, móc nối và phát triển cơ sở cách mạng. Sau một thời gian tuyên truyền vận động, ta đã xây dựng được nhiều cơ sở trong các tổ chức nghiệp đoàn công nhân, phát triển cơ sở đơn tuyến. Ðến cuối năm 1955, hầu hết 7 cơ sở cũ được liên lạc và tiếp tục hoạt động, phát triển thêm 50 cơ sở ở các ấp vùng ven. Hưởng ứng “phong trào hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn”, cuối năm 1954, một số đảng viên và cơ sở ở Ðà Lạt thành lập Uỷ ban bảo vệ hòa bình tại địa phương. Uỷ ban đã in và phát hành hơn 1.000 bản tài liệu với nội dung tuyên truyền, giải thích các điều khoản của hiệp định đình chiến, tố cáo âm mưu phá hoại hiệp định của Mỹ - Diệm. Với ảnh hưởng rộng lớn của phong trào, quần chúng ở các ấp Nghệ Tĩnh, Hà Ðông, Sào Nam, Tây Hồ đã tích cực ủng hộ và tham gia các cuộc đấu tranh công khai hợp pháp. Phối hợp với phong trào bảo vệ hòa bình, tháng 8-1955, hơn 300 phụ nữ chợ Ðà Lạt tổ chức mít tinh, bãi thị, cử đại diện gặp Thị trưởng Ðà Lạt đưa kiến nghị đòi thi hành hiệp định đình chiến, đòi Mỹ không được can thiệp vào miền Nam Việt Nam. Trước sự phát triển và ảnh hưởng rộng lớn của phong trào, ngụy quyền tìm cách đối phó, chúng bắt một số người hoạt động trong phong trào. Ðến cuối năm 1955, phong trào bảo vệ hòa bình ở Ðà Lạt dần dần lắng xuống. Ðể phát động phong trào quần chúng, xây dựng cơ sở cách mạng trong các thị trấn, đồn điền, đầu năm 1955, Ban cán sự Ðảng Cực Nam Trung Bộ cử một số cán bộ lên hoạt động tại B’Lao, Djiring và thành lập Ban cán sự Ðảng liên huyện B’Lao - Djiring gồm 5 uỷ viên, do đồng chí Trần Soạn làm Bí thư. Ban cán sự đã phân công đảng viên xuống các địa bàn nắm tình hình, tuyên truyền, giáo dục, xây dựng cơ sở cách mạng, vận động và tổ chức công nhân đấu tranh chống ngụy quyền bắt ép họ tham gia “phong trào cách mạng quốc gia”. Ở các đồn điền Ðạ Nghịt, Minh Rồng, công nhân đấu tranh đòi bọn chủ tăng lương, bán gạo và cấp thuốc chữa bệnh. Giữa lúc phong trào công nhân ở B'Lao, Djiring đang phát triển thì đêm 12-12-1955 một đồng chí trong Ban cán sự bị địch bắt, các đồng chí còn lại hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn nên lần lượt chuyển vùng hoạt động. Ðến giữa năm 1956, Ban cán sự Ðảng liên huyện B'Lao - Djiring không còn nữa. Qua hai năm đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, cách mạng miền Nam đứng trước tình hình vô cùng khó khăn, phức tạp. Tháng 3-1956, chính quyền Ngô Ðình Diệm tổ chức tổng tuyển cử bầu “quốc hội lập hiến” và tháng 10-1956 ban hành hiến pháp mới, Ngô Ðình Diệm lên làm Tổng thống. Hiệp định Giơ-ne-vơ trên thực tế đã bị đối phương xé bỏ hoàn toàn. Quán triệt các nghị quyết của Ðảng về tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Huyện uỷ Djiring tập trung chỉ đạo vùng căn cứ đẩy mạnh công tác bố phòng bảo vệ buôn làng, nương rẫy, đồng thời vận động đồng bào trong vùng địch kiểm soát lập các khu bất hợp pháp, cất giấu lương thực, thực phẩm. Ðầu năm 1957, hơn 400 đồng bào ở ba buôn thuộc xã Bờ Gia ra rừng lập thế hợp pháp, thoát khỏi sự kìm kẹp, khủng bố của địch, từng bước hình thành các tổ chức tự quản, xây dựng lực lượng du kích và trở thành vùng căn cứ vững chắc trong cuộc kháng chiến. Phối hợp với phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, giữa năm 1958, đồng bào dân tộc thiểu số ở Bảo Lộc, Di Linh kéo lên quận đấu tranh đòi bán gạo, muối và được tự do đi lại làm ăn. Chính quyền địch cử đại diện gặp đồng bào để xoa dịu, giải thích nhưng không có kết quả. Trước tinh thần đoàn kết đấu tranh của đồng bào, địch phải nhượng bộ, chịu bán gạo, muối và để đồng bào phát rẫy gần buôn làng. Dưới ánh sáng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Ðảng khoá II, cách mạng miền Nam đã có bước chuyển biến quan trọng, nhiều tỉnh tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang và hoạt động có kết quả, hỗ trợ nhân dân nổi dậy chống lại ách kìm kẹp của Mỹ - Diệm. Phối hợp với phong trào đồng khởi đang phát triển mạnh ở các tỉnh Nam Bộ và Liên khu V, đêm 31-7-1960, gần 30 cán bộ, chiến sĩ và 80 du kích vùng căn cứ tập kích đồn Bắc Ruộng và quận lỵ Hoài Ðức (thuộc tỉnh Bình Thuận), diệt và bắt sống trên 300 tên địch, thu 126 súng các loại, hỗ trợ cho gần 5.000 đồng bào nổi dậy phá khu tập trung trở về buôn làng cũ, trong đó có trên 1.000 đồng bào Cơ Ho huyện Di Linh. Ðể xây dựng Tây Nguyên thành căn cứ vững chắc của cách mạng miền Nam, tạo bàn đạp nối thông đường hành lang chiến lược từ miền Bắc vào Nam Bộ, từ giữa năm 1959, Trung ương tăng cường lực lượng vào Tây Nguyên làm nhiệm vụ mở đường hành lang nối Nam Tây Nguyên với miền Ðông Nam Bộ. Tháng 1-1960, đoàn cán bộ được chia làm hai đội công tác: một đội phát triển xuống phía nam tỉnh Quảng Ðức và phía bắc tỉnh Lâm Ðồng, một đội phát triển qua hướng Ðắc Min vào Phước Long. Phối hợp với các đội công tác ở Tây Nguyên, tháng 6-1960, Xứ uỷ Nam Bộ thành lập đội vũ trang tuyên truyền C200 làm nhiệm vụ mở đường từ chiến khu Ð ra phía bắc để bắt liên lạc với đội từ Quảng Ðức phát triển xuống. Ngày 30-10-1960, hai đội đã gặp nhau tại Vàm Ðạ R’Tý. Ðây là sự kiện quan trọng, lần đầu tiên đường hành lang chiến lược giữa Nam Tây Nguyên với Nam Bộ được nối liền. Sau khi nối thông đường hành lang chiến lược Nam - Bắc, Liên khu uỷ V chỉ đạo các địa phương nhanh chóng 8 mở rộng phong trào, xây dựng thực lực cách mạng, mở đường hành lang nối các tỉnh Nam Tây Nguyên với các tỉnh Cực Nam Trung Bộ. Theo sự chỉ đạo của Liên khu uỷ V, Tỉnh uỷ Ðắc Lắc đưa một đội công tác đến hoạt động trên địa bàn phía bắc tỉnh Lâm Ðồng làm nhiệm vụ xây dựng cơ sở, mở rộng phong trào cách mạng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ðội này chia làm hai mũi: J&KM0H74839:%+ mở rộng phong trào vùng đồng bào dân tộc phía bắc đường 20, củng cố và bảo vệ đường hành lang chiến lược từ Bøsa Nia đến Bsa Lu-xiên. Cùng thời gian này, Xứ uỷ Nam Bộ đưa đơn vị C200 ra hoạt động trên địa bàn phía bắc tỉnh Lâm Ðồng với nhiệm vụ bảo vệ đường hành lang, sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở cách mạng, đánh địch mở rộng vùng giải phóng. J&f4)2O; triển xuống phía đông nam, mở phong trào dọc đường số 8 từ Kinh Ðạ đến Gung Răng Gia, Hương Lâm, Tân Dân và một số buôn phía Tây huyện Ðức Trọng. Ðược sự chỉ đạo của Liên tỉnh uỷ 3(1), Huyện uỷ Di Linh vừa củng cố, xây dựng vùng căn cứ phía Nam, vừa mở rộng phong trào phát triển qua phía bắc đường 20. Nhờ có lực lượng thanh niên thoát ly đông nên ngày 2-9- 1960, Huyện uỷ thành lập ba đội công tác: Hoành Sơn, Nam Sơn, Tây Sơn. Các đội công tác vừa mở phong trào vừa kết hợp đánh địch, hỗ trợ nhân dân giành quyền làm chủ, giải phóng hàng chục ngàn dân. Thực hiện nhiệm vụ nối thông đường hành lang giữa các tỉnh, đầu năm 1960, Liên tỉnh uỷ 3 tổ chức hai đội vũ trang tuyên truyền lên hoạt động phía tây bắc và đông nam Ðà Lạt. Ðội thứ nhất từ căn cứ Bác Aùi Tây thuộc tỉnh Ninh Thuận mở cơ sở lên các buôn Ðồng Mang, Ðạ Tro, Ðưng Ksi (Lạc Dương). Ðội thứ hai từ bàn đạp phía tây Anh Dũng tiến lên vùng Pró, M’Lọn (Ðơn Dương). Vùng này địch kiểm soát chặt chẽ nên mấy lần đội công tác mở đường xâm nhập nhưng đều bị địch chặn đánh, không xây dựng được cơ sở và bị tổn thất nên phải rút về tăng cường cho đội vũ trang tuyên truyền đang hoạt động phía tây bắc Ðà Lạt. Bằng phương thức “cầu chuyền”, đội vũ trang tuyên truyền vừa tuyên truyền vận động đồng bào, khống chế bọn tề điệp tại chỗ, vừa tìm cách thuyết phục các mục sư, thầy giảng đạo Tin lành nên đã gây được lòng tin trong đồng bào, nhiều người có cảm tình và tin tưởng cách mạng. Ðến cuối năm 1960, phong trào cách mạng đã được mở ra từ các buôn Ðồng Mang, Ðạ Tro, Ðưng K’Si lên đến Ðạ Me, Ediêng, Xít Dun, (Lạc Dương) thành lập chính quyền tự quản ở 15 buôn, đưa hàng ngàn dân lên thế làm chủ. Cùng thời gian trên, một đội vũ trang của Liên tỉnh uỷ 4(1.1) từ Ðắc Lắc phát triển xuống các buôn Păng Tang, R’Nốt, Buôn Rin, K’Long Phe, ở phía tây huyện Ðức Trọng. Ðến tháng 4-1961, hai đội vũ trang tuyên truyền của Liên tỉnh uỷ 3 và Liên tỉnh uỷ 4 đã gặp nhau ở buôn Pang Ting Ðờn. Như vậy, đến tháng 5-1961, đã xây dựng phong trào cách mạng ở hầu hết các buôn đồng bào dân tộc thuộc hai huyện Lạc Dương, Ðức Trọng, hình thành vùng giải phóng với trên 6.000 dân, nối liền với vùng giải phóng phía nam tỉnh Ðắc Lắc. Ðể hỗ trợ phong trào mở rộng vùng giải phóng, các đơn vị vũ trang đã nhiều lần đánh địch, tiêu biểu là trận đánh một tiểu đội biệt kích ở dốc La Hon ngày 23-5-1960; trận đánh toán cảnh sát vũ trang ở buôn Chà Lào đêm 30-12- 1960; trận đánh vào chi khu Di Linh, ấp số 5, đồi Nguyên Ngọc, đồi Pasture ngày 15-5-1961 và trận tập kích quận lỵ Dran ngày 16-5-1961. Các trận đánh trên vừa tiêu hao sinh lực địch, thu vũ khí, vừa tạo điều kiện cho các đội vũ trang tuyên truyền tiếp tục mở rộng phong trào vùng nông thôn của tỉnh, có ảnh hướng lớn đối với nhân dân trong vùng địch kiểm soát. ÐẨY MẠNH PHONG TRÀO ÐÁNH ÐỊCH, MỞ RỘNG VÙNG GIẢI PHÓNG, KẾT HỢP ÐẤU TRANH CHÍNH TRỊ VỚI ÐẤU TRANH VŨ trang (1961 - 1965) Sau phong trào đồng khởi, cách mạng miền Nam tiếp tục giành được những thắng lợi vang dội, chính quyền tay sai Ngô Ðình Diệm khủng hoảng và bắt đầu suy sụp. Ðể cứu vãn tình thế, Mỹ - Diệm chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” với kế hoạch Xtalây - Taylơ nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ, địch tập trung củng cố các trung tâm quân sự Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Ðà Lạt và tăng cường càn quét để giành lại những vùng đã mất. Từ tháng 9-1961, chúng bắt đầu dồn dân vào các ấp chiến lược, xây dựng các khu dinh điền, đồng thời tổ chức lực lượng thanh niên chiến đấu ở thôn ấp. Ðể thống nhất sự chỉ đạo đối với chiến trường Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên, tháng 7-1961, Trung ương quyết định thành lập Khu VI(2) trực thuộc sự chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam. Sau đó, hệ thống tổ chức chỉ đạo các cấp ở hai tỉnh Lâm Ðồng, Tuyên Ðức cũng được hình thành. Tại Lâm Ðồng, ngày 31-8-1961, Ban cán sự Ðảng tỉnh được thành lập lấy phiên hiệu B7 gồm ba uỷ viên, do đồng chí Trần Quang Sang làm Bí thư. Cuối năm 1961, Trung ương Cục tăng cường cán bộ và thành lập Tỉnh uỷ Lâm Ðồng(3) gồm chín uỷ viên, do đồng chí Phạm Thuần làm Bí thư. Trong năm 1962, Tỉnh uỷ Lâm Ðồng 9 thành lập tổ chức chỉ đạo trên các địa bàn: K1 là vùng căn cứ phía bắc đường 20; K2 là vùng đồng bào Thiên chúa giáo và các đồn điền từ phía đông Bảo Lộc đến phía bắc Di Linh; K3 là vùng từ ấp 17 thuộc xã Ðinh Trang Hạ đến cầu Ðại Ninh; phân ban T14: địa bàn dọc đường 20 từ ấp Ðạ Gùi đến An Lạc. Ngày 2-9-1963, tỉnh giải thể phân ban T14 để thành lập Thị uỷ Bảo Lộc (T29) và K4 phụ trách từ Ðạ Gùi đến đèo Ba Cô. Tại Tuyên Ðức, đầu tháng 8-1961, Tỉnh uỷ Tuyên Ðức được thành lập gồm năm uỷ viên do đồng chí Huỳnh Minh Nhựt làm Bí thư, một số địa bàn đã thành lập tổ chức chỉ đạo như: Ban cán sự Ðảng Ðà Lạt, Huyện uỷ Ðức Trọng, Ban cán sự Ðảng vùng A, vùng B của huyện Lạc Dương. Nằm trong kế hoạch chiến lược chung, đầu năm 1962, địch tập trung lực lượng đánh phá vùng giải phóng, dồn dân vào vùng chúng kiểm soát. Từ tháng 2 đến tháng 4-1962, chúng dùng các đơn vị vũ trang, biệt kích kết hợp với bọn tề điệp, mục sư, thầy giảng tại chỗ hù dọa, cưỡng ép và lợi dụng tôn giáo lôi kéo trên 2.000 đồng bào ở 20 buôn về quận lỵ Lạc Dương. Trong hai tháng 5 và 6-1962, địch tiếp tục dồn 10.000 dân từ Phi Liêng đến Phi Có và dọc đường 21 đến hai xã Rô Men, Ðầm Ròn về hai khu vực Riông Bô Liêng và Ðạ Mpao. Ðể tiến hành dồn dân, lập ấp chiến lược trên quy mô lớn, địch xây dựng ba ấp chiến lược: Ðường Mới ở Ðơn Dương, Gia Thạnh ở Ðức Trọng, B’Nơ ở Lạc Dương và lấy khu tập trung Dú Tờ Nang, xã Lát ở Lạc Dương làm thí điểm xây dựng thôn ấp kiểu mẫu. Ðến cuối 1963, địch đã dồn trên 50.000 dân vào 108 khu tập trung, ấp chiến lược. Vùng giải phóng của tỉnh từ hơn 6.000 dân chỉ còn lại trên 300 dân ở các buôn Ðồng Mang, Ðạ Tro, Ðưng K’Si ở phía đông huyện Lạc Dương. Ở Lâm Ðồng, trong hai năm 1962 - 1963, địch tập trung lực lượng dồn hàng chục ngàn dân vào 80 khu tập trung, ấp chiến lược xung quanh thị xã, thị trấn và dọc các đường giao thông quan trọng để dễ kiểm soát và làm vành đai bảo vệ. Ðối phó với những âm mưu, thủ đoạn của địch, Tỉnh uỷ Lâm Ðồng và Tỉnh uỷ Tuyên Ðức chủ trương đẩy mạnh hoạt động vũ trang hỗ trợ nhân dân phá ấp chiến lược trở về buôn làng cũ. Các đội công tác bám sát các địa bàn để xây dựng cơ sở cách mạng. Trên địa bàn tỉnh Lâm Ðồng, từ năm 1962 đến giữa năm 1965, các lực lượng vũ trang của tỉnh liên tục tấn công địch, hỗ trợ quần chúng giành quyền làm chủ, phá banh 52 trên tổng số 80 khu tập trung, ấp chiến lược, giải phóng trên 20.000 dân và 90% đất đai. Trên thực tế, địch chỉ kiểm soát được thị xã B'Lao, thị trấn Di Linh và một số ấp trên đường 20. Từ đèo Chuối đến phía nam đèo Bảo Lộc, ta làm chủ hoàn toàn. Ở vùng căn cứ phía nam và bắc đường 20, nhân dân vừa đẩy mạnh tăng gia sản xuất, vừa tăng cường bố phòng, đánh địch càn quét, bảo vệ đường hành lang. Giữa năm 1962, Tỉnh uỷ lãnh đạo tổ chức Ðại hội đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng tỉnh lần thứ hai nhằm tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc và động viên đồng bào hăng hái tham gia kháng chiến. Ðại hội đã bầu Ban chấp hành Mặt trận Dân tộc Giải phóng tỉnh do đồng chí Ma Hương, tức Huỳnh Lam Sơn làm Chủ tịch. Phối hợp với hoạt động vũ trang, phong trào đấu tranh chính trị cũng được đẩy mạnh. Năm 1962, trên 1.000 đồng bào các dân tộc thiểu số ở Di Linh kéo lên quận đấu tranh đòi được phát rẫy, được tự do đi lại làm ăn. Tháng 4- 1964, hơn 2.500 đồng bào thị xã B’Lao biểu tình đòi lật đổ chính quyền Trần Văn Hương, đòi Tay-lơ cút về nước. Ðoàn biểu tình diễu hành trên các đường phố hô vang khẩu hiệu: “Nội/F3#D F@'>(6g)0<#$hC Về công tác binh vận, trong hai năm 1961 1962, đã xây dựng được cơ sở chính trị, cơ sở binh vận ở 175 buôn, ấp, nắm được trên 200 tên tề ngụy từ ấp đến xã, trong đó có 50 người trong bộ máy tề xã, trên 30 trung đội dân vệ và thanh niên chiến đấu. Tại Tuyên Ðức, đối phó với các chiến dịch càn quét, gom dân lập ấp chiến lược của địch, lực lượng vũ trang tỉnh và các đội công tác tập trung đánh phá ấp chiến lược, đột ấp vũ trang tuyên truyền, diệt ác, phá kìm, xây dựng cơ sở cách mạng. Trong 6 tháng cuối năm 1964 đã có 32 lần đột ấp và đến giữa năm 1965 có 13 ấp, trên 7.000 dân dọc các đường 11, 20, 21 lỏng rã sự kìm kẹp của địch, thực lực cách mạng trên các địa bàn được củng cố và phát triển. Nhằm nâng cao trình độ năng lực công tác và bảo đảm hoạt động lâu dài, những cán bộ, cơ sở cốt cán bên trong thị xã Ðà Lạt được đưa ra vùng bàn đạp để huấn luyện về công tác đô thị. Ðầu năm 1964, một số đảng viên hoạt động đơn tuyến và cơ sở cốt cán bên trong vận động hầu hết phụ nữ chợ Ðà Lạt bãi thị suốt 7 ngày liền và kéo đến dinh Thị trưởng đưa kiến nghị đòi bãi bỏ việc tăng thuế chợ. Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, chính quyền địch phải nhượng bộ và huỷ bỏ quyết định đó. Tháng 3-1965, chi bộ chợ Ðà Lạt(4) và cơ sở bên trong vận động hàng ngàn nhân dân tham gia đấu tranh tẩy chay cuộc bầu cử Hội đồng thành phố và đòi chính quyền địch phải có những biện pháp cải thiện đời sống, phải bán gạo và thực phẩm cho dân. Do nội dung đấu tranh 10 [...]... tháng 1 0- 197 4, Bộ Chính trị Trung ương Ðảng họp và quyết định phương án hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam trong hai năm 197 5 - 197 6 Chấp hành các nghị quyết của Ðảng, mùa khô 197 4- 197 5, phong trào cách mạng hai tỉnh Lâm Ðồng, Tuyên Ðức có bước phát triển mới, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi âm mưu bình định, lấn chiếm của địch, củng cố và xây dựng lực lượng cách mạng bên trong Ðầu tháng 3- 197 5,... CỦA ÐẾ QUỐC MỸ ( 196 9 - 197 2) LƯỢC, Thắng lợi to lớn và toàn diện của quân và dân ta trên cả hai miền Nam Bắc trong năm 196 8 đã làm thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện ném bom và bắn phá miền Bắc, chính thức đàm phán ở Hội nghị bốn bên(7) về Việt Nam tại Pa-ri Ðầu năm 196 9, Tổng thống Mỹ Ních-xơn đề ra học thuyết Ních-xơn mà nội dung... vực chợ Từ ngày 9 đến ngày 1 7-4 - 196 6, bất chấp sự đàn áp và ngăn chặn của địch, nhân dân Ðà Lạt vẫn tiếp tục đấu tranh Những cuộc mít tinh biểu tình đều mang nội dung đòi Mỹ cút về nước, đòi chấm dứt chiến tranh, bảo đảm quyền tự do, dân chủ Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Ðà Lạt từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 6- 196 6 Ngày 1 8-4 - 196 6, lực lượng học sinh, sinh viên quyết định tuyệt thực 24 giờ... quyết cho đồng bào miền Nam và kêu gọi các tầng lớp nhân dân cùng nhau đoàn kết, hưởng ứng cuộc đấu tranh chống bầu cử, chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu Tối 28 -9 - 197 1, tại chùa Linh Sơn, khoảng 100 học sinh, sinh viên tổ chức đêm không ngủ, hát những bài ca, đọc những bài thơ mang nội dung yêu nước do học sinh, sinh viên miền Nam sáng tác Ngày 2 9- 9- 197 1, Uỷ ban đấu tranh thành lập 10 tổ xung kích... làm nhiệm vụ rải truyền đơn, căng biểu ngữ, phân phát bản tuyên bố chung ở khu vực chợ và trên các đường phố để vận động nhân dân hưởng ứng cuộc đấu tranh và không đi bỏ 16 phiếu trong ngày 3-1 0 Từ ngày 30 -9 - 197 1 đến ngày 3-1 0- 197 1, tại chùa Linh Sơn, lực lượng đấu tranh tổ chức mỗi ngày ba buổi phát thanh để phản đối trò hề bầu cử bịp bợm của Mỹ - Thiệu, thông báo tình hình đấu tranh, kêu gọi đồng bào... Từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6- 196 6, phong trào đấu tranh của nhân dân Ðà Lạt tiếp tục phát triển dưới hình thức đấu tranh của Phật giáo Do ảnh hưởng rộng lớn của phong trào đấu tranh và một số tín đồ Phật giáo có ý thức chính trị, ngày 2 3-6 - 196 6, tại chùa Linh Sơn, nữ sinh Ðặng Thị Ngọc Tuyền, 19 tu i, tự thiêu đã để lại sáu bức thư gởi Tổng thống Mỹ Giôn-xơn, Thiệu - Kỳ, nhân dân Mỹ và những người... thuộc sự chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam (4) Thành lập ngày 8-3 - 196 4, còn gọi là chi bộ 8-3 (2.1) Hai chân: quân sự và chính trị Ba mũi: quân sự, chính trị, binh vận (5) Tháng 1 0- 196 5, Khu uỷ Khu VI quyết định thành lập lại Tỉnh uỷ Tuyên Ðức, đồng thời giao huyện Ðức Trọng lại cho tỉnh Tuyên Ðức (6) Phong trào tăng gia sản xuất, tiết kiệm; phong trào du kích chiến tranh; phong trào thoát ly đi... tiện thô sơ của nhân dân địa phương Ðêm 2-4 - 197 5, các đơn vị vào chiếm lĩnh quận lỵ Ðức Trọng, Uỷ ban quân quản huyện Ðức Trọng và thị trấn Tùng Nghĩa được thành lập Sáng ngày 3-4 - 197 5, các đơn vị chia làm hai hướng: tiểu đoàn 840 theo đường 21 đánh chiếm chi khu, quận lỵ Dran, nhưng bọn địch ở đây đã rút chạy; tiểu đoàn 186 tiến lên Ðà Lạt, lúc 8 giờ ngày 3-4 - 197 5, một tiểu đội của đơn vị cùng một số... cán bộ, cơ sở Ðà Lạt vào chiếm lĩnh tòa hành chính tỉnh Tuyên Ðức Cờ cách mạng tung bay tại cơ quan đầu não của ngụy quyền tỉnh Thị xã Ðà Lạt và tỉnh Tuyên Ðức hoàn toàn được giải phóng Tối 3-4 - 197 5, Uỷ ban quân quản tỉnh Tuyên Ðức và Uỷ ban quân quản thị xã Ðà Lạt được thành lập Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân hai tỉnh Lâm Ðồng, Tuyên Ðức đã kết thúc thắng lợi Với sự chi viện của các... Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Ðức, Lâm Ðồng (1.1) Liên tỉnh uỷ 4 là tổ chức Ðảng lãnh đạo các tỉnh: Gia Lai, Công Tum, Ðắc Lắc (2) Khu VI là tổ chức Ðảng lãnh đạo các tỉnh: Ðắc Lắc, Khánh Hòa, Ni nh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Ðức, Lâm Ðồng Cuối năm 196 3, địa bàn Khu VI được chỉnh lại gồm 6 tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Ðồng, Tuyên Ðức, Quảng Ðức và Phước Long (3) Tỉnh uỷ Lâm Ðồng thuộc sự chỉ đạo . dốc La Hon ngày 2 3-5 - 196 0; trận đánh toán cảnh sát vũ trang ở buôn Chà Lào đêm 3 0-1 2- 196 0; trận đánh vào chi khu Di Linh, ấp số 5, đồi Nguyên Ngọc, đồi Pasture ngày 1 5-5 - 196 1 và trận tập kích. Tố La. Ngày 7-5 - 195 4, chiến dịch Ðiện Biên Phủ toàn thắng và ngày 2 0-7 - 195 4, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, thừa nhận chủ quyền, độc lập và thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, vĩ tuyến 17. khởi nghĩa vào ngày 2 3-8 - 194 5. Ngày 2 2-8 - 194 5, một số cán bộ, đảng viên ở Cầu Ðất, Trạm Hành, Dran đã phát động nhân dân đứng lên khởi nghĩa thắng lợi. Ngay trong đêm 2 2-8 - 194 5, lực lượng tự vệ,

Ngày đăng: 17/05/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w