1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở nước ta

12 591 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 6,37 MB

Nội dung

TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 4 (37) 2014 99 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở NƯỚC TA Thái Đắc Liệt 1 TÓM TẮT Thị trường chứng khoán phái sinh là một sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển của thị trường chứng khoán. Qua hơn 13 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được một trình độ cao hơn nhiều so với trước đây, đến nay có thể nói thị trường chứng khoán Việt Nam đã có đủ điều kiện để hình thành thị trường chứng khoán phái sinh. Thị trường chứng khoán phái sinh ra đời, chắc chắn sẽ làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ngày càng tốt hơn, giúp cho các chủ đầu tư và công chúng đầu tư khắc phục được nhiều rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán, nhờ đó ngày càng có nhiều công ty tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, số lượng các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng sẽ liên tục tăng lên qua từng năm, thanh khoản trên thị trường sẽ phát triển ổn định và ngày càng cao hơn. Mục tiêu của bài viết này nhằm đưa ra những kinh nghiệm thành công và không thành công của một số nước trên thế giới khi tổ chức thực hiện thị trường chứng khoán phái sinh; Mặt khác bài viết cũng đưa ra các điều kiện cần thiết và bắt buộc phải có khi thị trường chứng khoán phái sinh ra đời; Bài viết cũng đã phân kỳ các bước thực hiện và lựa chọn sản phẩm phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh, một số giải pháp cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả đối với thị trường chứng khoán phái sinh, giúp cho các chủ đầu tư và công chúng đầu tư hiểu biết sâu hơn về thị trường chứng khoán phái sinh để từng bước chủ động tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: Chứng khoán phái sinh, Chủ đầu tư, Công chúng đầu tư. ABSTRACT Derivative market is an essential product for development of the stock market. After more than 13 years of development, Viet Nam stock market has achieved a higher level than before, and it now has enough conditions to form derivative market. The introduction of derivative market surely will make Viet Nam’s stock market develop better, helping investors and public overcome many risks when participating to be listed on the stock market, whereby there will be more companies participating to be listed on the stock market, the number of domestic and foreign investors will also continuously increase each year, liquidity on the market will develop stable and increase higher. The objective of this article is to provide experiences of success and failure of a number of countries in the world when implementing derivative market; on the other hand, the article also gives out necessary and required conditions for the introduction of derivative market; the article provides steps and guideline for choosing appropriate products for each development stage of the derivative market, some specific solutions to implement derivative market effectively, helping investors and public understand derivative market deeper so that they can gradually and actively involve in Viet Nam’s stock market. Keywords: Derivative stock, Investor, Public. 1 TS, Trường Đại học Mở Tp.HCM. Email: thaidacliet@gmail.com 100 TRAO ĐỔI HỌC THUẬT 1. Đặt vấn đề Thị trường chứng khoán là thị trường cao cấp của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán phái sinh là sản phẩm của thị trường tài chính phát triển, bởi vậy chỉ có thị trường chứng khoán phát triển ở một trình độ nhất định mới có thể hình thành nên thị trường chứng khoán phái sinh. Đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã được thành lập khá lâu, nhưng chỉ hơn 7 năm trở lại đây thị trường chứng khoán Việt Nam mới có bước phát triển đáng kể; Hai sở giao dịch chứng khoán đã được thành lập, đó là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), một Trung tâm lưu ký chứng khoán đã ra đời, gần 89 công ty chứng khoán đang hoạt động và hơn 700 công ty đã được niêm yết cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên hai sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Đến năm 2013 chỉ tính riêng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đã đạt trên 32 tỷ đô la Mỹ, tương đương 25 phần trăm GDP của năm 2013, số lượng tài khoản của các nhà đầu tư đạt trên 1,3 triệu tài khoản giao dịch, trong đó nhà đầu tư nước ngoài có khoảng 16.000 tài khoản, so với cuối năm 2007 tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán đã tăng hơn 3,5 lần và số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng gần hai lần, chứng tỏ nhu cầu của các nhà đầu tư chứng khoán đã có sự gia tăng đáng kể, giá trị giao dịch hàng ngày của hai sàn trên thị trường có lúc đạt trên 5000 tỷ đồng. Trên thế giới thị trường chứng khoán phái sinh đã có từ lâu, ở nước ta thị trường chứng khoán phái sinh tuy chưa chính thức được nhà nước công nhận về mặt pháp lý, nhưng trên thực tế nó đã được hình thành và phát triển ở trình độ ban đầu trên thị trường chứng khoán phi tập trung. Hiện nay ở nước ta đang tồn tại ba loại sản phẩm phái sinh, trước hết là phái sinh về hàng hóa, kế đến là phái sinh về tiền tệ, sau cùng là chứng khoán phái sinh. Các phái sinh về hàng hóa và tiền tệ được hình thành sớm hơn, việc tổ chức triển khai thực hiện các phái sinh này còn ở trình độ rất thấp, các sản phẩm cơ sở để thực hiện các giao dịch phái sinh này không đáng kể, nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường phái sinh này không nhiều, cơ chế chính sách cho việc thực hiện các giao dịch phái sinh hàng hóa và tiền tệ chưa được rõ ràng và đầy đủ, cơ chế thanh toán bù trừ giữa người mua và người bán chưa được triển khai thực hiện nên kết quả đạt được của loại phái sinh này thường thấp hơn nhiều so với yêu cầu đặt ra lúc ban đầu. Đối với chứng khoán phái sinh thì nhà nước gần như chưa có chủ trương cụ thể nào để cho thị trường chứng khoán phái sinh hoạt động, nhưng do yêu cầu đòi hỏi khách quan của thị trường nên trong chừng mực nhất định thị trường chứng khoán phái sinh đã xuất hiện trên thị trường chứng khoán phi tập trung dưới nhiều dạng thức khác nhau như quyền mua cổ phần, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hợp tác đầu tư,… Sự xuất hiện của các loại chứng khoán phái sinh này một mặt làm cho thị trường chứng khoán thêm sôi động và đa dạng, một mặt nó giúp cho các thành viên tham gia thị trường chứng khoán nâng cao thêm trình độ và kiến thức để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh sau này. Quá trình nghiên cứu thị trường chứng khoán phái sinh, tác giả đã tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…Mặt khác, tác giả cũng đã tìm hiểu và phân tích tương đối rõ nét về các loại hình chứng khoán phái sinh đã tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt nam từ năm 2007 đến năm 2010. Qua đó, phân tích, đánh giá đúng mức về ưu nhược điểm của quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh, từ đó khẳng định rằng đã đến lúc thị trường chứng khoán Việt Nam phải thừa nhận thị trường chứng khoán phái sinh và xem nó như một công cụ cần thiết nhằm đa dạng hóa các sản phẩm cho thị trường, nâng cao thêm về chất cho thị trường chứng khoán Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh hơn trong những năm sắp tới. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Thị trường chứng khoán phái sinh là một định chế tài chính bậc cao, nó được bắt đầu từ TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 4 (37) 2014 101 thị trường nông sản phẩm. Những năm mưa thuận, gió hòa nông sản phẩm trúng mùa, giá cả hàng hóa sẽ xuống thấp, những năm thời tiết khắc nghiệt, nông sản phẩm trở nên khan hiếm, giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, mối liên hệ giữa con người và nông sản phẩm là một vấn đề vô cùng quan trọng và con người phải luôn tìm cách giải quyết thật tốt vấn đề này thông qua thị trường chứng khoán phái sinh. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới: Tại châu Âu từ thế kỷ thứ XI trên thị trường mua bán nông sản phẩm, bên cạnh các giao dịch thanh toán trực tiếp theo phương thức tiền – hàng, các nông gia cũng như các nhà buôn bán ngủ cốc còn tiến hành thực hiện việc mua bán theo dạng hợp đồng kỳ hạn, mua bán trước, giao nhận hàng hóa sau. Đến giữa thế kỷ thứ XIX tại Hoa Kỳ, nhờ sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật năng suất và sản lượng cây trồng tăng lên rất nhanh, việc tiêu thụ hàng hóa trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với trước đây. Do đó, để giảm thiểu các rủi ro về giá cả cho các nông gia và người tiêu dùng, chính phủ Hoa Kỳ đã cho thành lập một hội đồng mậu dịch kỳ hạn (CBOT) vào năm 1848 tại Thành phố Chicago. Hội đồng mậu dịch kỳ hạn này bao gồm các nông gia có đầu óc kinh doanh và các nhà buôn bán ngũ cốc trong vùng. Một năm sau đó, hội đồng mậu dịch này cho ra đời trung tâm giao dịch mua bán nông sản phẩm kỳ hạn và hàng nông sản phẩm được giao dịch theo phương thức đấu giá tập trung, các hợp đồng mua bán kỳ hạn được cam kết thực hiện, người nắm hợp đồng mua có quyền và nghĩa vụ phải mua, người nắm hợp đồng bán có quyền và nghĩa vụ phải bán. Nhưng với cơ chế hợp đồng kỳ hạn, khi đến thời điểm giao nhận hàng nếu giá cả sản phẩm tăng cao hơn so với giá đã ghi trong hợp đồng thì người mua sản phẩm có lời và người bán sản phẩm bị thiệt; Ngược lại, nếu đến thời điểm giao nhận hàng hóa, giá cả sản phẩm thấp hơn so với giá cả đã ghi trong hợp đồng thì người mua sản phẩm bị thiệt và người bán sản phẩm có lời. Để khắc phục nhược điểm này, năm 1864 Hoa Kỳ đã có một bước phát triển đáng kể trong việc chuyển hợp đồng kỳ hạn thành hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai đã làm thay đổi căn bản hợp đồng kỳ hạn, khắc phục được những nhược điểm cơ bản của hợp đồng kỳ hạn, người sở hữu hợp đồng tương lai có thể kết thúc vị thế của hợp đồng trước thời hạn và giá trị bắt buộc phải thực hiện của hợp đồng ở thời điểm đã quy định trong hợp đồng không còn giá trị. Hợp đồng tương lai được giao dịch mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp như là chứng khoán phái sinh. Sự ra đời của hợp đồng tương lai đã làm thay đổi cơ bản về bản chất của hợp đồng kỳ hạn, nó vừa là công cụ bảo vệ người mua lại vừa là công cụ bảo vệ người bán. Cơ chế hoạt động của hợp đồng tương lai trở thành quy tắc chuẩn mực chung cho tất cả các thị trường phái sinh trên thế giới, những thành công của hợp đồng tương lai lan tỏa rất nhanh và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội của các nước. Sau năm 1898 một loạt các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn đã ra đời. Hiện tại ở Hoa Kỳ có 6 thị trường hợp đồng quyền chọn đã đăng ký hoạt động với Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC), 12 thị trường hợp đồng tương lai chịu sự giám sát và quản lý của Ủy ban giao dịch hàng hóa phái sinh (CFTC). Hàng hóa trên thị trường phái sinh ngày càng phong phú và đa dạng, chứng khoán cơ sở của các hợp đồng tương lai và quyền chọn bao gồm các sản phẩm nông nghiệp như bơ, trứng, bột mì, gạo, năng lượng, dầu thô, điện, cao su, sắt thép, vàng bạc và các sản phẩm tài chính cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, tiền tệ,…và gần đây nhất là các chỉ số biến động giá của quyền chọn được chọn làm chứng khoán cơ sở. Ở châu Á các nước có thị trường chứng khoán phái sinh phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore,… Ở Nhật Bản, thị trường chứng khoán phái sinh phát triển đạt ở trình độ rất cao, sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) có hai sản phẩm chứng khoán phái sinh, đó là chỉ số chứng khoán TOPIX và quyền chọn hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ, hai sản phẩm chứng khoán phái sinh này đạt mức tăng 102 TRAO ĐỔI HỌC THUẬT trưởng rất cao, chiếm tỷ trọng trên 90 phần trăm khối lượng giao dịch trên toàn thị trường. Hàn Quốc là một trong những nước có thị trường chứng khoán phái sinh phát triển nhất trên thế giới, ba sản phẩm giao dịch thành công nhất của thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc là chỉ số KOSPI 200 (1996), hợp đồng quyền chọn chỉ số KOSPI 200 (1997) và hợp đồng giao sau trái phiếu KTB 3 năm (1999). Tính đến năm 2011 hợp đồng giao dịch quyền chọn KOSPI 200 đạt trên 3,6 tỉ hợp đồng, giá trị giao dịch đạt trên 436 tỉ đô la Mỹ. Nếu tính về số lượng hợp đồng chứng khoán phái sinh, Hàn Quốc đứng thứ nhất trong 10 sở giao dịch chứng khoán trên thế giới. Ở Ấn Độ, thị trường chứng khoán phái sinh đã được nghiên cứu từ năm 1996, nhưng đến năm 1998 Hội đồng nghiên cứu thị trường chứng khoán phái sinh mới đưa ra được một bản báo cáo bao gồm những đề xuất và khuyến nghị về việc thành lập thị trường chứng khoán phái sinh ở Ấn Độ. Báo cáo và khuyến nghị này đã được Ủy ban Chứng khoán và giao dịch Ấn Độ (SEBI) chấp thuận và cho thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh sau này. Theo yêu cầu của SEBI một hội đồng cấp quốc gia khác cũng được thành lập để nghiên cứu và đảm bảo an toàn cho giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cũng như việc phòng ngừa rủi ro trong việc thanh toán bù trừ. Sau vài năm thị trường chứng khoán phái sinh Ấn Độ đã có bước phát triển vượt bậc, năm 2000 – 2001 khối lượng chứng khoán phái sinh giao dịch đạt trên 207 triệu đô la Mỹ, đến năm 2007 – 2008 khối lượng giao dịch chứng khoán phái sinh đạt trên 3275 tỉ đô la Mỹ. Chính nhờ sự phát triển của sàn chứng khoán phái sinh mà Ấn Độ được xem là một trong những nước có thị trường chứng khoán phái sinh phát triển nhanh, sôi động và thành công nhất. Đối với Singapore, thị trường chứng khoán phái sinh được xây dựng từ năm 1984, phương thức giao dịch tại thời kỳ này là khớp lệnh tại sàn. Từ năm 2004, Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore đã đưa hệ thống giao dịch trực tuyến vào giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh, phương thức giao dịch này tạo ra bước ngoặt thật sự cho thị trường chứng khoán phái sinh. Ở Singapore có 4 thị trường chứng khoán phái sinh chủ yếu, đó là hợp đồng phái sinh cổ phiếu, hợp đồng phái sinh hàng hóa, hợp đồng phái sinh lãi suất và hợp đồng phái sinh ngoại hối. Các sản phẩm phái sinh tài chính tại thị trường chứng khoán Singapore là hợp đồng tương lai chỉ số NIKKE, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu MSCI Đài Loan, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu MSCI Singapore và quyền chọn cổ phiếu (structured Warrant). Singapore hiện đứng trong nhóm 10 thị trường giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu lớn nhất trên thế giới. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam: Tại Việt Nam, các công cụ phái sinh có nguồn gốc từ hàng hóa, tiền tệ và chứng khoán đã được sử dụng từ nhiều năm nay. Phái sinh hàng hóa được quản lý và điều hành bởi Bộ công thương, đối với các sản phẩm cơ bản như gạo, cà phê, cao su, thép đã được các doanh nghiệp trong nước sử dụng nhiều trên các sở giao dịch phái sinh nước ngoài dưới dạng giao dịch theo hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai. Ở trong nước thì có ba sàn giao dịch hàng hóa là trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuộc, sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sàn Giao dịch Sài Gòn Thương Tín. Đến năm 2006 thì trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuộc được thành lập, nhưng đến cuối năm 2010 thì trung tâm này mới đi vào hoạt động nhưng chỉ dừng lại ở bước đầu thử nghiệm. Đến năm 2011 sở giao dịch hàng hóa Triệu Phong chính thức được thành lập với nhiệm vụ giao dịch phái sinh đối với ba mặt hàng là cà phê, cao su và thép, nhưng các giao dịch phái sinh này cũng chỉ dừng lại ở mức độ thăm dò, sự tham gia của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và nhà đầu tư không đáng kể do khung pháp lý phục vụ cho các giao dịch này chưa được rõ ràng và chặt chẽ, hệ thống thanh toán bù trừ của trung tâm chưa được hình thành nên các rủi ro mang đến cho khách hàng thường rất cao. Phái sinh tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước quản lý và điều hành, đây là loại công cụ phái TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 4 (37) 2014 103 sinh xuất hiện sớm nhất ở nước ta, nhưng nó chỉ diễn ra chủ yếu ở các ngân hàng, trong đó Ngân hàng Thương mại là một bên trong hợp đồng, bên còn lại có thể là doanh nghiệp, các định chế tài chính hoặc cá nhân tham gia. Trong thời gian đầu phái sinh tiền tệ chủ yếu tập trung ở các ngân hàng lớn như Vietcombank, Eximbank, Techcombank, ACB và một số ngân hàng nước ngoài như Ngân hàng HSBC, Ngân hàng Citibank. Nhưng trong vài năm gần đây ngày càng có nhiều Ngân hàng Thương Mại trong nước giới thiệu và cung cấp các sản phẩm phái sinh về tiền tệ cho giới đầu tư. Năm 1999 Ngân hàng Nhà nước có quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN 7 quy định giao dịch kỳ hạn với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên của Việt Nam, tuy nhiên mức độ giao dịch của công cụ này chỉ chiếm từ 5 – 7 phần trăm khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Sau này các công cụ phái sinh về lãi suất và tỷ giá tiếp tục xuất hiện và được các Ngân hàng Thương Mại sử dụng nhiều hơn nhằm đáp ứng yêu cầu biến động của tỷ giá và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Thị trường chứng khoán chịu sự quản lý của Bộ tài chính mà trực tiếp là Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước. Mặc dù thị trường chứng khoán đã ra đời cách đây hơn 13 năm, nhưng các chủ trương của nhà nước về quản lý thị trường chứng khoán phái sinh chỉ dừng lại ở mức độ chung nhất. Ngày 01/03/2012, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 252/QĐ- TTg phê duyệt đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, trong đó có đoạn viết như sau: “Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh được chuẩn hóa theo hướng phát triển các công cụ từ giản đơn đến phức tạp; Về dài hạn cần thống nhất hoạt động thị trường chứng khoán phái sinh có công cụ gốc là chứng khoán, hàng hóa và tiền tệ,”. Từ đó đến nay Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn thực hiện thị trường chứng khoán phái sinh. Nhưng trong thực tiễn thị trường chứng khoán phái sinh vẫn được manh nha hình thành dưới nhiều dạng khác nhau. Trong năm 2007 nhiều công ty niêm yết phát hành tăng vốn hai, ba lần dưới dạng quyền mua cổ phần như Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, công ty gạch men Thăng Long, công ty SAM, công ty REE,…Ngày 26/10/2007 lần đầu tiên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và tổng công ty Điện lực Việt Nam thực hiện bán đấu giá 75 triệu quyền mua cổ phần của công ty thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH), sau đấu giá quyền mua cổ phần của công ty VSH, ngày 17/3/2008 Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và tổng công ty Thép Việt Nam thực hiện tiếp phiên đấu giá quyền mua cổ phần của công ty cổ phần Kim khí Thành Phố Hồ Chí Minh với 10 triệu quyền mua cổ phần, kết quả đấu giá quyền mua cổ phiếu của hai phiên đấu giá nói trên đều được các nhà đầu tư mua hết. Trong các năm 2008 và 2009 thị trường chứng khoán có xu hướng sụt giảm, đến năm 2010 thị trường chứng khoán có vẻ khởi sắc trở lại, khoảng giữa năm 2010 công ty chứng khoán VN – DIRECT cho ra đời sản phẩm hợp đồng hợp tác đầu tư trên 20 triệu cổ phiếu có tính thanh khoản cao trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Tham gia hợp đồng hợp tác đầu tư này nhà đầu tư có thể giao dịch quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán cổ phiếu tùy theo sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường. Đầu năm 2010 công ty vàng Thế Giới đã giới thiệu cho các nhà đầu tư kinh doanh sản phẩm chỉ số VTG – VN INDEX dưới dạng hợp đồng tương lai chỉ số. Ví dụ: chỉ số VN INDEX ngày 01/04/2010 là 510 (hệ số 10.000), đến ngày 01/05/2010 chỉ số VN INDEX là 540. Như vậy, nếu một nhà đầu tư sở hữu một đơn vị VTG – INDEX vào ngày 01/04/2010 sẽ có 5,1 triệu đồng, đến ngày 01/05/2010 giá trị của nhà đầu tư đó có được là 5,4 triệu đồng, nhà đầu tư lãi được 300.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi triển khai mô hình này được một thời gian, các giao dịch chứng khoán phái sinh này gặp phải một số vướng mắc như các văn bản pháp lý, trung tâm thanh toán bù trừ chưa được triển khai thực 104 TRAO ĐỔI HỌC THUẬT hiện,…Do đó, Ủy Ban chứng khoán Nhà nước đã có văn bản yêu cầu công ty chứng khoán VN-DIRECT và công ty vàng Thế Giới ngừng các hoạt động giao dịch nói trên. Mặc dù cho ngưng các hoạt động nói trên, nhưng Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước luôn xác định rằng nhu cầu chứng khoán phái sinh là có thực và nó là một bộ phận không thể thiếu được trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Do vậy, Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sớm hoàn chỉnh dự thảo Nghị định về chứng khoán phái sinh để trình chính phủ ban hành trong sáu tháng đầu năm 2014 nhằm tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ngày càng tốt hơn. 3. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020 Ngày 06/12/2012, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1826/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán” theo hướng xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh từ một Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo nguyên tắc thống nhất về bộ máy điều hành, thống nhất về nền tảng công nghệ, thống nhất và chuẩn hóa tiêu chí niêm yết, chế độ báo cáo, công bố thông tin, tiêu chuẩn về thành viên và giao dịch…, phân tách và chuyên biệt hóa thị trường theo hàng hóa giao dịch, bao gồm một sàn giao dịch cổ phiếu, một sàn giao dịch trái phiếu và chứng khoán phái sinh. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh nói trên cần phải đảm bảo các yêu cầu và điều kiện như sau: Yêu cầu: - Thị trường chứng khoán phái sinh phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất chặt chẽ với sự phát triển của thị trường chứng khoán cơ sở. Do đó khi triển khai xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh phải gắn chặt với việc tái cấu trúc thị trường theo mô hình hợp nhất hai sở giao dịch hiện có thành một sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, sàn giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ là một trong ba sàn của sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, sàn giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ được tổ chức vận hành cùng lúc với hai sàn cổ phiếu và trái phiếu. Hệ thống giao dịch đối với chứng khoán phái sinh sẽ được tổ chức gần giống với hệ thống giao dịch trên thị trường cổ phiếu. Hai hệ thống giao dịch này sẽ được kết nối với nhau nhằm đảm bảo thị trường vận hành trôi chảy, có đủ sức phòng ngừa các giao dịch thâu tóm và làm giá giữa hai thị trường. - Thị trường chứng khoán phái sinh phải đảm bảo tính công khai minh bạch và công bằng cho tất cả các nhà đầu tư, đặc biệt phải có nhiều biện pháp để bảo vệ cho các nhà đầu tư nhỏ, tránh tình trạng thao túng và lũng đoạn của các nhà đầu tư lớn; Tăng cường khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện thật thuận lợi để ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh ở nước ta. - Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh phải phù hợp với điều kiện kinh tế cụ thể của nước ta, đồng thời phải tính đến yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian sắp tới, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phái sinh phát triển năng động và hiệu quả nhất. Điều kiện ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh: Điều kiện pháp lý: Ở các nước như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan trước khi thị trường chứng khoán phái sinh ra đời, các cơ quan quản lý thị trường tài chính của họ đều có sự chuẩn bị rất kỹ về các điều kiện pháp lý. Do đó, việc triển khai các loại chứng khoán phái sinh ở các quốc gia này rất thành công. Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy đi sau các thị trường chứng khoán nói trên, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã có luật chứng khoán năm 2006, luật sửa đổi bổ sung chứng khoán năm 2010 và nhiều văn bản pháp quy khác hướng dẫn thực hiện luật chứng khoán, nhưng các luật và văn bản pháp quy này chưa có văn bản nào quy định cụ thể về thị trường chứng khoán phái sinh, các văn bản nói trên chỉ quy định những điểm chung nhất về thị trường chứng khoán phái sinh nên chưa thể triển khai thực hiện. Hiện nay Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn riêng TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 4 (37) 2014 105 về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh trình chính phủ ban hành trong năm 2014. Trên cơ sở hướng dẫn của Nghị định này, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (được sáp nhập từ hai sở giao dịch chứng khoán hiện nay) và trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam sẽ tiến hành xây dựng các quy chế hướng dẫn về việc giao dịch và thanh toán bù trừ cho các chứng khoán phái sinh. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ nghiên cứu và trình Bộ Tài Chính các quy định về tổ chức bộ máy điều hành chứng khoán phái sinh, về hoạt động của các đối tượng tham gia hành nghề chứng khoán phái sinh, hướng dẫn việc công bố thông tin, các quy định về thuế, phí trên thị trường chứng khoán phái sinh nhằm đảm bảo một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ giúp cho thị trường chứng khoán phái sinh nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung vận hành có hiệu quả và ổn định. Điều kiện về cơ sở hạ tầng: Việc giao dịch chứng khoán phái sinh đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, nhất là đối với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, chỉ có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại mới có thể đáp ứng được yêu cầu giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục với tốc độ cao của chứng khoán phái sinh, đáp ứng được yêu cầu của hệ thống giám sát giao dịch, hệ thống công bố thông tin và hệ thống thanh toán bù trừ. Ngày 26 – 12 – 2012 Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) đã ký kết một hợp đồng kinh tế về việc: “thiết kế, giải pháp, cung cấp lắp đặt và chuyển giao hệ thống công nghệ thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm đáp ứng yêu cầu giao dịch chứng khoán và chứng khoán phái sinh trong những năm sắp tới. Theo hợp đồng này trong vòng hai năm KRX sẽ cung cấp cho Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh một hệ thống công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn tiên tiến nhất, có đủ khả năng tích hợp và đồng bộ các mảng thị trường cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán phái sinh với nhiều sản phẩm hiện đang được triển khai thực hiện trên thế giới. Với hệ thống công nghệ thông tin mới này Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và trung tâm lưu ký chứng khoánViệt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu giao dịch và thanh toán bù trừ cho các nhà đầu tư chứng khoán và chứng khoán phái sinh dưới bất kỳ hình thức nào. Hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới, bộ phận thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán và chứng khoán phái sinh thường được tổ chức trực thuộc sở giao dịch chứng khoán như mô hình của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,… nhưng ở Việt Nam luật chứng khoán đã trao quyền thanh toán bù trừ chứng khoán và chứng khoán phái sinh cho Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt nam, đây là đơn vị duy nhất được tổ chức thực hiện chức năng đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán và chứng khoán phái sinh cho toàn thị trường. Điều kiện về sản phẩm giao dịch: Chứng khoán phái sinh chuẩn hóa sẽ là các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn được giao dịch tập trung trên sàn chứng khoán Việt Nam. Các loại tài sản cơ sở cho các chứng khoán phái sinh này có thể là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư hoặc chỉ số chứng khoán. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại chứng khoán nào cũng được lựa chọn để làm tài sản cơ sở cho chứng khoán phái sinh, kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, muốn cho thị trường chứng khoán phái sinh đạt kết quả tốt thì tài sản cơ sở của các loại chứng khoán phái sinh phải có tính thanh khoản cao, có quy mô vốn hóa thị trường lớn, có cơ chế pháp lý rõ ràng, có đủ thông tin để cung cấp cho các thành viên trên thị trường. Ở Việt Nam việc lựa chọn một loại cổ phiếu đơn lẻ nào đó để làm tài sản cơ sở cho chứng khoán phái sinh cần phải được xem xét, chắt lọc thật kỹ càng, bởi lẽ hầu hết các loại cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam từ loại cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn đến loại cổ phiếu có vốn hóa thị trường nhỏ hơn đều vẫn có nguy cơ bị giới đầu tư làm giá và thao túng thị trường ở mức độ cao. Thực tế các năm qua cho thấy, điều này rất thường hay xảy ra, nhiều công ty chứng khoán hoặc nhiều nhà đầu tư lớn đã liên kết 106 TRAO ĐỔI HỌC THUẬT làm giá và thao túng một loại cổ phiếu nào đó. Do đó, xây dựng hợp đồng tương lai trên một loại cổ phiếu đơn lẻ nào đó chỉ đáp ứng được phần nào yêu cầu phòng vệ rủi ro đối với những nhà đầu tư mua bán cổ phiếu đó, nguy cơ thua thiệt vẫn luôn rình rập đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp. Đối với các chứng chỉ quỹ trên hai sở giao dịch chứng khoán hiện nay đều có thị giá rất thấp, tính thanh khoản không cao nên chưa thật sự hấp dẫn các nhà dầu tư. Do đó thời gian trước mắt chưa thể chọn các chứng chỉ quỹ để làm tài sản cơ sở cho chứng khoán phái sinh. Đối với trái phiếu chính phủ tính thanh khoản cũng không cao, hiện tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đang nghiên cứu và đề xuất đối với hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng tính thanh khoản của loại trái phiếu này chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành viên tham gia đầu tư trái phiếu chính phủ chủ yếu là các Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tài chính, chỉ có 18 thành viên giao dịch đã chiếm tới 90 phần trăm khối lượng giao dịch của thị trường trái phiếu chính phủ; mặt khác trái phiếu chính phủ thường được giao dịch với các lô lớn, do đó nếu chọn trái phiếu chính phủ để làm tài sản cơ sở cho chứng khoán phái sinh sẽ làm cho những nhà đầu tư trung bình và nhỏ lẻ có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, việc chọn trái phiếu chính phủ để làm tài sản cơ sở cho chứng khoán phái sinh có thể được áp dụng cho các giai đoạn tiếp theo của quá trình triển khai thực hiện chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh dựa trên chỉ số đã được nhiều nước Châu Á áp dụng thành công như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan. Các quốc gia này đã chọn hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn trên chỉ số chứng khoán và xem nó như là sản phẩm đầu tư của chứng khoán phái sinh, họ đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Hiện nay Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã cho ra đời bộ chỉ số VN-30 và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã cho ra đời bộ chỉ số HNX-30, hai bộ chỉ số này đều đáp ứng các điều kiện về giá trị vốn hóa thị trường, về tính thanh khoản và cổ phiếu được tự do giao dịch, có nghĩa là các loại cổ phiếu của các cổ đông như Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát, cổ đông của nhà nước nắm giữ cổ phiếu, cổ đông chiến lược đều không được tính đến khi tham gia tính toán chỉ số. Mặt khác, phương pháp tính này cũng hạn chế được ảnh hưởng quá mức của những cổ phiếu có tỷ trọng vốn hóa quá cao khi tham gia tính toán, phương pháp tính chỉ cho phép chỉ số vốn hóa của một loại cổ phiếu tham gia tính toán không vượt quá 10 phần trăm so với tổng giá trị vốn hóa của rổ cổ phiếu. Các điều kiện quy định như trên đã góp phần làm cho bộ chỉ số VN – 30 và HNX – 30 ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giúp cho các nhà đầu tư có thêm cơ hội xác định được danh mục đầu tư cho mình, đây cũng là cơ hội để phát triển các quỹ đầu tư chỉ số, quỹ đầu tư ETF và đầu tư chứng khoán phái sinh sau này. Sắp tới đây hai sở sẽ tiếp tục cho ra đời nhiều bộ chỉ số mới phù hợp với tình hình phát triển của thị trường chứng khoán như bộ chỉ số MID – CAP, SMALL – CAP, chỉ số ngành,…các bộ chỉ số này sẽ phản ảnh được sự biến động giá của thị trường theo nhóm sản phẩm và nhóm ngành, khắc phục được nhược điểm của sự biến động giá đối với từng mặt hàng, giúp nhà đầu tư phân tích và đánh giá thị trường thuận lợi hơn. Có thể nói đây là bước tiến quan trọng và thuận lợi nhất để lựa chọn tài sản cơ sở cho chứng khoán phái sinh trong thời gian sắp tới. Về lộ trình phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh có thể chia ra làm các giai đoạn sau đây: - Giai đoạn 1: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán. - Giai đoạn 2: Hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. - Giai đoạn 3: Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu. - Giai đoạn 4: Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn trên lãi suất, tỷ giá, vàng và hàng hóa. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 4 (37) 2014 107 Như vậy, so với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu chính phủ thì chỉ số chứng khoán có thể xem là loại hàng hóa phù hợp nhất cho thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển. Hiện nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước đang chỉ đạo các cơ quan trực thuộc triển khai và hoàn thiện dần các bộ chỉ số chứng khoán nhằm phục vụ cho công chúng đầu tư một cách hiệu quả nhất. Điều kiện về đào tạo: Để cho thị trường chứng khoán phái sinh hoạt động đạt kết quả tốt đẹp, các cơ quan quản lý thị trường tài chính cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ về việc đào tạo kiến thức và kinh nghiệm chứng khoán phái sinh cho các thành viên tham gia thị trường. Ở Đài Loan, để cho thị trường chứng khoán phái sinh phát triển thành công, từ ba năm trước đó chính quyền đã thiết lập một kênh đầu tư chứng khoán phái sinh với nước ngoài để cộng đồng đầu tư và kinh doanh trong nước tham gia đầu tư và làm quen dần với chứng khoán phái sinh nước ngoài. Đây là mô hình đào tạo rất hiệu quả để cộng đồng kinh doanh chứng khoán trong nước tự đào tạo mình thông qua thực tiễn, kinh nghiệm giao dịch tại các thị trường nước ngoài. Ở Hàn Quốc, sở giao dịch chứng khoán đã mở nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chứng khoán phái sinh cho các nhân viên công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các ngân hàng giám sát và công chúng đầu tư. Việc đào tạo này giúp được đông đảo các nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp cận được các kiến thức của thị trường chứng khoán phái sinh. Đối với nước ta, để phát triển tốt thị trường chứng khoán phái sinh, chúng ta cần phải kế thừa kinh nghiệm của các nước đi trước, tổ chức mô hình đào tạo sao cho khoa học và hiệu quả nhất. Muốn vậy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mà nòng cốt là Trung Tâm Nghiên cứu và Đào tạo chứng khoán, các vụ, viện trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán phải có chương trình, kế hoạch đào tạo cụ thể đối với từng đối tượng có liên quan. Các cơ quan ngôn luận, truyền thông, báo chí có chức năng về thị trường chứng khoán như tạp chí Đầu Tư chứng khoán, Đài phát thanh truyền hình Trung ương và địa phương cũng cần có nhiều hình thức tuyên truyền về chứng khoán phái sinh một cách sâu rộng vả chủ động để cộng đồng dân cư hiểu biết ngày càng nhiều hơn và sâu hơn về thị trường chứng khoán phái sinh. Mô hình giao dịch và thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh: Để thị trường chứng khoán phái sinh vận hành thành công trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cần tiến hành xây dựng mô hình giao dịch và thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Muốn vậy, cơ quan có chức năng quản lý thị trường chứng khoán phải có sự chỉ đạo tập trung, xây dựng đầy đủ cơ chế chính sách cho thị trường chứng khoán phái sinh, các thành viên tham gia thị trường phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng đối với từng phần công việc của mình, đồng thời cũng phải tiến hành xây dựng cơ chế phối hợp giữa các thành viên tham gia thị trường một cách chi tiết, rõ ràng và hiệu quả nhất. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng cơ chế quản lý và điều hành toàn bộ thị trường chứng khoán phái sinh, theo dõi và chỉ đạo chặt chẽ các bộ phận trực thuộc chuẩn bị thật tốt những công việc có liên quan đến các bộ phận do mình quản lý. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng các loại sản phẩm phái sinh trình Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét quyết định, chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt cho việc giao dịch, công bố thông tin và giám sát giao dịch chứng khoán phái sinh. Cơ chế quản lý và giám sát giao dịch chứng khoán phái sinh ở nước ta gồm có hai cấp, cấp cao do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giám sát trực tiếp, cấp dưới do phòng giám sát giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam trực tiếp thực hiện.Tuy nhiên, hai bộ phận giám sát này cũng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để ngăn chặn có hiệu quả tình hình lũng đoạn và thao túng thị trường. Trung tâm lưu ký chứng khoán là đơn vị đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng 108 TRAO ĐỔI HỌC THUẬT khoán phái sinh cho các bên tham gia hợp đồng. Bộ phận thanh toán bù trừ của trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ đóng vai trò là người bán của mọi người mua và người mua của mọi người bán; Mọi rủi ro trong thanh toán bù trừ sẽ được đảm bảo bởi trung tâm lưu ký chứng khoán Viêt Nam.Với cơ chế ký quỹ chặt chẽ đối với các thành viên tham gia thị trường, hệ thống thanh toán bù trừ sẽ khắc phục được mọi rủi ro có thể xảy ra. Do đó, đây sẽ là bộ phận rất quan trọng của quá trình giao dịch chứng khoán phái sinh, nếu tổ chức tốt bộ phận này sẽ tạo được lòng tin rất lớn đối với các nhà đầu tư, hạn chế đến mức tối đa các tranh chấp phải xử lý trong quá trình giao dịch chứng khoán phái sinh. Các công ty chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép hoạt động chứng khoán phái sinh. Hiện tại có khoảng 80 công ty chứng khoán đang chính thức hoạt động trên thị trường, nhưng chỉ với 12 công ty chứng khoán tốp đầu đã chiếm đến hơn 50 phần trăm giá trị giao dịch trên thị trường. Do đó, số lượng công ty chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép sẽ không nhiều, có thể từ 20 – 30 công ty chứng khoán sẽ được giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh sau này. Các công ty chứng khoán là người đứng sau các giao dịch của khách hàng, do đó các công ty chứng khoán phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán cho khách hàng, điều này đòi hỏi các công ty chứng khoán thành viên phải đảm bảo các điều kiện về vốn và điều kiện về công nghệ ở mức độ cao và an toàn. Các công ty chứng khoán cũng cần thành lập bộ phận chuyên trách về chứng khoán phái sinh như bộ phận môi giới và tự doanh chứng khoán phái sinh, tư vấn, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán phái sinh nhằm đáp ứng nhanh nhạy các yêu cầu đầu tư của khách hàng. Ngân hàng thanh toán là ngân hàng thực hiện hạch toán và chuyển khoản cho các tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh dựa trên kết quả hạch toán theo giá thực tế hàng ngày. Ngân hàng thanh toán cần cung cấp đầy đủ thông tin cho thị trường đối với các dịch vụ phái sinh nhằm giới thiệu cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và cá nhân trên thị trường biết thêm đối với công cụ bảo hiểm rủi ro này. Đây là việc làm cần thiết nhằm tránh rủi ro cho đối tựợng sử dụng chứng khoán phái sinh và cũng để làm tăng thêm doanh thu cho các ngân hàng và công ty chứng khoán. Sau đây là dự kiến mô hình giao dịch chứng khoán phái sinh ở Việt Nam: Sơ đồ. Mô hình Chứng khoán phái sinh tại Việt Nam [...]... mọi yêu cầu của giao dịch chứng khoán phái sinh Như vậy, trong thời gian sắp tới thị trường chứng khoán phái sinh tập trung sẽ được chính thức ra đời và nó sẽ là một bộ phận tất yếu của thị trường chứng khoán và thị trường tài chính Việt Nam, sự ra đời của thị trường chứng khoán phái sinh sẽ khẳng định mức độ phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường tài chính nước ta ở một trình độ cao hơn,... 2013, Thị trường chứng khoán phái sinh một định chế tài chính của nền kinh tế, Tài liệu Hội thảo Khoa học phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam 3 Trầm Tuấn Vũ 2013, Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và công tác chuẩn bị, Tài liệu Hội thảo Khoa học phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam 4 Phạm Thanh Nhật 2013, Thị trường chứng. .. trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chính điều này đã làm hạn chế sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam Do đó, trong định hướng tái cơ cấu thị trường chứng khoán trong thời gian sắp tới, cần tiến hành đa dạng hóa các loại chứng khoán, đặc biệt phải chú ý phát triển các loại chứng khoán phái sinh phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta Thị trường chứng. .. 4 Phạm Thanh Nhật 2013, Thị trường chứng khoán phái sinh của các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tài liệu Hội thảo Khoa học phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam 5 Lê Nhị Năng 2013, Về khung pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam, Tài liệu Hội thảo Khoa học phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam ... với giai đoạn đầu phát triển của thị trường chứng khoán Việt nam Do đó, ngay từ bây giờ chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về pháp lý, về đào tạo, về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, về lựa chọn sản phẩm cơ sở cho chứng khoán phái sinh để thị trường chứng khoán phái sinh có thể ra đời chậm nhất vào năm 2015 4 Kết luận Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính,... thuận lợi của thị trường chứng khoán phái sinh tập trung, thị trường chứng khoán phái sinh phi tập trung luôn ẩn chứa nhiều thiệt hại và rủi ro trong quá trình giao dịch chứng khoán phái sinh, phần lớn các công ty và nhà đầu tư khi giao dịch chứng khoán phái sinh trên thị trường phi tập trung đều thiếu thông tin và thiếu những quy định pháp lý cần thiết từ phía các cơ quan chức năng của Nhà nước Các bên... cấu thị trường chứng khoán cũng nhằm mục tiêu tái cơ cấu đối với thị trường tài chính Hàng hóa trên thị trường chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán phái sinh, mỗi loại chứng khoán nói trên có những đặc điểm khác nhau và có mức độ quan tâm khác nhau từ các nhà đầu tư, thị trường chứng khoán Việt nam hiện nay chỉ có hai loại hàng hóa là cổ phiếu và trái phiếu, riêng chứng khoán phái sinh. .. Đảng và Nhà nước về phát triển đồng bộ các loại thị trường, tạo thêm kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp nhằm mục tiêu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước từ nay đến năm 2020 một cách hiệu quả nhất TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Sơn 2013, Xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam 2013, Tài liệu Hội thảo Khoa học phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt... cho trung tâm lưu ký chứng khoán để thanh toán bù trừ cho người mua và người bán chứng khoán 5 Công ty chứng khoán báo kết quả lệnh khớp hoặc không khớp cho nhà đầu tư 6 Trung tâm lưu ký chứng khoán thông báo kết quả thanh toán bù trừ cho công ty chứng khoán 7 Công ty chứng khoán thông báo kết quả thanh toán bù trừ cho nhà đầu tư Có thể nói đây là mô hình giao dịch chứng khoán phái sinh tương đối phù... gia giao dịch chứng khoán phái sinh trên thị trường phi tập trung thường không thể dự báo được hết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch do lượng thông tin được cung cấp cho thị trường này thường không đầy đủ và thiếu minh bạch nên hạn chế rất lớn đối với chứng khoán phái sinh trên thị trường phi tập trung, điều này cũng làm giảm đi tính thanh khoản rất đáng kể trên thị trường, mặt khác . làm chứng khoán cơ sở. Ở châu Á các nước có thị trường chứng khoán phái sinh phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore,… Ở Nhật Bản, thị trường chứng khoán phái sinh phát triển. CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 4 (37) 2014 99 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở NƯỚC TA Thái Đắc Liệt 1 TÓM TẮT Thị trường chứng khoán phái sinh là một. khoán phái sinh là sản phẩm của thị trường tài chính phát triển, bởi vậy chỉ có thị trường chứng khoán phát triển ở một trình độ nhất định mới có thể hình thành nên thị trường chứng khoán phái

Ngày đăng: 17/05/2015, 17:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w