1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án kỹ thuật tài nguyên nước Nghiên cứu phương án dự báo lũ trên song Cả tỉnh Nghệ An

99 606 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước MỞ ĐẦU Tài nguyên nước là tài nguyên vô cùng quá giá của con người trên hành tinh. Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế và xã hội có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của con ngươi. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thỗ hay một quốc gia. Từ xa xưa, lịch sử phát triển nhân loại cho thấy rằng các thành phố, thị xã thị trấn thường phát triển ven các con sông. Nhiều người cho rằng có thể chọn khối lượng nước tiêu thụ cho mỗi đầu người làm chỉ số đánh giá mức độ văn minh của một vùng dân cư. Điều đó chứng tỏ rằng, nước rất quan trọng trong cuộc sống của mọi vật thể trên trái đất. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể không chú ý tới mặt gây hại của nó. Trên thế giới cũng như ở nước ta từng có những trận lũ lịch sử lũ lớn đã gây những thiệt hại vô cùng to lớn về người và của cải mà phải mất khá nhiều thời gian để khắc phục hậu quả do nó gây ra. Ở nước ta hàng năm không ở tỉnh này thì ở tỉnh khác, không ở lưu vực này thì ở lưu vực khác xẩy ra những trận lũ lớn gây ra nhiều thiệt hại to lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến các cộng đồng dân cư. Đặc biệt là khu vực ven biển miền Trung. Con người khó tránh khỏi những thảm hoạ do thiên nhiên gây ra, tuy nhiên con người có thể hạn chế được những thiệt hại, như đối với thiên tai bão lũ chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh, giảm nhẹ tác hại của chúng bằng cách xây dựng các phương án dự báo phòng lũ. Bên cạnh các biện pháp trị thủy như xây dựng các công trình hồ chứa điều tiết lũ ở thượng lưu, xây dựng củng cố các tuyến đê, kè giảm nhẹ thiệt hại của thiên tai thì trong thời gian gần đây con người đã chú trọng đến việc dự báo thủy văn nhằm biết trước khả năng lũ xẩy ra để có biện pháp phòng tránh. Dự báo thủy văn là tính trước một cách khoa học tình hình biến đổi các đặc trưng thủy văn trên các sông suối, ao, hồ, kho nước,… để phục vụ cho việc phòng chống thiên tai và sử dụng hợp lý nguồn nước trong các ngành kinh tế quốc dân. SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước Dự báo thủy văn chính xác mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ví dụ như dự báo lưu lượng rất cần thiết cho việc khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi như vận hành hồ chứa. Dải đất ven biển miền Trung nước ta do địa hình đặc biệt nên sông ngòi ngắn và dốc, lũ tập trung nhanh, cường suất lũ lớn, thời gian xuất hiện lũ từ khi có mưa lớn đến lúc có lũ lớn là rất nhanh, thông thường từ 6 đến 12 giờ, các lưới trạm quan trắc mưa và dòng chảy trên lưu vực lại rất thưa và chưa đầy đủ, cho nên công tác dự báo lũ và cảnh báo ngập lụt gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề dự báo lũ và cảnh báo ngập lụt cho hệ thống các sông miền Trung nói chung và hệ thống sông của tỉnh Nghệ an nói riêng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt cho nhân dân hiện đang sống ở các vùng hạ lưu và ven biển miền Trung. Vì vậy em chọn đề tài tốt nghiệp “ Nghiên cứu phương án dự báo lũ trên song Cả tỉnh Nghệ An ” nhằm phục vụ cho công tác phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh. Đây là một trong những đề tài cơ bản đối với sinh viên Thủy văn – Môi trường và có ý nghĩa thực tế giúp em đúc kết lại những kiến thức đã học trong những năm học tại trường và hình dung được những công việc và nhiệm vụ của người Kỹ sư Thủy Văn sau này. Với những nhiệm vụ như trên cấu trúc của đồ án sẽ được thể hiện cụ thể các nội dung chính như sau: Mở đầu Chương 1: Tổng quan về lưu vực sông Cả. Chương 2: Đặc điểm khí tượng thủy văn hệ thống sông Cả. Chương 3: Nêu các phương án dự báo lũ cho hạ lưu sông Cả Chương 4: Xây dựng phương án dự báo lũ cho hạ lưu sông Cả Kết luận và kiến nghị Sau 3 tháng làm đồ án tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy PGS.TS Lê Văn Nghinh và Th.S Nguyễn Thị Thu Hà em đã hoàn thành tốt đồ án này. Thời gian làm đồ án là khoảng thời gian rất bổ ích đối với em, đây là dịp để em tổng hợp lại những kiến thức đã học, đặc biệt là kiến thức về dự báo lũ của ngành Thủy Văn và Môi Trường. Đồng thời cũng là dịp để em bổ sung những kiến thức thực tế từ SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước các thầy cô và quá trình thu thập tài liệu. Tuy nhiên do thời gian quá ngắn và kiến thức còn hạn hẹp nên trong đồ án này em không tránh khỏi những thiếu sót trong khi tính toán. Kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để giúp em hoàn thiện và làm tốt hơn các công việc sau này khi là một kỹ sư. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Lê Văn Nghinh và Th.S Nguyễn Thị Thu Hà cùng toàn thể các thầy cô,các phòng ban trong trường đã giảng dạy, truyền đạt nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt 4 năm học và nhất là trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày… tháng… năm 2011 Sinh viên thực hiện Trần Văn Chung SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước Chương 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG CẢ 1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên của lưu vực 1.1.1 Vị trí địa lý Lưu vực sông Cả nằm ở vị trí từ 18 0 15'05" đến 20 0 10'30" vĩ độ Bắc và 103 0 14'10" đến 105 0 15'20" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp lưu vực sông Chu, sông Bạng. Phía Tây giáp lưu vực sông Mê Kông. Phía Tây Nam giáp lưu vực sông Gianh. Phía Đông giáp lưu vực sông Cảm, biển Đông. Hình I-1: Vị trí lưu vực sông Cả Diện tích toàn bộ lưu vực là 27.200 km 2 chiếm 65,2% diện tích toàn bộ lưu vực, phần diện tích còn lại 9.470 km 2 thuộc đất Xiêm Khoảng của Lào chiếm 34,8% diện tích toàn lưu vực. Diện tích phần đá vôi là 273 km 2 , chiếm 1% diện tích toàn lưu vực. Vùng núi cao chiếm 19.486 km 2 , chiếm 71,6% diện tích toàn lưu vực. Vùng bán sơn địa đồi núi thấp và trung du chiếm 5.604 km 2 , vùng đồng bằng là 2.110 km 2 . Dòng chính sông Cả có chiều dài 531 km; đoạn sông chảy qua SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước lãnh thổ Lào là 170 km, còn lại là 361 km sông chảy qua hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh rồi đổ ra biển Đông tại Cửa Hội. Giới hạn lưu vực nghiên cứu là phần diện trên lãnh thổ Việt Nam, cửa ra của lưu vực tại trạm thủy văn Chợ Tràng, bao gồm nhánh sông Hiếu và dòng chính sông Cả, nằm gọn trên lãnh thổ tỉnh Nghệ An, bao gồm các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ (nhánh sông Hiếu). Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương. 1.1.2 Điều kiện địa hình Dựa theo tài liệu đã thu thập, khảo sát và dựa theo bản đồ 1/50.000, 1/100.000, 1/250.000 cho thấy lưu vực nghiên cứu trên sông Cả có các dạng địa hình chính: 1.1.2.1 Địa hình đồng bằng và đồng bằng ven biển Đồng bằng sông Cả nằm dọc hai bên bờ sông tính từ phần trung lưu của sông trở xuống bao gồm Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn. Đây là vùng đất đã được khai thác lâu đời đưa vào sản xuất nông nghiệp. Cho đến nay vùng đồng bằng này cũng là nơi tập trung phát triển kinh tế xã hội của lưu vực. Địa hình đồng bằng sông Cả theo dạng lòng máng. Sát mép sông cao độ cao dần đến vùng đáy máng trũng và sau đó sát với sườn đồi, điển hình của dạng địa hình này là vùng hữu Thanh Chương. Đồng bằng sông Cả thuộc loại nhỏ, hẹp và nằm sát với dòng chính. Toàn bộ đồng bằng được bảo vệ bằng đê hai bên bờ sông trừ vùng hữu Thanh Chương và vùng hữu Nam Đàn chỉ bảo vệ bằng đê bối và đây được xác định là vùng chứa lũ khi mực nước sông Cả vượt báo động III. Đây là vùng cần chủ động về thuỷ lợi tưới, tiêu, chống lũ để thâm canh. Tổng diện tích mặt bằng vùng đồng bằng khoảng 350.000ha chiếm 10% diện tích lưu vực sông Cả và khu hưởng lợi. I.1.2.2 Vùng đồi trung du Trung du lưu vực sông Cả nằm ở các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương. Diện tích đất đai vùng trung du thường hẹp nằm ở hạ lưu các sông nhánh lớn cấp I của sông Cả. Đây là dạng địa hình phức tạp, dạng đồi bát úp và đồi cao xen kẽ có các thung lũng thấp như khu Bãi Tập - Quỳ Hợp, vùng sông Sào - Nghĩa Đàn. Dạng địa hình này ít khi ngập úng và ít bị lũ đe doạ SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước nhưng lại thường xuyên thiếu nước cho cây trồng. Tổng diện tích mặt bằng dạng địa hình này khoảng 680.000 ha. Tiềm năng đất đai trên dạng địa hình này còn rất lớn cần có kế hoạch khai thác gieo trồng hợp lý. Vùng này chiu ảnh hưởng của lũ khá mạnh, nhất là những trận lũ lớn, đất thường bị xói mòn, rửa trôi mạnh, lớp đất sỏi cát thường bị nước lũ mang về, bồi lấp diện tích canh tác vùng ven bãi sông gây trở ngại cho sản xuất. Tuy nhiên dạng địa hình đồi thấp ở đây do có nhiều sông suối nên rất nhiều vị trí cho phép xây dựng các hồ chứa vừa và nhỏ. Điều này rất thuận lợi cho công tác phát triển nguồn nước để tưới và cấp nước cho các mục tiêu phát triển kinh tế trên lưu vực. I.1.2.3 Dạng địa hình vùng núi cao Vùng đồi núi cao bao gồm các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu và một phần đất đai của Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn. Đây là vùng đồi núi cao gồm các dãy núi chạy dài theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, tạo nên những thung lũng sông hẹp và dốc nối hình thành sông nhánh lớn sông Hiếu. Xen kẽ với những dãy núi lớn thường có những dãy núi đá vôi như ở thượng nguồn sông Hiếu. Vùng đất được xác định chủ yếu là vùng lâm nghiệp phòng hộ đầu nguồn, là vùng dự trữ cung cấp nước chủ yếu cho sông Cả về mùa kiệt và là vùng cắt lũ cho hạ du. Do thung lũng tạo ra dọc dòng chính sông Cả, sông Hiếu lại nằm trong vùng địa chất tốt nên trên dạng địa hình này có thể tìm được những vị trí xây dựng kho nước lớn như Bản Lả, Bản Mồng, Khe Bố để điều tiết lũ và kiệt cho hạ du. Ngoài ra còn nhiều vị trí có thể phát triển những thuỷ điện vừa và nhỏ như Bản Kộc, Nhạn Hạc, Sao Va, Yên Na, Cánh Tráp, Cốc Nà… Có thể nói dạng địa hình này là tiềm năng về thuỷ điện và phát triển lâm nghiệp của lưu vực sông Cả. Tóm lại: Địa hình sông Cả là một dạng địa hình tổng hợp nhiều dạng có thế dốc chung theo hướng Tây - Đông, Tây Bắc - Đông Nam, Tây Nam - Đông Bắc và rốn trũng nhất là cửa sông Cả. Độ dốc bình quân lưu vực lớn, phần đồng bằng hẹp. Địa hình ở lưu vực đa dạng thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp đồng thời rất thuận lợi cho nền nông nghiệp đa dạng hoá cây trồng vật nuôi và có khả năng tạo ra các vùng chuyên canh cây hàng hoá, cây công nghiệp. SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước I.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng và thảm phủ thực vật I.1.3.1 Đặc điểm địa chất Đặc điểm địa chất trong vùng khá phức tạp. Đới Trường Sơn Bắc, đới Phu Hoạt trên lưu vực sông Hiếu, đới Sầm Nứa thượng nguồn sông Cả. Do sự nâng lên và hạ xuống đã tạo nên những nếp đứt gãy phân tầng chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Tạo nên sự phân cách riêng biệt giữa hệ thống sông chính và các sông nhánh lớn cấp I. Ở miền núi đất đai chủ yếu là đất trầm tích, đá quặng chứa nhiều Mica và Thạch Anh có xen kẽ đá vôi. Đất đá vùng trung du chủ yếu là đất đá bị phong hoá mạnh như đất Bazan xốp nhẹ, đất vùng đồng bằng chủ yếu là đất trầm tích giàu chất sét. Sơ lược về địa chất thuỷ văn: Với nguồn tài liệu địa chất thuỷ văn nghiên cứu trên lưu vực còn ít có thể sơ bộ xác định các dạng tồn trữ của nước dưới đất trên lưu vực như sau: - Nước trong tầng phủ: Cấu tạo tầng phủ vùng sông Cả hầu hết là á sét, á cát lẫn dăm sạn, chiều dày mỏng, khả năng giữ nước kém. Nước trong tầng này chỉ tồn tại trong mùa mưa. - Nước trong tầng phong hoá nứt nẻ: Các loại đá gốc trong vùng có tầng phong hoá nứt nẻ dày, khả năng chứa và thông nước tốt, lưu lượng Q = 5 l/phút. - Nước dưới đất trong đới phá huỷ kiến tạo dạng tồn tại này có lưu lượng rất nhỏ ít có ý nghĩa khai thác do bị lấp, nhét kín của các đứt gãy. - Nước Oanh Sơn phát triển ở vùng đá vôi Mường Lống khả năng chứa dồi dào và là nguồn cấp cho các sông suối mùa cạn. Nước dưới đất còn tồn trữ ở các trầm tích đệ tứ, trầm tích sông biển và các dạng trầm tích khác. Theo bản đồ sơ bộ địa chất thuỷ văn có thể đánh giá khả năng khai thác của nước dưới đất vùng sông Cả. Bảng 1.1: Khả năng khai thác nước ngầm trên lưu vực sông Cả Vùng Thượng Sông Cả Thượng lưu Sông Hiếu Trung lưu sông Hiếu Q(l/s-km 2 ) 2,2 3,5 2,8 Độ sâu có thể (m) 30 30 25 SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước Nước dưới đất vùng sông Cả chỉ có thể khai thác để phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và kinh tế, khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ phải đầu tư tốn kém. 1.1.3.2 Đặc điểm về thổ nhưỡng Kết quả điều tra thổ nhưỡng theo nguồn gốc phát sinh, có thể phân đất đai lưu vực sông Cả thành 2 loại chính: đất thuỷ thành và đất địa thành được phân loại như bảng sau: Bảng 1.2: Phân loại đất đai trên lưu vực nghiên cứu Tên đất Diện tích (ha) % Tổng diện tích điều tra thổ nhưỡng 1.640.849 100 Trong đó diện tích các loại đất ( đã trừ sông suối và núi đá ) 1.498.492 100 I. Đất thuỷ thành 173.600 11,58 Trong đó nhóm phù sa dốc tụ 146.400 84,33 II. Đất địa thành 1.324.892 88,42 Trong đó: Nhóm đất Feralít vàng vùng đồi (170÷200 m ) 381.120 29,92 Nhóm đất Feralít vàng trên núi từ 170÷200m đến 800÷1000m) 568.264 42,89 Nhóm mầu vàng trên núi ( từ 800-1000m đến 1.700-2000m) 302.069 28,19 ( Nguồn: Theo số liệu điều tra thổ nhưỡng năm 1990 ) Ghi chú: Cả phần thổ nhưỡng của khu hưởng lợi từ nguồn nước sông Cả a. Đất thuỷ thành Đất này phân bố chủ yếu tập trung ở các huyện đồng bằng và đồng bằng ven biển, bao gồm một phần đất của Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn. Loại đất này có 5 nhóm đất chính: - Nhóm đất phù sa dốc tụ phân bố các huyện ven sông Cả. - Nhóm đất mặn chủ yếu ven cửa sông và ven biển. - Nhóm phèn mặn. - Nhóm đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa. SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước Chiếm vị trí quan trọng trong số này có 300.000 ha đất phù sa và nhóm đất cát. Đây là nhóm đất có ý nghĩa lớn đối với sản xuất trên lưu vực. Có hai loại chính: - Đất cát cũ ven biển có 31.400 ha tập trung ở vùng ven biển. Đất có thành phần cơ giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thụ thấp. Loại đất này thích hợp cho trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng, đỗ, cây ăn quả. Khi sử dụng cần hết sức chú ý đến phát triển cây họ đậu, tăng cường phân truồng, không để hở đất bằng biện pháp xen canh gối vụ. - Đất phù sa thích hợp với canh tác lúa nước và màu như đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi, đất phù sa vùng úng, đất phù sa cũ sản phẩm của Feralit. Trong đó đất phù sa không được bồi hàng năm khoảng 74%. Đất này bị chia cắt mạnh, nghiêng dốc và lồi lõm. Quá trình rửa trôi xảy ra liên tục cả trên bề mặt và tầng sâu. Thành phần cơ giới đa số là nhẹ. Độ dày tầng canh tác mỏng, dung tích hấp thụ thấp, thường chua. Nghèo dinh dưỡng đặc biệt là nghèo lân. Ngoài hai loại đất chính trên còn một số loại đất cồn cát ven biển, đất bạc màu, nhiễm mặn, với diện tích nhỏ. Loại này đang được nghiên cứu chuyển sang nuôi trồng. Nhưng đòi hỏi phải có nguồn nước ngọt cung cấp thường xuyên và có biện pháp tiêu tốt để đảm bảo môi trường. b. Đất địa Thành Loại đất này có 1.518.892 ha chiếm 83,51% diện tích đất điều tra thổ nhưỡng. Đất này tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi bao gồm các nhóm đất: - Đất Feralit đỏ vàng vùng đồi nằm ở cao trình dưới 200 m. - Đất sói mòn trơ sỏi đá nằm ở sườn núi dốc và ven sông bị khai phá làm nương rẫy do chế độ canh tác du canh và phá rừng. - Đất đen nằm kẹp giữa các thung lũng. - Đất Feralit vàng trên núi thấp từ cao trình 200 m ÷100 m. - Đất màu vàng trên núi từ cao trình 1.000 ÷ 1.500 m. - Đất vàng trên núi cao. Tóm lại: Các loại đất trên lưu vực sông Cả được hình thành và phân bố trên nền địa hình phức tạp, hơn 83% diện tích là đồi núi, với điều kiện khí hậu thời SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước tiết nóng ẩm và mưa nhiều, lượng mưa phân bố không đều theo mùa và có các trận mưa có cường độ lớn. Nền địa chất lưu vực sông Cả nhiều loại đá gốc khác nhau tạo cho lưu vực có nhiều chủng loại thổ nhưỡng đó là một điều kiện thuận lợi lớn cho việc đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi trên lưu vực, đồng thời là một địa bàn phát triển cây lâm nghiệp tốt, đóng góp vào chương trình 5 triệu ha rừng của nhà nước. 1.1.3.3 Đặc điểm về thảm phủ thực vật Diện tích rừng lưu vực sông Cả ngày càng bị thu hẹp. Tỷ lệ rừng tự nhiên bị giảm từ 75% năm 1943 xuống còn 29 % năm 2002. Dù tỷ lệ đất rừng tự nhiên còn khá cao (51,5% diện tích tự nhiên), nhưng diện tích có rừng rất thấp (29%) và do bị khai thác nên độ che phủ không cao, những cánh rừng nguyên sinh chỉ ở trên núi cao nơi không thể khai thác được, rừng mới trồng độ che phủ càng thấp. Độ che phủ thấp, đất rừng bị phong hoá dẽ bị xói mòn, cây rừng bị chặt phá nên rất nhiều cành khô củi mục khi có mưa lớn rất dẽ bị cuốn trôi theo dòng lũ tạo nên dòng chảy có nhiều bùn, rác và thậm chí có cả các cây gỗ lớn gây ra hậu quả rất nặng nề. Rừng trên lưu vực sông Cả vẫn là nguồn nguyên liệu quan trọng của các ngành công nghiệp chế biến, tổng trữ lượng gỗ còn khoảng 57÷ 60 triệu m 3 trong đó có 42,5 vạn m 3 gỗ Pơ Mu, Tre, Nứa , Mét khoảng 1 tỷ cây. Rừng trên lưu vực sông Cả đa dạng và phong phú cả động vật và thực vật- đặc biệt có những loài quý hiếm như Sao La, Gỗ Pơ Mu. Đây cũng là nguồn lực lớn để hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế trên lưu vực đồng thời cũng là một vốn quý để duy trì nguồn nước mùa kiệt và hạn chế nước trong mùa lũ, Cần phải có quy hoạch sử dụng, bảo vệ phát triển rừng một cách bền vững tạo môi trường sinh thái của lưu vực tốt hơn. 1.2 Mạng lưới sông ngòi trên lưu vực 1.2.1 Mạng lưới sông ngòi Hệ thống sông Cả - khu vực nghiên cứu bao gồm dòng chính sông Cả và nhánh sông Hiếu .Tổng số sông suối có chiều dài lớn hơn 10 km là 132 sông, trong đó có gần 8 sông nhánh lớn. Một số sông nhánh lớn trên hệ thống sông Cả được trình bày trong bảng sau: SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V [...]... ở đồng bằng cao hơn miền núi và nhu cầu về sử dụng nước, chống lũ, môi trường ở đồng bằng hạ du sông Cả đòi hỏi lớn hơn ở miền núi và trung du 1.3.1.2 Tổ chức xã hội trên lưu vực sông Cả Mô hình tổ chức xã hội trên lưu vực sông Cả theo mô hình hành chính các cấp từ Tỉnh - Huyện - Xã - Thôn bản và cộng đồng dân cư Sông Cả phần nằm ở Việt Nam (khu vực nghiên cứu) trải trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Tỉnh Nghệ. .. cấp nước Là một lưu vực sông rộng nằm trên nhiều vùng mưa tiểu địa hình khác nhau lại đối mặt trực tiếp với hướng gió Lào hàng năm do vậy các loại hình thiên tai trên sông Cả rất đa dạng xảy ra SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước thường xuyên cả về không gian lẫn thời gian Có những vùng rất khan hiếm nước trong mùa kiệt, đồng thời có những vùng bị lũ. .. sản lượng đánh bắt trên lưu vực được trình bày trong bảng sau: SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước Bảng 1.9: Diện tích nuôi trồng và sản lượng đánh bắt trên lưu vực nghiên cứu: Năm 7.400 Diện tích nuôi trồng TS Ha 10.200 Nước Lợ Ha 7.809,9 Nước Ngọt Ha 2.390,1 Tổng sản lượng Tấn 10.094 Diện tích nuôi trồng TS Ha 12.200 - Nước Lợ Ha 10.072,8 - Nước Ngọt... và khai thác tài nguyên nước trên hệ thống sông Cả 1.4 Kết luận SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước Địa hình sông Cả thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp đồng thời rất thuận lợi cho nền nông nghiệp đa dạng hoá cây trồng vật nuôi và có khả năng tạo ra các vùng chuyên canh cây hàng hoá, cây công nghiệp Các loại đất trên lưu vực sông Cả được hình... bình quân tháng lớn nhất vào tháng VII khi gió Lào và nắng hoạt động lớn trên lưu vực Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng II chỉ đạt 29,7 mm/tháng Bốc hơi 4 tháng lớn nhất là V, VI, VII, VIII tổng lượng bốc hơi đạt tới 541 mm chiếm gần 60% tổng lượng bốc hơi năm SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước Lượng bốc hơi bình quân tháng các khu vực trên lưu... nhiệt đới đổ bộ vào lưu vực sông Cả là gây mưa lớn ngập lụt trên diện rộng Bão là SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước một hình thái thời tiết bất thường khó chống nhưng nếu có phương án phòng tránh tốt sẽ giảm đi những thiệt hại về người và của nhà nước và nhân dân trên lưu vực Tốc độ gió trung bình tháng, năm tại một số trạm trên lưu vực được trình bày... để hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Đánh giá chung về phát triển kinh tế trên lưu vực sông Cả: SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước Từ thời kỳ 1996 ÷ 2004 kinh tế xã hội trên lưu vực sông Cả đã bắt đầu phát triển trên một số lĩnh vực Năng lực sản xuất được nâng lên, kết cấu hạ tầng được cải thiện tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng... đường nhận rất nhiều các nhánh suối nhỏ Tại đất Việt Nam đến Cửa Rào sông Cả nhận thêm nhánh Nậm Mô ở phía hữu, đến cuối Tương Dương; trên Khe Bố sông Cả nhận nhánh sông Huổi Nguyên ở phía tả, đến Con Cuông nhận nhánh Khe Choang ở phía hữu đến ngã ba cây Chanh nhận sông Hiếu ở phía Tả và đến Thanh Chương nhận nhánh sông Giăng ở phía hữu, sông Gang ở phía tả đến Chợ Tràng sông Cả nhập với sông La ở phía... Châu Hoan, sau đổi là quận Nhật Nam, đời Đường đặt là Ba Châu (Hoan, Diễn và Đường Lâm) Nước ta đời Đinh, Lê là Châu Hoan, đời Lý năm 1010 lấy Châu Hoan làm trại, năm 1036 đời Lý Thái Tông đổi là châu Nghệ An Tên Nghệ An có từ đó Trải qua quá trình chinh phục, cải tạo thiên nhiên và đấu tranh xã hội hàng ngàn năm đã tạo ra vùng đất Xứ Nghệ khá nhiều giá trị văn hoá trong nếp sống, cách ứng xử và quan hệ... thuận lợi trên hai tuyến đường bộ Bắc Nam là tuyến đường 1A chạy dọc ven biển từ đèo Hoàng Mai đến thị xã Hà Tĩnh và chạy vào phía Nam đã được nâng cấp từ 2001 - Đường Hồ Chí Minh chạy cắt ngang lưu vực từ Đông Hiếu chạy dọc sông Con đến Anh Sơn chạy cắt ngang vùng đồi hữu Thanh Chương qua Hương Sơn, SVTH: Trần Văn Chung Lớp 49V Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước Khê Vũ Quang, Hương . Đồ án tốt nghiệp Kỹ Sư Ngành: Thuỷ Văn & Tài Nguyên Nước MỞ ĐẦU Tài nguyên nước là tài nguyên vô cùng quá giá của con người trên hành tinh. Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước. chọn đề tài tốt nghiệp “ Nghiên cứu phương án dự báo lũ trên song Cả tỉnh Nghệ An ” nhằm phục vụ cho công tác phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh. Đây là một trong những đề tài cơ. văn hệ thống sông Cả. Chương 3: Nêu các phương án dự báo lũ cho hạ lưu sông Cả Chương 4: Xây dựng phương án dự báo lũ cho hạ lưu sông Cả Kết luận và kiến nghị Sau 3 tháng làm đồ án tốt nghiệp dưới

Ngày đăng: 17/05/2015, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w