Để Bác Hồ sống mãi trong lý tưởng của thanh niên TS. Trần Hiệp Bác Hồ với các anh hùng chiến sĩ miền Nam, năm 1965 Thế kỷ XX đầy giông bão mà vĩ đại này đã sản sinh ra những con người vĩ đại. Có một con người mà tiểu sử giống như những trang huyền thoại lung linh ánh sáng, thu hút tình cảm ngưỡng mộ, kính yêu của hàng triệu, hàng triệu trái tim của nhân loại tiến bộ bằng cuộc sống hào hùng, hoạt động phong phú và sự nghiệp to lớn của mình. Có một con người mà với tài năng và đức độ đã trở thành một biểu tượng hoàn thiện tuyệt vời về cả sức mạnh chiến thắng lẫn lòng nhân ái mênh mông mà ngay cả kẻ thù cũng không thể không tỏ lòng khâm phục. Người đó ai cũng biết đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu của cả dân tộc Việt Nam ta. Nếu trong tâm lý học, lý tưởng được định nghĩa như là một mục tiêu cao cả, đẹp đẽ được phản ánh vào đầu óc con người dưới hình thức một hình tượng hoàn chỉnh, mẫu mực về một con người, một sự vật nào đó và có tác dụng lôi cuốn toàn, bộ cuộc sống cá nhân vào hoạt động để vươn tới trong một thời gian lâu dài, thì Bác Hồ của chúng ta là một hình tượng như thế - một đối tượng của lý tưởng về con người. Thật vậy, Bác Hồ đã trở thành con người lý tưởng, một mục tiêu cao đẹp lôi cuốn sư phấn đấu vươn tới của mấy thế hệ từ Cách mạng tháng Tám đến nay những thế hệ Hồ Chí Minh. Đặt vấn đề như trên cốt để khẳng định một điều là việc giáo dục toàn dân đặc biệt là thanh niên học tập tu dưỡng theo gương Bác được xem như một quá trình, một nội dung giáo dục xuyên suốt mọi hoạt động giáo dục, được các lực lượng giáo dục phối hợp tiến hành một cách lâu dài, có kế hoạch và phải tuân theo những quy luật nghiêm ngặt, phức tạp của khoa học tâm lý. Đó là công tác giáo dục lý tưởng về con người - con người cộng sản. Không nên và cũng không được phép xem nó đơn giản như là một khẩu hiệu kêu, một lời hô hào hấp dẫn hay một cái tên làm đẹp cho một phong trào, một đợt hoạt động đột xuất. Lý tưởng của cá nhân là sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người. Nó là một hiện tượng tâm lý mà trong đó có sự hòa hợp cao độ của nhận thức sâu sắc, tình cảm mạnh mẽ và ý chí vững vàng. Thông qua quan sát, phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu biết bao nhiêu con người khác nhau trong cuộc đời thực, trong lý luận sách vở và nhiều khi cả trong tiểu thuyết nữa, cá nhân rút ra những đặc điểm được coi là tốt đẹp, ưu việt để rồi tưởng tượng, khái quát nên hình tượng về con người lý tưởng của riêng mình. Cá nhân cũng có thể xây dựng con người lý tưởng của mình từ một con người cụ thể nào đó đã hoặc đang tồn tại trong hiện thực với tất cả những đặc điểm tốt đẹp, ưu việt mà xã hội đã lý khẳng định và ngợi ca. Trong quá trình xây dựng lý tưởng, cá nhân cũng tự phân tích, đánh giá bản thân mình và cân nhắc những điều kiện khách quan, những khả năng thực hiện để điều chỉnh cho phù hợp. Quá trình hình thành lý tưởng của cá nhân bao giờ cũng là một quá trình nhận thức căng thẳng, một quá trình suy tư trăn trở, nhiều khi còn dẫn tới sự khủng hoảng tinh thần. Nói tới tính chất cao cả, đẹp đẽ của lý tưởng cũng như sự hoàn chỉnh, mẫu mực của hình tượng được cá nhân và coi là lý tưởng cũng là nói tới yếu tố tình cảm trong lý tưởng. Lý tưởng của cá nhân bao giờ cũng là một mục tiêu luôn luôn vẫy gọi ở phía trước, đòi hỏi cá nhân sự nỗ lực vươn cao hơn bản thân mình, luôn luôn là một cái gì thuộc về một tương lai đầy hứa hẹn và chắc chắn là tết đẹp hơn cái đang có trong hiện tại. Trong quá trình xây dựng lý tưởng, cùng với tư duy, tưởng tượng, cá nhân lại tô điểm thêm cho hình tượng tưởng của mình những sắc mầu tươi thắm xuất phát từ những tình cảm yêu mến thiết tha, những ước mơ ấp ủ, những hy vọng sâu xa. Khi đã xác định được lý tưởng của mình, cá nhân thấy cuộc sống đầy ý nghĩa, thấy tương lai hiện ra sáng rạng và dâng lên trong lòng một niềm lạc quan phấn khởi. "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim" (Tố Hữu) Chính là tâm trạng của một con người đã tìm thấy lý tưởng của đời mình. Nhận thức sâu sắc, tình cảm mạnh mẽ là hai yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng lý tưởng. Tuy nhiên, lý tưởng chỉ có thể trở nên đích thực mà không dừng lại ở mơ ước suông, hy vọng hão huyền và thực sự có ý nghĩa đối với đời sống và sự phát triển của cá nhân cũng như của xã hội khi nhận thức sâu sắc ấy, tình cảm mạnh mẽ ấy thúc đẩy con người hoạt động để vươn tới nó. Hoạt động chính là khâu quyết định để biến lý tưởng từ cái được phản ánh trong đầu óc con người thành cái đạt được trong hiện thực. Cũng chính trong quá trình hoạt động cá nhân thể hiện được bản thân mình tự điều chỉnh, tự cải tạo và để rồi tự sản sinh ra chính bản thân mình như C.Mác đã nói. Trong quá trình này, nhận thức về đối tượng của lý tưởng ngày càng sáng tỏ và trở nên chính xác, tình cảm ngày càng ổn định và được củng cố. Cũng trong quá trình hoạt động để thực hiện lý tưởng, cá nhân tất yếu gặp phải những khó khăn trở ngại. Càng tiến gần tới mục tiêu, khó khăn càng nhiều, càng lớn. ý chí luôn luôn được thử thách và ngày càng trở nên vững vàng. Lý tưởng càng lớn ý chí càng phải cao, như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng tâm niệm và chứng tỏ: "Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần ắt phải cao" (Hồ Chí Minh - Nhật ký trong tù) Quan niệm việc giáo dục các đối tượng noi gương Bác Hồ như là một quá trình giáo dục lý tưởng và tìm hiểu các yếu tố tâm lý tạo nên lý tưởng như trên là để từ đó đề ra được những biện pháp giáo dục sinh động, phù hợp với quy luật, đạt được hiệu quả cao, xứng với tầm vĩ đại của Bác. Đó là một quá trình tác động tổng hợp và đồng thời lên đối tượng về cả ba mặt: nhận thức, tình cảm và ý chí hành động. Quá trình tác động ấy cũng còn phải tính đến cả những đặc điểm tâm lý của đối tượng nữa. Riêng với thanh niên, lứa tuổi cần được giáo dục lý tưởng và cũng có nhu cầu xác định lý tưởng, nhà trường, Đoàn thanh niên, các lực lượng giáo dục khác cần phải quan tâm hơn nữa. Là lứa tuổi đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, thanh niên luôn luôn có một nhu cầu bức thiết là xác định hướng đi cả cuộc đời mình, tìm hướng phát triển của bản thân trong tương lai. Có một trình độ văn hóa và phát triển trí tuệ nhất định, họ thường xây dựng lý tưởng để đeo đuổi, xác định mục tiêu để vươn tới, bằng lý trí, thông qua sự tìm hiểu thực tiễn cũng như thông qua sách vở. Về mặt này, thanh niên ngày nay có cái may mắn là được sinh ra trong chế độ mới, lớn lên trong một hiện thực cách mạng lớn lao và sôi động được soi mình vào bao tấm gương sáng chói của biết bao anh hùng, chiến sĩ mà ngay từ buổi thanh xuân của cuộc đời đã hết lòng vì nền đốc lập của Tố quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, tạo nên những hình tượng cao quý, đẹp đẽ, thu hút sự khâm phục, chiêm ngưỡng và noi theo của tất cả mọi người. Tấm gương sáng chói nhất, cao đẹp nhất là Bác Hồ của chúng ta. Họ cũng có cái may mắn là được hưởng sự giáo dục của nhà trường của Đoàn, của Đảng một cách có hệ thống liên tục từ thuở còn ấu thơ. Tuyệt đại đa số trong họ nhận thức được những yêu cầu của xã hội đối với thanh niên và hiểu được ý nghĩa của những yêu cầu ấy đối với sự phát triển của xã hội đối hội cũng như bản thân. Nhận thức đó đã cảm giúp họ sớm định hướng được con đường họ phải đi, cái đích họ phải tới, con người họ phải trở thành tránh được những trăn trở của suy tư, những cần dằn vặt bế tắc mà nhiều thế hệ như cách mạng đã phải trải qua. Bác Hồ cũng đã nhận xét về điểm này trong Đại khác hội đại biểu toàn quốc "Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam" họp ngày 15/6/1956: "Nếu so với thanh rước niên lớp trước, trong đó có cả Bác, thì luôn thanh niên ngày nay tiến bộ hơn, sung sướng hơn nhiều. Đó cũng là thành tích đáng tự hào của công tác giáo dục thanh niên. Tuy nhiên, để giáo dục thanh niên noi gương Bác, cần phải làm cho thanh niên hiểu sâu hơn nữa về Bác. Nhà trường, Đoàn thanh niên cũng như sách báo, phát thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác nay phải có kế hoạch giới thiệu một cách có hệ thống, sinh động cuộc đời hoạt động và những cống hiến to lớn của Bác đối với Đảng với dân tộc để họ hiểu rằng Bác đã chiến đấu hy sinh như thế nào để trở thành một con người tuyệt vời như thế. Phải làm sao để đối với họ - những người được sinh ra khi Bác đã đi xa Bác vẫn như còn sống mãi với đời, vẫn là người dẫn dắt họ trong mỗi bước đi, chỉ bảo họ trong mỗi việc làm, khích lệ họ vượt qua những thử thách gian nan. Những người lớn tuổi cũng phải làm sao cho thanh niên thấy được ở mỗi người một phần nhỏ nhoi nào đó thừa kế được ở Bác, chứng tỏ rằng người lớn tuổi giáo dục thanh niên như thế nào thì họ cũng đã sống như thế. Tuy nhiên, như trên đã trình bày, lý tưởng không dừng lại ở mức độ nhận thức sâu sắc được mục tiêu, xây dựng được một hình tượng lý tưởng, cũng không dừng lại ở chỗ khâm phục, chiêm ngưỡng hay tôn sùng hình tượng ấy mà phải là một quá trình hoạt động tích cực, kiên trì để từng bước, từng bước thực hiện được lý tưởng. Nhận thức sâu sắc là để hành động cho đúng, tình cảm mạnh mẽ cũng là để thúc đẩy hành động cho tích cực. Bởi thế tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho đối tượng là một khâu được coi là chủ yếu trong toàn bộ công tác giáo dục lý tưởng cũng như công tác giáo dục nói chung. Chỉ tác động vào nhận thức và tình cảm không thôi là "đánh trống bỏ dùi" không thể đạt đến kết quả cuối cùng của công việc. Lênin cũng đã từng phê phán kịch liệt lối giáo đục chỉ lý thuyết suông rằng: "giáo dục thanh niên cộng sản không phải là nói cho họ nghe những bài diễn văn êm dịu hay là những phép tắc đạo đức. Không phải cái đó là giáo dục". Người chỉ ra rằng muốn giáo dục cộng sản cho thanh niên phải gắn liền việc học tập, rèn luyện của họ với cuộc đấu tranh chung của xã hội. Người nói: "Đoàn thanh niên cộng sản chỉ xứng đáng với danh hiệu của nó là đoàn thể của thế hệ cộng sản trẻ tuổi, nếu biết gắn từng bước học tập, giáo dục và rèn luyện của mình với việc tham gia cuộc đấu tranh chung của những người lao động chống lại bọn bóc lột". Cũng với quan điểm ấy, Bác Hồ đã dạy: "Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội". Tuổi trẻ là tuổi giàu mơ ước, đầy khát vọng vươn lên và luôn luôn muốn tự khẳng định mình. Đồng thời tuổi trẻ cũng là tuổi tràn trề sinh lực, có nhu cầu hoạt động cao, coi thường khó khăn gian khổ, đúng như lời Bác đã đánh giá trong di chúc của Người: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tết, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Giáo dục lý tưởng cho thanh niên, phải biết giúp đỡ họ nuôi dưỡng những ước mơ đẹp đẽ, đáp ứng những khát vọng chính đáng của họ bằng cách tạo nên những môi trường hoạt động phong phú, tập hợp họ lại trong một tổ chức chặt chẽ, đặt mỗi người vào một vị trí nhất định trong sự nghiệp cách mạng chung của toàn xã hội, tạo những điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết để họ có thể đứng vững trên vị trí ấy mà xây dựng, củng cố và thực hiện lý tưởng. Không có một môi trường để hoạt động, không có một chỗ đứng trong guồng máy học tập, sản xuất hay chiến đấu của xã hội thì không thể nói đến thực hiện lý tưởng, không thể nói đến noi gương Bác Hồ được. Trong cuộc đấu tranh cách mạng trước đây, trong các cuộc kháng chiến chống giặc giữ nước vừa qua, chúng ta đã chẳng từng có biết bao nhiêu thanh niên đã sống xứng đáng với tấm gương của Bác, với lý tưởng của mình đó sao? Không nắm lấy thanh niên, không tạo được môi trường hoạt động cho thanh niên, không thu hút được thanh niên vào những hoạt động bổ ích, có tổ chức, có lãnh đạo không những không khai thác được nguồn sinh lực dồi dào của đất nước, không giúp được họ phát triển con người một cách đúng đắn mà còn dẫn đến những vấn đề xã hội hết sức phức tạp Chắc ai cũng phải lấy làm buồn khi thấy còn nhiều thanh niên chưa có việc làm, còn nhiều thanh niên đang sống không xứng đáng với tuổi trẻ đẹp đẽ của họ và thật là đau, lòng khi thấy tình hình thanh niên sa vào các tệ nạn xã hội và phạm pháp đang gia tăng cả về số lượng và mức độ. Có biết bao người trong số họ cách đây không bao nhiêu lâu đã từng là những cậu học sinh phơi phới yêu đời, là những đoàn viên Đoàn thanh niên mang tên Bác, là những anh bộ đội đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Tất cả đã từng có nguyện vọng, có mơ ước trở nên người hữu ích. Những nhà giáo dục không thể không suy nghĩ, những người có trách nhiệm quản lý xã hội không thể không tự hỏi mình đã làm gì để giúp thế hệ trẻ có việc làm, có những điều kiện cần thiết để họ có thể phấn đấu cho lý tưởng mà hàng ngày mình khuyên dạy, giáo dục. Tóm lại, giáo dục thanh niên học tập gương Bác Hồ là một quá trình giáo dục lý tưởng - lý tưởng về một con người. Đó là một quá trình rèn luyện gian khổ của bản thân thanh niên. Đó là một quá trình giáo dục lâu dài phức tạp và có những quy luật của nó, đòi hỏi những nhà giáo dục phải hiểu biết để vận dụng cho đúng, cho tốt. Đó là một sự nghiệp to lớn của cách mạng cần phải quan tâm đặc biệt và cần phải đầu tư thích đáng . người ho t động để vươn tới nó. Ho t động chính là khâu quyết định để biến lý tưởng từ cái được phản ánh trong đầu óc con người thành cái đạt được trong hiện thực. Cũng chính trong quá trình ho t. tác giáo dục thanh niên. Tuy nhiên, để giáo dục thanh niên noi gương Bác, cần phải làm cho thanh niên hiểu sâu hơn nữa về Bác. Nhà trường, Đoàn thanh niên cũng như sách báo, phát thanh, truyền. với lý tưởng của mình đó sao? Không nắm lấy thanh niên, không tạo được môi trường ho t động cho thanh niên, không thu hút được thanh niên vào những ho t động bổ ích, có tổ chức, có lãnh đạo không