BÀI CÁO THỰC TẬP-CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MAN-E

32 514 3
BÀI CÁO THỰC TẬP-CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MAN-E

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MAN-E 1.1Giới thiệu chung về MAN-E: 1.1.1 Mạng đô thị MAN và công nghệ Ethernet: MAN là viết tắt của Metropolitan Area Network, là một mạng dữ liệu băng rộng trong phạm vi địa lý cỡ một thành phố cung cấp, tích hợp các dịch vụ truyền thông như dữ liệu, thoại và hình ảnh. Một mạng MAN thường kết nối nhiều mạng LAN với nhau sử dụng đường truyền tốc độ cao và cung cấp kết nối truy nhập tới WAN và Internet. Xét về quy mô, mạng MAN lớn hơn LAN nhưng nhỏ hơn WAN, phạm vi của một mạng MAN thường dưới 50km. Theo IEEE 802-2001, MAN là thiết kế tối ưu hóa LAN cho một vùng địa lý rộng lớn, phạm vi từ một nhóm các tòa nhà cho tới toàn thành phố. Các mạng MAN cũng có thể được sở hữu và vận hành như một mạng công cộng thường chủ yếu cung cấp các kết nối các mạng LAN với nhau. Kết nối giữa các phần tử của MAN thường là cáp quang hoặc có thể là không dây. Hình 1.1: Phạm vi mạng đô thị Trong vài thập niên gần đây, Ethernet là công nghệ chủ yếu trong các mạng nội bộ LAN, là công nghệ chủ đạo trong hầu hết các văn phòng trên toàn thế giới và hiện nay đã được dùng ngay cả trong các hộ gia đình để chia sẻ các đường dây truy nhập băng rộng giữa các thiết bị với nhau. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tốc độ Ethernet đã được cải thiện từ Mbps lên Gbps. Năm 1985, chuẩn Ethernet là IEEE 802.3 được phát hành. Tốc độ Ethernet ngày càng tăng, từ 10Mbps ban đầu lên 100 Mbps, 1000Mbps (1 Gbps), 10 Gbps, 40 Gbps và có thể lên đến 100 Gbps. Hiện nay chuẩn tốc độ cao nhất được phát hành là 10 Gbps, chuẩn 40 Gbps và 100 Gbps vẫn đang được phát triển và chưa hoàn thiện. Song song với nó là sự bùng nổ của Internet yêu cầu băng thông truyền tải lưu lượng lớn, phương tiện truyền trong mạng Ethernet cũng chuyển dần từ cáp đồng sang cáp quang. Sử dụng truyền dẫn bằng cáp quang và tốc độ truyền dẫn cao là yếu tố quan trọng để xây dựng các mạng dung lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. MAN-E (Metropolitan Area Network- Ethernet) hay còn gọi là MEN được xây dựng để kết nối các mạng cục bộ của các tổ chức và cá nhân với mạng diện rộng WAN hay với Internet sử dụng chuẩn Ethernet. MAN-E cung cấp dịch vụ truyền tải khung Ethernet và cung cấp các giao diện khối Ethernet tới khách hàng. 1.1.2 Các đặc tính của MAN-E: • Tính dễ sử dụng: Dịch vụ Ethernet dựa trên giao diện Ethernet chuẩn, dung rộng rãi trong các hệ thống mạng cục bộ (LAN). Hầu như tất cả các thiết bị và máy chủ trong LAN đều kết nối dùng Ethernet. • Hiệu quả về chi phí: Sự phổ biến của Ethernet trong hầu hết tất cả các sản phẩm mạng nên giao diện Ethernet có chi phí không đắt. Giá thành thiết bị thấp, chi phí quản trị và vận hành thấp hơn, ít tốn kém hơn nên các nhà cung cấp đã cho phép những thuê bao tăng thêm băng thông khi cần thiết và họ chỉ trả những gì họ cần. • Tính linh hoạt: Dễ dàng tạo các dịch vụ Intranet VPN, Extranet VPN hoặc kết nối Internet tốc độ cao đến ISP. Các thuê bao có thể thêm vào hoặc thay đổi băng thông trong vài phút thay vì trong vài ngày hoặc vài tuần khi sử dụng những dịch vụ mạng truy nhập khác (Frame relay, ATM…). • Tính chuẩn hóa: MEF đang tiếp tục định nghĩa và chuẩn hóa các loại hình dịch vụ và các thuộc tính này cho phép các nhà cung cấp dịch vụ có khả năng trao đổi giải pháp của họ một cách rõ ràng, các thuê bao có thể hiểu và so sánh các dịch vụ một cách tốt hơn. 1.1.3 Cấu trúc mạng MAN-E: Hình 1.2: Cấu trúc mạng MAN-E điển hình Mạng MAN-E thực hiện chức năng thu gom lưu lượng và đáp ứng nhu cầu truyền tải lưu lượng cho các thiết bị mạng truy nhập (IP-DSLAM, MSAN). Có khả năng cung cấp kết nối truy nhập Ethernet (FE/GE) tới khách hàng. Sử dụng các thiết bị CES tạo thành mạng chuyển tải Ethernet/IP. Kết nối giữa các thiết bị CES dạng sao, ring hoặc đấu nối tiếp, sử dụng các loại cổng kết nối: n x 1Gbps hoặc n x 10Gbps. 1.2Các dịch vụ cơ bản trên MAN-E: 1.2.1 Dịch vụ E-LINE: Dịch vụ E-LINE dựa trên một kết nối ảo (EVC điểm–điểm). Dịch vụ E- LINE được sử dụng để cung cấp các dịch vụ điểm–điểm. Dựa trên E-LINE có thể triển khai nhiều dịch vụ khác nhau tùy theo nhà cung cấp. Hình 1.3: Dịch vụ E-LINE sử dụng EVC điểm–điểm Dịch vụ E-LINE có thể cung cấp băng thông đối xứng cho dữ liệu gửi nhận trên hai hướng mà không có việc đảm bảo tốc độ giữa hai UNI. Ghép dịch vụ có thể thực hiện tại một hoặc cả hai phía UNI của EVC. Một số EVC điểm-điểm có thể được cung cấp trên cùng một cổng vật lý tại một trong các giao diện UNI trên mạng. Một dịch vụ E-LINE có thể cung cấp các EVC điểm-điểm giữa các UNI tương tự để sử dụng các chuyển tiếp khung PVC để kết nối các bên với nhau. Nhìn chung dịch vụ E-LINE có thể được sử dụng để xây dựng các dịch vụ tương tự cho chuyển tiếp khung hoặc các đường kênh thuê riêng. Tuy nhiên, dải băng tần và các khả năng kết nối của nó lớn hơn nhiều. 1.2.2 Dịch vụ E-LAN: Dịch vụ E-LAN là dịch vụ dựa trên kết nối đa điểm-đa điểm , chẳng hạn có thể kết nối một số UNI với nhau. Hình 1.4: Dịch vụ E-LAN sử dụng EVC đa điểm-đa điểm Dịch vụ E-LAN có thể được dùng để kết nối chỉ 2 UNI, điều này dường như tương tự với dịch vụ E-LINE nhưng ở đây có một số khác biệt đáng kể. Với dịch vụ E-LINE, khi một UNI được thêm vào, một EVC cũng phải được bổ sung để kết nốiUNI mới đến một trong các UNI đã tồn tại. Với dịch vụ E-LAN, khi UNI mới cần thêm vào EVC đa điểm thì không cần bổ sung EVC mới vì dịch vụ E-LAN sử dụng EVC đa điểm – đa điểm. Dịch vụ này cũng cho phép UNI mới trao đổi thông tin với tất cả các UNI khác trên mạng. Trong khi với dịch vụ E-LINE thì cần có các EVC đến tất cả các UNI. Do đó, dịch vụ E-LAN chỉ yêu cầu một EVC để thực hiện kết nối nhiều bên với nhau. Tóm lại, dịch vụ E-LAN có thể kết nối một số lượng lớn các UNI và sẽ ít phức tạp hơn khi dùng theo dạng lưới hoặc hub và các kết nối sử dụng các kỹ thuật kết nối điểm - điểm như Frame Relay hoặc ATM. Hơn nữa, dịch vụ E-LAN có thể được sử dụng để tạo một loạt dịch vụ như mạng LAN riêng và các dịch vụ LAN riêng ảo, trên cơ sở này có thể triển khai các dịch vụ khách hàng. 1.2.3 Dịch vụ E-TREE: E-Tree là dịch vụ dựa trên kết nối EVC Rooted-Multipoint. EVC Rooted-Multipoint cũng là một EVC đa điểm tuy nhiên có khác với EVC đa điểm – đa điểm. EVC Rooted-Multipoint được định nghĩa trong MEF 10.2. Trong EVC Rooted-Multipoint có một hoặc nhiều UNI đóng vai trò là Root (gốc) và các UNI khác đóng vai trò là Leaf (lá). Một khung dịch vụ đầu vào đặt vào EVC tại UNI “gốc” có thể phân phát tới một hoặc nhiều UNI của EVC đó. Một khung dịch vụ đầu vào đặt vào EVC tại UNI “lá” không được làm xuất hiện một khung dịch vụ đầu ra tại UNI “lá” khác nhưng có thể làm xuất hiện một khung dịch vụ đầu ra tại một vài hoặc toàn bộ các UNI “gốc”. Như vậy, một khung dịch vụ broadcast hoặc multicast (xác định từ địa chỉ MAC) tại UNI “gốc” sẽ được nhân lên trong mạng và bản sao sẽ được phân phát tới từng UNI của EVC. Cách phân phát này cũng được áp dụng với trường hợp mạng chưa biết được địa chỉ MAC đích trong một EVC hoặc cặp UNI. Hình 1.5 mô tả một EVC Rooted-Multipoint với một UNI “gốc”. Hình 1.5: EVC gốc – đa điểm Hình 1.6: Kiểu dịch vụ E-tree sử dụng EVC gốc – đa điểm Kiểu dịch vụ E-Tree với một “gốc” được mô tả như hình 1.6. Ở dạng đơn giản, kiểu dịch vụ E-Tree có thể cung cấp một UNI “gốc” cho nhiều UNI “lá”. Mỗi UNI “lá” chỉ có thể trao đổi dữ liệu với UNI “gốc”. Một khung dịch vụ gửi từ một UNI “lá” với một địa chỉ đích cho một UNI “lá” khác sẽ không được chuyển. Dịch vụ này thích hợp cho truy cập Internet hoặc các ứng dụng video qua IP. Một hoặc nhiều CoS có thể được kết hợp với dịch vụ này. Trong kiểu phức tạp hơn, dịch vụ E-Tree có thể hỗ trợ hai hoặc nhiều UNI “gốc”. Trong trường hợp này, mỗi UNI “lá” có thể trao đổi dữ liệu với các UNI “gốc”. Các UNI “gốc” cũng có thể truyền thông với nhau làm tăng tính tin cậy và linh hoạt. Dịch vụ này được mô tả như trong hình1.7 Hình 1.7: Dịch vụ E-Tree sử dụng nhiều UNI “gốc” Với kiểu dịch vụ E-Tree, ghép dịch vụ có hoặc không phát sinh tại một hoặc nhiều UNI trong EVC. Ví dụ, một dịch vụ E-Tree sử dụng EVC Rooted-Multipoint và dịch vụ E-Line sử dụng EVC điểm-điểm có thể cùng thực hiện tại một UNI. Trong ví dụ này, dịch vụ E-Tree có thể được sử dụng để hỗ trợ một ứng dụng cụ thể tại UNI thuê bao như truy nhập tới nhiều “gốc” tại các điểm POP của ISP, còn dịch vụ E-Line dược sử dụng để kết nối tới vị trí khác với một EVC điểm-điểm. CHƯƠNG II: KHẢO SÁT CẤU TRÚC MẠNG MAN-E CỦA VNPT TIỀN GIANG 2.1 Tình hình triển khai mạng MAN-E của VNPT: 2.1.1 Mạng đô thị băng rộng đầu tiên của Việt Nam: Dự án “Mạng đô thị băng rộng” đầu tiên của VIệt Nam đã hoàn thành và chính thức hoạt động ngày 25/04/2005 tại TP.HCM. Mạng được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ truyền tải RPR/DPT (Reselient Packet Ring/Dynamic Packet Transport) và công nghệ chuyển mạch nhãn MPLS đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Công nghệ RPR cho phép hệ thống triển khai các mạch vòng cáp quang trong thành phố có khả năng bảo vệ chuyển sang đường dự phòng khi xảy ra sự cố trên đường kết nối chính, thời gian chuyển đường là rất nhanh – 50ms. Giải pháp là sự kết hợp khả năng sẵn sang cao của công nghệ RPR với các tính năng định tuuến thông minh của hệ thống định tuyến của Cisco như đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) và tinh năng mới nhất của công nghệ MPLS. Các tính năng trên đáp ứng các tiêu chí ngặt nghèo về băng thông, tốc độ, chất lượng cho phép triển khai các dịch vụ như thoại, truyền hình, các dịch vụ truyền thông hội nghị của mạng đô thị thế hệ mới. Mạng có khả năng truyền tải băng thông rất lớn và cho phép cung cấp các giao diện Ethernet tốc độ cao lên đến Gigabit tới tận từng văn phòng, từng doanh nghiệp, tòa nhà, khu dân cư cao cấp. Các thiết bị sử dụng trong mạng lõi là các bi65 định tuyến với công nghệ nx10Gbps của Cisco với khả năng chuyển mạch, độ sẵn sang và ổn định rất cao. Mạng lõi sử dụng các giao diện tốc độ STM-16 RTR/DTP nhưng công nghệ RPR cho phép tối ưu hóa truyền gói trên mạng nên tổng thông lượng trên mạng lên tới 5 Gbps thay vì chỉ có 2.5 Gbps như sử dụng công nghệ truyền SDH truyền thống. Với các ưu điểm này, hệ thống mạng đô thị tạo thành kiến trúc mạng hội tụ tích hợp nhiều loại ứng dụng và dịch vụ tiên tiến nhất trên nền IP băng rộng như truy cập Internet băng rộng, mạng riêng ảo IP VPN, VoIP, VoD và video conference với ưu điểm nổi trội truyền thoại, hình ảnh, dữ liệu. 2.1.2 Tnh hình triển khai MAN-E của VNPT: Ngày 28/05/2009, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã kí kết hợp đồng thiết kế, cung cấp và lắp đặt hệ thống mạng MAN-E cho 10 viễn thông tỉnh, thành phố với Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện (CT-IN) – đối tác được ủy quyền của nhà sản xuất thiết bị Cisco. Mạng lưới của VNPT sẽ tận dụng lợi thế của định tuyến Cisco dòng 7600, là bộ định tuyến mạng biên dành cho các nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên của ngành công nghiệp mang lại khả năng chuyển mạch Ethernet mật độ cao tích hợp, định tuyến IP/MPLS (chuyển mạch nhãn đa giao thức), và giao diện kết nối 10-Gbps (Gigabit/giây), giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ mang đến cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp các dịch vụ trên một mạng Carrier Ethernet hội tụ đơn nhất. Cho tới nay, MAN-E đã và đang được lắp đặt tại 59 tỉnh thành trong cả nước sử dụng các thiết bị của Huawei và Cisco. Một số tỉnh thành như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ… đã đưa vào hoạt động cung cấp các dịch vụ mới như IPTV, MetroNet, FTTH… 2.2 Cấu trúc mạng MAN-E của VNPT: 2.2.1 Cấu trúc phân lớp chức năng: Mô hình triển khai hệ thống mạng của VNPT bao gốm các công ty truyền tải (VTN,VTI), các công ty cung cấp dịch vụ (VDC,VASC) và các công ty cung cấp kết nối đến khách hàng ( các công ty viễn thông tỉnh, thành phố). Hệ thống mạng MAN-E được triển khai tại các công ty viễn thông tỉnh, thành phố nhằm cung cấp kết nối đến khách hàng. Hiện tại VNPT đang xây dựng hệ thống mạng NGN bao gồm mạng lõi, mạng biên, mạng MAN-E và mạng access. Về cơ bản, hạ tầng mạng MAN-E bao gồm 5 phân lớp: − Lớp mạng trục (IP/MPLS – Core): hình thành một lõi chuyển mạch gói chung dựa trên công nghệ MPLS, kết nối tất cả các tỉnh thành trong cả nước. − Lớp mạng biên (IP/MPLS Edge): xử lý thông tin trước khi core MPLS bóc tách nhãn, gán nhãn, thiết lập QoS MPLS, traffic engineering… − Lớp mạng tập trung lưu lượng (IP/MPLS Aggregantion over Ethernet): đảm bảo tập trung lưu lượng từ các mạng truy cập (IP- DSLAM, UTMS…) tới mạng trục (BRAS). − Lớp mạng truy cập (Access): cung cấp kết nối dịch vụ tới khách hàng (các dịch vụ Cable, xDSL, PON …) thông qua các thiết bị truy cập như IP-DSLAM, Ethernet Switches. − Lớp mạng biên khách hàng (Subsriber Edge): đóng vai trò biên mạng phía khách hàng, cung cấp kết nối tới lớp truy cập của nhà cung cấp dịch vụ và cung cấp dịch vụ cho người sử dụng bên trong mạng. 2.2.2 Cấu hình tô-pô mạng: Mạng MAN-E thực hiện chức năng thu gom lưu lượng và đáp ứng nhu cầu truyền tải lưu lượng cho các thiết bị mạng truy nhập (IP-DSLAM, MSAN). Có khả năng cung cấp kết nối truy nhập Ethernet (FE/GE) tới khách hàng. Sử dụng các thiết bị CES tạo thành mạng chuyển tải Ethernet/IP. Kết nối giữa các thiết bị CES dạng hình sao, ring hoặc đấu nối tiếp, sử dụng các loại cổng kết nối: n x 1Gbps hoặc n x 10Gbps. Mạng MAN-E được tổ chức thành mạng lõi và mạng truy nhập và được thể hiện ở sơ đồ bên dưới. Hình 2.1: Cấu hình mạng MAN-E Hình 2.1 mô tả phương án kết nối giữa các mạng Metro Ethernet của mỗi tỉnh với hệ thống mạng trục trên cả nước. Phần phải trên của màn hình – (IP/MPLS Backbone), thể hiện mạng trục có vai trò cho việc kết nối giữa các mạng Metro Ethernet tại mỗi Viễn thông tỉnh. Phần phía dưới của hình mô tả mô hình mạng Metro Ethernet của mỗi tỉnh. Đối với các loại dịch vụ như truy cập Internet, mạng Metro Ethernet tại mỗi tỉnh sẽ cung cấp một số tuyến kết nối BRAS để phục vụ việc truy cập. Đối với các loại dịch vụ như VLAN phục vụ trao đổi dữ liệu mà các khách hàng nằm phân tán trên các tỉnh khác nhau hoặc các dịch vụ VoD, IPTV, mạng Metro Ethernet cung cấp các kết nối đến thiết bị PE (Provider Edge). Mạng lõi (Ring core): Bao gồm các CES cỡ lớn lắp đặt tại các trung tâm lớn, với số lượng hạn chế, tối đa từ 2 đến 3 điểm trong một Ring, vị trí lắp [...]... giao diện Iur trong cấu hình của phần tử của mạng UMTS Giao diện Iur mang thông tin của các thuê bao thực hiện chuyển giao mềm giữa hai Node B ở các RNC khác nhau Tương tự như giao diện Iub, độ rộng băng của giao diện Iur gần bằng hai lần lưu lượng do việc chuyển giao mềm giữa hai RNC gây ra • Giao diện Iu Giao diện Iu là giao diện kết n i giữa mạng l i CN và mạng truy nhập vô tuyến UTRAN Giao diện này... hai thành phần chính là: o Giao diện Iu-CS: Giao diện này chủ yếu là truyền t i lưu lượng tho i giữa RNC và MSC/VLR Việc định cỡ giao diện Iu-CS phụ thuộc vào lưu lượng dữ liệu chuyển mạch kênh mà chủ yếu là lượng tiếng o Giao diện Iu-PS: Là giao diện giữa RNC và SGSN Định cỡ giao diện này phụ thuộc vào lưu lượng dữ liệu chuyển mạch g i Việc định cỡ giao diện này phức tạp hơn nhiều so v i giao diện Iub... kết n i t i PE để cung cấp các dịch vụ khác như: tho i, multi media (VoD, IP/TV, IP conferencing) Mạng truy nhập MAN: Bao gồm các CES lắp đặt t i các trạm viễn thông kết n i v i nhau và kết n i t i mạng l i bằng một đ i s i quang n i tiếp Tùy theo i u kiện, mạng truy nhập có thể sử dụng kết n i dạng sao, ring và trong một ring t i đa từ 4 – 6 thiết bị CES, hoặc đấu n i tiếp và đấu n i tiếp t i đa từ... dịch vụ IP sau (g i là high-touch, line-rate IP service • QoS • Traffic • Destination Sensitive Service (accouting, billing, QoS) Khả năng giám sát mức dịch vụ dư i SLA (Service Level Agreement) Nhiều giao diện MAN, WAN ( sử dụng Flex WAN module) từ DS0 đến OC-48 2.3.3.2 Cisco 7606: CHƯƠNGIII: PHÂN TÍCH CẤU HÌNH THIẾT LẬP CÁC KẾT N I HSI, IPTV VÀ BACKHAUL CHO MẠNG DI ĐỘNG 3.1 Cấu hình dịch vụ HIS: Dịch... n i đến RNC có thể cao hơn tổng t i của giao diện Iub t i RNC.Chẳng hạn nếu ta cần đấu n i 100BTS v i dung lượng Iub của mỗiBTS là 2,5 Mbps, biết rằng cấu hình cho m i BTS hai luồng 2 Mbps và tổng dung lượng khả dụng của giao diện Iub sẽ là 100 x 2 x 2 = 400 Mbps Tuy nhiên tổng t i của giao diện Iub t i RNC vẫn là 250 Mbps chứ không ph i là 400 Mbps • Giao diện Iur Ta có thể thấy rõ vị trí của giao... trình di động của UE Cụ thể là SGSN ph i biết là UE hiện đang n i kết v i thằng Node-B nào t i một th i i m Tùy theo UE đang ở mode active (đang liên lạc) hay idle (không liên lạc) mà độ chính xác của thông tin liên quan đến vị trí UE sẽ khác nhau SGSN sẽ ph i quản lý và theo d i sự thay đ i vị trí (location area identity/ routing area identity) của UE theo th i gian − Tạo dựng, duy trì và gi i phóng... có thể thực hiện kết hợp và phân chia ở phân tập vĩ mô DRNC không thực hiện xử lý ở lớp 2 đ i số liệu từ/t i giao diện vô tuyến mà chỉ định tuyến số liệu một cách trong suốt giữa các giao diện Iub và Iur Một UE có thể không có hoặc có một hay nhiều DRNC 3.3.3.2 Các giao diện trong mạng: • Giao diện Iub Giao diện Iub là một giao diện quan trọng nhất trong số các giao diện của hệ thống mạng UMTS Sở dĩ... GigabitEthernet1/0/0 service instance 120 ethernet description EFP for Video Service encapsulation dot1q 120 rewrite ingress tag pop 1 symmetric bridge-domain 517 split-horizon interface Vlan517 description SA-DSLAM1 Trunk Video Edge ip dhcp relay information trusted ip address 170.201.0.1 255.255.0.0 ip helper-address 10.20.61.11 ! -> Địa chỉ của DHCP Server no ip unreachables ip pim sparse-mode load-interval 30... v i kênh đó Phương thức truyền t i multicast được sử dụng để truyền dữ liệu từ multicast source t i STB Đ i v i các kênh thường xuyên được sử dụng, IGMP static join được sử dụng trên một số router này, giúp giảm độ trễ th i gian truyền t i video t i STB → Giảm được th i gian delay lúc chuyển kênh Trong trường hợp nhà cung cấp dịch vụ sử dụng giao thức PIM-SSM, static PIM-SSM mapping hoặc DNS-based PIM-SSM... support IGMPv3 mà chỉ support IGMPv2 Cấu hình dịch vụ Multicast IPTV 1 Tạo kết n i như sơ đồ mạng PC1 đóng vai trò là Client, PC2 đóng vai trò là Video Server (IPTV + VoD) 2 Cấu hình PIM SSM giữa các Router thuộc mạng MAN-E và mạng VN2 3 Cấu hình giao diện kết n i t i PC1 sử dụng IGMPv3 4 Trên U-PE và PE-AGG cấu hình PIM SSM Static Mapping Cấu hình IP-DSLAM facing interface: Access Router interface GigabitEthernet1/0/0 . tho i, multi media (VoD, IP/TV, IP conferencing). Mạng truy nhập MAN: Bao gồm các CES lắp đặt t i các trạm viễn thông kết n i v i nhau và kết n i t i mạng l i bằng một đ i s i quang n i tiếp các dịch vụ IP sau (g i là high-touch, line-rate IP service. • QoS • Traffic • Destination Sensitive Service (accouting, billing, QoS). Khả năng giám sát mức dịch vụ dư i SLA (Service Level Agreement). Nhiều. POP của ISP, còn dịch vụ E-Line dược sử dụng để kết n i t i vị trí khác v i một EVC i m- i m. CHƯƠNG II: KHẢO SÁT CẤU TRÚC MẠNG MAN-E CỦA VNPT TIỀN GIANG 2.1 Tình hình triển khai mạng MAN-E

Ngày đăng: 17/05/2015, 11:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan