1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BAN KY KET HOP ĐONG TRACH NIEM GIUA BCH CDCS & BGH TRUONG

5 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 53 KB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ninh Thới, ngày 01 tháng 9 năm 2010 BẢN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TRÁCH NHIỆM giữa BAN LÃNH ĐẠO TRƯỜNG VÀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ “V/V Tăng cường thực hiện mối quan hệ phối hợp giữa Ban lãnh đạo trường và Ban chấp hành công đoàn cơ sở” Năm học 2010 – 2011 Căn cứ: - Thông tư Liên tịch số 12/TT-LT giữa Bộ trưởng Bộ GDĐT và Ban thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Quy định mối quan hệ phối hợp giữa các cấp Chính quyền và Công đoàn Giáo dục; - Chỉ thị 08/GDĐT ngày 18/4/1996 của Bộ GDĐT. V/v tiếp tục tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức ngành Giáo dục & Đao tạo và công văn số 98/CĐN ngày 19/4/1996của Công đoàn Giáo dục; - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 của Ban lãnh đạo trường và 4 chương trình hành động của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trường Tiểu học Ninh Thới B, nhằm tăng cường mối quan hệ phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện quy chế dân chủ, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Ngành Giáo dục&Đào tạo theo các nội dung sau: I. QUY ĐỊNH CHUNG: Xác định nhiệm vụ chính trị là nhiệm vụ chung của Chính quyền và Công đoàn. Song, nhiệm vụ chung của mỗi tổ chức có khác nhau, cách làm khác nhau. Mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan giáo dục và Công đoàn giáo dục cùng cấp là mối quan hệ phối hợp vì lợi ích chung của cơ quan Gaío dục và người lao động tôn trọng quyền độc lập của mỗi tổ chức theo quy định của pháp luật cùng chung mục đích là làm cho sự nghiệp giáo dục phát triển. II. NHIỆM VỤ CHUNG: Đạt được kết quả cao nhất trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và các tiêu chí đã đề ra trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ 4 chương trình hành động của Công đoàn năm học 2010-2011, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đôi mới chương trình giáo dục tiểu học và phổ cập đúng độ tuổi. III. TRÁCH NHIỆM CỦA BAN LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG VÀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN: 1. Chương trình 1: Xây dựng và nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ: a) Đối với lãnh đạo nhà trường: - Thông tin, tuyên truyền đầy đủ và kịp thời các chủ trương, đường lối-chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, các hoạt động của Chính quyền và Công đoàn đối với người lao động. - Tạo điều kiện cho CBGV,NV được tham gia các lớp bồi dưỡng chuẩn hoá và xây dựng đội ngũ có phẩm chất cao về số lượng lẫn chất lượng. - Đưa vai trò của Công đoàn cơ sở vào các hoạt động, tham gia quản lý giáo dục. b) Đối với Ban chấp hành CĐCS: - Vận động CBCC và người lao động tham gia đầy đủ các lớp học tập chính trị, bồi dưỡng chuyên môn, các hội nghị sơ – tổng kết nhằm nắm bắt kịp thời các vấn đề chỉ đạo của Ngành GD&ĐT. - Phát hiện kịp thời các sai lệch về tư tưởng an bài, lề mề, tắc trách… trong công tác của CBGV, NV để phối hợp với chính quyền nhà trường xem xét sớm giải quyết. - Duy trì sinh hoạt Ban chấp hành đúng định kỳ. - Tạo điều kiện cho CBGV,NV phát huy quyền làm chủ tập thể. 2. Chương trình 2: Chăm lo đời sống và quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CBGV,NV trong đơn vị. a) Đối với Ban lãnh đạo nhà trường: - Mời đại diện Ban chấp hành CĐCS tham gia các cuộc họp có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của CBGV,NV – ĐVCĐ như : Phân công tổ chức, xét nâng lương, xét thi đua-khen thưởng, xét các chế độ chính sách khác và xếp loại công chức cuối năm. - Mời đại diện nữ tham gia bàn bạc những vấn đề đặc trưng có liên quan đến quyền lợi của nữ CBCC. - Phối hợp với Ban chấp hành tổ chức các hoạt động, các phong trào do nhà trường tổ chức nhằm tạo điều kiện cho CBGV,NV an tâm công tác. b) Đối với Ban chấp hành CĐCS: - Giám sát, đôn đốc và kiến nghị với chính quyền nhà trường, chính quyền chuyên môn thực hiện tốt các chế độ chính sách của CBGV,NV kịp thời và đúng theo quy định. - Thông tin kịp thời các văn bản chỉ đạo của Ngành, của các cấp có liên quan đến quyền và lợi ích hính đáng của CBGV,NV. - Chăm lo về tinh thần và vật chất (nếu có điều kiện) cho CBGV,NV. Phối hợp với chính quyền nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để CBGV,NV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Vận động CBGV,NV chấp hành tốt sự phân công của lãnh đạo trường. Chấp hành tốt quy định, quy chế chuyên môn. - Đẩy mạnh các hoạt động xã hội và phong trào đền ơn đáp nghĩa, Hiến máu nhân đạo-từ thiện, tương thân-tương ái, thăm hỏi đồng nghiệp khi ốm đau-khó khăn-hữu sự, đẩy mạnh tinh thần lá lành đùm lá rách… - Phối hợp với chính quyền nhà trường làm tốt công tác bảo vệ phẩm chất, danh dự, uy tín của Nhà giáo. 3. Chương trình 3: Duy trì và đẩy mạnh các hoạt động dân chủ hoá trong trường học-xã hội hoá Giáo dục và thi đua.  Công tác dân chủ hoá: a) Đối với Ban lãnh đạo nhà trường: - Lấy ý kiến đóng góp của quần chúng khi xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ năm học. - Phối hợp với Ban chấp hành CĐCS chuẩn bị văn kiện và tổ chức Hội nghị CBCC ngay đầu năm học. - Công khai các hoạt động, các khoản thu, chi kinh phí nhà trường. - Làm tốt công tác đánh giá, xếp loại CBCC cuối năm học trên tinh thần dân chủ, khách quan và công khai. - Phối hợp với Ban chấp hành CĐCS xây dựng tiêu chuẩn thi đua năm học và thi đua theo từng đợt phù hợp với thực tế của đơn vị nhưng phải đảm bảo các chỉ tiêu mà Ngành đề ra. b) Đối với Ban chấp hành CĐCS: - Tổ chức sinh hoạt định kỳ, có sơ – tổng kết các hoạt động của tháng qua; Đồng thời lấy ý kiến của tập thể Sư phạm để xây dựng kế hoạch cho tháng tiếp theo. - Giải quyết kịp thời và công khai những kiến nghị chính đáng của CBGV,NV – ĐVCĐ. - Công khai các khoản thu, chi kinh phí hoạt động Công đoàn cuối quý.  Công tác xã hội hoá: a) Đối với Ban lãnh đạo nhà trường: Tham mưu với chính quyền địa phương, Uỷ ban Nhân dân, hội đồng Giáo dục, hội Khuyến học cấp xã làm tốt công tác chăm lo, quan tâm xây dựng trường, lớp, cơ sở vật chất trường học. b) Đối với Ban chấp hành CĐCS: Tham mưu với chính quyền nhà trường thường xuyên đôn đốc các cơ quan chức năng hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực cho sự nghiệp giáo dục của đơn vị.  Công tác thi đua: a) Đối với Ban lãnh đạo nhà trường: - Tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Ngành và địa phương phát động phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. - Tham mưu với hội đống thi đua Ngành khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích trong các phong trào thi đua lao động giỏi. - Tạo điều kiện thuận lợi cho CBGV,NV phát huy hết năng lực sáng tạo trong nhiệm vụ được giao. b) Đối với Ban chấp hành CĐCS: - Vận động ĐVCĐ đăng ký danh hiệu thi đua ngay đầu năm học (cả 2 hệ thống). - Phối hợp với chính quyền chuyên môn cụ thể hoá các tiêu chuẩn thi đua của Hội đồng thi đua-khen thưởng Ngành đề ra và triển khai kịp thời tiêu chuẩn thi đua năm học. - Phối hợp với chính quyền nhà trường sơ – tổng kết thi đua kịp thời. 4. Chương trình 4: Xây dựng tổ chức công đoàn. - Ban lãnh đạo và Ban chấp hành CĐCS phối hợp chặt chẽ trong công tác tư vấn, giải quyết các sự việc xảy ra ở nhà trường kịp thời và đúng luật. - Thông tin kĩp thời các văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, nhằm giúp cho CBGV,NV-ĐVCĐ am hiểu đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của Ngành. - Xây dựng nề nếp làm việc, trong thi cử, trong hội họp… - Ban lãnh đạo nhà trường hỗ trợ kịp thời để Ban chấp hành CĐCS tập huấn cho các chức năng công đoàn. - Đặc biệt quan tâm đến lao động nữ. IV. LỀ LỐI LÀM VIỆC: 1) Đối với Ban lãnh đạo nhà trường: - Có kế hoạch năm học, kế hoạch quý, tháng. Cuối tháng có sơ kết, đánh giá hoạt động tháng qua. - Hàng tháng tổ chức họp Hội đồng 01 lần. Ngoài ra có những vấn đề cấp bách thì tổ chức họp bổ sung. - Thường xuyên phối hợp chắt chẽ với Ban chấp hành CĐCS trong mọi hoạt động của nhà trường. 2) Đối với Ban chấp hành CĐCS: - Có Kế hoạch năm, kế hoạch quý, tháng. Cuối tháng có sơ kết, đánh giá hoạt động tháng qua. - Hàng tháng tổ chức họp Ban chấp hành 01 lần trước khi sinh hoạt toàn thể ĐVCĐ. - Phối hợp với chính quyền chuyên môn phát động thi đua lao động giỏi và các phong trào khác do Ngành và địa phương phát động. - Phối hợp với chính quyền nhà trường kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có những thành tích tốt nổi bật trong công tác; đồng thời phát hiện những cá nhân hay tập thể có những dấu hiệu tiêu cực trong công tác để kịp thời uốn nắn. - Tham gia đầy đủ các Hội nghị mở rộng của Công đoàn cấp trên tổ chức. - Thông tin kịp thời các chế độ chính sách hợp pháp của CBGV,NV- ĐVCĐ. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: - Công đoàn cơ sở phối hợp thường xuyên với Ban lãnh đạo nhà trường, nhằm giải đáp những thắc mắc của cá nhân hay tập thể, hạn chế tối đa đơn thưa, khiếu nại-tố cáo và nhất là tình trạng đơn thưa vượt cấp. - Xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể có việc làm sai trái với chủ trương của Ngành và Nghị quyết nhà trường. - Đồng thời biều dương kịp thời các cá nhân, tập thể tích cực trong công tác và có nhiều đóng góp trong việc phát hiện, ngăn chặn hiện tượng tiêu cực và phòng chống tham nhũng trong đơn vị. Bản ký kết này được thông qua trước Hội đồng Sư phạm trường Tiểu học Ninh Thới B. TM. BAN LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TM. BCH CĐCS HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH Lâm Hoàng Khải Hồ Xuân Huy . KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TRÁCH NHIỆM giữa BAN LÃNH ĐẠO TRƯỜNG VÀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ “V/V Tăng cường thực hiện mối quan hệ phối hợp giữa Ban lãnh đạo trường và Ban chấp hành công đoàn cơ sở” Năm. Giáo dục & Đao tạo và công văn số 98/CĐN ngày 19/4/1996của Công đoàn Giáo dục; - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 của Ban lãnh đạo trường và 4 chương trình hành động của Ban chấp. hội họp… - Ban lãnh đạo nhà trường hỗ trợ kịp thời để Ban chấp hành CĐCS tập huấn cho các chức năng công đoàn. - Đặc biệt quan tâm đến lao động nữ. IV. LỀ LỐI LÀM VIỆC: 1) Đối với Ban lãnh đạo

Ngày đăng: 16/05/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w