cốt lõi của thỏa thuận này được tóm gọn ở hai nội dung sau đây : 1 để cho mậu dịch được thuận lợi, chính phủ các nước phải chấp thuận ở mức tối đa việc người dân được tự do chuyển đổi từ
Trang 1Đ Ạ I H Ọ C K I N H TẾ T H À N H P H Ố H Ó C H Í M I N H
K H O A T À I C H Í N H D O A N H N G H I Ệ P
Tài Chính Quốc Tế
Trang 2TÀI CHÍNH QUÓC TẾ
Tái bản lần thứ tư
Trang 3Chuỗi sách tài chính của Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp
HÔ Thủy Tiên
Bảo hiểm hàng hải
Nguyễn Tiến Hùng
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
ở Việt Nam
Nguyễn Thị Diễm Châu
Tài chính doanh nghiệp
Bùi Hữu Phước
Tài chính doanh nghiệp
Lai Tiến Dĩnh
Toán tài chính
Trần Ngọc Thơ
Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập
- Quản lý quá trình tự do hóa tài chính
Trang 4NGUYỄN THỊ LIÊN HOA
Tiến sĩ, Trưởng Bộ môn Tài Chỉnh Doanh Nghiệp Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp, Đại học Kinh tể TP.HCM
NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Thạc s ĩ - Đại học Kỉnh tế TP.HCM
Nhà xuất bản Thống Kê
Năm 2005
Trang 5\ ĩ Ặ A Ặ
Tái bản lần thứ tư
© 2005 Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp, Đại học Kinh tế TP.HCM
Chịu trách nhiệm xuất bản: Cát Văn Thành
Biên soạn: TS Nguyễn Thị Ngọc Trang
Biên tập: TS Thái Thanh Bảy
In 1.500 cuốn khổ 20,5x29 tại Nhà in Báo Nhân Dân TP.HCM, 345/134 Trần Hưng Đạo, Quận
1, TP.HCM Giấy trích ngang kế hoạch xuất bản số 43 - 54/XB - QLXB ngày 17 tháng 01 năm
2005 In xong và nộp lưu chieu tháng 09 năm 2005
Trang 6Lòi tựa
Giáo trình Tài chính quốc tế được biên soạn làm tài liệu giảng dạy chính thức theo chương
trình khung do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định bắt buộc đổi với sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM Ngoài ra, giáo trình còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các chuyên gia kinh tế tài chính ngân hàng, cho các định chế tài chính và các cơ quan quản lý kinh tế ở VN
Những thay đổi cho lần tái bản thứ tư
Trong lần tái bản thứ tư này, chúng tôi đã có nhiều thay đổi so với trước đây, sau đây là một
số thay đổi chính:
Trong Chương 5: Lý thuyết ngang giá lãi suất IRP, chúng tôi đã có những thay đổi để
làm cho lý thuyết này có những ứng dụng thực tế và sát với thực tiễn của quá trình hội nhập tài chính của VN vào WTO
Trong các Chương 4 và Chương 6: Thị trường tiền tệ kỳ hạn và Thị trường tiền tệ giao sau,
chúng tôi có nhũng bổ sung về những phát triển trên các thị trường này, từ những giao dịch sơ khai trên thị trường hàng hóa đến thị tarờng kỳ hạn & giao sau tài chính cũng như trên thị trường
kỳ hạn & giao sau tiền tệ
Trone Chương 7: Quyền chọn tiền tệ, chúng tôi bổ sung thêm những đo lường các tỷ số độ
nhạy Delta, Theta, Lambda, Rho và Phi của các quyền chọn tiền tệ
Trong Chương 10: Mối quan hệ giữa lạm phát lãi suất và tỷ giá, chúng tôi đã tiến hành
cập nhật giải Nobel Kinh tế năm 2003 về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá Những phát kiến hiện đại và mới nhất này sẽ hồ trợ các bạn rất nhiều trong dự báo tỷ giá
Trong Phần III về dự báo và phòng ngừa rủi ro tỷ giá, chúng tôi đã bổ sung thêm những
tranh luận về phòng ngừa rủi ro trên thị trường kỳ hạn, thị trường giao sau và thị trường các quyền chọn
Trong Chương 22: Khủng hoảng nợ quốc tế và đánh giá rủi ro quốc gia, chúng tôi đã
điều chỉnh những nghiên cứu mới nhất của mình về những trụ cột cơ bản trong quá trình VN hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu
Cuối cùng, trong phần phụ lục về phân tích kỹ thuật trong dự báo tỷ giá, chúng tôi cũng
đã hoàn chỉnh và bổ sung thêm hàng loạt những công cụ kỹ thuật dự báo tỷ giá mới nhất mà các ngân hàng và các định chế tài chính ở các quốc gia trên thế giới áp dụng
1
Trang 7Chuỗi sách đính kèm
Trong lần tái bản này, chúng tôi đã bổ sung các quyển sách trong loạt xuất bản mới nhất để cho các bạn sinh viên và độc giả tăng thêm khả năng tự nghiên cứu và nâng cao trình độ trong việc tiếp cận với những kiến thức trong lĩnh vực Tài chính quốc tế Chuỗi sách của cùng tác giả bao gồm:
1 Tài Chính Quốc Tế - ứng dụng Excel cho các bài tập và giải pháp - NXB Thống
Kê năm 2004 Quyển sách này được biên soạn để tưomg thích và hỗ trợ cho giáo trinh Tài chính quốc tế
2 Quản trị rủi ro tài chính - NXB Thống Kê năm 2005 - Chủ biên TS Nguyễn Thị
Ngọc Trang
Xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả
PGS.TS Trần Ngọc Thơ
Trang 8MỤC LỤC TÓM LƯỢC
^
-PHẦN I : MÔI TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TÉ 1
Chương 1 : Tài chính quốc tế và các công ty đa quốc g ia 3
Chương 2 : Thị trường tài chính quốc t ế 15
Chương 3 : Thị trường giao ngay 37
Chương 4 : Thị trường kỳ h ạn 45
' t Chương 5 : Arbitrage và ngang giá lãi s u ấ t 55
Chương 6 : Thị trường tiền tệ giao sau 73
Chương 7 : Quyền chọn tiền tệ .87
* Chương 8 : Chu chuyển vốn quốc t ế 125
PHẦN II : CÁC HÀNH VI TỶ GIÁ HÓI Đ O Á I 161
Chương 9 : Xác định tỷ giá hổi đoái 163
>)Ịj Chương 10 : Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hổi đoái 179
* Chương 11 : Tác động của chính phủ đối với tỷ giá hổi đoái 211
PHÀN III : D ự BÁO VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ G IÁ 245
Chương 12 : Dự báo tỷ giá, thị trường hiệu quả và đầu c ơ 247
* Chương 13 : Đo lường độ nhạy cảm đối với các dao động tỷ giá 277
,ệ Chương 14 : Phòng ngừa rủi ro và độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá 299
PHÀN IV : TÀI TRỢ VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TÉ NGẮN HẠN 319
Chương 15 : Tài trợ thương mại quốc t ế 321
y Chương 16 : Tài trợ ngắn hạn quốc tế 337
Trang 9PHÀN V : TÀI TRỢ VÀ ĐÀU T ư QUỐC TÉ DÀI HẠN 377
V Chương 18 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài 379
Chương 19 : Hoạch định ngân sách vổn đầu tư quốc tế 389
Chương 20 : Tài trợ dài hạn quốc t ế 411
Chương 21 : cấu trúc vốn auốc tế và chi phí sử dụng vốn 427
PHẦN V I : KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 441
Chương 22 : Khủng hoảng nợ quốc tế và đánh giá rủi ro quốc gia 443
Chương 23 : Khủng hoảng tài chính Châu Á và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 465
PHẦN PHỤ LỤC 491
Phụ lục I : Sử dụng Excel cho phân tích hồi quy 493
Phụ lục ĨI : Phần tích kỹ thuật trong dự báo tỷ giá 497
Danh mục tài liệu tham khảo 519
Trang 10MỤC LỤC
■ ■ II t I t
-PHẦN I : MÔI TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUÓC T É 1
Chương 1 : Tài chính quốc tế và các công ty đa quốc g ia 3
1.1 Sơ lược về thị trường tài chính quốc tế 3
1.2 Công ty đa quốc gia - ở cái nhìn đầu tiên 5
1.3 Mục tiêu của một công ty đa quốc gia 5
Các mâu thuần với mục tiêu của công ty đa quốc gia 6
Các hạn chế cản trở mục tiêu của công ty đa quốc g ia 7
1.4 Động cơ thúc đẩy kinh doanh quốc t ế 7
Lý thuyết lợi thế cạnh tranh 7
Lý thuyết thị trường không hoàn hảo 8
Lý thuyết chu kỳ sản phẩm 8
1.5 Gia tăng toàn cầu hóa 9
1.6 Các cơ hội tài trợ và đầu tư quốc tế 10
1.7 Rủi ro trong kinh doanh quốc t ế 12
Tóm lược 12
Câu hỏi 14
Chương 2 : Thị trưòng tài chính quốc t ế 15
2.1 Thị trường ngoại hối 15
Các giao dịch ngoại hối 16
Tìm hiểu về bảng niêm yết tỷ giá hối đoái 19
Thị trường giao sau và quyền chọn tiền t ệ 20
2.2 Thị trường đồng tiền Châu Âu 20
Sự phát triển của thị trường đồng tiền Châu  u 20
Cấu tạo của thị trường đồng tiền Châu Âu 22
Các khoản cho vay đồng tài trợ bằng đồng tiền Châu Âu 23
Chuẩn hóa các luật lệ ngân hàng trong thị trường đồng tiền Châu  u 23
Thị trường đô la Châu Á 25
V
Trang 11Mục lục VI
2.3 Thị trường tín dụng Châu Âu 25
2.4 Thị trường trái phiếu Châu Âu 26
Sự phát triển của thị trường trái phiếu Châu  u 26
Quy trình phát hành 27
Những nét đặc trưng của trái phiếu Châu Âu 27
2.5 So sánh lãi suất giữa các đồng tiền 28
Sự hội nhập toàn cầu của lãi suất 30
2.6 Thị trường chứng khoán quốc tế 30
2.7 So sánh các thị trường tài chính quốc tế 34
Tóm lược 34
Câu hỏi và bài tậ p 35
Danh mục từ tham khảo 36
Chương 3 : Thị trường giao n g a y 37
3.1 Yết giá giao ngay 37
Chi phí giao dịch 38
Tỷ giá chéo 39
Nghiệp vụ Arbitrage 35
Ngày thanh toán 40
Rủi ro tý giá 40
3.2 Các kỹ thuật của nghiệp vụ giao ngay 41
Tóm lược 42
Câu hỏi và bài tậ p 42
Danh mục từ tham khảo 43
Chương 4 : Thị trường kỳ h ạn 45
4.1 Thị trường kỳ h ạ n 45
Thị trường kỳ hạn OTC 46
Họfp đồng kỳ hạn tiền t ệ 46
Phần bù hoặc chiết khấu tỷ giá kỳ hạn 48
4.2 Các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi - swap 48
Trang 12Nội dung của các hợp đồng kỳ hạn mua bán đứt và swap 48
Công dụng của swap 48
4.3 Yết giá kỳ hạn 49
Điểm hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn mua bán đứt 49
Chênh lệch tỷ giá hỏi mua - chào bán và thời gian đáo hạn kỳ hạn 50
Ngày đáo hạn và ngày giá trị 51
4.4 Hợp đồng kỳ hạn không giao nhận 51
Tóm lược 52
Câu hỏi 53
Danh mục từ tham khảo 53
Chương 5 : Arbitrage và ngang giá lãi suất 55
5.1 Arbitrage quốc t ế 55
Arbitrage địa phưcmg 56
Arbitrage 3 bên 58
Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa (CIA) 60
5.2 Ngang giá lãi suất (IRP) 63
Phân tích ngang giá lãi suất bàng đồ thị 66
Làm thế nào để kiểm tra ngang giá lãi suất tồn tại hay không? 68
Giải thích ngang giá lãi suất 68
Ngang giá lãi suất có được duy trì không ? 68
Những cân nhắc khác khi đánh giá ngang giá lãi suất 68
Tóm lược 70
Câu hỏi và bài tậ p 71
Danh mục từ tham khảo 72
Chương 6 : Thị trường tiền tệ giao sau 73
6.1 Sự phát triển của thị trường giao sau 73
Thị trường giao sau Chicago 75
Thị trường giao sau tài chính 75
Thị trường tiền tệ giao sau 76
6.2 Điều chinh theo thị trường trên hợp đồng giao sau tiền t ệ 77
Vll Mục lục
Trang 13Mục lục V I 11
6.3 So sánh giữa hợp đồng giao sau và họp đồng kỳ hạn 79
6.4 Mối quan hệ giữa thị trường kỳ hạn và thị trường giao sau 82
6.5 Hướng dẫn đọc yết giá họp đồng giao sau tiền tệ 83
Tóm lược 83
Câu hỏi và bài tậ p 84
Danh mục từ tham khảo 85
Chương 7 : Quyền chọn tiền tệ
7.1 Quyền chọn tiền tệ
7.2 Sử dụng các quyền chọn tiền t ệ
7.3 Đầu cơ trên các quyền chọn tiền tệ
Đầu cơ vị thế chênh lệch tiền t ệ
Quyền chọn gìm g iá
7.4 Giá quyền chọn và định giá quyền chọn
Giá quyền chọn và Arbitrage
Ví dụ định giá quyền chọn kiểu Châu Âu kỳ hạn 6 tháng cho đồng franc Thụy S ĩ
Các hàm ý về tính bất ổn
Những hạn chế cùa mô hình định giá quyền chọn Black-Scholes
7.5 Mối quan hệ giữa ngang giá lãi suất IRP và các quyền chọn mua, quyền chọn bán
7.6 Tỷ số độ nhạy của quyền chọn tiền tệ
Độ nhạy trên tỷ giá kỳ hạn
Độ nhạy trên tỷ giá giao ngay (Delta)
Thời gian đáo hạn: Giá trị và sự mất giá
Độ nhạy cảm trên tính bất ồn (Lambda)
Độ nhạy cảm do những thay đổi trong chênh lệch lãi suất (Rho và Phi) 7.7 Các quyền chọn trên họp đồng giao sau
7.8 Thị trường các quyền chọn
7.9 Quyền chọn tiền tệ có điều kiện
7.10 Hướng dẫn đọc yết giá các quyền chọn
.87 87 88 92 92 93 95 97
.99
100
100
101
103 105 105 107 109 111 114 115
116 118
Trang 14IX Mục lục
Tóm lược 119
Câu hỏi và bài tậ p 119
Danh mục từ tham khảo 122
Chưong 8 : Chu chuyển vốn quốc tế 125
8.1 Cán cân thanh toán 125
Tài khoản vãng lai 125
Tài khoản vốn 128
8.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cần tài khoản vãng lai 129
Ảnh hưởng của lạm phát 129
Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân 129
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái 129
Ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế của chính phủ 133
Sự tưomg tác của các yếu tổ 135
8.3 Chấn chỉnh một thâm hụt cán cân mậu dịch 136
8.4 Ảnh hưởng của mậu dịch đối với khủng hoảng nợ quốc tế 137
8.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vốn 137
8.6 Mỹ với tư cách là một quốc gia mắc nợ ròng 138
8.7 Các tổ chức giám sát việc chu chuyển vốn quốc t ế 139
Quỹ tiền tệ quốc tế 139
Ngân hàng thế giới 141
Tổ chức thương mại thế giới 141
Công ty tài chính quốc tế 142
Hiệp hội phát triển quốc tế 142
Ngân hàng thanh toán quốc tế 142
Các cơ quan phát triển khu vực 143
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN 143
Tóm lược 144
Câu hỏi và bài tậ p 144
Danh mục từ tham khảo 146
Phụ lục A : Cán cân thanh toán 148
Phụ lục B : Nguyên tắc cơ bản của phân tích hồi quy 157
Trang 15Mục lục X
PHẦN II : CÁC HÀNH VI TỶ GIÁ HỐI Đ O Á I 161
Chương 9 : Xác định tỷ giá hối đoái 163
9.1 Đo lường biến động của tỷ giá hối đoái 163
9.2 Cân bằng tỷ g iá 165
9.3 Mức cầu tiền tệ 165
9.4 Mức cung tiền tệ 166
9.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 167
Tỷ lệ lạm phát tương đối 167
Lãi suất tương đối 168
Lãi suất thực 169
Thu nhập tương đối 170
Kiểm soát của chính phủ 170
Kỳ vọng 170
9.6 Sự tương tác của các nhân tố 172
9.7 Các nhân tố đã ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái như thê nào 174
9.8 Đầu cơ trên tỷ giá hối đoái dự kiến 175
Tóm lược 176
Câu hỏi và bài tậ p 177
Danh mục từ tham khảo 178
Chưomg 10 : Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái 179
10.1 Lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP) 179
Lý do cơ bản đằng sau thuyết ngang giá sức mua 182
Dùng ngang giá sức mua để đánh giá biến động của đồng tiền trong tương lai 182
Phân tích ngang giá sức mua bằng đồ thị 183
Kiểm định hiệu lực của lý thuyết ngang giá sức m ua 185
Theo dõi tỷ giá hối đoái thực để kiểm định lý thuyết ngang giá sức m ua 187 Tại sao ngang giá sức mua không duy trì liên tục 189
10.2 Lý thuyết Hiệu ứng Fisher quốc tể (IFE) 189
Phân tích bằng đồ thị hiệu ứng Fisher quốc t ế 192
Tại sao hiệu ứng Fisher không luôn luôn đúng? 194
Trang 16XI Mục lục
Hiệu ứng Fisher quốc tế có đúng không ? 195
ứng dụng hiệu ứng Fisher quốc tế vào cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 196 10.3 So sánh các lý thuyết ngang giá lãi suất, ngang giá sức mua và hiệu ứng Fisher quốc tế 197
Tóm lược 197
Câu hỏi và bài tậ p 198
Danh mục từ tham khảo 201
Phụ lục A : ứng dụng Giải Nobel Kinh tế năm 2003 để kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái 202
Phụ lục B : Tác động của thay đổi giá trị đồng đô la đối với lạm phát 209
Chương 11 : Tác động của chính phủ đối vói tỷ giá hối đoái 211
11.1 Hệ thống tỷ giá hối đoái cổ định và thả nổi 211
Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định 211
Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do 212
11.2 Hệ thống tỷ giá hỗn hợp giữa cố định và thả nổi 214
Hệ thống dãi băng tỷ giá 214
Hệ thống tỷ giá con rắn tiền t ệ 217
Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có quản l ý 219
Chế độ tỷ giá chuẩn tiền tệ 219
Tác động của biến động tỷ giá đổi với các nước có hệ thổng neo tỷ giá 219
11.3 Can thiệp của chính phủ trong hệ thống tỷ giá có quản l ý 221
Các lý do của việc can thiệp vào ngoại hối 221
Can thiệp trực tiếp 223
Can thiệp gián tiếp thông qua chính sách của chính phủ 224
Can thiệp gián tiếp qua các hàng rào của chính phủ .225
11.4 Tác động thâm hụt của chính phủ đối với tỷ giá 226
11.5 Điều chỉnh tỷ giá hối đoái như một công cụ chính sách của chính phủ 227
Ảnh hưởng của một đồng nội tệ yếu đối với nền kinh tế 227
Ảnh hưởng của một đồng nội tệ mạnh đối với nền kinh tế 227
11.6 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với các chính sách của chính phủ 229
11.7 Tác động của giá trị đô la đối với giá chứng khoán 230
Trang 17Tác động cùa giá đô la đổi với giá trái phiếu M ỹ 230
Tác động của giá đô la đối với giá cổ phiếu 230
Tóm lược 231
Câu hòi và bài tậ p 232
Danh mục từ tham khảo 234
Phụ lục A : Phân loại hệ thống tỷ giá hối đoái và mục tiêu chiến lược của chính sách tiền t ệ 235
Phụ lục B : Chế độ tỷ giá chuẩn tiền tệ 237
PHÀN III : D ự BÁO VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ G IÁ 245
Chương 12 : Dự báo tỷ giá, thị trường hiệu quả và đầu c ơ 247
12.1 Tại sao phải dự báo tỳ giá 247
Đứng trên góc độ các MNC và các định chế tài chính 247
Đứng trên góc độ quản lý vĩ mô 249
12.2 Các kỹ thuật dự báo 249
Dự báo kỹ thuật 249
Các công cụ phổ biến sử dụng trong phân tích kỹ thuật 250
Dự báo cơ bản 253
Dự báo được dựa trên cơ sở thị trường 258
Dự báo hỗn hợp 259
12.3 Hành động đầu c ơ 260
Đầu cơ thông qua thị trường kỳ hạn 260
Đầu cơ thông qua thị trường giao sau 261
Đầu cơ thông qua thị trường các quyền chọn 262
Đầu cơ thông qua vay để cho vay : swap 262
Đầu cơ trên biển động tỷ giá 264
12.4 Thị trường hiệu quả 264
12.5 Giải Nobel kinh tế 2002 và vấn đề kiểm định thị trường hiệu quả 268
12.6 Vận dụng dự báo tỷ giá đối với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 270
Tóm lược 270
Câu hỏi và bài- tậ p 271
Danh mục từ tham khảo 273 Phụ lục: Đồng tiền dễ kiếm
Mục lục Xll
2 7 4
Trang 18Xlll Mục lục
Chương 13 : Đo lường độ nhạy cảm đối vói các dao động tỷ giá 277
13.1 Có cần thiết phải quan ngại về độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá hay không? 277
Tranh luận về ngang giá sức mua 277
Tranh luận về phòng ngừa rủi ro cùa nhà đầu tư 278
Tranh luận về đa dạng hóa tiền tệ ở các MNC 278
Tranh luận về đa dạng hóa danh mục đầu tư của chủ sở hữu và chủ nợ ở các MNC 278
13.2 Các loại nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá 279
13.3 Độ nhạy cảm giao dịch đổi với các rủi ro tỷ giá 279
Độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá đến các dòng tiền thuần 280
Độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá dựa trên tính biến động tiền tệ 281 Độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá dựa trên hệ số tương quan 282
Độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá trên giá trị có rủi ro - VAR 285
13.4 Độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá 286
Độ nhạy cảm kinh tế trong trường hợp đồng tiền tăng và giảm giá 287
Tác động của độ nhạy cảm kinh tế đối với công ty trong nước 287
Độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá của các công ty có hoạt động kinh doanh quốc tế 287
Đo lường độ nhạy cảm kinh tể đối với rủi ro tỷ giá 288
13.5 Độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ g iá 291
Có cần thiết quan tâm đến độ nhạy cảm chuyển đổi đổi với rủi ro tỷ giá? 291
Các nhân tố xác định độ nhạy cảm chuyển đổi 292
Minh họa trong thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á tác động đến độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ g iá 293
Minh họa về việc kết họp các độ nhạy cảm 293
Tóm lược 294
Câu hỏi và bài tậ p 294
Danh mục từ tham khảo 299
Chương 14 : Phòng ngừa rủi ro và độ nhạy cảm đối vói rủi ro tỷ giá 299
14.1 Phòng ngừa thông qua thị trường kỳ hạn 299
Chi phí của phòng ngừa rủi ro trên thị trường kỳ hạn 300
Trang 19Mục lục XIV
Phần bù rủi ro trên hợp đồng kỳ hạn 301
Chi phí giao dịch trên thị trường kỳ hạn so với thị trường giao ngay 302
Lợi ích của quyết định phòng ngừa rủi ro trên thị trường kỳ hạn 302
14.2 Phòng ngừa rủi ro trên thị trường giao sau 303
14.3 Phòng ngừa rủi ro trên thị trường các quyền chọn 304
14.4 Phòng ngừa thông qua việc đi vay để cho vay : hoán đ ổ i 305
14.5 Phòng ngừa thông qua xác định đồng tiền thanh toán 308
14.6 Phòng ngừa thông qua sourcing 309
14.7 Phòng ngừa chéo 309
14.8 Phòng ngừa năng động 310
14.9 Phân tích đồ thị bằng kỹ thuật tài chính - các kỹ thuật phòng ngừa khác nhau 311 Đường biểu diễn của hợp đồng kỳ hạn 311
Đường biểu diễn của hợp đồng giao sau 312
Đường biểu diễn của các hợp đồng quyền chọn 312
Tóm lược 315
Câu hỏi và bài tậ p 316
Danh mục từ tham khảo 318
PHÀN IV : TÀI TRỢ VÀ ĐÂU TƯ QUỐC TÉ NGẤN HẠN 319
Chương 15 : Tài trợ thương mại quốc tế 321
15.1 Các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế 321
Trả trước 322
Thư tín dụng 323
Hối phiếu 323
Ký gửi 324
Bán chịu 324
15.2 Các hình thức tài trợ thương mại quốc t ế 324
Tài trợ các khoản phải thu 324
Bao thanh toán tương đối 325
Tín dụng thư 325
Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận 329
Trang 20XV Mục lục
Tài trợ vốn luân chuyển 332
Tài trợ trung hạn cho tư liệu sản xuất (bao thanh toán tuyệt đối) 332
Thương mại đổi lưu 333
Tóm lược 334
Câu hỏi 334
Danh mục từ tham khảo 335
Chương 16 : Tài trợ ngắn hạn quốc tế 337
16.1 Nguồn tài trợ ngắn h ạn 337
Các nguồn tài trợ ngắn hạn 337
Các phưcmg án lựa chọn tài trợ ngắn hạn 338
16.2 Tài trợ nội b ộ 33$
16.3 Tại sao các MNC xem xét tài trợ bằng ngoại tệ? 339
Tài trợ bằng ngoại tệ để cân bằng các khoản thu ngoại t ệ 339
Tài trợ bằng ngoại tệ để làm giảm chi phí 339
16.4 Xác định lãi suất tài trợ có hiệu lực 339
16.5 Một số vấn đề MNC phải xem xét khi ra quyết định tài trợ ngắn hạn 340
Ngang giá lãi suất (IRP) được xem là một tiêu chuẩn cho quyết định tài trợ 340 Tỷ giá kỳ hạn được xem là một tiêu chuẩn cho quyết định tài trợ 341
Dự báo tỷ giá như là một tiêu chuẩn cho quyết định tài trợ 342
16.6 Tài trợ tổng hợp bằng một danh mục các loại tiền 345
Tóm lược 349
Câu hỏi và bài tậ p 350
Danh mục từ tham khảo 351
Chương 17 : Quản trị tiền mặt quốc tế 353
17.1 Phân tích dòng tiền từ quan điểm của các công ty con 353
17.2 Phân tích đòng tiền trên quan điểm tập trung hóa 355
17.3 Các kỹ thuật để tối ưu hóa dòng tiền 357
Tăng tổc dòng tiền thu vào 357
Sử dụng netting để giảm thiểu chi phí chuyển đổi tiền tệ 357
Trang 21Mục lục XVI
Quản lý nguồn vổn không chuyển về nước 361
Thực hiện chuyển giao tiền mặt giữa các công ty con 362
17.4 Những phức tạp thường gặp khi tối ưu hóa dòng tiền 362
Các đặc tính liên quan đến công t y 363
Những hạn chế của chính phủ 363
Những đặc tính của hệ thống ngân hàng 363
Nhận thức không thích đáng về việc tối ưu hóa dòng tiền 363
Sự sai lệch trong báo cáo kết quả kinh doanh của công ty con 363
17.5 Đầu tư tiền mặt thặng d ư 364
Quản lý tiền mặt tập trung 365
Xác định tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ việc đầu tư nước ngoài 366
Ngang giá lãi suất được xem là một tiêu chuẩn cho quyết định đầu tư 368
Tỷ giá kỳ hạn như là một tiêu chuẩn cho quyết định đầu tư 368
Dự báo tỷ giá hối đoái như là một tiêu chuẩn của quyết định đầu tư 372
Đa dạng hóa đầu tư tiền mặt bằng nhiều loại ngoại tệ 373
Tóm lược 374
Câu hỏi và bài tậ p 375
Danh mục từ tham khảo 376
PHÀN V : TÀI TRỢ VÀ ĐÀU TƯ QUỐC TÉ DÀI HẠN 377
Chương 18 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài 379
18.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 379
Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 379
Nguyên nhân hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài 380
Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 380
Mối quan hệ giữa các công ty đa quốc gia (MNC) và sự phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài 381
Định hướng và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài 381
18.2 Các biện pháp nhằm tăng trưởng kinh doanh quốc tế 384
Xuất khẩu 384
Đầu tư trực tiếp 384
Chuyển nhượng công nghệ 385
Trang 22XVI1 Mục lục
Mua lại công nghệ 385Tóm lược 386Câu hỏi 387
Chưomg 19 : Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc t ế 38919.1 Những khó khăn trong việc đánh giá các dự án đầu tư nước ngoài 39019.2 Dòng tiền xét từ góc độ trong nước so với nước ngoài 390
Vốn không chuyển về nước 390Ảnh hưởng trên doanh số của các bộ phận khác 393Những hạn chế trong việc chuyển tiền về nước 393Các mức thuế khác nhau 393Các khoản vay ưu đ ãi 39419.3 Phưcmg pháp hiện giá điều chỉnh - APV 394
Chọn lựa các suất chiết khấu thích họp 39719.4 Ví d ụ 400Tóm lược 406Câu hòi và bài tậ p 406Danh mục từ tham khảo 408
Chưong 20 : Tài trợ dài hạn quốc tế 41120.1 Quyết định tài trợ dài hạn 411
Tài trợ với trái phiếu định danh bằng một đồng tiền ổn định 412Tài trợ bằng trái phiếu định danh một đồng tiền mạnh 413Tài trợ bằng trái phiếu định danh một đồng tiền yếu 41420.2 Các kỹ thuật đánh giá trái phiếu định danh bằng nhiều loại tiền khác nhau 415
Sử dụng các xác suất tỷ giá 415
Sử dụng phương pháp mô phỏng 41620.3 Trái phiếu Châu Âu có lãi suất thả n ổ i: thêm một rủi ro cần xem xét 41820.4 Bù trừ rủi ro tỷ giá của nợ tính bàng các ngoại tệ 41920.5 Tài trợ dài hạn bằng danh mục tổng họp nhiều loại ngoại t ệ 420
Trái phiếu có định danh hỗn họp 421Trái phiếu định danh bằng hai đồng tiền (song tệ) 422
Trang 23Mục lục XVI
Quản lý nguồn vốn không chuyển về nước 361Thực hiện chuyển giao tiền mặt giữa các công ty con 36217.4 Những phức tạp thường gặp khi tối ưu hóa dòng tiền 362
Các đặc tính liên quan đến công t y 363Những hạn chế của chính phủ 363Những đặc tính của hệ thống ngân hàng 363Nhận thức không thích đáng về việc tối ưu hóa dòng tiền 363
Sự sai lệch trong báo cáo kết quả kinh doanh của công ty con 36317.5 Đầu tư tiền mặt thặng d ư 364
Quản lý tiền mặt tập trung 365Xác định tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ việc đầu tư nước ngoài 366Ngang giá lãi suất được xem là một tiêu chuẩn cho quyết định đầu tư .368
Tỷ giá kỳ hạn như là một tiêu chuẩn cho quyết định đầu tư 368
Dự báo tỷ giá hối đoái như là một tiêu chuẩn của quyết định đầu tư 372
Đa dạng hóa đầu tư tiền mặt bằng nhiều loại ngoại tệ 373Tóm lược 374Câu hỏi và bài tậ p 375Danh mục từ tham khảo 376
PHẦN V : TÀI TRỢ VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TÉ DÀI H Ạ N 377
Chưotig 18 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài 37918.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 379
Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 379Nguyên nhân hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài 380Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 380Mối quan hệ giữa các công ty đa quốc gia (MNC)
và sự phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài 381Định hướng và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài 38118.2 Các biện pháp nhằm tăng trưởng kinh doanh quốc tế .384
Xuất khẩu 384Đầu tư trực tiếp 384Chuyển nhượng công nghệ 385
Trang 24XVII Mục lục
Mua lại công nghệ 385róm lược 386Tâu hỏi 387
Chương 19 : Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc t ế 389.9.1 Những khó khăn trong việc đánh giá các dự án đầu tư nước ngoài 3909.2 Dòng tiền xét từ góc độ trong nước so với nước ngoài 390
Vốn không chuyển về nước 390Ảnh hưởng trên doanh số của các bộ phận khác 393Những hạn chế trong việc chuyển tiền về nước 393Các mức thuế khác nhau 393Các khoản vay ưu đãi 394.9.3 Phương pháp hiện giá điều chỉnh - APV 394
Chọn lựa các suất chiết khấu thích họp 3979.4 Ví d ụ 400Tóm lược 406Câu hỏi và bài tậ p 406Danh mục từ tham khảo 408
Chương 20 : Tài trợ dài hạn quốc tế 41120.1 Quyết định tài trợ dài hạn 411
Tài trợ với trái phiếu định danh bằng một đồng tiền ổn định 412Tài trợ bằng trái phiếu định danh một đồng tiền mạnh 413Tài trợ bằng trái phiếu định danh một đồng tiền yếu 41420.2 Các kỹ thuật đánh giá trái phiếu định danh bằng nhiều loại tiền khác nhau 415
Sử dụng các xác suất tỷ g iá 415
Sử dụng phương pháp mô phỏng 41620.3 Trái phiếu Châu Âu có lãi suất thả n ổ i: thêm một rủi ro cần xem xét 41820.4 Bù trừ rủi ro tỷ giá của nợ tính bàng các ngoại tệ 41920.5 Tài trợ dài hạn bằng danh mục tổng hợp nhiều loại ngoại t ệ 420
Trái phiếu có định danh hồn họp 421Trái phiếu định danh bằng hai đồng tiền (song tệ) 422
Trang 25Tóm lược ! 423Câu hỏi và bài tậ p 423Danh mục từ tham khảo 426
Chương 21 : c ấ u trúc vốn quốc tế và chi phí sử dụng vốn 42721.1 Cấu trúc vốn 427
Cấu trúc vốn nhằm mục tiêu “toàn cầu” so với mục tiêu “địa phưong” 428Các công ty con thuộc sở hữu toàn phần so với sở hữu một phần 429Cấu trúc vổn của các công ty
đa quốc gia so với các doanh nghiệp trong nước 43021.2 Các đặc điểm của một công ty
đa quốc gia ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn 432Quy mô của doanh nghiệp 432Tiếp cận các thị trường vốn quốc tế 432
Đa dạng hóa quốc tế 433
Ưu đãi thuế khóa 433Rủi ro tỷ giá hối đoái 433Rủi ro quốc g ia 43321.3 Các đặc điểm quốc gia ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn 434
Sự khác biệt giữa các quốc gia đổi với chi phí sử dụng vốn vay 435Khác biệt giữa các nước trong chi phí sử dụng vốn cổ phần 436Kết hợp chi phí sử dụng vốn vay và chi phí sử dụng vốn cổ phần 43721.4 So sánh chi phí sử dụng vốn dùng mô hình định giá tài sản vốn 437Tóm lược 438Câu hỏi và bài tậ p 439Danh mục từ tham khảo 440
PHẦN VI : KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUỎC T É 441
Chương 22 : Khủng hoảng nợ quốc tế và đánh giá rủi ro quốc gia 44322.1 Khủng hoảng nợ quốc tế 44322.2 Khủng hoảng nợ từ quan điểm của một ngân hàng 44422.3 Tác động của khủng hoảng nợ đối với M N C 446
Mục lục XV111
Trang 26Sử dụng cách hoán đổi nợ thành vốn cổ phần 449Thực hiện kế hoạch Brady 45022.6 Thẩm định rủi ro quốc gia 451
Các yếu tố rủi ro chính trị 451Các yếu tố rủi ro tài chính 45222.7 Thể thức thẩm định rủi ro quốc gia 45322.8 Một thí dụ về thẩm định rủi ro quốc gia 454Tóm lược 456Câu hỏi và bài tậ p 457Danh mục từ tham khảo 459Phụ lục : Những trụ cột cơ bản trong quá trình tự do hóa tài chính 460
Chương 23 : Khủng hoảng tài chính Châu Á
và những bài học kinh nghiệm cho Việt N am 46523.1 Màn trình diễn ngoạn mục của các nền kinh tế Đông Á 466
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định 466
Tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư cao 467Nguồn nhân lực chất lượng cao 467
Bộ máy hành chính đãi ngộ theo năng lực 468Bất bình đẳng thấp và giảm đói nghèo 468Đẩy mạnh xuất khẩu 468Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chuyển giao công nghệ 468Công nghiệp hóa thành công với mô hình “đàn ngỗng bay” 46823.2 Những triệu chứng của căn bệnh 469
Một nền sản xuất mạnh, một khu vực tài chính yếu :hai “kẻ” đồng sàn nhưng dị mộng 469Khả năng dễ bị tổn thương vốn có của nền kinh tế 472Nguy cơ dễ bị tổn thương của khu vực tài chính 474
Trang 27Mục lục XX
Sự bất cập của các qui định về tài chính 474
Lộ trình tự do hoá tài chính 476Quản trị doanh nghiệp 477Chế độ tỉ giá hối đoái 47823.3 Căn bệnh bộc phát, lây lan và những liều thuốc của IM F 480
IMF kê toa nhưng căn bệnh của Thái Lan vẫn không thuyên giảm 480Indonesia muốn hết bệnh nhưng lại từ chối những liều thuốc đắng 48223.4 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 484
Những nhân tố chung 484Những nguyên nhân đặc thù của mỗi nước 48623.5 Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 487
Trang 28Phần J
Môi Trường Tài Chính Quốc Tế
■ Chương 1Tài chính quốc tế và các công ty đa quốc gia
■ Chương 2Thị trường tài chính quốc tế
■ Chương 3Thị trường giao ngay
■ Chương 4Thị trường kỳ hạn
■ Chương 5 Arbitrage quốc tế và ngang giá lãi suất
■ Chương 6Thị trường tiền tệ giao sau
■ Chương 7 Quyền chọn tiền tệChương 8
Chu chuyển vổn quốc tế
Trang 29CHƯƠNG 1
T à i Chính Quốc Tế
và Các Công Ty Đa Quốc Gia
T à i chính quốc tế liên quan đến những chiều hướng vận động mang tính toàn cầu của những thị trường, định chế, công cụ, kỹ thuật tài chính cho đến việc ban hành các chính sách công xuất phát từ nhu cầu của thị trường tài chính
Tài chính quốc tế đã hình thành ngay từ khi thưcmg mại quốc tế ra đời Khi những lái buôn Ai Cập muốn nhập khẩu những khúc vải hảo hạng từ Babylon thì họ phải chuyển đổi đồng tiền của
họ sang đồng tiền của những nhà xuất khẩu hoặc thực hiện chi trả thông qua một đồng tiền được chấp thuận Hình thức này đã miêu tả những yếu tố căn bản của thị trường hối đoái; từ đó tiền tệ thường được sử dụng như là phưomg tiện thanh toán quốc tế Nếu những nhà xuất khẩu đồng ý để các lái buôn Ai cập hoãn việc thanh toán thì thị trường tín dụng quốc tế được thiết lập.Tuy nhiên, thị trường vốn hiện tại đã được đặt nền tảng từ thế kỷ 19 cùng với sự phát triển nhanh chóng của các loại cổ phiếu và trái phiếu được phát hành ở Châu Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia khác để bán ở thị trường Châu Âu Đa số các loại chứng khoán này được dùng
để tài trợ cho ngành đường sắt, kênh đào và các dự án cơ sở hạ tầng khác ở các quốc gia đang phát triển Chúng không những đóng một vai trò quan trọng về mặt tài chính trong việc đem lại
sự phát triển cho Mỹ, ú c và các quốc gia khác mà nó còn là công cụ giúp lấp đầy các lỗ hổng
để đem lại sự tăng trưởng cũng như hỗ trợ cho việc ban hành các quy tắc, luật lệ của riêng quốc gia để kiểm soát tài chính quốc tế Việc chính phủ các nước cùng lúc thử nghiệm chế độ tiền giấy và bản vị vàng đã làm cho giá trị tiền tệ được cố định bằng một sổ lượng vàng nhất định
mà chính phủ sẵn lòng trao đổi cho một khoản tiền giấy cố định Nhưng hệ thống này đã sớm bộc lộ những điểm cứng nhắc và đã phải trả giá bằng một bài học đắt giá vào đầu thế kỷ 20 trong chính sách tiền tệ công và đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng và mất giá trầm trọng của các đồng tiền vào thập kỷ 30
3
Trang 30Năm 1944, khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 sắp kết thúc, các nước đứng đầu phe đồng minh hầu như đã bị cạn kiệt do chiến tranh, xét về kinh tế cũng như các lĩnh vực khác Ở một hội nghị nổi tiếng tại Bretton Woods, New Hampshire, họ đã thiết lập một số nguyên tắc căn bản nhằm ổn định các quan hệ tiền tệ quốc tế cốt lõi của thỏa thuận này được tóm gọn ở hai nội dung sau đây : (1) để cho mậu dịch được thuận lợi, chính phủ các nước phải chấp thuận ở mức tối đa việc người dân được tự do chuyển đổi từ một đồng tiền này sang một đồng tiền khác và (2) để có thể dự báo trước tỷ giá hối đoái nhằm đạt được nhũng thuận lợi tạm thời trong xuất khẩu, chính phủ các nước phải cố định biên độ dao động giá trị đồng tiền, sử dụng đô la như một đơn vị tiền tệ chuẩn.
Cuối thập kỷ 60, chế độ “Bản vị đô la” gặp khó khăn bởi tình trạng lạm phát của Mỹ và sự phân
rã chung trong chính sách tiền tệ của các nước công nghiệp và năm 1971 thì đô la được phá giá chính thức Sau đó là hai thập kỷ thực hiện tỷ giá hối đoái thả nổi cho đến đầu thập kỷ 80, với những luồng chu chuyển vốn khổng lồ đã đẩy các đồng tiền vượt xa giá trị căn bản ban đầu của
nó, chính phủ nhiều nước bắt đầu mong mỏi thiết lập trật tự tiền tệ nhằm cố định biên độ dao động của tỷ giá hối đoái Ngược lại, một số nước lại gắn đồng tiền của họ với đô la hoặc đồng yên Nhật, một số khác thì thực hiện chính sách thận trọng, nếu có sự bất ổn thì đến với liên
minh tiền tệ ở Châu Âu, còn gọi là Hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS) Ở những phần sau của
quyển sách chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để tìm câu trả lời cho vấn đề : hệ thống tỷ giá hối đoái
cố định và thả nổi, cái nào tốt hơn ?
Vậy còn thị trường tài chính toàn cầu ? Thực ra, không một thị trường tài chính nào thực sự là toàn cầu, thâm nhập vào mọi nơi trên thế giới Nhưng hầu hết đều dần trở nên toàn cầu theo nghĩa những người mua và bán các loại công cụ tài chính sẵn lòng thực hiện giao dịch vượt qua biên giới quốc gia của họ Một vài loại công cụ, chẳng hạn như đô la Châu Âu được thiết lập một cách đặc biệt để giao dịch trên toàn thế giới; trong khi đó, trái phiếu ngân khố Mỹ chỉ phát hành trên thị trường nội địa nhưng giờ đây nó đã được giao dịch một cách rộng rãi trên thị trường toàn cầu
Trong suốt 30 năm qua, với tốc độ tăng trưởng như vũ bão của hoạt động kinh doanh toàn cầu, nhiều thị trường tài chính quốc tế đã hình thành và phát triển Thị trường tài chính toàn cầu bao gồm :
• Thị trường ngoại hối quốc tế
• Thị trường đồng tiền Châu Âu
• Thị trường tín dụng Châu Âu
• Thị trường trái phiếu Châu Âu
• Thị trường chứng khoán quốc tếMục đích chính của chương này là giới thiệu sơ lược về môi trường tài chính mà trong đó các oông ty đa quốc gia (MNC) hoạt động, vì vậy nội dung chi tiết của từng thị trường tài chính sẽ được làm rõ ở những chương sau của cuốn sách
Thị trường tài chính toàn cầu ngày nay đã phát triển ở một mức độ cao với sự đa dạng và phức tạp của từng thị trường, từng công cụ và nghiệp vụ, nhưng sẽ không có thị trường tài chính toàn
Phần I: Mỏi trường tài chính quốc tế 4
Trang 31Cầu nếu như không có những hạt nhân của nó, đó là các MNC, nhân tố quyết định đến sự hình thành và phát triển cùa thị trường tài chính Vì vậy, phần còn lại của chương mở đầu cuốn sách chúng tôi tập trung phân tích và giới thiệu những điểm chính yếu về các MNC.
5 Chương 1: Tài chinh quốc tế và các công ty đa quốc gia
CỐNG TY ĐA QUỎC GIA Ỏ CẢI NHÌN ĐÀU TIẾN _
Khi hoạt động của một công ty phát triển, những cơ hội ở các thị trường nước ngoài cũng tăng lên Ban đầu đó có thể chỉ là sự nồ lực nhằm xuất khẩu một sản phẩm sang một nước nào đó hoặc nhập khẩu nguyên liệu ở các công ty nước ngoài Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều công ty nhận diện được thêm nhiều cơ hội làm ăn ở nước ngoài và cuối cùng phát triển thành các công
ty đa quốc gia (MNC) Một vài công ty, như Dow Chemical, American Brands và Colgate- Palmolive, thường có hơn phân nửa doanh thu phát sinh ở nước ngoài Westinghouse Electric Corporation hoạt động ở 16 nước khác nhau Honeywell có 42 công ty con và nhiều dự án liên doanh khác rải rác khắp thế giới Eastman Kodak có công ty con ở 32 nước Rockwell International Corp hoạt động ở 26 nước Tất cà những công ty này đạt một mức tăng trưởng quan trọng, đó là kết quả của sự nỗ lực tận dụng các cơ hội kinh doanh ở các nước khác
Hiểu biết về quản trị tài chính quốc tế quan trọng không chỉ với các công ty đa quốc gia lớn với
vô số các công ty con ờ nước ngoài, mà còn với các công ty nhỏ hoạt động có liên quan đến xuất khẩu hay nhập khẩu 78% của 43.300 công ty xuất khẩu của Mỹ có ít hơn 100 nhân viên Kinh doanh quốc tế quan trọng ngay cà với những công ty không có ý định tham gia vào kinh doanh quốc tế, vì những công ty này phải nhận biết các đối thủ cạnh tranh nước ngoài của họ sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào của các biến động trong tỷ giá hối đoái, lãi suất nước ngoài, chi phí lao động, và lạm phát Những đặc tính kinh tể này có thể tác động đến chi phí sản xuất và chính sách giá cả của các đối thủ nước ngoài của họ
Các công ty cũng phải nhận biết các đối thủ cạnh tranh trong nước của mình nhập nguyên liệu hay nhận tài trợ từ nước ngoài sẽ bị tác động như thế nào của các điều kiện kinh tế ở các nước ngoài Nếu các đổi thủ trong nước này có thể cắt giảm chi phí bằng cách tận dụng các cơ hội ở các thị trường quốc tế, họ cũng có thể giảm giá mà không cần phải giảm biên lợi nhuận Điều này có thể cho phép họ gia tăng thị phần, gây thiệt hại cho các công ty hoạt động thuần túy trong nước
1.2
MỤC TIỂU CỦA MỘT CỐNG TY SA QUỎC GIA
Mục tiêu của công ty đa quốc gia thường là tối đa hóa tài sản của cổ đông Như vậy, nếu mục tiêu là tối đa hóa thu nhập trong tương lai gần, các chính sách của công ty sẽ khác với các chính sách trong trường hợp mục tiêu là tối đa hóa tài sản cổ đông
Bất cứ chính sách nào do công ty đề nghị cũng phải tính đến không chỉ thu nhập tiềm năng, mà
cả các rủi ro Doanh nghiệp nên thực hiện một chính sách mà lợi ích phát sinh từ chính sách đó vượt quá các chi phí và rủi ro tới mức chính sách này sẽ giúp tối đa hóa tài sản cổ đông Câu trích dẫn sau đây từ CPC International chứng minh kinh doanh quốc tế có thể tối đa hóa tài sản
1.3
Trang 32cổ đông như thế nào: “Khi công cuộc kinh doanh quốc tế của chúng ta đã được tăng cường và phát triển, chúng ta sẽ được lợi từ sự kiện là trong dài hạn các nền kinh tế và giá trị các đồng tiền của hầu hết nước ngoài sẽ tăng lên và như vậy sẽ làm tăng thêm giá trị dầu ttư từ các cổ đông của chúng ta”.
Một công ty đa quốc gia nên ra các quyết định cùng mục tiêu như một công ty hoàn toàn nội địa Tuy nhiên, MNC có nhiều cơ hội hơn, nên các quyết định cũng phức tạp hơn
Các mâu thuẫn với mục tiêu của công ty đa quốc gia Neười ta thường lập luận rằng các
giám đốc của một công ty có thể ra các quyết định mâu thuẫn với mục tiêu của công ty là tối đa hóa tài sản cổ đông Thí dụ, quyết định thành lập một công ty con ở một địa phương nào đó so với một địa phương khác có thể dựa trên sự hấp dẫn cá nhân của địa phương đối với giám đốc hơn là do lợi ích có thể có của địa phương đó đối với các cổ đông Các quyết định mở rộng hoạt động có thể do ý muốn của các giám đốc là các bộ phận tương ứng tăng trưởng để h<ọ nhận được nhiều trách nhiệm và lương bổng cao hơn Neu một công ty chỉ gồm một sở hữu chủ và người này cũng là giám đốc duy nhất, mâu thuẫn mục tiêu sẽ không xảy ra Tuy nhiên, đổi với các công ty có các cổ đông không phải là các giám đốc, có thể có mâu thuẫn về các mục tiêu Mâu thuẫn này thường được gọi là vấn đề đại lý
Các công ty dùng nhiều chiến lược để ngăn cản các giám đốc đưa ra các quyết định không làm tối đa hóa giá trị cổ đông Thí dụ, các giám đốc hành động theo các mục tiêu khác sẽ bị cho thôi việc hoặc nhận lương bổng thấp hơn (các khái niệm và vấn đề quản trị tài chính đa quốc gia được giải thích trong bài này với giả định là các giám đốc xử lý thay mặt cho cổ dô'ng của công ty) Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là tùy theo quy mô của một vài công ty đa quốc gia, đôi khi rất khó xác định tất cả các giám đốc đang đưa ra các quyết định có dựa trên mục tiêu duy nhất này của công ty hay không Như vậy, chi phí đại lý của việc bảo đảm rằng các giám đốc nỗ lực tối
đa hóa tài sản cổ đông của các công ty đa quốc gia sẽ lớn hơn
Các giám đốc tài chính của một công ty đa quốc gia có nhiều công ty con có thể có khuynh hướng đưa ra các quyết định tối đa hóa giá trị của các công ty con tương ứng của họ Mục tiêu này sẽ không nhất thiết trùng hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị của toàn thể công ty đa quốc gia Trong khi mâu thuẫn này sẽ được trình bày chi tiết trong phần sau, sau đây là một ví dụ đơn giản để minh họa tại sao có thể có một xung đột như vậy Hãy xem trường hợp giám đốc một công ty con nhận tài trợ từ công ty mẹ để triển khai và bán một sản phẩm Vị giám đốc này ước tính chi phí và lợi ích của dự án từ quan điểm của công ty con và xác định là dự án khả thi Tuy nhiên, ông đã bỏ sót không lưu ý là thu nhập từ dự án này chuyển về cho công ty mẹ sẽ bị chính phủ nước chủ nhà đánh thuế rất nặng Chi phí tài trợ dự án vượt cao hơn lợi nhuận sau thuế ước tính mà công ty mẹ nhận được Trong khi giá trị riêng của công ty con được tăng cường, giá trị toàn bộ của công ty đa quốc gia bị sụt giảm Nếu các giám đốc tài chính cần tối đa hóa tài sản của cổ đông của công ty đa quốc gia, họ phải thực hiện các chính sách làm tối đa hóa giá trị của toàn bộ công ty đa quốc gia, chứ không phải giá trị của riêng công ty họ Đối với nhiều công ty
đa quốc gia, các quyết định quan trọng của giám đốc các công ty con phải được công ty mẹ chấp thuận Tuy nhiên, rất khó cho công ty mẹ giám sát tất cả các quyết định của các giám đốc công ty con
Phần I: Môi trường tài chinh cỊVAổc tế 6
Trang 33Các hạn ckế cản trở mục tiêu của công ty đa quốc gia Khi các giám đốc tài chính của MNC
cố gắng tối đa hóa giá trị công ty của họ, họ phải đối phó với rất nhiều hạn chế Các hạn chế này
có thể được phân loại theo tính chất môi trường, quy chế, hay đạo đức
môi trường Một vài quốc gia có thể áp dụng nhiều hạn chế hơn đối với các công ty con đặt trụ
sở ở một qiốc gia khác Các quy tắc về xây dựng, xử lý chất thải sản xuất, và kiểm soát ô nhiễm
là thí dụ về các hạn chế buộc các công ty con phải gánh chịu thêm chi phí Nhiều nước Châu Âu mới đây đà áp dụng các luật lệ chống ô nhiễm cứng rắn hơn do các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Các hạn chế mang tính quy chế Mỗi nước cũng thi hành các hạn chế về quy chế liên quan đến
thuế, chuyên đổi tiền, chuyển thu nhập ra nước ngoài và các quy định khác có thể ảnh hưởng đến lưu lưcng tiền mặt của một công ty con thành lập ở nước đó Bởi vì các quy định này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng tiền mặt, các giám đốc tài chính phải xem xét đến các quy định này khi đánh giá các chính sách Và bất cứ thay đổi nào trong các quy định này cũng có thể đòi hỏi xem xét, sứa đổi lại các chính sách tài chính hiện hành Vì vậy, các giám đốc tài chính không nên chỉ hiểu biết về các hạn chế có tính quy chế hiện hành ở một nước mà còn phải theo dõi những thay đồi có thể có đối với các quy chế này qua thời gian
Các hạn chế mang tỉnh đạo đức Không có các tiêu chuẩn về hành vi kinh doanh thống nhất
cho tất cả các quốc gia Một phương thức kinh doanh bị xem là phi đạo đức ở một quốc gia này
có thể được xem là hoàn toàn họp đạo đức ở một quốc gia khác Thí dụ, các công ty đa quốc gia
có trụ sở đãt tại Mỹ biết rõ là phương thức kinh doanh thông thường ở một vài nước kém phát triển sẽ bị coi là bất họp pháp ở Mỹ Ví dụ: Hối lộ các chính phủ để nhận các miễn giảm đặc biệt về thuế hay các đặc quyền khác Các công ty đa quốc gia gặp phải một tình thế khó xử Nếu không tuân thù phương thức đó, có thể họ sẽ gặp bất lợi về cạnh tranh Nhưng, nếu áp dụng, họ
sẽ bị mang tiếng xấu ở những nước không chấp nhận các thông lệ này Một vài công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ đã thực hiện một sự lựa chọn tốn kém để hạn chế các phương thức kinh doanh hợp oháp ở một số nước nào đó nhưng không họp pháp ở Mỹ Tức là, họ theo đuổi một chuẩn mực đạo đức chung cho toàn thế giới Điều này có thể củng cố uy tín của họ khắp thế giới, và nhè đó có thể gia tăng nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm do họ sản xuất
7 Chưcng 1: Tài chinh quốc tế và các công ty đa quốc gia
Các giả thiết thường được dùng để giải thích cho việc các công ty thúc đẩy mờ rộng kinh doanh quốc tế là: (1) lý thuyết lợi thế cạnh tranh, (2) lý thuyết thị trường không hoàn hảo và (3) lý thuyết chu kỳ sản phẩm Cả ba lý thuyết này trùng lắp ờ một mức độ và có thể bổ sung cho nhau trong việc triển khai một lý do căn bản cho sự phát triển của kinh doanh quốc tế
Lý thuyết Lợi thế cạnh tranh Việc kinh doanh đa quốc gia có thể được thực hiện qua xuất
khẩu hay qua đầu tư trực tiếp nước ngoài Cả hai hình thức này thường gia tăng theo thời gian Một phần của sự tăng trưởng này là do gia tăng nhận thức rằng sự chuyên môn hóa của các quốc gia có thể làm gia tăng hiệu năng sản xuất Một vài quốc gia như Nhật và Mỹ chang hạn,
Trang 34CÓ ưu thế kỹ thuật trong khi Mexico, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á có ưu thế về chi phí lao động cơ bản Vì chuyên môn hóa trong một vài sản phẩm có thể đưa đến việc không sản xuất các sàn phẩm khác, vì thế các quốc gia phải tăng cường mua bán với nhau Đây là lập luận của lý thuyết lợi thế cạnh tranh cổ điển Do lợi thế cạnh tranh, ta có thể hiểu tại sao các công ty
có khả năng thâm nhập các thị trường nước ngoài
Lý thuyết Thị trường không hoàn hảo Mỗi nước đều có nguồn nguyên liệu khác nhau Tuy
nhiên, ngay cả với lợi thế cạnh tranh, khối lượng kinh doanh quốc tế sẽ bị giới hạn nếu tất cả các nguồn nguyên liệu có thể chuyển dịch dễ dàng giữa các quốc gia Ở các thị trường hoàn hảo, các yếu tố sản xuất (trừ đất đai) sẽ có tính cơ động và có thể chuyển dịch một cách tự do Tính cơ động không giới hạn của các yếu tố này tạo nên sự bằng nhau trong chi phí và thu nhập
Nó hủy bỏ tất cả các lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên, thế giới lại chịu các điều kiện thị trường không hoàn hảo, theo đó các yếu tố sản xuất có phần nào bất động Trong thị trường này xảy ra các chi phí, và thông thường, các hạn chế liên quan đến chuyển dịch lao động và các nguồn nguyên liệu khác sử dụng cho sản xuất Bởi vì các thị trường của nhiều nguồn tài nguyên khác nhau dùng trong sản xuất “không hoàn hảo”, các công ty thường nhận ra các lợi thế có thể có từ các nguồn tài nguyên của một nước khác Đây là một khuyến khích cho các công ty tìm kiếm các cơ hội ở nước ngoài
Lý thuyết Chu kỳ sản phấm Một trong những giải thích phổ biến hơn cho việc tại sao các
công ty tiến triển thành các công ty đa quốc gia được giới thiệu trong lý thuyết chu kỳ sản phẩm Theo lý thuyết này, các công ty trở nên ổn định trên thị trường nội địa do một lợi thế nào
đó mà họ có so với các đổi thủ cạnh tranh hiện hữu, thí dụ thị trường cần thêm ít nhất một nhà cung cấp sản phẩm nữa chẳng hạn Do sẵn có thông tin về các thị trường và cạnh tranh trong nước, một công ty sẽ ổn định kinh doanh ở thị trường trong nước trước tiên Nhu cầu cùa nước ngoài đối với sản phẩm của công ty lúc đầu sẽ được cung cấp qua xuất khẩu Và qua thời gian, công ty có thể nhận thấy cách duy nhất để duy trì lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài là sản xuất sản phẩm ngay ở các thị trường nước ngoài, nhờ đó giảm được chi phí chuyên chở Cạnh tranh
ở các thị trường nước ngoài có thể gia tăng theo thời gian khi các nhà sản xuất khác trở nên quen thuộc hơn với sản phẩm của công ty Do đó, công ty có thể triển khai các chiến lược để kéo dài nhu cầu của các nước đối với sản phẩm của mình Một phương pháp mà công ty thường làm là cố gắng chuyên biệt hóa sản phẩm của mình để các nhà cạnh tranh khác không thể cung
ứng sản phẩm giống hệt Những giai đoạn này của chu kỳ được trình bày trong hình 1.1 Sau
đây là một thí dụ Công ty 3M dùng một sản phẩm mới để thâm nhập các thị trường nước ngoài Sau khi đã vào được thị trường, công ty mở rộng mặt hàng của mình Hiện nay, công ty có doanh thu quốc tế hàng năm hơn 6 tỷ đô la, bằng khoảng 50% tổng doanh thu
Còn có nhiều điều hon về lý thuyết chu kỳ sản phẩm, ở đây chúng tôi chỉ tóm lược khái quát để cho thấy rằng khi một công ty trưởng thành, công ty đó có thể nhận biết thêm nhiều cơ hội bên ngoài nước mình Việc kinh doanh ở nước ngoài của công ty thu hẹp hay phát triển theo thời gian sẽ tùy thuộc vào việc công ty thành công như thế nào trong việc duy trì ưu thế cạnh tranh của mình Ưu thế có thể tiêu biểu một lợi thế trong phương pháp sản xuất hay tài trợ làm giảm được chi phí Hoặc ưu thế cũng có thể phản ánh một lợi thế trong phương pháp tiếp thị làm phát
sinh và duy trì được một nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm của mình (hình 1.1).
Phần I: Môi trường tài chính quốc tế 8
Trang 359 Chương 1: Tài chính quốc tế và các công ty đa quốc gia
Hình 1.1 : Vòng đòi sản phẩm quốc tế
GIA TĂNG TOÀN CẦU HÓA
Theo thời gian, nhiều sự phát triển đã thúc đẩy toàn cầu hóa các nền kinh tế thế giới qua mậu dịch và đầu tư quốc tế Những phát triển này bao gồm tiêu chuẩn hóa sản phẩm và quy trình sản xuất, sự gần gũi hơn giữa các quốc gia nhờ giao thông vận tải được cải tiến, và các nỗ lực ngày càng tăng của các nước nhàm cắt giảm thuế quan và các hàng rào khác, do đó làm hàng hóa và dịch vụ di chuyển dễ dàng hơn trên khắp thế giới
Sự hội nhập toàn cầu của hàng hóa và dịch vụ cải thiện hiệu năng toàn bộ của việc sử dụng tài nguyên Hàng hóa thường được sản xuất ở những nước có chi phí sản xuất thấp nhất, và chi phí thấp hơn mang đến thu nhập thực tế cao hơn Hơn nữa, sự hội nhập toàn cầu có xu hướng làm gia tăng cạnh tranh, buộc các công ty phải hoạt động hiệu quả hơn
Nhiều chính phủ các nước đã bán một số các hoạt động của họ cho các công ty và các nhà đầu
tư khác, cho phép tự do kinh doanh nhiều hơn Điều được gọi là tư nhân hóa này đã xảy ra ở một số nước châu Mỹ La tinh như Brazil và Mexico, các nước Đông Âu và ngay cả ở Việt
1.5
Trang 36Nam Tư nhân hóa cho phép kinh doanh quốc tế phát triển rộng lớn hơn do các công ty nước ngoài có thể sở hữu các hoạt động do chính phủ các nước bán ra.
Các lý do của việc khuyến khích tư nhân hóa thay đổi tùy theo quốc gia Tư nhân hóa được sử dụng ở Chile để ngăn ngừa một vài nhà đầu tư nắm quyền kiểm soát tất cả các cổ phiếu, và ở Pháp để tránh việc có thể lùi trở lại một nền kinh tế mang tính quốc hữu hóa hơn Ở Anh, tư nhân hóa được khuyến khích để phân bố rộng quyền sở hữu cổ phần cho các nhà đầu tư, điều này cho phép có thêm nhiều người được hường lợi trực tiếp trong sự thành công của nền công nghiệp Anh
Lý do chủ yếu của việc giá trị thị trường của một công ty có thể gia tăng khi được tư nhân hỏa
là các cải tiến được dự đoán trong hiệu năng quản lý Mục tiêu tối đa hóa tài sản cổ đông được tập trung hơn việc quản lý một công ty nhà nước, vì nhà nước phải xem xét các chi tiết phức tạp
về kinh tế và xã hội của bất cứ một quyết định kinh doanh nào Các giám đốc của một công ty
tư nhân cũng có động cơ thúc đẩy để đảm bảo khả năng sinh lợi của công ty hơn vỉ sự nghiệp của họ có thể tùy thuộc vào điều này Vì những lý do này, các công ty được tư nhân hóa sẽ tìm kiếm các cơ hội địa phương cũng như toàn cầu có thể làm tăng giá trị của minh Xu hướng tư nhân hóa chắc chan sẽ tạo nên một thị trường toàn cầu mang tính cạnh tranh cao hơn
Một nguyên nhân khác của việc toàn cầu hóa kinh doanh là sự gia tăng tiêu chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ giữa các nước Điều này cho phép các công ty bán sản phẩm của mình ra khắp các nước, mà không cần phải chỉnh sửa sản phẩm tốn kém Sự chênh lệch trong quy cách sản phẩm trước đây tượng trưng cho một hàng rào mậu dịch tiềm ẩn do các chi phí phụ thêm đi kèm theo việc làm cho sàn phẩm được chấp nhận ở các nước cụ thể nào đó Việc tiêu chuẩn hóa làm giảm rất lớn sự bất tiện trong chuyên chớ hàng hóa và đã đưa đến gia tăng đáng kể trong kinh doanh quốc tế
Phần I: Môi trường tài chính quốc tể 1 0
CÁC c ơ HỘI TẢĨ TRỢ VẢ ĐẢU TƯ QUỎC TÉ
Do các lợi thế chi phí có thể có của việc sản xuất ở nước ngoài hay các cơ hội thu nhập có thể
có từ nhu cầu của các thị trường nước ngoài, sự tăng trưởng tiềm năng sẽ trở nên lớn hơn cho
các công ty có kinh doanh ở nước ngoài Hình 1.2 cho thấy mức tăng trưởng của một công ty
có thể bị ảnh hưởng thế nào của các cơ hội tài trợ và đầu tư ở nước ngoài Các cơ hội đầu tư giả định cho cả hai: một công ty thuần tủy nội địa và một công ty đa quốc gia có hoạt động mang cùng các tính chất được trình bày trong hình Mỗi bậc của trục ngang biểu thị một dự án cụ thể Mỗi dự án đề nghị được dự đoán sẽ phát sinh một thu nhập biên cho công ty Chiều dài các bậc của trục ngang khác nhau vì quy mô của các dự án khác nhau Một dự án lớn hơn biểu thị một
số lượng tài sản lớn hơn
Di chuyển từ trái qua phải trong hình 1.2, các dự án được sắp xếp thứ tự ưu tiên theo thu nhập
biên Giả dụ các dự án này độc lập đối với nhau và lợi nhuận dự kiến cho thấy trong hình đã được điều chỉnh có tính đến rủi ro Với các giả định này, một công ty sẽ chọn dự án có thu nhập biên cao nhất làm dự án khả thi nhất và sẽ thực hiện dự án này Sau đó, công ty sẽ thực hiện một dự án đề nghị có thu nhập biên cao nhất kế đó Thu nhập biên từ các dự án của công ty đa1.6
Trang 371 1 Chương I: Tài chinh quốc tế và các công ty đa quốc gia
quốc gia sẽ cao hơn thu nhập biên của công ty thuần túy nội địa, vì công ty đa quốc gia có thể lựa chọn từ một tập hợp lớn hơn các cơ hội các dự án có thể có
Hình 1.2 : Đánh giá chi phí - lọi nhuận của các công ty nội địa so với các MNC
Mức tài sản của doanh nghiệp
Hình 1.2 cũng thể hiện các đường cong chi phí sừ dụng vốn của công ty đa quốc gia và công ty
thuần túy nội địa Ta thấy chi phí sử dụng vốn gia tăng cùng với quy mô tài sản của cả hai loại công ty Điều này căn cứ trên tiền đề là các chủ nợ hay cổ đông đòi hỏi một tỷ suất lợi nhuận cao hơn khi công ty phát triển Tăng trưởng quy mô tài sản đòi hỏi tăng nợ, điều này buộc công
ty phải tăng việc trả lãi định kỳ cho các chủ nợ, Vì vậy, công ty có một xác suất không thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ cao hơn Khi các chủ nợ và các cổ đông của một công ty mắc nợ nhiều hơn đòi hỏi một tỷ suất lợi nhuận cao hơn, chi phí sử dụng vốn của công ty tăng theo khối lượng tài sản Công ty đa quốc gia có ưu thế trong việc tìm được nguồn vốn với chi phí thấp hơn các công
ty nội địa thuần túy Đó là do tập hợp cơ hội lớn hơn về các nguồn vốn trên khắp thế giới mà họ
có thể chọn lựa
Một khi chi phí sử dụng vốn biên tế của việc tài trợ dự án vượt quá thu nhập biên từ dự án, công
ty không nên theo đuổi các dự án này Như hình 1.2 cho thấy, một công ty nội địa thuần túy sẽ
tiếp tục chấp nhận các dự án cho đến điểm X Sau điểm này, chi phí sử dụng vốn biên tế của các
dự án thêm vào sẽ vượt quá lợi nhuận dự kiến
Khi xem xét các nguồn vốn và các dự án tiềm năng, khối lượng các dự án khả thi của công ty đa quốc gia sẽ lớn hơn Các dự án của công ty đa quốc gia trở nên không thể chấp nhận được sau điểm Y Mức tài sản tối ưu này cao hơn mức tài sản tối ưu của công ty nội địa thuần túy Sự chênh lệch này là do các lợi thế chi phí và cơ hội ở nước ngoài Sự so sánh này cho ta hiểu tại sao các công ty có thể mong muốn được quốc tế hóa
Có rất nhiều hạn chế đối với khái niệm trình bày trong hình 1.2 Đầu tiên, có thể có vài trường
hợp không có các cơ hội ở nước ngoài khả thi cho một công ty Ngoài ra, người ta có thể lập
Trang 381 2
luận rằng các dự án ở nước ngoài có nhiều rủi ro hon các dự án trong nước và vi vậy chi phí sử dụng vốn sẽ cao hơn Cuối cùng, một vài nhà phê bình cho rằng chi phí sử dụng vốn biên tế sẽ không gia tăng khi có thêm nhiều dự án nếu công ty đa dạng hóa các dự án của mình một cách
thích hợp Dù sao, hình 1.2 cũng giúp ta hiểu tại sao các công ty mở rộng hoạt động ra khỏi
biên giới nước mình Hơn nữa, nó cũng minh họa tại sao quy mô tối ưu của một công ty thường
sẽ lớn hơn nếu công ty này tính toán đến các cơ hội làm ăn ở nước ngoài
Phần I: Môi trường tài chính quốc té
RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ
Trong khi các lợi thế của kinh doanh quốc tể được trình bày trên đây có thể khuyến khích các công ty gia tăng mức độ hoạt động kinh doanh quốc tế, bên cạnh đó cũng có một số bất lợi đáng chú ý Bất kỳ tính chất nào của kinh doanh quốc tế có thể làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm nhu cầu sản phẩm, hay tăng rủi ro cho công ty đều bị coi là một bất lợi Thí dụ, các tỷ giá hối đoái giữa bất kỳ hai đồng tiền nào đó sẽ thay đổi theo thời gian Do đó, số đơn vị đồng nội tệ
mà một công ty cần để mua nguyên liệu nước ngoài có thể thay đổi ngay cả khi giá thực tế của nguyên liệu do nhà sản xuất nước ngoài cung cấp giữ nguyên không đổi Ngoài ra, dao động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến mức cầu nước ngoài đối với sản phẩm của công ty hay chi phí tài trợ bằng các đồng ngoại tệ
Đối với các công ty có công ty con đặt ở nước ngoài, dao động tỷ giá hối đoái sẽ tác động lên giá trị thu nhập do công ty con chuyển về trụ sở chính Hơn nữa, thuế suất do các chính phủ nước ngoài có thể thay đổi, hay các biện pháp hạn chế tiền tệ có thể ngăn cấm việc chuyển thu nhập về công ty mẹ Cuối cùng, chính phủ nước chủ nhà nơi công ty con hoạt động có thể quyết định mua lại công ty con với một mức giá mà họ cho là thỏa đáng Các rủi ro vừa kể trên sẽ không ngăn cản một công ty tính đến việc mở rộng kinh doanh ra quốc tế Tuy nhiên, nếu các công ty chỉ đơn thuần đánh giá các lợi thế có thể có của kinh doanh quốc tế mà không xem xét đến các rủi ro thường rất dễ đi đến các quyết định sai lầm
Một vài loại rủi ro mang tính hệ thống và không thể loại trừ bằng cách đa dạng hóa Thí dụ, một cuộc suy thoái toàn thế giới có thể làm giảm nhu cầu đối với sản phẩm của một công ty ở tất cả các nước mà sản phẩm này có mặt trên thị trường Các loại rủi ro khác không có tính hệ thống
và có thể loại trừ được nhờ đa dạng hóa Thí dụ, trong khi một cuộc suy thoái ở Mỹ có thể làm giảm nhu cầu của Mỹ đối với sản phẩm của một công ty, mức cầu của các nước khác có thể không bị ảnh hưởng Vì vậy, đa dạng hóa qua các thị trường quốc tế có thể làm giảm tác động của các điều kiện bất lợi riêng của nước chủ nhà
1.7
TÓM L Ư Ợ C _
Tài chính quốc tế liên quan đến những chiều hướng vận động mang tính toàn cầu của những thị trường, định chế, công cụ, kỹ thuật tài chính cho đến việc ban hành các chính sách công xuất phát từ nhu cầu của thị trường Tài chính quốc tế đã hình thành ngay từ khi thương mại quốc tế
ra đời và cũng nhằm tạo sự thuận lợi cho hoạt động kinh doanh toàn cầu Hai điểm mốc lịch sử
Trang 391 3 Chưomg 1: Tài chính quốc tể và các công ty đa quốc gia
quan trọng trong quá trình phát triển của thị trường tài chính quốc tế là sự hình thành - thất bại
của chế độ “Bản vị vàng” và sự ra đời của chế độ “Bản vị đô la” tại hội nghị Bretton Wood vào
năm 1944 Đến năm 1971, chế độ “Bản vị đô la” sụp đổ, tiếp theo đó là hai thập kỷ thực hiện
chế độ tỳ giá hối đoái thả nổi dẫn đến các dòng chu chuyển vốn khổng lồ đã đẩy các đồng tiền
vượt xa giá trị ban đầu của nó tạo nên những nguy cơ bất ổn về tài chính Đen đầu thập kỷ 80,
chính phủ các nước đã thể nghiệm nhiều hệ thống tỷ giá khác nhau mà chúng ta sẽ có dịp
nghiên cứu ở các chương sau
Có thể nói trong suốt 30 năm qua tài chính quốc tế đã phát triển một cách mạnh mễ và đã cho ra
đời thị trường tài chính toàn cầu bao gồm : thị trường ngoại hối quốc tế, thị trường đồng tiền
Châu Âu, thị trường tín dụng Châu Âu, thị trường trái phiếu Châu Âu và thị trường chứng
khoán quốc tế
Hình 1.3 : Môi trường tài chính quốc tế của các MNC
) C6.C A ạ
'y
Tài chính quốc tế rất cần thiết cho các công ty đa quốc gia nhiều năm qua nhưng nó không phải
là một khoa học chính xác Hiện nay, ngay cả các công ty nhỏ hơn cũng nhận biết nhu cầu hiểu
biết về quản trị tài chính quốc tế, vì kinh doanh quốc tế không nhất thiết chỉ dành cho các công
ty lớn Nếu các biện pháp hạn chế của các chính phủ không quá đáng, kinh doanh quốc tế sẽ
Trang 40Phần I: Môi trường tài chính quốc tế 1 4
tiếp tục lớn mạnh Vì vậy, tất cả các quyết định quản trị tài chính liên quan đến việc kinh doanh của một công ty đa quốc gia, như tài trợ, quản trị vốn lưu động, lập ngân sách vốn, và đánh giá rủi ro quốc gia, sẽ trở nên thiết yếu hon cho sự sống còn và thành quả của công ty
Bước đầu tiên trong quản trị tài chính đa quốc gia là nhận diện mục tiêu tổng thể của một công
ty đa quốc gia, vì không thể đưa ra các quyết định quản trị khi chưa xác lập được mục tiêu này Mục tiêu của công ty đa quốc gia, giống như của một công ty nội địa thuần túy, sẽ là tối đa hóa tài sản cổ đông, trong khi tiêu chuẩn quyết định của một công ty đa quốc gia tương tự như của một công ty nội địa là tập họp các cơ hội có thể có để đạt được mục tiêu lớn hơn nhiều Các cơ hội bổ sung này có thể đòi hỏi việc đánh giá nhiều hình thức rủi ro mà thường không được tính đến khi đánh giá các dự án nội địa Nói chung, công ty đa quốc gia có một nhiệm vụ phức tạp hơn do có một tập họp lớn hơn các chiến lược có thể có để đạt được mục tiêu và các rủi ro có thể có của các chiến lược này
Tóm lại, nội dung của chương này là phác họa những nét cơ bản của bức tranh tài chính quốc
tế, mà trong đó hạt nhân là các MNC Vì vậy, hãy xem hình 1.3 để có được một cái nhìn cụ thể
và tổng quát về môn học tài chính quốc tế
CÂƯ HỎI
1 Giải thích vấn đề đại lý của các công ty đa quốc gia Tại sao chi phí đại lý cúa công ty đa quốc gia có thể lớn hơn của một công ty nhỏ ?
2 Giải thích lý thuyết lợi thế cạnh tranh liên quan thế nào đến nhu cầu kinh doanh quốc tế
3 Giải thích sự hiện diện của các thị trường không hoàn hảo đã đưa đến việc thành lập các công ty con ở các thị trường ngoại quốc như thế nào
4 Nếu thị trường hoàn hảo hiện diện, lương bổng, giá cả và lãi suất giữa các nước sẽ giống nhau nhiều hơn hay ít hơn dưới điều kiện thị trường không hoàn hảo ? Tại sao ?
5 Giải thích lý thuyết chu kỳ sản phẩm liên quan thế nào đến sự tăng trường của công ty
đa quốc gia
6 Việc tiếp cận các cơ hội quốc tế tác động thế nào đến quy mô của các công ty ? Mô tả quy
mô của công ty không chịu ảnh hưởng của việc tiếp cận các cơ hội quốc tế
7 Các nhân tố nào làm cho một vài công ty trở nên quốc tế hóa hơn các công ty khác ?
8 Các bất lợi có thể có của kinh doanh quốc tế thường không liên quan đến kinh doanh trong nước là gì ? Cho biết vắn tắt một công ty đa quốc gia có thể bị tác động của các bất lợi này như thế nào ?
9 Hãy nhận diện các lý do có thể có của sự tăng trưởng kinh doanh quốc tế Sau đó liệt kê các bất lợi có thể cản trở kinh doanh quốc tế
10 Trình bày về tư nhân hóa và giải thích tại sao nó cho phép mức độ kinh doanh quốc tế lớn hơn
11 Tài chính quốc tế là gì ?