TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU Tuần:29 Ngày soạn:12/03/2011 Tiết:37 Ngày dạy:15/03/2011 Bài 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức : HS cần phải - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam - Những nhân tố hình thành khí hậu : + Vị trí địa lí. + Hoàn lưu gió mùa . + Bề mặt địa hình 2. Kĩ năng : Nhận biết , đọc, phân tích bảng thống kê số liệu khí hậu . 3.Thái độ : Hiểu và nắm bắt được các mùa khí hậu để áp dụng trong đời sống và sản xuất. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC GV chuẩn bị: bản đồ tự nhiên Việt Nam, bảng thống kê nhiệt độ trung bình năm các nơi Địa phương Lạng Sơn Hà Nội Quảng Trị Huế Quảng Ngãi Quy Nhơn TPHồ ChíMinh Hà Tiên Nhiệt 0 C 21 0 C 23,4 0 C 24,9 0 C 25 0 C 25,9 0 C 26,4 0 C 26,9 0 C 26,9 0 C HS : sách giáo khoa . IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số: 8A 1 …… …8A 2 …… …8A 3 … ……. 2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Bài mới : a. Vào bài: Khí hậu là một trong những nhân tố quyết định cảnh quan tự nhiên Việt Nam. Cùng với địa hình, khí hậu có tác động đến sự hình thành lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật, sự sinh sống và cư trú của các loài động vật: đến chế độ thủy văn. Hơn thế nữa, khí hậu đôn gs vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam. Vậy khí hậu Việt Nam có đặc điểm gì? Những nhân tố nào có vai trò cơ bản trong sự hình thành khí hậu ở nước ta? Chúng ta cùng tìm hiểu những nội dung trong bài để giải đáp những thắc mắc trông bài học hôm nay. b. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Hoạt động 1: Cá nhân / Cả lớp. Bước 1: Gv nhắc lại vị trí địa lý của Việt Nam về mặt tự nhiên. GV đưa ra bảng thống kê về nhiệt độ trung bình năm các nơi yêu cầu HS nhận xét : Bước 2: Nhiệt độ trung bình năm hầu hết các địa phương nước ta ở mức nào ? Như vậy nền nhiệt nóng hay lạnh ? ? Qua đó em có nhận xét gì về nhiệt độ nước ta 1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. a, Tính chất nhiệt đới: - Quanh năm nhận lượng nhiệt dồi dào. + Số giờ nắng trong năm cao. 1400 – 3000 giờ. + Số Kcalo: 1triệu + Nhiệt độ trung bình năm trên 21 0 C GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU ( đi từ Bắc vào nam nhiệt độ thay đổi như thế nào? ) Tai sao? - Vị trí hình dạng lãnh thổ… Bước 3: Nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào khi đi từ Bắc vào Nam ? ( Mùa hạ và mùa đông) ? Giải thích vì sao nhiệt độ từ Bắc vào Nam chỉ phân hoá vào mùa đông ? ? Tại sao miền Bắc nước ta nằm trong vòng đai nhiệt đới lại có mùa đông giá rét, khác với nhiều lãnh thổ khác (khu vực Tây Nam Á, vùng hoang mạc Xa-ha-ra )? - Vị trí, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc GV giới thiệu cho HS nhận biết cùng với vĩ độ Việt Nam thì , GV chốt ý : 2. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm. Bước 1: Yêu cầu xem thông tin trong sách giáo khoa kết hợp với bản đồ Việt Nam , trình bày và xác định trên bản đồ các vùng khí hậu từ Bắc xuống Nam . Bước 2: Giải thích vì sao khí hậu nước ta lại phân hoá thành nhiều vùng khí hậu? Bước 3: Quan sát hình 31.1 cho biết vì sao ở SaPa tuy là địa phương thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nhưng lại có cảnh tuyết rơi? ? Ở Đà Lat có tuyết rơi không? Vì sao cũng là vùng cao như SaPa nhưng không có tuyết ? Bước 4: Mùa mưa vào hàng năm đến có đúng thời gian tháng 4 không ? Vì sao ? GV chốt ý : khí hậu nước ta phân hoá đa dạng : phân hoá theo không gian và phân hoá theo thời gian , ngoài ra thời tiết khí hậu còn biến động thất thường gây bão lụt, hạn hán . nguyên nhân chính làm cho khí hậu nước ta phân hoá và thất thường là do ảnh hưởng địa hình và hoạt động của hoàn lưu gió mùa . b. Tính chất gió mùa ẩm. * Gió mùa: - Gió mùa Tây Nam mang lại lượng mưa lớn, độ ẩm cao vào mùa hè - Gió mùa Đông Bắc hạ thấp nhiệt độ không khí vào mùa đông, thời tiết lạnh khô. * Ẩm - Lượng mưa lớn 1500 – 2000mm / năm - Độ ẩm không khí cao trên 80% 2. Tính chất đa dạng và thất thường: a. Tính đa dạng của khí hậu: - Phía Bắc: Hoành Sơn (18 0 B) trở ra. Mùa đông lạnh, ít mưa, cuối đông có mưa phùn. Mùa hè nóng, mưa nhiều. - Đông Trường Sơn: Từ Hoành Sơn đến mũi Dinh. Mùa mưa dịch sang mùa Đông. - Phía Nam: Nam Bộ - Tây nguyên. Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm. Một năm có 2 mùa. Mùa khô và mùa mưa. - Biển Đông. Vùng biển nước ta. Mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương. b. Tính thất thường của khí hậu: - Nhiệt độ trung bình thay đổi qua các năm, lượng mưa mỗi năm mỗi khác. - Năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bảo năm nhiều. 4. Kết luận, đánh giá: - Cho HS đọc bài đọc thêm , sau đó Gv giải thích nguyên nhân hình thành gió tây khô nóng . - Học sinh lấy một vài ví dụ về tính đa dạng và thất thường. 5. Hoạt động nối tiếp: - Làm bài tập SGK (vẽ biểu đồ )và học bài ở nhà. - Chuẩn bị bài mới ở nhà để tiết hôm sau học. - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về khí hậu và thời tiết ở nước ta. IV. PHỤ LỤC GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tuần:29 Ngày soạn:14/03/2011 Tiết:38 Ngày dạy:18/03/2011 Bài 32 CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa: mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. - Sự khác biệt về khí hậu – thời tiết của 3 miền: Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ với ba trạm tiêu biểu: Hà Nội, Huế, Thành Phố Hồ Chí Minh. - Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với sản xuất và đời sống của nhân dân ta. 2. Kĩ năng: - Dựa vào bảng số liệu học sinh có thể phân tích, nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông, hạ. 3. Thái độ: - Ý thức được thiên tai, bất trắc => chủ động phòng chống. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ khí hậu Việt Nam,Bảng số liệu 31.1. - Tranh ảnh minh họa các kiểu thời tiết (bão, áp suất, sương muối…) IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp. Kiểm tra sỉ số: 8A 1 ………8A 2 ………8A 3 ………. 2. Kiểm tra bài cũ : - Trình bày đặc điểm chung khí hậu nước ta ? - Nước ta có mấy miền khí hậu ?Nêu đặc điểm khí hậu từng miền ? 3. Bài mới a. Vào bài: Khác với các vùng nội chí tuyến khác, khí hậu Việt Nam có sự phân hóa theo mùa rất rỏ rệt. Sự biến đổi theo mùa của khí hậu nước ta có luân phiên chính là do luân phiên hoạt động của gió mùa đông Bắc và gió mùa tây Nam. Chế độ gió đã chi phối sâu sắc diển biến thời tiết, khí hậu trong từng mùa và trên các vùng lãnh thổ Việt Nam như thế nào? Đó chính là những vấn đề mà bài học hôm nay đề cập tới. b. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC 1.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm . Bước 1: GV Yêu cầu :Dưạ vào bảng số liệu 31.1.và thông tin trong SGK Thảo luận nhóm => cử đại diện nhóm lên hoàn thành phiếu học tập theo bảng sau (bảng do GV tự soạn trước) -> lớp nhận xét. Khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt: 1. Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa Đông). - Tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam. Duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU Bảng 1: Mùa gió Đông Bắc (Tháng 1) Miền khí hậu BB TB NB Trạm tiêu biểu HN Huế TP. HCM Hướng gió chính Nhiệt độ TB T1 Lượng mưa T1 Dạng thời tiết thường gặp Bước 2: Gv gọi Hs đọc kết quả nhóm còn lại bổ sung và nhận xét. Bước 3: Nhận xét khí hậu nước ta vào mùa Đông GV chốt ý 2. Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân / Cả lớp Bước 1: Dưạ vào bảng số liệu 31.1.và thông tin trong sách giaó khoa bổ sung kiến thức vào phiếu học tập sau : Bảng 2: Mùa gió Tây Nam (Tháng 7) Miền khí hậu Bắc bộ Trung bộ Nam bộ Trạm tiêu biểu Hà Nội Huế TP. HCM Hướng gió chính Nhiệt độ TB T7 Lượng mưa T7 Dạng thời tiết thường gặp Bước 2: Kết luận nhận xét khí hậu, thời tiết nước ta. GV giới thiệu thêm về thời tiết, đặc biệt là bão. - Giữa hai mùa chính nêu trên là những thời kì chuyển tiếp ngắn và rõ rệt (xuân, thu…) GV. Dựa vào bảng số liệu 32.1 hãy cho biết mùa bão nước ta diễn ra như thế nào? Với điều kiện khí hậu như thế sẽ gây ra những khó khăn thế nào? Chúng ta nghiên cứu tiếp phần 3. 3. Hoạt động 3. Cả lớp . GV. Nước ta có khí hậu gì? -> sinh vật phát triển như thế nào -> thuận lợi GV. Bên cạnh những thuận lợi do khí hậu thì thời tiết và khí hậu cũng mang lại cho chúng ta những khó khăn gì? Tại sao? tháng cuối năm. Còn ở Tây nguyên và nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa. 2. Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa Hạ ) - Mùa gió Tây Nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to trên 25 0 C và 80% lượng mưa cả nước gió lớn và dông bão, diển ra phổ biến trên cả nước. - Mùa hè có dạng thời tiết đặc biệt. Gió Tây nam mưa ngâu - Mùa bảo nước ta từ tháng 6 đến tháng 11 chậm dần từ bắc vào nam gây tai hại lớn về người và của 3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại: - Thuận lợi: sản xuất phát triển (chuyên canh, đa canh) - Khó khăn: sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn (sâu bệnh, xói mòn,…) GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU 4. Kết luận, đánh giá: - Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng mùa ở nước ta? - Trong mùa gió Đông Bắc, thời tiết và khí hậu Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ có giống nhau không? Vì sao? 5 . Hoạt động nối tiếp: - Về nhà học bài củ và làm bài tập SGK - Dựa vào bảng số liệu 31.1, vẽ biểu đồ nhiệt độ mưa và lượng mưa. - Ôn lại khái niệm lưu vưc, lưu lượng, chi lưu, phụ lưu, mùa hè, mùa đông. Hình dạng mạng lưới sông, các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy (kiến thức lớp 6). IV. PHỤ LỤC: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 . LỤC GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 8 NĂM HỌC: 2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tuần: 29 Ngày soạn:14/03/2011 Tiết: 38 Ngày. Kiểm tra sỉ số: 8A 1 …… …8A 2 …… …8A 3 … ……. 2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Bài mới : a. Vào bài: Khí hậu là một trong những nhân tố quyết định cảnh quan tự nhiên Việt Nam. Cùng với địa hình, khí. TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU Tuần: 29 Ngày soạn:12/03/2011 Tiết :37 Ngày dạy:15/03/2011 Bài 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: