1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

châu.địa 8.tuần 12.tiết 12

3 501 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 43 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU Tuần : 12 Ngày soạn : /10/2010 Tiết :12 Ngày dạy : /10/2010 Bài 10 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức : HS cần - Xác định vị trí các nước trong khu vực, nhận biết được 3 miền địa hình; miền núi phía Bắc, đồng bằng ở giửa và phía Nam là sơn nguyên - Giải thích được khu vực có đới khí hậu gió mùa điển hình, - Phân tích được ảnh hưởng của địa hình đến yếu tố khí hậu. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng nhận biết phân tích các yếu tố tự nhiên trên bản đồ, rút ra mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. - Sử dụng, phân tích lược đồ phân bố mưa 3. Thái độ: - Quan tâm hơn nữa môi trường sống xung quanh mình II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Lược đồ khu vực Nam Á. Lược đồ phân bố mưa của khu vực. - Bản đồ tự nhiên và khí hậu treo tường. -Một số tranh ảnh về khu vực Nam Á : Dãy Himalaya, đồng bằng Ấn Hằng. III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp. kiểm tra sỉ số: 8A 1 ………….8A 2 …………….8A 3 ………… 2. Kiểm tra bài củ. - Tại sao nói Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng? - Nêu sự phân bố các dạng địa hình và khí hậu của khu vực? 3. Bài mới. a, Vào bài. Một khu vực dù nhỏ hay lớn đều có những dạng địa hình cơ bản đó, vậy địa hình Nam Á có đặc điểm gì nổi bậc, nó có ảnh hưởng như thế nào đến các yếu tố tự nhiên khác và đời sống con người nơi đây, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tự nhiên Nam Á để thấy rõ điều đó. b, Bài giảng HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Cá nhân / Cả lớp Bước 1.GV treo bản đồ TN khu vực lên bảng: Yêu cầu Hs xác định vị trí địa lý của khu vực và nhận xét vị trí địa lí của khu vực. GV củng cố và ghi bảng. Bước 2.Kể tên các miền địa hình chính từ Bắc xuống 1. Vị trí địa lý và địa hình . - Là bộ phận nằm rìa phía nam của lục địa Châu Á - Địa hình Nam Á chia làm 3 miền khác nhau. GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC :2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU Nam? (xác định vị trí các miền địa hình trên lược đồ tự nhiên khu vực) Hoạt động 2: Hoạt đông cá nhân. Bước 1. Quan sát lược đồ khí hậu châu Á hình 2.1cho mbiết khí hậu nam á nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào? ( nhiệt đới gió mùa) - Khí hậu nhiệt đới gió mùa thể hiện như thế nào? Bước 2 : Thảo luận nhóm ( 3 nhóm) Đọc nhận xét khí hậu số liệu khí hậu 3 địa điểm Mutan, Sa-ra-pun-di ở hình 10.2.Giải thích đặc điểm lượng mưa của 3 địa điểm trên. GV giải thích thêm. Dãy Hymalaya là bức tường thành: + Ngăn cản gió mùa TN nên lượng mưa trút hết ở sườn phía Nam -> lượng mưa lớn nhất. + Ngăn sự xâm nhập của gió mùa ĐB nên mùa đông ấm hơn. Dãy Gát Tây chắn gió mùa TN nên lượng mưa ven biển phía Tây nhiều hơn sơn nguyên Đêcan. Do gió mùa TN gặp núi Hymalaya chắn gió chuyển hướng sang TB lượng mưa thay đổi từ T sang Đ) - Quan sát thấy cả 3 địa điểm chúng ta đã nghiên cứu, nhiệt độ thấp nhất luôn trên 10 0 C => Giải thích vì sao Ấn Độ, Việt Nam có cùng vĩ độ nhưng vào mùa đông Ấn Độ luôn ấm hơn? Bước 3. Em hãy cho biết nhịp điệu khí hậu thay đổi theo mùa có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người? Bước 4. Dựa vào H 10.1, cho biết các sông chính trong khu vực? - Dựa vào đặc điểm vị trí địa lý, địa hình và khí hậu, khu vực Nam Á có những kiểu cảnh quan tự nhiên nào? Gv. Có đầy đủ các đai đới khí hậu: kiểu khí hậu nhiệt đới kiểu khí hậu cận nhiệt, ôn đới núi cao và cuối cùng là băng tuyết vĩnh cửu. - Phía Bắc: miền núi Hy-ma-lay-a cao đồ sộ chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam, dài 2600km, rộng 320 – 450km. - Nằm giữa : đồng bằng bồi tụ Ấn, Hằng thấp và bằng phẳng. - Phía Nam: Sơn nguyên Đêcan với hai rìa được nâng cao thành hai dãy Gát Tây và Gát Đông. 2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên. a. Khí hậu - Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. + Mùa hạ có gió mùa Tây Nam nóng ẩm. + Mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh và khô. - Là một trong những khu vực có lượng mưa lớn nhất thế giới. - Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều. - Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. b. Sông ngòi, cảnh quan tự nhiên - Nam Á có các hệ thống sông lớn: Sông Ấn, sông Hằng, sông Pra-ma-pút. - Các cảnh quan tự nhiên chính: Rừng nhiệt đới, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao. GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC :2010 - 2011 TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU 4 Kết luận, đánh giá b. Tại sao cùng vĩ độ với miền bắc Việt Nam nhưng khu vực Nam Á có mùa đông ấm hơn? 5. Hoạt động nối tiếp - Nêu một số đặc điểm nổi bặc của dân cư khu vực Nam Á? - Trình bày một số đặc điểm kinh tế của khu vực Nam Á? - Đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh tế của khu vực? IV PHỤ LỤC: …………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC :2010 - 2011 . Vị trí địa lý và địa hình . - Là bộ phận nằm rìa phía nam của lục địa Châu Á - Địa hình Nam Á chia làm 3 miền khác nhau. GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC :2010. TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG BÙI THỊ NGỌC CHÂU Tuần : 12 Ngày soạn : /10/2010 Tiết :12 Ngày dạy : /10/2010 Bài 10 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC

Ngày đăng: 10/10/2013, 03:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w