1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THẾ GIỚI HỒI GIÁO ( PHẦN 1 )

42 596 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 422 KB

Nội dung

THẾ GIỚI HỒI GIÁO ( PHẦN 1 )

THẾ GIỚI HỒI GIÁO ( PHẦN 1 ) Hơn một tỷ người trên trái đất này gắn bó với niềm tin của đạo Hồi, tôn giáo sinh sau đẻ muộn nhất nhưng cũng phát triển nhanh nhất trong số ba tín ngưỡng chiếm địa vị hàng đầu trên thế giới là Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Phật giáo. MỘT TÔN GIÁO ĐA VĂN HÓA Khi nói đến đạo Hồi, người ta thường nghĩ ngay đến những người Arập sống trên sa mạc. Nhưng thực ra đạo Hồi ngày nay đã trở thành một tín ngưỡng đa văn hóa, là một cộng đồng tôn giáo bao trùm nhiều nền văn hóa trên thế giới. Trong số tín đồ Hồi giáo trên thế giới ngày nay thì những người dân của xứ Arập, quê hương của đạo Hồi, chỉ còn là thiểu số. Những người Hồi giáo có mặt trên mọi lục địa, nhưng họ tập trung đông đảo nhất ở Đông Á, Trung Đông và châu Phi. Nước có đông tín đồ Hồi giáo nhất là Inđônêxia với hơn một trăm triệu người. Những nước có tín đồ Hồi giáo chiếm đại đa số trong dân cư là các nước Arập, Trung Á, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, các nước Bắc Phi… Trên 5 triệu người Hồi giáo sinh sống ở Mỹ. Quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới là đất nước Inđônêxia ở vùng nhiệt đới, nơi niềm tin tôn giáo của Mohammed được đặt lơ lửng bên trên cái kiến trúc văn hóa Đông Nam Á. Ở Ấn Độ và Pakistan nhóm tín đồ Hồi giáo chiếm số lượng đông nhất là những người nông dân và thợ thủ công; còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, Iran hay Mã Lai thì đó là những người buôn bán nhỏ và các cư dân thành thị; ở vùng cận sa mạc Sahara châu Phi, nơi đạo Hồi vẫn còn đang phát triển, thì đó là những người da đen còn đang ở một trình độ phát triển kinh tế tương đối thấp. Còn tại các quốc gia Arập, nơi khởi nguyên của đạo Hồi, thì các tín đồ Hồi giáo phần lớn là những cư dân thành thị hay những người nông dân với một nền nông nghiệp định cư thâm canh cao trên những dải đất màu mỡ, như các đồng bằng dọc hai bên bờ sông Nil hay ở vùng bình nguyên Lưỡng Hà. Mặc dù trải rộng trên nhiều cấp độ phát triển văn hóa, nhưng một tín đồ Hồi giáo tiêu biểu, nếu xét theo bình diện lịch sử, thì đó trước hết là những cư dân đô thị năng động, có nhãn quan thế giới, đã có thời là những kẻ đi chinh phục, nhưng thường hơn là các thương nhân thành thị. Và chính là qua những người này mà đạo Hồi lan rộng từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác. SỰ THỐNG NHẤT CỦA THẾ GIỚI HỒI GIÁO Dù có những nét văn hóa đa dạng và rất khác nhau qua từng quốc gia, nhưng thế giới Hồi giáo nói chung vẫn có một sự đồng nhất khá rõ ràng. Từ Marốc ở Bắc Phi cho đến Java ở cực đông Đông Nam Á, ở đâu các thánh đường Hồi giáo cũng đều mang một bầu không khí rất dễ phân biệt. Chẳng có ai lại nhầm một thánh đường Hồi giáo với một nhà thờ Thiên Chúa giáo, một giáo đường Do thái giáo hay một ngôi chùa Phật giáo. Trong các thánh đường Hồi giáo, nơi cầu nguyện Allah, Đấng Chúa tể của đạo Hồi, không có tranh ảnh, không có bệ thờ, không có hoa hay các ngọn nến – chỉ có duy nhất một không gian trống trải rộng lớn, sạch sẽ, mát mẻ, khắc khổ, nhưng đẹp đẽ. Nền thánh đường đôi khi được trải những tấm thảm quí giá. Tường, trần nhà hay mái vòm thường được trang trí bằng những đường uốn lượn với các họa tiết trang trí kỳ lạ. Nhưng không ở đâu có sự hiện diện của những bức tranh hay tượng theo phong cách tả thực như trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo hay đền chùa Phật giáo. Chỉ có duy nhất một cái hốc ẩn trong bức tường để định hướng cho những người đang cầu nguyện quay về phía Mecca; chỉ có duy nhất một đồ vật khiêm tốn giống như một cái hộp để làm bục giảng kinh. Trên các đường phố của một nước Hồi giáo, người ta có thể cảm nhận được rất rõ ảnh hưởng bao trùm khắp nơi của tôn giáo này. Năm lần một ngày – vào lúc mặt trời mọc, giữa trưa, đầu giờ chiều, ngay sau lúc mặt trời lặn và khi trời tối hẳn – từ cái tháp (minaret) luôn được xây liền với tòa thánh đường, một người báo giờ gọi là muezzin kêu gọi các tín đồ cầu nguyện. Tiếng gọi của ông ta có một ý nghĩa tương tự như tiếng chuông nhà thờ đối với những người Thiên Chúa giáo trên toàn thế giới. Rồi cảnh tượng các tín đồ cầu nguyện - trong các cửa hàng, các ngôi nhà, trên các đường phố… nghĩa là ở bất cứ nơi nào mà họ đang có mặt - cũng kính cẩn nghiêm trang y như họ đang ở trong thánh đường vậy. Ở các khu chợ không còn thấy nhiều phụ nữ mặc áo thụng kín mít như ngày trước, nhưng chiếc khăn trùm đầu thì vẫn là vật bất ly thân của những phụ nữ Hồi giáo ở khắp mọi nơi. Và mặc dù luật Hồi giáo cấm uống rượu không còn được người ta tuân thủ nghiêm ngặt nữa, nhưng vào buổi chiều tối, những người đàn ông vẫn thường tụ tập ở các tiệm cà phê và các quán trà hơn là trong các quán bar hay các câu lạc bộ. Cuối cùng, nếu ai không phải tín đồ Hồi giáo nhưng hiểu được ngôn ngữ địa phương thì người đó sẽ có nhiều dịp nghe thấy những lời cửa miệng “Theo ý Allah” trong các cuộc trò chuyện hàng ngày. TÍN NGƯỠNG HỒI GIÁO Tín ngưỡng của đạo Hồithể tóm tắt trong vài lời sau đây, đó cũng là lời cầu nguyện hàng ngày của các tín đồ Hồi giáo trên khắp thế giới: “Không có chúa trời nào khác ngoài Allah và Mohammed là Tiên tri của Ngài”. Allah không phải là tên của một vị thần, mà đó chỉ đơn giản có nghĩa là “Thượng đế” theo tiếng Arập – một Thượng đế tối cao và độc nhất. Thượng đế của người Hồi giáo cũng chính là Thượng đế của người Do Thái và người Thiên Chúa giáo. Các tín đồ Hồi giáo tin rằng những gì Thượng đế muốn đối với loài người đã được ghi lại gần như toàn bộ trong Kinh Koran, cuốn kinh Thánh của đạo Hồi. Các tín đồ Hồi giáo cũng tin vào một ngày Phán xét cuối cùng sẽ đến do thượng đẳng thiên thần Asrafil thổi kèn báo hiệu. Người Hồi giáo coi cuộc đời trên trái đất chỉ là cuộc sống tạm, một giai đoạn ngắn ngủi để đến với một cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Cuộc sống vĩnh cửu này có thể tràn đầy niềm vui hạnh phúc hay đọa đầy thống khổ hoàn toàn tùy thuộc vào việc người đó sống cuộc đời trên trần thế này như thế nào. Nếu người ta sống theo những giáo huấn của Thượng đế tối cao ghi trong kinh Koran, thì họ sẽ được tưởng thưởng bằng cuộc sống vĩnh hằng trên Thiên đường trong lần Sáng thế thứ hai. Còn trái lại, họ sẽ phải chịu đựng những nỗi thống khổ nơi Địa ngục. Người Hồi giáo còn tin vào các thiên thần là sứ giả của Thượng đế, vào các vị tiên tri là những người nhận được thông điệp từ Thượng đế, và tin vào các cuốn sách thánh ghi lại những thông điệp này. Theo kinh Koran và Hadith (Sách Tiên tri) thì Thượng đế đã triệu gọi hai mươi tám vị tiên tri để truyền đi những thông điệp của Ngài, và Mohammed là vị tiên tri cuối cùng. Có hai mươi mốt vị tiên tri trong số đó đã được nhắc đến trong Thánh kinh của Thiên Chúa giáo. Những người Hồi giáo cũng tin Jesus là một tiên tri vĩ đại. Nhưng họ bác bỏ niềm tin của những người Thiên Chúa giáo rằng Jesus là con trai của Thượng đế, mà ông cũng chỉ là một trong số các tiên tri. Người Hồi giáo coi những ghi chép của Abraham, Torah (Cựu ước) của Moses, Thánh thi của David và Phúc âm của Tân ước đều là thần khải của Thượng đế, nhưng kinh Koran được khải thị bởi Mohammed mới là thông điệp tối hậu của Allah. Tuân phục ý chí và luật lệ của Allah là cốt lõi của đạo Hồi. Từ Islam – tên của đạo Hồi theo tiếng Arập - có nghĩa là “tuân phục” và cái tên đó cho chúng ta biết tư tưởng trung tâm của tôn giáo này chỉ đơn giản là tuân phục hoàn toàn và toàn tâm toàn ý với ý chí và luật lệ của Thượng đế; một người tuân phục Thượng đế như thế gọi là một muslim, tức người tuân phục - hay một tín đồ Hồi giáo. Trước đây, người Tây phương thường gọi đạo Hồi và những tín đồ Hồi giáo bằng cái tên đạo Mohammed và những tín đồ của đạo Mohammed, tương tự như cách người ta gọi đạo Phật và đạo Thiên Chúa. Nhưng các tín đồ Hồi giáo phản đối cách gọi này, và không bao giờ tự gọi mình bằng cái tên đó, vì họ không thờ phụng hay thần thánh hóa Mohammed, mà thay vì thế họ tuân phục ý chí của Thượng đế được khải thị qua các tiên tri của Ngài, trong đó Mohammed là vị Tiên tri cuối cùng và những khải thị của ông là sự thể hiện đích thực nhất ý chí của Thượng đế. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO HỒI Những tín đồ đạo Hồi tin rằng tôn giáo của họ dựa trên những tuyên ngôn thần thánh, hay những thần khải từ Thượng đế. Vì thế đạo Hồi cũng là một tôn giáo thần khải giống như Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo. Những thông điệp thiêng liêng này được Thượng đế nhắn nhủ thông qua một loạt các tiên tri – đó là những người được Thượng đế lựa chọn để nói thay cho Ngài. Theo những người Hồi giáo thì những lời dạy của các tiên tri trước đây thường bị người đời sau diễn giải sai lệch hay xuyên tạc đi, cho đến khi xuất hiện Mohammed. Tín đồ Hồi giáo tin rằng những khải thị của Mohammed là trung thành nhất và đầy đủ nhất, rằng những thần khải mà Mohammed nhận được là những tuyên ngôn cuối cùng và tối thượng của Thượng đế. MOHAMMED Mohammed là người thành phố Mecca, miền trung tây Arập. Ông sinh năm 570, trong một gia đình thương nhân, thuộc bộ tộc Quraysh. Mặc dù Quraysh là một bộ tộc danh giá ở Mecca, nhưng gia đình Mohammed lại rất nghèo. Cha Mohammed đã mất từ trước khi ông ra đời. Mẹ ông cũng chết khi ông mới được sáu tuổi. Mohammed được ông nội, và sau đó là ông chú nuôi nấng. Ông không được học hành tử tế, và người ta nói rằng ông không biết đọc biết viết. Từ bé Mohammed đã phải làm việc trong nghề buôn bán, và theo thông lệ, ông trở thành một người điều khiển lạc đà. Có lẽ ông đã vài lần cùng thương đoàn lạc đà lên miền bắc Arập, đến Syria và Irắc. Đến năm hai mươi lăm tuổi, ông vào làm việc cho Khadija, một góa phụ giàu có lớn tuổi hơn ông nhiều. Bà đã sinh cho ông cô con gái Fatima trước khi ông chính thức lấy bà làm vợ. Kể từ đó, Mohammed đã có một cuộc sống dễ chịu hơn và ông có điều kiện để suy nghĩ nhiều hơn về các vấn đề của dân tộc ông. Hai người đã có với nhau sáu người con. Mohammed là một người lúc nào cũng nghiêm túc, hay suy nghĩ, không chan hòa với họ hàng. Trước năm 40 tuổi, cuộc đời của ông không có gì khác lạ so với các thương nhân của thành phố thiêng liêng này, chỉ trừ việc ông hay đi vào trong núi để đắm mình trong những suy tư trầm mặc. Từ khi mới lớn lên, Mohammed đã thấy bất mãn với tôn giáo của bộ tộc ông. Ông thấy họ quá mê mải với việc kiếm tiền. Ông thấy họ thường xuyên đánh lẫn nhau, căm thù nhau và làm những chuyện tàn bạo, ích kỷ. Ông phản ứng mạnh mẽ với những bất công xã hội và những tục lệ vô đạo đức mà tôn giáo đó cho phép người ta được làm. Dần dần ông kết luận rằng chính tôn giáo của bộ tộc ông phải chịu trách nhiệm về những tội lỗi của họ. Nó cho phép họ thờ phụng đủ các loại thần thánh với những chuẩn mực đạo đức khác nhau, cũng như làm ngơ với các tục lệ vô đạo đức như bỏ cho chết những bé gái mới sinh. Ông cũng cực lực phản đối tất cả những hình thức cho vay lấy lãi và lợi dụng tôn giáo để kiếm tiền. Mohammed nghe nói người Do thái và người Thiên Chúa giáo chỉ tin vào một Thượng đế duy nhất. Ông bắt đầu tìm hiểu và nghiền ngẫm về các tôn giáo của người Do thái và người Thiên Chúa giáo đang sống thành nhiều nhóm nhỏ quanh Mecca. Dần dần ông tin theo họ rằng chỉ có một Thượng đế đích thực, duy nhất, đó là Thượng đế của người Do thái và người Thiên Chúa giáo. Ông cũng đã được nghe rằng vị Thượng đế đó đã thần khải về Ngài và những chân lý của Ngài cho người Do thái và Thiên Chúa giáo qua các tiên tri. XỨ Ả-RẬP ĐA THẦN GIÁO Arập khi đó còn là một xã hội bộ lạc và khá lạc hậu so với những vùng đất xung quanh. Hầu như mỗi bộ lạc Arập đều có những thần thánh của riêng mình, được thờ phụng dưới hình thức những pho tượng, những hòn đá và cái cây. Nhiều bộ tộc còn thờ cúng những vị thần của các bộ tộc khác mà họ tin tưởng. Thành phố Mecca của Mohammed là một trung tâm thương mại có vai trò rất quan trọng với người Arập. Thành phố này thu hút vô số những người hành hương, nó thiêng liêng thần thánh ở chỗ đây chính là nơi trú ngụ của rất nhiều vị thần đa thần giáo – thần Mặt trăng, các thần Sao và các vị thần của những ngày lễ trong năm – và đây cũng là nơi đặt hòn đá thiêng mà người ta cho là được mang từ trên trời xuống, có lẽ đó là một thiên thạch. Vùng đất xung quanh nơi thờ phụng thiêng liêng này là một vùng trung lập, tại đây các vị đại diện và các nhà buôn của những bộ tộc đang có chiến tranh với nhau có thể yên ổn gặp nhau trong hòa bình. Bộ tộc Quraysh của Mohammed sinh sống tập trung ở Mecca. Vì trong các đền thờ của bộ tộc có các tượng thần được cả người ở nơi khác thờ phụng, nên chúng trở thành cái đích hành hương của nhiều bộ tộc láng giềng. Trong số đó có một ngôi đền gọi là Kaaba, nằm ở trung tâm thành phố. Nó mang lại cho bộ lạc Quraysh rất nhiều lợi lộc từ những người dân ở các bộ tộc khác đến đây thờ cúng. Thêm nữa, trong thời đại của Mohammed, vùng Cận Đông là bãi chiến trường của sự đối đầu về chính trị, kinh tế và tư tưởng giữa ba siêu cường thời đó: đế chế Byzantine và đế chế Ethiopia theo Thiên Chúa giáo, còn đế chế Ba Tư theo đạo Zoroastria (đạo Thiện cách tân) nhưng cũng chứa chấp các nhóm thiểu số có thế lực theo Do thái giáo và Thiên Chúa giáo không chính thống. Đế chế Byzantine và đế chế Ba Tư là kẻ thù truyền kiếp của nhau, giữa họ luôn có những cuộc chiến tranh liên miên không dứt, lâu lâu lại có một cuộc đình chiến tạm thời. Ở trong một tình thế như vậy, xứ Arập không tránh khỏi trở thành một vùng xoáy tranh giành ảnh hưởng giữa các thế lực ngoại bang. Nhưng đó vẫn là một vùng đất không liên kết, không phe phái nằm giữa các siêu cường này. Ở Arập cũng có những người Thiên Chúa giáo và Do thái giáo ủng hộ Byzantine hay Ba Tư. Nhưng các thương nhân ở Mecca và Yathrib buôn bán với những thành phố của các đế chế này hiểu rõ các sự kiện đang diễn ra xung quanh mình, và hiểu được rằng sự giàu có của họ đòi hỏi họ không được phụ thuộc quá nhiều vào bất cứ một phe nào. Và nhiều người còn hiểu rõ một điều là tôn giáo của các siêu cường này “ưu việt” hơn tôn giáo đa thần của họ. Tín ngưỡng về một vị thần độc tôn, dù đó là Đức Chúa trời của Thiên Chúa giáo, hay Thiện thần Ahura Mazda của đạo Zoroastria, hay Thượng đế của Do Thái giáo, thì rõ ràng vẫn là những tín ngưỡng tiến bộ hơn, nó giúp đoàn kết được dân tộc và nhờ vậy mà họ xây dựng được các đế chế hùng cường như thế. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, những thương nhân Mecca có tinh thần dân tộc và năng nổ nhận thấy tình cảm thống nhất trong cùng dân tộc Arập có nguồn gốc từ xa xưa nay đang rạn nứt sâu sắc trong con người họ. Họ thấy cần có một học thuyết mới và một nền đạo đức mới, chúng phải vừa thỏa mãn được các giá trị vụ lợi, nhấn mạnh đến trách nhiệm cá nhân và đề cao cá tính mà vẫn giữ được sự thống nhất trong dân tộc Arập. Tôn giáo độc thần của các cường quốc đáp ứng được yêu cầu đó. Vì thế giáo lý mới có thể được rút tỉa từ đạo Zoroastria, từ đạo Do Thái hay đạo Thiên Chúa, hay ít ra là cái gì đó tương tự như những tôn giáo này về phương diện một Thượng đế duy nhất và một lựa chọn đạo đức duy nhất. Nhưng tôn giáo mới của người Arập cũng cần phải độc lập về chính trị với các hệ tư tưởng kia. Một số người dân Mecca, gọi là những người Hanif, thực sự đã đi theo hướng này, dù không có tổ chức chặt chẽ cho lắm. Những người Arập ở miền bắc thì lại theo Thiên Chúa giáo. Nhưng dù vậy thì ở họ vẫn cứ thiếu một vị tiên tri là người Arập, một người có thể thể hiện những mối quan tâm về quốc gia cũng như về tinh thần chung của những người Arập. Khung cảnh đó rõ ràng đã ảnh hưởng đến tư tưởng của Mohammed. KHẢI THỊ ĐẦU TIÊN Vào năm 611, Mohammed bắt đầu trải nghiệm một sự kiện khác thường khi đang một mình cô độc suy ngẫm trong một cái hang trên núi. Một đêm, đang miên man suy nghĩ, bỗng nhiên ông thấy như mình được Thượng đế triệu gọi để trở thành một tiên tri của Ngài. Một bóng tối thần bí bao trùm lên ông, rồi hình bóng lấp lánh của thượng đẳng thiên thần Gabriel hiện ra trước mắt và đọc cho ông nghe những lời lẽ mà ông vẫn nhớ rất rõ ràng trong đầu. Mohammed kể rằng thiên thần Gabriel hiện lên trước mặt ông, và ra lệnh cho ông phải nói lại những lời của Thượng đế cho người Arập bằng ngôn ngữ của chính họ. Khi ông hỏi thiên thần xem mình phải nói gì, thì thiên thần đáp, “Hãy nói: Nhân danh Thượng đế của các ngươi, Đấng đã sáng tạo ra con người từ một cục máu. Hãy nói: Thượng đế của các người là Đấng khoan dung nhất, người đã dạy bằng ngòi bút, dạy con người điều mà nó không biết.” Những lời nói đó của thiên thần sẽ là những lời đầu tiên hình thành nên kinh Koran, cuốn sách về sau trở thành nền tảng giáo lý của đạo Hồi. Những lời lẽ này trước hết là nói về sự duy nhất của Thượng đế – rằng không có chúa trời nào khác ngoài một Thượng đế duy nhất, “Vị Chúa tể của các Thế giới,” Ngài ghét cay ghét đắng việc thờ thần tượng và sẽ đến ngày Ngài sẽ phán xét thế giới với ngọn lửa và nỗi sợ hãi; vị Thượng đế này kêu gọi toàn thể loài người hãy tuân phục và chấp nhận sự ngự trị tuyệt đối của Ngài. Mohammed còn được thần khải nhiều lần nữa trong suốt những năm còn lại của cuộc đời ông. THUYẾT GIẢNG Thoạt đầu Mohammed không tin vào những gì đã xảy ra với ông. Nhưng vợ ông là Khadijah và anh họ ông là Waraqah, một người cũng thuộc nhóm Hanif, đã cổ vũ ông tin vào những thần khải này. Trong vài năm sau lần khải thị đầu tiên, Mohammed vẫn còn chưa công khai nói về tôn giáo mới của ông mà chỉ truyền lại cho những người thân và bạn bè ông. Nhưng sau đó, khi ông bắt đầu thuyết giảng trong công chúng, thì một số người đã tin theo. Ông rao giảng những tư tưởng về sự bình đẳng và lòng nhân từ, phê phán việc thờ phụng thần tượng. Ông cũng phát biểu chống lại cung cách kiếm tiền bằng cách cho vay lấy lãi đối với những người nghèo khó, hoạn nạn. Trong mười năm từ năm 611 đến năm 621, Mohammed đã kêu gọi người dân thành Mecca hãy nghe theo lời dạy của Thượng đế, hãy chấp nhận một Thượng đế độc tôn, nhưng những cố gắng của ông không mấy thành công. Với nhiều người, những thông điệp nhiệt thành của Mohammed có vẻ như một mối đe dọa đối với việc thờ thần tượng đang rất sinh lợi của họ, vì thế họ căm ghét ông. Thực ra lúc Mohammed mới rao giảng những lời của Thượng đế thì đa số những người có thế lực ở Mecca hoàn toàn thờ ơ đối với hoạt động giảng đạo của ông. Nhưng sau này họ bắt đầu chống đối ra mặt. Đặc biệt là những họ hàng giàu có của Mohammed và bạn bè của họ rất tức giận. Họ không thích những bài giảng nhân danh Allah của Mohammed chống lại các tượng thần của họ, và họ không ưa lời cảnh cáo của ông về ngày phán xét cuối cùng và về địa ngục đang chờ họ. Họ từ chối làm ăn với những người tin theo ông. Mohammed đã vài lần thử thỏa hiệp với họ. Chẳng hạn, ông công nhận ba nữ thần đa thần giáo được thờ phụng ở Mecca là “các con gái của Allah”. Nhưng những mưu kế như thế không thể đánh lừa được ai, và chính Mohammed chẳng bao lâu sau cũng bác bỏ “những gợi ý của quỷ Satan” này. Đến năm 621 thì những lời tiên tri của Mohammed có vẻ im ắng dần. Vì những khác biệt về quan điểm nẩy sinh trong những người theo ông, và vì những người Mecca khủng bố họ, nên Mohammed đã gửi khoảng tám mươi người đến Abyssinia (Etiopia) để lánh nạn. Sau đó Khadija, người vợ đầu tiên của ông chết, rồi chú ông abu-Talib cũng mất theo. Ông chú, người giữ vai trò thủ lĩnh thị tộc, lâu nay vẫn là tấm đệm ngăn cản bộ tộc Quryash làm những hành động bạo lực chống lại đứa cháu của mình. Ông chết đi, thế là Mohammed rơi vào tình cảnh không còn được bảo vệ. Những người thuộc bộ tộc Quryash thậm chí còn tìm cách sát hại ông. Trong lúc nguy nan, bỗng nhiên một cơ hội hết sức may mắn đến với ông. Hai bộ tộc Arập chính ở Medina (khi đó còn gọi là Yathrib), một thành phố ở phía bắc Mecca, đã thù địch và kình chống lẫn nhau từ nhiều năm nay. Một số người của hai bộ tộc này đã nghe Mohammed giảng đạo ở Mecca, và họ thấy ông là người có thể hòa giải những bất đồng của họ. Những dàn xếp bí mật được thực hiện để cho những người Muslim rời Mecca thành từng nhóm nhỏ, và cuối cùng chính Mohammed cũng trốn đến Medina. THỐNG NHẤT Ả-RẬP Cuộc hành trình đến Medina của ông, gọi là Hijra, tức là cuộc tị nạn, diễn ra vào năm 622; nó đánh dấu sự bắt đầu của những hoạt động vận động dân chúng trên quy mô lớn của Mohammed. Ở Medina, với tư cách một nhà tiên tri, Mohammed dần dần trở thành một nhà ngoại giao chuyên hòa giải những xung đột giữa các bộ lạc. Ông liên minh với những bộ lạc láng giềng để đem lại sự ổn định cho vùng này và thúc ép người dân chấp nhận giáoHồi giáo. Người ta nghe ông và tin theo tín ngưỡng của ông. Dần dần ông đã thành lập nên một cộng đồng Hồi giáo với hệ thống chính quyền, luật pháp và các thể chế riêng. Trong khoảng thời gian đó, Mohammed còn được Thượng đế thần khải nhiều lần nữa, nhiều trong số những lần đó là về những luật lệ tổ chức xã hội của người Hồi giáo. Như thế là ở Yathrib, Mohammed dần dần đã trở thành một lãnh tụ tôn giáo và chính trị. Sau đó tên của thành phố này được đổi thành al-Madinah al-Munawwarah (thành phố Sáng láng) hay Madinat al-Nabi (thành phố của Tiên tri). Ngày nay nó được gọi là Medina. Chính ở Medina, Mohammed có điều kiện để củng cố tôn giáo của ông và phát triển nó lên rất nhanh. Khi những nỗ lực để thuyết phục những bộ lạc Arập láng giềng và các cộng đồng Do thái thất bại, ông liền áp dụng những biện pháp mạnh chống lại họ và ngày càng quay sang một đường lối dựa vào quân sự nhiều hơn. Và trong lĩnh vực này, ông cũng chứng tỏ mình là một thủ lĩnh có tài. Nhưng Mecca vẫn tiếp tục chống lại tôn giáo mới của Mohammed, và giữa hai thành phố đã xảy ra ra nhiều cuộc chiến. Mục tiêu sâu kín nhất của Mohammed là biến Mecca trở thành thủ đô thiêng liêng của đạo Hồi. Người của Mohammed đã thực hiện cuộc viễn chinh thành công chống lại thương đoàn lạc đà của Mecca ở Badr vào năm 624. Và năm 630, Mohammed cùng các tín đồ hành quân tiến chiếm Mecca. Ông vào Kaaba và đập bỏ hết các tượng thần được thờ phụng ở đó, biến nó thành đền thờ Thượng đế như thời Abraham đã xây nó lên. Những người Mecca cuối cùng cũng đồng ý chấp nhận đạo Hồi, và đền Kaaba trở thành trung tâm của sự thờ phụng Hồi giáo từ ngày đó. Với thành phố Mecca thần thánh làm hậu thuẫn, ông tiến hành công cuộc chinh phục các bộ tộc Arập, chẳng bao lâu sau những bộ tộc chính trong thế giới Arập đã cải theo đạo Hồi. Và lần đầu tiên trong lịch sử, các bộ tộc Arập được liên kết lại với nhau trong cùng một bổn phận với một tôn giáo và một Thượng đế. Đó chính là sự nghiệp mà Mohammed đã thực hiện trong mười năm cuối cùng của cuộc đời, và ông đã làm công việc đó giỏi đến mức những lời nói của ông đem lại một sức thuyết phục vượt ra ngoài biên giới của thế giới Arập. Trong khoảng thời gian trước cái chết của mình, xảy ra chẳng bao lâu sau cuộc hồi hương đắc thắng trở về Mecca của ông vào năm 630, thì những khải thị lạ lùng lại tiếp tục. TIÊN TRI CỦA THƯỢNG Đế Vào năm 632, năm Mohammed qua đời, tất cả những tư tưởng mà ông nói ra đã trở thành một tôn giáo mới đoàn kết toàn bộ dân tộc Arập lại với nhau. Trước lúc lên đường trở về Medina sau cuộc hành hương đắc thắng đến Mecca, Mohammed đọc một bài thuyết giảng từ biệt, và một thời gian ngắn sau đó ông chết. Ông được mọi người thương khóc, vậy là cái chết của ông đã đến vào một thời điểm tốt lành. Nhờ biết kết hợp tài ba giữa ngoại giao và quân sự, Mohammed đã thống nhất toàn bộ Arập dưới lá cờ đạo Hồi. Ông là một anh hùng có sức lôi cuốn của thời vận; ông chết trong những giờ khắc vinh quang chói lọi của mình. Sứ mệnh tôn giáo của ông đã hoàn thành; những khải thị mà ông ban bố được thu thập lại thành kinh Koran hai mươi năm sau khi ông mất. Không giống như những người sáng lập của các tôn giáo khác, Mohammed đã chết cái chết của một người anh hùng được ngưỡng mộ giữa những người của ông, như một nhà cai trị, một nhà ngoại giao thành công, một nhà chính trị, và một vị tướng soái. Ông là người có những viễn tượng bí ẩn, nhưng về bản thân ông thì không hề có điều gì siêu nhiên. Thay vì thế, với dân tộc Arập, ông là một con người bình thường nhưng có những phẩm chất vĩ đại: một con người có trái tim nhân hậu, hài hước vui vẻ, một nhà hoạch định kế sách nhiều mưu mẹo, một vị thống soái dấn thân vào chiến trận dẫn đầu các đoàn quân, và bằng nhân cách mạnh mẽ của mình đã giữ cho những người theo ông đoàn kết lại với nhau vào những lúc khó khăn đen tối nhất – vậy mà đó cũng chính là nhà tiên tri đắm mình trong cầu nguyện và ảo mộng một mình trong sa mạc, một con người kiên định với đức tin và nguyên tắc như đá tảng không hề lay chuyển, một con người đáng tin cậy và có bản tính đáng mến. KINH KORAN VÀ GIÁO LÝ ĐẠO HỒI Các tín đồ Hồi giáo tin rằng họ có bổn phận tuân phục và vâng theo ý chí của Thượng đế, và những gì Thượng đế muốn đối với loài người đã được Ngài thần khải qua Mohammed và được ghi lại toàn bộ trong Kinh Koran. Với người Hồi giáo, kinh Koran là kinh Thánh thiêng liêng của họ, và cùng với Hadith (Sách Tiên tri), chúng là nguồn gốc để đề ra các giáo luật và luật tục Hồi giáo. KINH KORAN Kinh Koran, cuốn Kinh thánh của đạo Hồi, được viết bằng tiếng Arập. Tiếng Arập koran hay qur’aan có nghĩa là “đọc lại”. Kinh Koran hình thành từ những gì mà Mohammed tuyên đọc hay đọc lại những lời của Thượng đế thần khải qua ông cho người của ông khi thuyết giảng về tôn giáo mới. Chúng được tập hợp lại thành sách hai mươi năm sau khi Mohammed chết. Không giống như kinh Thánh của đạo Do Thái hay đạo Thiên Chúa, kinh Koran không phải là một tập hợp các tư liệu lịch sử và khải thị đa dạng được góp nhặt lại trong suốt hàng ngàn năm. Toàn bộ nội dung của kinh Koran đều được hình thành trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, chỉ dài khoảng 20 năm (từ năm 611 cho đến 632, khi Mohammed chết), bởi một người được giao tiếp với Thượng đế qua một thiên sứ của Ngài. ĐẶC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG Kinh Koran gồm 114 chương (gọi là surah), chia thành các tiết (gọi là ayah). Tiêu đề của các chương lấy từ các ayah trong chương đó, một số chương bắt đầu với một kết hợp bí ẩn của các chữ cái mà cho đến giờ người ta vẫn đang tìm hiểu ý nghĩa của chúng. Các chương trong kinh Koran có độ dài không tương xứng với nhau, có chương rất dài nhưng lại có những chương rất ngắn, vì chúng được Mohammed đọc ra dần dần trong một quãng thời gian hơn 20 năm. Trừ chương đầu tiên, còn lại các chương được sắp xếp theo độ dài, từ chương dài nhất cho đến chương ngắn nhất. Vì gần như tất cả những chương ngắn hơn lại được khải thị sớm hơn về thời gian, nên trật tự sắp xếp của cuốn kinh hầu như hoàn toàn ngược lại với trình tự thời gian mà Mohammed tuyên đọc chúng. Tuy vậy, các chương đều có thể đứng tách riêng một cách độc lập, và vì không hề có bất kỳ mối liên hệ nào trong nội dung giữa chúng với nhau, nên cách sắp xếp của các chương không được người Hồi giáo coi trọng cho lắm. Mohammed đã đọc các chương của kinh Koran trong khoảng 12 năm và thuyết giáo về một tôn giáo rất đơn giản. Ông nói về một vị Thượng đế đã tạo ra toàn bộ loài người, Đấng đã ban cho loài người những thứ tốt đẹp của thế giới này, Đấng đã thần khải về Ngài đầu tiên là qua các tiên tri Do thái và sau đó là qua Jesus, và Đấng muốn tưởng thưởng cho điều thiện và trừng phạt điều ác mà người ta đã làm trong đời. Mohammed tin rằng Thượng đế muốn qua ông để khẳng định tôn giáo của người Do thái và người Thiên Chúa giáo và thiết lập nó trong số những người Arập. Những chương kinh Koran ông đọc trong thời gian này phản ánh sự giản dị mộc mạc đó. Các chương đó đều ngắn và tương đối rõ ràng, trực tiếp. Chúng thường bắt đầu bằng một lời tuyên thệ, thề với “ánh sáng ban ngày “, hay với “cây vả và cây ô liu”, rồi kêu gọi con người trở về với Thượng đế tối cao, từ bỏ tục thờ thần tượng và những sự hủ bại đạo đức. Sau đó chúng liệt kê một vài ví dụ về những thứ xấu xa phải từ bỏ, những kẻ đồi bại cần phải chống lại (“những kẻ không muốn cho người nghèo có cái ăn”, “những kẻ gạt trẻ mồ côi sang vệ đường”, “những kẻ phù thủy yêu mị mê hoặc chuyên thả bùa chú”). Cuối cùng chúng kêu gọi loài người ăn năn hối lỗi, và vẽ ra những bức tranh đáng sợ về địa ngục (“những kẻ đồi bại sẽ phải ăn cành khô và uống nước sôi”). Khi Mohammed đến Medina, tính chất của các thần khải cũng như vai trò của bản thân ông cũng thay đổi. Các chương kinh bắt đầu liệt kê một danh sách rất dài các luật lệ và quy định áp dụng cho cộng đồng tín đồ đang phát triển của ông. Chế độ ly dị và đa thê được thiết lập. Những tục lệ Do thái, trong đó có việc quay mặt về một hướng trong khi cầu kinh, cấm ăn thịt lợn và cắt bì cho con trai cũng được nêu ra. Về sau, Mohammed thường gộp những câu chuyện từ Thánh kinh của Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo vào trong các chương kinh Koran của ông. Ông kể về Adam và Eve, về Noê và Trận Đại Hồng thủy, về Abraham và các con trai Jacob, Joseph và những anh em của Moses, và về các tiên tri đến sau Abraham. Tất cả những câu chuyện này đều được kể theo một phong cách rất riêng của kinh Koran, và một vài câu chuyện trong số đó được sửa đổi đi để cho những người Arập có thể hiểu và thích thú với chúng. Mohammed tuyên bố con trai của Abraham - Ismael – chính là ông tổ của những người Arập. Ông công nhận Jesus là một tiên tri vĩ đại, nhưng phủ nhận chuyện Jesus là con trai của Thượng đế. Ông công nhận sách Phúc âm là do Thượng đế thần khải cho Jesus và được Jesus rao giảng cho người Thiên Chúa giáo, cũng giống như ông được Thượng đế thần khải và đang rao giảng kinh Koran. Bản chính thức đầu tiên của kinh Koran xuất hiện khoảng năm 650, gần hai mươi năm sau khi Mohammed chết, và một bản sao được gửi cho mọi giáo đường trong các thành phố chủ chốt của thế giới Hồi giáo. Kinh Koran có nhiều phần giống với những bản Kinh thánh đầu tiên không có phần Tân ước và Talmud. TUYÊN NGÔN CỦA THƯỢNG ĐẾ Các tín đồ Hồi giáo tin rằng kinh Koran là những lời từ chính miệng của Thượng đế nói ra. Họ nói Mohammed đọc lại kinh Koran y như nó đã được thiên thần Gabriel đọc cho ông nghe và sau đó ông lại đọc cho những người Arập, và họ ghi nhớ nó. Mặc dù có kể về Trận Đại Hồng thủy, về Adam, về Abraham, nhưng kinh Koran không phải là một cuốn sách về lịch sử của người Arập, về cuộc đời của Mohammed, hay về một luận thuyết triết học. Mà đó là cuốn sách của những lời tuyên ngôn: lời tuyên ngôn về sự duy nhất và sự ngự trị độc tôn của Thượng đế, về ngày phán xét sắp tới của Ngài. Đồng thời nó cũng trình bày quan điểm Hồi giáo về lịch sử các tôn giáo tiền thân của nó, nhất là về những vị tiên tri tới trước như Abraham, Moses và Jesus. Xen vào giữa những nội dung này, thỉnh thoảng nó lại đưa ra những lời kêu gọi lòng trung thành của các tín đồ. Kinh Koran bắt đầu bằng những lời sau đây, gọi là al-Fatihah, tức khổ thơ mở đầu, đó là một bản tóm lược khá đầy đủ về linh hồn và thông điệp cơ bản của nó: Nhân danh Allah, Đấng Nhân từ, Đấng Khoan dung Hãy dành sự tôn kính cho Allah, Vị Chúa Sáng thế Đấng Nhân từ, Đấng Khoan dung, vị Chúa tể của Ngày Phán xét! Chỉ mình Ngài là người chúng con thờ phụng, Và chỉ mình Ngài là người chúng con cầu xin sự giúp đỡ Để dẫn dắt chúng con theo con đường thẳng Con đường của những người được Ngài đoái thương Không phải của những kẻ phải chịu đựng cơn thịnh nộ của Ngài Không phải của những kẻ lầm đường lạc lối. Cuốn sách tiếp tục với sự mô tả về những kỳ công sáng thế của Thượng đế: Ngài đã tạo ra loài người bằng cách kết hợp giống đực và giống cái, từ những khối máu, và qua sự phát triển thần bí của bào thai. Thượng đế tạo ra người đàn ông dưới hình thức con người lý tưởng. Con người lý tưởng này thể hiện sự nhân từ khoan dung và sự kỳ diệu của Thượng đế chứ không xúi bẩy người ta phủ nhận Ngài. Và khi ngày phán xét đến, những ai phạm phải tội lỗi thì những tội lỗi đó sẽ hiện rõ trên mặt họ và Thượng đế không cần phải hỏi đến. Những ai phủ nhận phúc lành của Vị Chúa tể khi đó sẽ sa xuống địa ngục, còn những ai tôn kính sự uy nghi thần thánh của Ngài sẽ được lên thiên đàng như những người anh hùng, được vây quanh bởi những bông hoa đua nở, cây trái sum suê và những nàng trinh nữ mắt huyền. Thiên đường trong kinh Koran, cũng giống như trong hầu hết các tôn giáo khác, là một xứ sở tươi sáng rực rỡ, lấp lánh như châu ngọc, hoàn toàn khác hẳn với thiên đường trong những giấc mơ trần thế, trong thơ ca hay trong những khoái cảm nhục dục của niềm hạnh phúc thanh xuân. Kinh Koran cảnh báo về ngày phán xét sẽ đến. Vào ngày đó, loài người trên khắp trái đất sẽ nhìn thấy Allah sáng tạo ra một thế giới mới như thế nào. … Rồi Allah sẽ tiến hành một cuộc Sáng thế thứ hai. Allah có quyền năng với vạn vật; Ngài trừng phạt những ai Ngài muốn và tỏ lòng thương xót với ai làm Ngài vui lòng. Chẳng ai trốn tránh được sự phán xét đó: Ngươi sẽ được gọi đến trước mặt Ngài. Dù trên mặt đất hay trên bầu trời, ngươi cũng không thoát được sự truy tìm của Ngài; Cũng không ai khác ngoài Allah có thể che chở được cho ngươi. Cả phương Đông lẫn phương Tây đều thuộc về Allah. Dù ngươi rẽ sang hướng nào thì cũng sẽ phải đối mặt với Allah. Ngài có mặt ở khắp mọi nơi và Ngài thấu hiểu mọi sự. THẾ GIỚI HỒI GIÁO (PHẦN 3) ZAKAT - BỐ THÍ CHO NGƯỜI NGHÈO Trừ phi quá nghèo túng, còn không thì các tín đồ Hồi giáo phải cho đi một phần của cải của mình để giúp đỡ những người nghèo khó. Con số thông thường là 2,5 phần trăm thu hoạch hàng năm, hay 10 phần trăm lợi tức từ mùa màng hay kinh doanh của họ. Những người giàu có được khuyến khích cho nhiều hơn. Những ai cho nhiều hơn số lượng theo quy định được coi là một sadagah, tức là người thiện tâm. Khoản đóng góp bắt buộc này, thực ra chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong số của cải của các tín đồ dành cho những người nghèo khổ trong cộng đồng Hồi giáo; nhưng hiểu rộng ra, nó còn bao gồm các công việc từ thiện và thái độ tương trợ thân hữu nói chung, sẵn sàng chìa tay giúp đỡ và đối xử thân thiện với những người trong cùng cộng đồng. Cột trụ đức tin này một lần nữa khẳng định khía cạnh xã hội và luân thường đạo lý của đạo Hồi. Những tín đồ Hồi giáo luôn cố ghi nhớ rằng mình thuộc một cộng đồng của những người tuân phục và phục vụ Thượng đế, phụng sự cho một thế giới hợp lẽ phải hơn là cho con đường cứu rỗi của cá nhân mình. Nói một cách nghiêm khắc thì việc bố thí cần phải được thực hiện vì một cam kết về mặt tôn giáo hơn là một sự bắt buộc (mặc dù trong một số quốc gia Hồi giáo chính thống, khoản bố thí này có thể được nhà nước thu trực tiếp từ các công dân giống như một khoản thuế trực thu). Trong nhiều thế kỷ, hầu hết món tiền zakat của mỗi nước được dùng để cung cấp những khoản chu cấp đặc biệt (gọi là waqf) cho các trường học và bệnh viện, để giúp người nghèo, để sửa chữa các thánh đường và để tài trợ cho các hoạt động từ thiện khác. Trong những năm gần đây, một số chính phủ ở các nước Hồi giáo đã đưa khoản zakat này vào hệ thống thuế của mình, và khoản lợi tức này vẫn còn được dùng cho các chương trình phúc lợi xã hội. Một số nhà cải cách hiện đại tìm thấy trong nguyên tắc bố thí cho người nghèo một sự biện minh khi nó liên quan đến các chương trình phúc lợi xã hội, coi như một cách vận dụng lý tưởng cộng đồng của đạo Hồi trong điều kiện xã hội hiện đại. SAWM – NHỊN ĂN Tất cả các tín đồ Hồi giáo, chỉ trừ trẻ em, phụ nữ có bầu và những người ốm, đều phải nhịn ăn từ lúc rạng sáng cho đến khi mặt trời lặn mỗi ngày trong tháng chay Ramadan. Trong khoảng thời gian đó, họ không được phép ăn hay uống bất kỳ thứ gì, kể cả nước. Trẻ em Hồi giáo thường bắt đầu tập nhịn ăn trong tháng Ramadan từ lúc lên bảy tuổi. Khi đó chúng thường nhịn nửa ngày. Vào độ tuổi lên chín hay lên mười thì chúng đã có thể nhịn ăn suốt cả ngày. Tháng Ramadan là tháng Chín theo lịch Hồi giáo, một thứ Âm lịch, mỗi tháng có 29 hay 30 ngày. Vào buổi chiều ngày 29 tháng Tám, các tín đồ Hồi giáo nhìn về bầu trời đằng tây để tìm trăng non mới mọc. Nếu nhìn thấy mặt trăng thì việc ăn chay sẽ bắt đầu ngay khi mặt trời lặn. Còn nếu không thấy mặt trăng thì Ramadan sẽ bắt đầu vào ngày hôm sau. Nhiều tín đồ Hồi giáo giữ chay trong tháng Ramadan nghiêm ngặt đến mức thậm chí không nuốt cả nước bọt. Cả ngày họ tập trung vào các công việc tôn giáo và cầu nguyện. Vào buổi tối, thông thường gia đình và bạn bè sẽ quây quần lại cùng nhau để ăn bữa tối ngay sau giờ xả chay. Thường thì bữa ăn có kèm việc đọc to một số đoạn trong kinh Koran và cầu nguyện, và cứ như thế kéo dài cho đến tận khuya. Những giờ ban ngày thường dùng để nghỉ ngơi và cầu nguyện thêm. Vào ngày chấm dứt tháng chay Ramadan, theo thông lệ, sẽ có lễ hội xả chay khi mảnh trăng lưỡi liềm đầu tiên của một kỳ trăng mới xuất hiện trên bầu trời, báo hiệu tháng ăn chay chấm dứt và một tháng mới bắt đầu. Bởi vì lịch của người Hồi giáo là một loại âm lịch, nên tháng Ramadan cứ sau mỗi năm lại sớm lên một chút. Nếu tháng chay đến vào những ngày mùa đông lạnh và ngắn thì việc nhịn ăn uống sẽ tương đối dễ dàng hơn, nhưng vào giữa những ngày hè dài nóng nực, thời tiết khô khan mà không ăn thậm chí không uống lấy một ngụm nước nhỏ, thì đó quả là một thử thách khắc nghiệt đối với đức tin Hồi giáo. Vì thế gần đây, nhiều người đã cố gắng diễn giải lại những quy định của tháng chay Ramadan, xét nó trong điều kiện nhịp sống gấp rút của một xã hội hiện đại, và họ ít nhiều đã thành công. Tuy vậy, với phần đông các tín đồ Hồi giáo thì tháng Ramadan vẫn là một thử thách về lòng tin, và sự khắc nghiệt của nó được giảm bớt đi phần nào nhờ có hậu thuẫn của toàn bộ nền văn hóa và tập tục, và nhờ tình cảm “cùng hội cùng thuyền” của cộng đồng những người tuân phục Thượng đế trong một xã hội Hồi giáo. Với nhiều người, tháng chay Ramadan cũng là một cơ hội để sống cuộc sống mộ đạo và nghiền ngẫm kinh Koran thêm sâu sắc hơn, và vì thế họ vui mừng chào đón nó. HAJJ – HÀNH HƯƠNG ĐẾN MECCA Hành hương đến Mecca là sự kiện mà bất cứ ai từng nghe nói về đạo Hồi cũng đều biết đến. Mecca, thành phố thiêng liêng bất tử, quê hương của Mohammed, là trung tâm của thế giới Hồi giáo. Cũng giống như các tia nắng tỏa ra từ cùng một mặt trời, những người Hồi giáo trên khắp thế giới khi cầu nguyện đều hướng về nơi ốc đảo trên sa mạc Arập này. Và ít nhất một lần trong đời, những bước chân hành hương sẽ đưa họ theo con đường của những tia nắng để đến với mặt trời thiêng liêng của họ. Mỗi năm có gần hai triệu tín đồ Hồi giáo thuộc tất cả các chủng tộc, quốc gia và các nhóm dân tộc tụ tập về Mecca vào tháng hành hương. Cuộc tụ hội này đem lại không gì khác hơn là một cảm giác thống nhất và đồng nhất mà nhờ đó đạo Hồi mới trở nên nổi tiếng đến như thế. Tất nhiên không phải người Hồi giáo nào cũng có thể hành hương đến Mecca. Những người nhỏ tuổi, người già, người ốm yếu và những người không có đủ điều kiện tiền bạc là những người được miễn cái nghĩa vụ bắt buộc này. Còn với những ai thực hiện được cuộc hành hương, thì sự tưởng thưởng sẽ rất lớn, đó không chỉ là được thỏa mãn về tinh thần, mà còn là uy tín và sự kính trọng trong xã hội Hồi giáo. Trở lại với cộng đồng quê hương, một nơi nào đó giữa Mauritania ở Bắc Phi và Inđônêxia ở Đông Nam Á, những người hành hương từ Mecca trở về sẽ được thêm danh hiệu hajji vào tên tuổi của mình nếu là đàn ông, còn phụ nữ sẽ được gọi là hajjah, (những tên gọi này có nghĩa là người đã hoàn thành bổn phận hajj), họ sẽ được người ta được chào đón với những nghi lễ long trọng và được tôn kính đặc biệt. Việc hành hương phải được thực hiện vào tháng Dhu-al-Hijjah, tháng cuối cùng của lịch Hồi giáo. Đó là vào dịp lễ Id al-Adha, tức Lễ Hiến tế, một ngày lễ quan trọng trong đạo Hồi. Lễ này để kỷ niệm sự kiện tiên tri Abraham tình nguyện hiến tế con trai mình làm lễ vật dâng Thượng đế. Cuộc hành hương vì vậy là một sự hội tụ của những đoạn kết thiêng liêng – một sự quay trở về chính cái nơi mà lịch sử đạo Hồi được khai sinh ngay trước lúc bắt đầu một năm mới. Đức tin của người Hồi giáo về Mecca và về cuộc hành hương hajj gắn liền với vai trò của thành phố này trước kỷ nguyên Hồi giáo, khi đó nó đã là một trung tâm thần thánh, một địa điểm tôn nghiêm đối với các bộ tộc đang đánh lẫn nhau, và là một nơi thờ phụng của tôn giáo đa thần. Theo đức tin Hồi giáo thì Mecca chính là trung tâm của thế giới, là cái nơi khởi đầu của sự sáng thế. Abraham, vị tiên tri đầu tiên của tôn giáo độc thần đích thực, đã được Chúa trời triệu gọi để đi từ Palestine đến chính cái thung lũng này, nơi mà ngày nay là Mecca. Và ông cùng con trai Ishmael đã xây dựng ở đây một ngôi đền thờ Thượng đế theo hình một khối lập phương, đó là Kaaba. Kaaba ngày nay nằm ở trung tâm của ngôi Đại Thánh đường Hồi giáo ở Mecca, và cũng là trung tâm điểm của tất cả các buổi cầu nguyện. Tất cả các thánh đường Hồi giáo trên thế giới đều có cái hốc nhỏ ẩn trong tường để chỉ hướng cho các tín đồ quay mặt về Mecca. Chỉ riêng thánh đường này, vì nó nằm ở điểm trung tâm bao quanh Kaaba, hay Ngôi đền Thiêng, đứng ở ngay chính giữa, cho nên nó không có cái hốc nào cả. Kaaba được che phủ bằng những tấm vải màu đen và vàng, và có cửa ra vào dát vàng rất hiếm khi được mở ra. Bao quanh Kaaba là cái sàn bằng đá cẩm thạch, dành cho những người hành hương đi vòng quanh ngôi đền, còn phía ngoài sàn là cái sân rộng cho các tín đồ cầu nguyện. Vào thời của Mohammed, tôn giáo của Abraham đã suy tàn, và trong Kaaba có tới 360 pho tượng của các vị thần ngoại đạo. Nhưng khi tái hồi Mecca, Mohammed đã phá hủy những tượng thần này. Hiện nay trong Kaaba không có một thứ đồ vật gì khác ngoài một vài ngọn đèn. Nhưng với những người Hồi giáo thì ngôi đền lại càng trở nên thiêng liêng hơn bởi sự trống trải của nó. Người ta nói Kaaba được làm theo hình mẫu Ngôi nhà của Thượng đế ở trên Thiên đàng, bao quanh ngôi nhà đó là các thiên thần giống như các tín đồ trên mặt đất vây quanh Kaaba. Truyền thuyết đạo Hồi nói rằng Mecca nằm gần Thiên đàng hơn bất kỳ một nơi nào khác trên mặt đất, vì vậy Thượng đế ở trên Thiên đàng có thể nghe thấy rất rõ những lời cầu nguyện của các tín đồ tại đây. Không có gì được chắn giữa Kaaba và nơi ở của Allah; máy bay không được phép bay ngang qua vùng trời này, thậm chí người ta còn bảo là ngay cả chim chóc cũng không bay trên Ngôi nhà của Thượng đế. Gần đó là zamzam, cái giếng của Hagar và Ishmael, người ta đồn là nước giếng này có phép, có thể chữa được bệnh tật. Đáng lưu ý là Mohammed đã thuyết giảng về cuộc hành hương trở về Mecca trong thời gian ông còn ở Medina, khi đó rõ ràng là ông mong ước sẽ có ngày được hòa hợp trở lại với thành phố quê hương. Tất nhiên là bài thuyết giảng này có thể có những mục đích chính trị, nhằm để thỏa hiệp với những người bà con họ hàng của ông ở đó. Nhưng dẫu sao thì nó cũng đã gán cho thành Mecca một tính chất giống như những địa điểm hành hương khác, tức là “trung tâm của thế giới” – một nơi nằm cách xa chỗ người ta hiện đang sinh sống, nhưng là nơi xuất phát của những nguồn cội tận cùng và điểm đến của những mục đích cuối cùng. Quá trình hành hương được quy định bằng những nghi lễ rất tỷ mỷ. Khi người hành hương đến được thành phố thiêng liêng này, có thể từ một hải cảng hay từ sân bay Jaddah trên bờ biển, họ sẽ dừng lại để tách mình ra khỏi thế giới thường nhật bằng cách làm lễ tắm gội, giống như trước khi cầu nguyện thường ngày. Rồi người hành hương mặc một bộ quần áo đặc biệt màu trắng; kể từ lúc đó trở đi cho đến khi tất cả các lễ nghi được hoàn tất, người hành hương phải kiêng không được giết người, giết thú vật hay nhổ hái cây cỏ, không được gần phụ nữ, và không được cắt tóc hay cắt móng tay. Khi đến được địa điểm thiêng liêng này rồi, người hành hương phải hôn Hòn đá Đen linh thiêng, hay nếu không làm được như thế vì quá đông người thì phải sờ tay vào nó. Sau đó, người hành hương phải đi vòng quanh Kaaba bảy lần. Tiếp theo người hành hương phải đi lên đi xuống bảy lần qua một dãy cột ở giữa hai quả đồi cách đó chừng nửa cây số. Nghi lễ này là để tưởng nhớ đến việc Hagar phải chạy vòng quanh để đi tìm nước cho Ishmael. Sau đó người hành hương sẽ ra khỏi Mecca để đến Mina, ở đó họ có thể tìm được một góc nhỏ trong cái thành phố lều khổng lồ với dân số tạm thời chừng hơn một triệu người; việc một lượng người đông đảo như thế tập hợp nhau lại đây tự nó sẽ cho người hành hương một trải nghiệm hết sức sâu sắc và kỳ lạ về sức mạnh và sự thống nhất của thế giới Hồi giáo. Ngày hôm sau, họ tiến về núi Arafat, họ sẽ đứng ở đó từ giữa trưa cho đến lúc mặt trời lặn. Chính nơi đây, ngồi trên lưng một con lạc đà, Mohammed đã đọc bài thuyết giảng vĩnh biệt trong cuộc hành hương cuối cùng của ông đến Mecca. “Điểm dừng ở Arafat” này là màn hoạt động cao điểm của cuộc hành hương và không thể bỏ qua. Đó là sự diễn lại cuộc hội họp nguyên thủy của các tín đồ như một đội quân thống nhất, hợp thành từ những con dân của tất cả các chủng tộc và các ngôn ngữ trong sự tuân phục Thượng đế. Người ta bảo làm như thế để các tín đồ nhớ đến cuộc tập hợp của tất cả nhân loại trên thế gian trong cuộc phán xét vào ngày Tận thế, và cũng là để kỷ niệm lần tập hợp tín đồ đầu tiên do chính Mohammed chỉ huy một cách vô cùng oanh liệt. Sau khi đã lên đồi Arafat, những nghi lễ cuối cùng tái hiện một đám rước Thánh tích. Trở về Mina, những người hành hương ném đá vào ba cây trụ đá được coi là thể hiện cho ma quỉ, nghi thức này nhắc lại việc quỉ Satan ba lần cố làm cho Ishmael đổi ý nhưng đã bị cự tuyệt. Vào ngày cuối cùng của cuộc hành hương, người hành hương sẽ hiến tế một con cừu hay một con dê trên một cánh đồng nào đó; một phần thịt sẽ dành cho người nghèo. Cùng trong ngày đó, trong khắp thế giới Hồi giáo, người ta cũng thực hiện những nghi lễ hiến tế tương tự. Đầu con vật hiến tế được đặt quay về hướng Mecca, và khi một người Hồi giáo cắt cổ con vật, ông ta sẽ nói “Nhân danh Thượng đế”. Việc làm này là để nhắc lại con cừu đã được dùng để thay cho Ismael trong lễ hiến tế của Abraham. Tiếp theo, ở Mecca, người hành hương sẽ cắt tóc. Mái tóc, tự nó là một bằng chứng, sẽ được để lại như dấu hiệu dâng hiến của người hành hương. Anh ta sẽ đi vòng quanh Kaaba một lần cuối cùng. Hầu hết những người hành hương sau đó sẽ đi đến Medina, mặc dù điều này không phải là bắt buộc. Tại đây, nơi thành phố thiêng liêng thứ hai của đạo Hồi, họ đến viếng thăm ngôi thánh đường và lăng mộ của Mohammed. Nhiều người Hồi giáo mong muốn đến Medina để chết và được chôn ở đây cùng với vị tiên tri và gia đình của ngài. Như vậy, cuộc hành hương bao gồm một loạt các hoạt động truyền thống đa dạng. Một số dường như mang nhiều ý nghĩa và đậm chất Hồi giáo, một số khác thì khá nguyên thủy và kỳ dị, như chạy đi tìm nước và ném đá vào “quỷ dữ”. Vậy mà những người Hồi giáo vẫn thấy chúng tràn đầy ý nghĩa tinh thần, dù chẳng có ai làm như thế nữa sau khi hành hương trở về. Những tín đồ Hồi giáo theo chi phái Sufi nhìn thấy một ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong tất cả những tục lệ này; việc ném đá vào các cây cột, chẳng hạn, chính là thể hiện việc đánh bật những ước muốn tội lỗi từ bên trong bản thân mình. Có lẽ cách giải thích hay nhất về cuộc hành hương là của nhà thần học vĩ đại thời trung cổ al- [...]... tồn tại vĩnh hằng của Ngài Vào thế kỷ 11 và 12 , hai nhà triết học lớn ở hai đầu của thế giới Hồi giáo đã cố gắng làm sống lại cách tiếp cận duy lý, và trong khi làm như thế hai ông đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến các trào lưu tư tưởng của châu Âu Cả ibn-Sina (9 80 -10 37, được châu Âu biết đến dưới cái tên Avicenna) ở Ba Tư và ibn-Rushd (1 12 6 -11 98, được biết với tên Averroes) ở Tây Ban Nha đều chịu ảnh hưởng... nghi lễ Hồi giáo chuẩn mực Vốn lấy tên là phong trào Quốc gia Hồi giáo, phong trào này ngày nay là Hội truyền giáo Hồi giáo Mỹ quốc và mở cho cả người da trắng cũng như da đen THẾ GIỚI HỒI GIÁO ( PHẦN 6 ) TƯƠNG LAI CỦA ĐẠO HỒI Mặc dù có một quá khứ từng rất gian nan, nhưng giờ đây đạo Hồi đang bước vào thiên niên kỷ mới với một sức sống và niềm tự tin vào một tương lai đầy sức mạnh Bước sang thế kỷ... phát triển của thế giới Hồi giáo dường như bắt đầu trì trệ Thế giới Hồi giáo trở thành đối tượng để khống chế hay thành mục tiêu của các cuộc xâm lược thực dân của các nước châu Âu Đến thế kỷ 19 thì hầu hết các quốc gia Hồi giáo đều nằm trong vòng ảnh hưởng của châu Âu hay trực tiếp bị cai trị như các thuộc địa Bước sang đầu thế kỷ 20, cùng với sự tan rã của đế quốc Ottoman, thế giới Hồi giáo hầu như... cùng, đó là trường phái của các học giả Shihab al-Din alSuhrawardi (1 15 5 -11 9 1) , ibn al-Arabi (1 16 5 -12 4 0) và Sard al-Din al-Shirazi (? -16 4 0) Nghiên cứu rất kỹ lưỡng Avincenna và Averroes, nhưng họ lại theo đuổi một thứ chủ nghĩa Platon mới cực đoan, chịu ảnh hưởng bởi quan niệm về ánh sáng và bóng tối của Đạo Zoroastria ( ạo Thiện cách tân) Nó mô tả tính chất đa tầng trong sự tồn tại duy nhất của Thượng... pháp truyền thống Và sau thế kỷ 15 , một số nghệ sĩ Hồi giáo đã bắt đầu đưa một số yếu tố của nghệ thuật châu Âu vào các tác phẩm của họ Ngày nay, nghệ thuật của nhiều nước Hồi giáo đã mang những đặc trưng quốc tế, mặc dù những cảnh vật và đề tài có thể vẫn liên quan đến một dân tộc Hồi giáo nào đó THẾ GIỚI HỒI GIÁO ( PHẦN 7 ) KIẾN TRÚC Đại diện nổi bật nhất của nền kiến trúc Hồi giáo trước hết là các... người Hồi giáo Marốc khỏi những sự đồi bại đang nẩy nở lan tràn trong vương quốc Hồi giáo Marốc Họ đã xây dựng nên thành phố Marrakech THẾ GIỚI HỒI GIÁO ( PHẦN 5 ) ĐẾ CHẾ OTTOMAN Do sự mở rộng của các đế chế Hồi giáo Omayyad và Abbasid, đế chế Byzantine Thiên Chúa giáo cổ xưa đã mất đi phần lãnh thổ của mình ở Trung Đông, bán đảo Arập và Bắc Phi Nhưng con đường phát triển lên miền bắc của các đế chế Hồi. .. thống nhất lại Từ Tây Ban Nha cho đến Ấn Độ, nghệ thuật của các nước Hồi giáo hầu như là giống nhau Nhưng đến thế kỷ 15 thì thế giới Hồi giáo đã ít thống nhất hơn Nhiều người trong các dân tộc Hồi giáo đi theo các tôn giáo khác Các cuộc Thập tự chinh đã chấm dứt, và các nước Hồi giáo nhiều khi lại đánh lẫn nhau Nhưng nghệ thuật Hồi giáo vẫn tiếp tục phát triển Các thánh đường vẫn tiếp tục được xây dựng;... Keman Ataturk (1 8 81- 193 8) Các sultan của đế chế Ottoman đã đoạt tước hiệu caliph cổ xưa của thế giới Hồi giáo Arập, nhưng Ataturk lại theo đuổi việc hình thành một nhà nước thế tục quân sự theo kiểu Tây phương Ông ta chấm dứt vai trò của tòa án Hồi giáo và các trường tôn giáo, đặt ra các luật lệ thế tục thay cho luật Shari’ah, thủ tiêu ngôi vị caliph và tầng lớp sufi, cấm mặc trang phục tôn giáo bên ngoài... thiết ĐẠO HỒI TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY Gần một trăm năm đã trôi qua kể từ khi đế quốc Ottoman, đế chế Hồi giáo cuối cùng tan rã Quãng thời gian đó đã mang lại nhiều thay đổi mạnh mẽ trong thế giới Hồi giáo, diễn ra trên một bình diện rất rộng, từ nền chính trị và các chính phủ cho đến cuộc sống riêng tư của các tín đồ Một trăm năm trước, hầu hết thế giới Hồi giáo đều nằm dưới sự kiểm soát của các thế lực... trong phần tư cuối cùng của thế kỷ 20, người ta lại chứng kiến một bước phát triển có tính chất đột biến trong thế giới Hồi giáo Rất hiếm khi, kể từ khi có sự bành trướng choáng váng của đạo Hồi trong thế kỷ đầu tiên của nó, tôn giáo này mới có cơ hội cho một sự thay đổi mạnh mẽ trong một thời gian ngắn như thế Thực tế là từ giữa thế kỷ 20, tất cả các vùng đất của thế giới Hồi giáo đều đã giành được độc . vương quốc Hồi giáo Marốc. Họ đã xây dựng nên thành phố Marrakech. THẾ GIỚI HỒI GIÁO ( PHẦN 5 ) ĐẾ CHẾ OTTOMAN Do sự mở rộng của các đế chế Hồi giáo Omayyad. hiểu mọi sự. THẾ GIỚI HỒI GIÁO (PHẦN 3) ZAKAT - BỐ THÍ CHO NGƯỜI NGHÈO Trừ phi quá nghèo túng, còn không thì các tín đồ Hồi giáo phải cho đi một phần của

Ngày đăng: 07/04/2013, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w