Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
243,89 KB
Nội dung
Khoa học trongthế giới Hồi giáo Tronghàng trăm năm trời, trong khichâu Âu đangđắm chìm trong Thời kì Tăm tối,thì đế chế Hồi giáo thời Trung cổ đang ở tiền tuyến của khoahọc– ngược hẳn với hiệntrạng củanhiềuquốcgia Hồi giáo ngàynay.Jim Al-Khalilinêu vấn đề cái gì đanglàm trở ngại sự tiến bộ, và khảosát một số dự án có thể báo trước một tương laisáng sủa hơn. Giáo dục và tự do tư tưởng là nhữngyếu tố quan trọng để những quốc gia Hồi giáo trở thành nhữngngười điđầu trong khoa học. Ảnh:Photolibrary Có hơn một tỉ ngườiHồi giáo trên thế giới hiện nay– chiếm hơn một phần năm tổngdânsố thế giới – sinh sống ở hơn 57 quốc gia và khuvực trực thuộc Tổ chức Hội nghị Hồi giáo(OIC), trong đó đạo Hồi là tôn giáo chính. Trongsố này có một số quốcgia giàu cónhấtthế giới, như Saudi Arabia và Kuwait,và nhữngnước nghèonhất,như Somalia vàSudan.Nềnkinh tế của một số quốc gia này – như Liên bangVùng vịnh, Iran, Thổ Nhĩ Kì,Ap Cập, Morocco, Malaysiavà Pakistan– đang pháttriển đều đặn trong mộtsố năm qua,tuy nhiên, so với phương Tây thì thế giới Hồi giáo vẫnlà cái gì đó xalạ với khoa họchiện đại. Các nhà lãnh đạo củanhiều quốc gia trong số này hiểu rất rõ rằng sự tăng trưởng kinhtế của họ, sức mạnh quân sự và an ninhquốc giađều phụ thuộc nhiều vào những tiếnbộ công nghệ. Vì thế,những lời hoa mĩ mà dân chúngthường được nghe là họ yêu cầu một nỗ lực chungtrongnghiên cứu khoahọc và pháttriểnđể đuổikịp phần còn lại của những xãhội xây dựng trên nền tri thứccủa thế giới. Thật vậy, sự tài trợ của chính phủ cho khoahọc và giáo dục đã tăng lên vượt bậc trong những năm qua ở nhiều quốc gia này, và mộtsố nướcđang trong giaiđoạn tổng thẩm tra và hiệnđại hóa những cơ sở hạ tầngkhoa họccủa quốc gia mình. Vậy thì thật ra tôi muốn nói tới điềugì khi ở trên tôi vừa phát biểu rằng đasố quốc gia trong số này vẫncòn thờ ơ với khoa học? Hiện trạngnghiên cứu hiệnnay Theo số liệu từ Tổ chức Giáo dục, Khoa họcvà Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Ngân hàng Thế giới, một nhóm gồm20 quốc gia OIC tiêu biểu đã chi 0,34%tổng sản phẩmquốc nội của họ cho nghiên cứu khoa học giai đoạn từ 1996 đến 2003– chỉ bằngmột phần bảy mức chi trung bình củatoàn cầu là 2,36%.Các quốcgia Hồi giáo cũng chưa có tới 10nhà khoahọc, kĩ sư và chuyênviên trên 1000 người dân, sovới trungbình thế giới là 40, và140đối với nhữngnước phát triển. Trongđó, họ chỉ đónggóp1% số lượng bài báokhoa học đã côngbố của thế giới. Thật vậy, Atlas Khoa học và Đổi mới thuộc Thế giới Hồi giáo củaHội Hoànggia Anh cho biết các nhàkhoahọcở thế giới Arab (gồm17 nướcOIC) manglại tổng cộng 13 444 công bố khoa học vào năm 2005– íthơn chừng2000bài sovới 15455 của chỉ riêng trườngđại họcHarvard. Nhưng chất lượng của nghiêncứu khoahọccơ bản trong thế giới Hồi giáo mớilà cái đáng quan tâm.Một cách đo lấy sự nổi bật quốctế của nhữngtác phẩm khoa họcđã công bố của một quốc gia làthông qua chỉ số trích dẫn tương đối (RCI) của nó: đây là số lượngnhững bài báo đượctrích dẫn bởi các nhà khoahọc của một quốc gia là một phần của tất cả những bài báođược trích dẫn, chia cho tổng số bài báo đã công bố của riêng nướcđó so với tổng số bài báo khoahọc củathế giới. Như vậy, nếu một nướctạo ra 10%số tác phẩm khoahọc củathế giới, nhưng chỉ nhậnđược 5%số lượng trích dẫn trong phầncònlại của thế giới, thì chỉ số củanó sẽ là 0,5. Theobảngsố liệu tổng hợp doỦyban Khoahọc Quốc giaMĩ biên soạn vào năm 2006 của 45quốcgia dẫn đầu nền khoahọc thế giới xếp hạng theochỉ số RCI của họ trong ngành vật lí, thì chỉ có hai quốc gia OIC đượcghi nhận –Thổ Nhĩ Kì với 0,344và Iran với0,484 –và chỉ có Iran thể hiện sự tiến bộ đáng chú ý trong giaiđoạn 1995đến 2003. Những con số thốngkê khô khannày cho thấy các quốc gia Hồi giáo đang lạc hậu xa sovớiphần còn lạicủa thế giới. Nhưng cũngcó những nhà khoahọc Hồi giáo thật sự lỗi lạc, chí ít là nhà vậtlí lí thuyết người Pakistan, Abdus Salam(1926– 1996), người đã mơ tới mộtthời kì phục hưngkhoahọc trongthế giớiHồi giáo.Là một trong những nhàkhoahọc vĩ đại nhất củanửa sauthế kỉ 20,Salamcùng nhận giảithưởng Nobel vật lí năm1979 với SheldonGlashow và Steven Weinberg, cho sự đóng góp của ông trong việcpháttriểnlí thuyết điện yếu:một trong những lĩ thuyết đẹpnhất và mạnh nhất trongkhoahọc, nómô tả hai trongbốn lựccơ bản của tự nhiên (lực điện từ và lực hạt nhân yếu) cóliên hệ với nhaunhư thế nào. Mặcdù Salam là một tín đồ Hồi giáo sùng đạo, nhữngông đã bị Pakistanrút phép thôngcông vào thập niên 1970 donhững đức tin tôngiáo phichính thống của ông và dính líu tới một giáo phái đạo Hồi tươngđối bí ẩntên gọi là Ahmadis. Bất chấp điều này, ông vẫn trungthành với tổ quốc mình và làm việc không mệt mỏiđể xúc tiến khoa họctrong thế giới Hồi giáo. Nhưng ướcmơ của Salam chưa baogiờ trở thànhhiện thực và ôngđã để lạibảncáotrạngđangbị chỉ tríchsauđây: “Trongtất cả nhữngnền vănminhtrên hànhtinh này, khoahọclà yếu nhất trong vươngquốcHồi giáo.Những nguycơ của sự yếu ớtnày không hề bị cườngđiệu quá mứcvì sự tồn vongdanhdự của mộtxã hội phụ thuộc trực tiếp vào nền khoa học và công nghệ của nó trongđiều kiện thời đại ngày nay”. Trở ngại phát triển Một trở ngại là có quánhiều người Hồi giáo xem khoa học hiện đại làhoạt độngtrần tục,thậm chílàvô thần,là do phương Tây xây dựng, và đã lãng quên nhiều đóng góp tuyệt với do những học giả đạo Hồi mang lại vào lúc cao đỉnh của một thời kì vàng son bắt đầu vào nửa đều thế kỉ thứ 9 và tiếp diễn trong vài thế kỉ. Những tiến bộ xuất sắc đã được thực hiệntrong mọilĩnhvực từ toán học, thiên văn họcchođến y khoa,đến vật lí học, hóa học, kĩ thuật và triết học.Đó là một thời kì mẫu mực chotinh thần thẩm tra hợplí vào lúc màđa phần châu Âu đangđắm mình trongThời kì Tăm tối. Những cuộc truy tìm kiến thứctự do suy nghĩ,do tínhtò mòchi phốinày từ từ đi vào tànlụi. Tôi sẽ làm sáng tỏ rằng sự thoái trào nàyxảyra muộn hơn vài thế kỉ so với nhiều người phương Tâynghĩ, vìnhững tiến bộ ban đầu trong lĩnhvực y khoa, toán học và thiên văn học tiếp tục diễnra tốt chođến sang thế kỉ 15. Tuy nhiên,sự thoái tràodần dần là do nhiều nguyên do,chủ yếu vì sự tan vỡ quyềnlực của đế chế Hồi giáo và nhữngkẻ thống trị non yếu không còn hứngthú bảotrợ cho giới họcgiả và vấn đề họcthuật. Toàn bộ xu thế này xảy rađồng thời với Phong trào Phục hưngở châu Âuđang diễn ra theo hướng ngượclại, cái đã kích ngòi cho cuộc cách mạngkhoahọc thế kỉ 16 và 17. Cộng thêmvào nữa lànhững tác động sau đó của chủ nghĩa thực dân dẫn tới một loại bất ổn vàsự lãng quên tập thể bên trong thế giới Hồi giáovề disản văn hóagiàu có củariêngmình, và người ta có thể thấysự yếu ớt và trì trệ đưa đến bước lùi phản khoahọctừ mộtthế giới Hồi giáo vốn mangtínhbảothủ nhiều hơn. Tuy nhiên, điều đáng buồn làthực tế ngàynay nhiều tôn giáo trên thế giới xem các ngành khoahọc hiện đại như vũ trụ học vàthuyếttiến hóalà đanglàmsuy yếu hệ thống đức tin của họ. Hãy so sánh quanđiểmcủa họ với quanđiểmcủa vị học giả BaTư vĩ đại, al-Biruni(973–1048): “Nhà phêbình ngoancố sẽ nói:‘Lợi ích của nhữngkhoahọc này làgì?’ Ông takhôngbiết đức tínhvốn phân biệtloài người với thế giớiđộng vật: đó là tri thức, nói chung, chỉ có conngười mới theo đuổi,và theo đuổi vì lợiích của bản thân kiếnthức, vì việc đạttớinó là niềmvui thật sự, và nó khônggiống như thú vui thỏa mãntừ những mục tiêutheo đuổi khác. Vì cái tốt khôngthể nào sinh ra, và cái xấu không thể nào tránhkhỏi, ngoại trừ bởi tri thức. Vậy thì cái lợi nào sánggiá hơn?Côngdụngnào là nhiều hơn?”. Maythay, có đủ số người Hồi giáo ngày nay phản bác quanđiểm rằng khoahọcvà Hồi giáo là không đội trời chung.Thật ra,dẫubiết bầu không khí căng thẳng và phân cực giữathế giới Hồigiáo và phươngTâyhiện nay,nhưng chẳngcó gì bất ngờ là nhiều người Hồi giáo cảm thấy phẫn nộ khi bị cáo buộc là góp sức cho sự khuếch trương sức mạnhchính trị trong khihọ đang tiến tớinhững thành tựukhoa họcthậtsự. Cần chấn chỉnh lại Đángnói hơnnữa là lập luận cho rằng chủ nghĩa bảo thủ tôn giáogây cản trở cho sự tiến bộ khoa học trong thế giới Hồigiáo là do hệ thống nhà nước quanliêu, lạc hậu mà nhiều quốcgia OICthừa hưởng từ lâu từ những ôngchủ thực dâncủa họ, tuy nhiên cho đến nayvẫn chưa được thaythế. Rồisự thiếu ýchí chính trị để cản cách, để xử lí thamnhũngvà đại tu lại hệ thống giáo dục, trườngviện và quan niệmđang thất bại. May thay,mọi thứ đang thay đổi nhanhchóng. Điều quantrọng là cả nhữngngười theo đạo Hồi lẫn những người phiHồi giáo đềunhắctới thời điểm khiHồi giáo và khoahọckhôngcòn ‘lệch pha’ nữa, dẫu cho ở trongmột thế giới rất khác biệt.Điềunày quantrọng khôngchỉ cho khoa học một lầnnữa đơmhoa kết trái trong thế giới Hồi giáo, màcòn là một trong nhiềulộ trìnhhướng đếnmộttươnglai trong đó những tín đồ Hồi giáo sẽ nhìn thấy giá trị của nghiên cứu khoa họcdo tính hiếu kì chi phối, giống hệt như họ đã từng làm cách đây 1000 nămvề trước. Vậy làmthế nào đạt tới mục tiêu này? Bước đầu tiênai cũng thấy là sự đầu tư tài chính nghiêmtúc. Đã nhiều lần trong lịch sử cho thấynguồnquỹ đầu tư cho khoa họccàng lớn thì càng khuyến khích hoạtđộng khoahọc mạnhmẽ, và nhiều chínhphủ Hồi giáo, từ Malaysiađến Nigeria,hiện đang đầu tư tổng số tiền tương đối khácho những dự án mớivà hấp dẫn trongmột nỗ lực nhằm tạo ranhững trường viện nghiên cứutầm cỡ thế giới. Chẳng hạn,những ngườiđứng đầumộtvài bangthuộc Liên bang Vùng vịnh đang xây dựng nhữngtrường đại học mớivới nguồnlao độngnhập khẩu từ phương Tây cả về xây dựng lẫn quản lí. Nhưng không phải cứ tungtiền ra là giải quyết được vấn đề. Điều quan trọng hơnlà có ýchí chính trị để cải cách vàđảm bảo sự tự do tư tưởng thậtsự. Thídụ, Nader Fergany,tác giả đầu nhóm củaBáo cáo Phát triển Con người Arab năm2002 của Liên hiệpquốc, nhấn mạnhrằng cái cần thiếthơn hết là cải cách các trường viện khoa học, nhằm tôn trọngsự tự doquan điểmvà diễnđạt tư tưởng, đảm bảo giáo dục chất lượng cao cho tất cả mọi người, và chomột sự chuyểntiếp tăng tốc dần lênnhững xãhội xây dựngtrênnền tri thứcvà kỉ nguyên thông tin (Nature 444 33). Thí dụ của nhữngdự án mới ở Trung Đông gồmmộtchi nhánh của trườngđại học Carnegie Mellonở Qatar (ảnh trái) và trườngđại học Khoa học và Công nghệ Nhà vuaAbdullah (ảnhphải). Ảnh: CarnegieMellonQatar/MatinDurrani Những dự án tiên tiến Chúng tahãy thử nhìnvào TrungĐông, nơi ngườita có thể tìm thấy mộtsố dự án mới hấp dẫn đã nhận được sự quan tâm công chúngrộng rãi trongvùng. Trướctiên làmột công viên khoa họcmới mở cửa vào mùaxuân năm 2009 trong khu thủ phủ đang mở rộng gọi là Thành phố Giáo dụcở ngoại ô Doha,thủ đô của Qatar,nơi đặttrụ sở củamộtsố chi nhánh của mộtsố trường đại học hàngđầu thế giới, trong đó có trường CarnegieMellon, Texas A&M và Northwestern.Côngviên Khoa họcvàCông nghệ Qatar,cũng có trụ sở của Thànhphố Giáo dục, hivọng sẽ là một trungtâm cho các công ti công nghệ cao từ khắp nơi trên thế giới đến, cạnh tranh vớisự thành côngcủaThunglũng Siliconở California. Cũng thamvọng khôngkém là Trườngđại họcKhoa học vàCôngnghệ Nhà vua Abdullah (KAUST),trị giá 10 tỉ đô la,vừa mới hoàn thành trênbờ biển phíatây Saudi Arabia, gần thànhphố Jeddah. Thật khó tin nổi, trụ sở rộng mênhmông của trường đại học nghiêncứu quốc tế này, có thể cạnh tranh với những phòng thí nghiệmtiên tiến và mộtngân quỹ 1,5 tỉ đô la cho các trang thiết bị nghiên cứu trong 5 nămđầu tiên của nó,lại được xây dựng xongtrong vòng chưa tới ba năm. Trongmột động thái tiên phong, nó còn là họcviện giáo dụcbìnhđẳng trọn vẹn đầu tiên ở Saudi Arabia,chophép phụ nữ ngồi song hành cùng namgiới trong giảngđườngthay vì trong những phòng riêng biệt. Trường đại họctrên hứa sẽ cho các nhà nghiên cứutự dosáng tạo và đưa ranhững tiêu chuẩn nghiên cứu và giáo dục quốctế rất cao. Chương trình nghiên cứu được hoạchđịnh để hỗ trợ cho tương laihậu dầu mỏ của quốc gia trong những lĩnhvực thenchốt như khaithác năng lượngmặt trời vàphát triển nhữngcây lươngthực có thể tồn tại trong điều kiệnkhí hậu khô và nóng củaquốc gia. Nhiều trường đại học hàng đầu ở châu Âu và ở Mĩ đang khuachiêng kèn trống cùng với nó vì –người ta hi vọng – những độngcơ khoa học chứ khôngphải những động cơ tài chính. Thí dụ cuối cùnglà một dự án gọi là SESAME(ÁnhsángSychrotron cho Khoa học Thực nghiệm và Ứng dụng ở Trung Đông),sẽ là trungtâm nghiên cứu quốc tế trọng yếu đầutiên củavùng,với sự liều lĩnhhợp tác của các nhà khoa họcvà chính phủ trong vùng.Năm 1997, khiĐứcquyết định cho ngừng hoạt động thiếtbị nghiêncứu sychrotron BESSYcủa mình, nóđã đồng ý tặng lại cácbộ phậncủa nó cho dự án SESAME, dự án được phát triển nhanhchóng dưới sự đỡ đầu của UNESCO. Hiện nay, nó đangđược xâydựngở Jordan, saukhiđã trải quasự cạnh tranh quyết liệt từ những nước khác trong vùng. Nghiên cứu thựchiện tại SESAME sẽ bao gồmkhoahọc vật liệu,sinh học phântử,công nghệ nano,X quang,phân tích khảo cổ và nhữngứng dụng y khoalâm sàng. Nhữngthành viênhiện nay của nó, cùng với những ông chủ của nó, gồm có Israel,Chínhquyền quốc gia Palestine,Ai Cập,Thổ Nhĩ Kì, Iran,Pakistan, Bahrain, và Cyprus,và nhómnày có khả năng mở rộng thêm vài nước nữatham gia hợp tác. Chương trìnhkhoahọc mớisẽ bắt đầu vào năm 2012. Đối mặt với tương lai Vậy có một tương lai sáng sủahơn cho nền khoahọcở thế giới Hồi giáo hay không?Tất nhiên, cácnhà nghiên cứukhoahọc cầnđến nhữngnguồn tài chính tương xứng, nhưng để cạnhtranhtrên trườngquốc tế khôngchỉ đòi hỏi sự trang bị mới nhất, tối tânnhất. Toàn bộ cơ sở hạ tầng của môitrường nghiêncứu cần phải được giảiquyết, từ các chuyên viên phòng lab amtường cách sử dụngvà bảo dưỡngtrang thiết bị cho đếnviệc áp dụngsự tự do tư tưởng thật sự trongsố các nhà khoahọc,và mộtthái độ hoài nghilành mạnh và khuyến khích nghi vấn những kết quả thực nghiệm. Sự biến chuyển văn hóanày sẽ không diễnra trong ngày một ngày haivàđòi hỏi không chỉ ý chí chínhtrị, mà cònmột sự hiểu biết ý nghĩa thật sự của sự tự do tư tưởng lẫnbảnthân phươngpháp khoahọc.Thật đángtiếc, đây thường là cáiđang thiếu, ngaycả ở phươngTây. Một sự phụchưng vănhóa dẫn tới một xã hội trênnền tri thức là nhucầu cấp thiết nếunhư thế giới Hồi giáo chấp nhận và nắmlấy không chỉ nhữngviên gạch vàvữa hồ của những phòng nghiên cứu hiện đạicùng với những máy gia tốc hạt tiên tiến vànhững chiếc kính hiểnvi mà chúng cóthể chứa, mà còncả tinh thần hiếu kìđã chi phối nhân loại cố gắngđi tìmhiểu tự nhiên, cho dù cólàmkinh ngạc đáng sáng tạothiêngliêng, haychỉ là để biết vì saovà như thế nào các vật lại như chúng vốn có. (Trái sangphải), một nhà thiên văn học người Hồi giáo nghiên cứuchuyểnđộng củaMặt trời, sử dụng một quả cầu cầm tay vàkim labàn; địnhluật Snell, cólẽ nên gọi là định luật Sahl, để vinhdanh conngười đầu tiênthật sự đã tìm hiểu nó; và một dụng cụ đo sao bằngđồngthau từ khoảng 1350-1450,nó đượcdùng để đo vị trí của các ngôi sao.Nguồn: PhòngTrưng bày Nghệ thuật/Thư viện trường Đại học Istanbul/GianniDagli Orti/DavidParker/Thư viện ẢnhKhoa học Một thời kì vàngson của khoa học Thời kì rực rỡ nhất của những tiến bộ khoa họcduytrì liêntục trongnhững năm 1500giữa thời kì Hi Lạp Cổ đại và Thời Phụchưngchâu Âu xảy raở những trung tâmhọcthuậtlớn trênkhắp đế chế Hồi giáo trungcổ, thí dụ như Baghdad, Cairo, Cordobavà Samarkand.Chẳnghạn, ở Baghdadchúng ta tìm thấy quyển sách rất sớmvề đại số (gọi là Kitabal-Jebr,từ đó chúng ta suy ra từ “algebra” – đại số). Nó khônggiốngvới bấtki cái gì đã thấy trướcđó, vàlà mộtmô hình chuyển hóa từ công trình của nhà líthuyết số người Hi Lạp Diophantus.Donhà toán học thế kỉ thứ 9 al-Khwarizmibiên soạn,nó khuấy độngnhiều tiếnbộ to lớn trong lĩnhvực toánhọc, lát đường cho al-Kashingười BaTư thế kỉ 15ở Samerkand(người đã tính ra16 chữ số thập phâncủa π,cùng nhiều thành tựu khác),trước khi những người châu Âu giànhlại quyền lãnh đạo giớitoánhọc lần nữa. Abbasidcaliphal- Ma'munđã sáng lập một viện hànlâm mới ở Baghdad– NgôinhàThôngthái –và xây dựng những đài thiên văn ở Baghdadvà Damascus. Ông đã đỡ đầu chonhững dự án khoahọc lớn manglại những cải tiến to lớn đối vớinhững công trìnhthiên văn họcvà địalí củacác học giả người Hi Lạp như Ptolemy, nhữngtác phẩm mà các vị học giả người Hồi giáo, Cơ đốc giáo, và Do Thái ở việnhàn lâm Baghdad đã dịch sang tiếng Arab. Những tiến bộ trong y khoavà giải phẫu họcsẽ dẫn đến cácsách giáo khoa Arabdo cáchọc giả như al-Razi (Razes) vàIbn Sina(Avicenna) viết, thay thế cho những tác phẩm Hi Lạpcủa Galen và Hippocratestrong cácthư viện châuÂu thời trung cổ. Côngtrình triết học của IbnSina vàIbn Rushd(Averroës)ảnh hưởng đến những họcgiả châu Âusaunày như Roger Baconvà St ThomasAquinas. Bác sĩ al- Zahrawi(Abulcasis)người Cordobanđã phát minhra hơn200 thiết bị phẫu thuật – nhiềutrongsố đó vẫn được sử dụng ngày nay,thí dụ như forcep (kìm nha sĩ) và bơm tiêm phẫu thuật.Khoảng thời giannày, chúng ta còn chứng kiếnsự ra đời của ngành hóa học công nghiệp,với những phương pháp khoa họcphức tạp đáng chú ý được sử dụng trongthực tiễn bừabãi của ngànhgiả kimthuật, và những tiến bộ trong những lĩnhvực như quang học, với Ibn al-Haytham(Alhazen) cùng những thành tựu chỉ tới thời Newtonchâu Âu mới đuổi kịp.Trongmột thời kì kéo dài hơn nửathiên niên kỉ, ngôn ngữ khoa học quốc tế là tiếng Arab. [...]...Jim Al-Khalili, nhà vật lí hạt nhân lí thuyết tại trường đại học Surrey, Anh Ông còn là phát thanh viên và là tác giả quyển Ngôi nhà Thông thái, sẽ được nhà xuất bản Penguin phát hành trong tháng 9 tới . Khoa học trongthế giới Hồi giáo Tronghàng trăm năm trời, trong khichâu Âu đangđắm chìm trong Thời kì Tăm tối,thì đế chế Hồi giáo thời Trung cổ đang ở tiền tuyến của khoahọc– ngược hẳn. trungbình thế giới là 40, và140đối với nhữngnước phát triển. Trong ó, họ chỉ đónggóp1% số lượng bài báokhoa học đã côngbố của thế giới. Thật vậy, Atlas Khoa học và Đổi mới thuộc Thế giới Hồi giáo. lùi phản khoahọctừ mộtthế giới Hồi giáo vốn mangtínhbảothủ nhiều hơn. Tuy nhiên, điều đáng buồn làthực tế ngàynay nhiều tôn giáo trên thế giới xem các ngành khoahọc hiện đại như vũ trụ học vàthuyếttiến