LÝ DO NGHIÊN CỨU & ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do nghiên cứu Căn cứ theo Quyết định số 264/QĐ-UBND tỉnh Trà Vinh ký ngày 11 tháng 02 năm 2010 về kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu
Trang 1ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA THÍ SINH NGHIÊN CỨU SINH
Đề tài:
“Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội của nông hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”.
I LÝ DO NGHIÊN CỨU & ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do nghiên cứu
Căn cứ theo Quyết định số 264/QĐ-UBND tỉnh Trà Vinh ký ngày 11 tháng 02 năm 2010 về kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, mục tiêu là xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) trước mắt và lâu dài nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định kinh tế-xã hội, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả trên địa bàn tỉnh trong nỗ lực giảm nhẹ (BĐKH), đánh giá được mức
độ tác động của (BĐKH), và xác định được các giải pháp ứng phó với (BĐKH), nâng cao nhận thức và trách nhiệm tham gia của cộng đồng ứng phó một cách có hiệu quả với (BĐKH) tác động đến tỉnh Trà Vinh Đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần đáp ứng thực tiển đặt ra cho Chương trình ứng phó với (BĐKH) này tại tỉnh Trà Vinh Trọng tâm của đề tài là đánh giá khả năng thích nghi với (BĐKH) ở cấp độ nông hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh sẽ đóng góp vào thực hiện thành công nhiệm vụ đặt ra cho Chương trình ứng phó với (BĐKH) tại tỉnh Trà Vinh
1.2 Đặt vấn đề
Đồng bằng Sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố, là một vùng đất thấp, khá bằng phẳng, đặc trưng bởi hoạt động tương tác mạnh và đan xen giữa các hệ nước mặn với nước biển ngọt trên một không gian rộng lớn Toàn vùng có 22 cửa sông, lạch lớn, nhỏ với diện tích vùng triều khoảng 800.000 ha Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
là vùng có tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản trên cả 3 loại hình mặt nước: nước mặn, nước lợ, nước ngọt Hàng năm đóng góp khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước Tuy nhiên do địa hình thấp hơn mực nước biển, nằm ở vùng hạ lưu sông Mêkông, tiếp giáp với biển nên ĐBSCL phải đối mặt với nhiều thách thức môi trường, đặc biệt là tác động của (BĐKH) toàn cầu làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân
Trà Vinh là một tỉnh nằm ở phía Đông Nam của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa hai con sông lớn là Sông Tiền và Sông Hậu Diện tích tự nhiên 2.292,8 km2, dân số khoảng 1.062 nghìn người, chiếm 5,65% diện tích và 5,96% dân số ĐBSCL Địa hình chủ yếu là những khu đất bằng phẳng với độ cao trên dưới 1m
Trang 2so với mặt biển, riêng phần phía nam tỉnh là vùng đất thấp, bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều nơi chỉ ở độ cao 0,5-0,8 m nên hàng năm thường bị ngập mặn 0,4-0,8 m trong thời gian 3-5 tháng Với khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển, chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Nhiệt độ trung bình năm 26 - 27,6°C, số giờ nắng trung bình là 2.556 giờ/năm, lượng mưa hàng năm vào khoảng 1.520 mm, độ ẩm trung bình năm là 84% Tuy nhiên, yếu tố hạn chế của khí hậu là lượng mưa ít, lại tập trung theo mùa kết hợp với địa hình thấp, chịu ảnh hưởng của gió chướng, thuỷ triều cao gây ngập úng và hạn hán cục bộ, ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của cư dân tỉnh
Với những đặc thù về điều kiện tự nhiên trên cho thấy ít nhiều cũng có sự ảnh hưởng phát triển của tỉnh, trong đó có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung, cũng như ảnh hưởng đến sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh nói riêng Hiện tượng (BĐKH) đang là thách thức rất to lớn đối với phát triển kinh tế
của tỉnh Do đó đề tài “Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội của nông
hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” nhằm góp phần vào sự hiểu biết
về tác động của (BĐKH) đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về vấn đề (BĐKH) đã được nhiều tác giả rất quan tâm Do những hạn chế về thông tin và điều kiện nghiên cứu, dưới đây tác giả chi xin nêu một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
1.3.1 Tài liệu ngoài nước
Armi và ctv (2009) sử dụng cùng cách tiếp cận phân tích trên để nghiên cứu sự ứng xử thích nghi cấp độ cộng đồng đối với cơn lụt lớn năm 2007 tại thủ đô Jakarta của Indonesia Trong nội dung nghiên cứu về khả năng thích nghi cấp độ chính quyền địa phương và cấp độ cộng đồng, các tác giả tiến hành đánh giá các yếu tố định chế và thể chế, đánh giá rủi ro, sự điều hành và hệ thống cảnh báo thiên tai, các yếu tố về kiến thức, giáo dục và thông tin, các kỹ thuật thích nghi, nguồn lực kinh tế, định chế và mạng lưới, kiến thức và kỹ năng, cơ sở hạ tầng, và các chiến lược thích nghi cấp độ chính quyền và cộng đồng Về phương diện ứng dụng chính sách, kết quả nghiên cứu
đã chỉ ra những cách thức thích nghi phù hợp với địa bàn nghiên cứu
Wall và Marzall (2006) tiến hành nghiên cứu về khả năng thích nghi cấp độ cộng đồng ở nông thôn Canada Các tác giả sử dụng các biến số và chỉ số tập trung vào tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và khả năng thích nghi của cộng đồng Một nhóm chỉ số phản ánh tình trạng xã hội, con người, định chế, nguồn lực kinh tế và tài nguyên được đưa vào mô hình nghiên cứu liên hệ với hiện tượng BĐKH và sự thích nghi của cộng đồng
Trang 3Swanson và ctv (2007) đã phát triển một phương pháp nghiên cứu khả năng thích nghi đối với tác động của BĐKH ở các khu vực bị tổn thương ở nông thôn Canada Nghiên cứu đã phát triển các chỉ số dựa trên hệ thống thông tin địa lý- GIS về khả năng thích nghi của cộng đồng sống bằng nông nghiệp Nghiên cứu sử dụng 20 chỉ
số về khả năng thích nghi Các chỉ số này được chia thành sáu nhóm là nguồn lực kinh
tế (economic resources), kỹ thuật (technology), thông tin kỹ năng (information & skills), cơ sở hạ tầng (infrastructure), định chế (institutions), và công bằng (equity) Ngoài ra, phân tích không gian (spatial analysis) các chỉ số khả năng thích nghi và các định thức của nó cho 53 địa bàn nghiên cứu đã cho thấy khả năng thích nghi của hộ gia đình và cộng đồng đối với tác động của BĐKH tạo ra
Ivey và ctv (2004) đã phát triển một mô hình nghiên cứu về xây dựng khả năng cho cộng đồng để đối phó với vấn đề thiếu hụt nguồn nước do tác động của BĐKH tại vùng Ontario, Canada Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra các tiêu chuẩn trong mô hình nghiên cứu của mình để giải thích những vấn đề liên quan đến quản trị cấp độ địa phương và cộng đồng liên quan đến các yếu tố thể chế, chính sách, các đặc tính địa phương và cộng đồng, hành động theo nhóm, và nguồn lực kinh tế, tài nguyên và tài chính, nhân lực, thông tin, và yếu tố kỹ thuật Ngoài ra, phân tích tình huống (case analysis) cũng minh hoạ các yếu tố này đóng vai trò như thế nào trong các kinh nghiệm thích nghi thực tế, bao gồm sự phối hợp giữa các tác nhân quản lý nước và sử dụng nước, vai trò và trách nhiệm giữa các chủ thể này, sự hợp nhất giữa quản lý nước và quy hoạch sử dụng đất, sự tham gia của các chủ thể ở cấp độ hộ gia đình, cộng đồng, và địa phương Nghiên cứu này cũng tiến hành phân tích độ nhạy đối với khả năng thiếu hụt nước thông qua các biến thời gian và không gian
Schimmelpfennig và ctv (1996) cho rằng nền nông nghiệp Mỹ có một số khả năng thích ứng với BĐKH Các khả năng này bao gồm việc thay đổi các kiểu canh tác
và đa dạng mùa vụ, việc ấn định thời gian để thực hiện các hoạt động canh tác và đặc biệt là việc lên kế hoạch canh tác Các tác giả cho thấy rằng việc thích ứng ở từng mức
độ canh tác tùy thuộc vào đặc điểm của nông dân (chẳng hạn như khả năng của nông dân nhận định về vấn đề biến đổi khí hậu và đưa ra các quyết định đúng đắn), các yếu
tố địa lý (chẳng hạn như loại đất và chế độ nước), sự phổ biến của kỹ thuật công nghệ (chẳng hạn như loại vật nuôi/vụ mùa và kỹ thuật quản lý tưới tiêu), và khả năng thích ứng của mùa vụ/ loại vật nuôi đối với các điều kiện lý sinh
1.3.2 Tài liệu trong nước
Tuấn và ctv (2009) đã sử dụng cùng cách tiếp cận và khung nghiên cứu của EEPSEA ở trên để nghiên cứu về khả năng thích nghi cấp độ cộng đồng và chính quyền địa phương đối với thiên tai như bão và lũ ở Miền Trung Việt Nam Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như thảo luận nhóm FGD và phỏng vấn KII để
Trang 4đánh giá khả năng thích nghi trước-trong-sau thiên tai bão và lũ Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có nhiều cách thích nghi được áp dụng bởi chính quyền địa phương và cộng đồng để đối phó với hiện tượng bão lũ trong đó trung tâm kiểm soát bão lũ đóng một vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch và chuẩn bị đối phó giảm nhẹ và thích nghi với thiên tai Cộng đồng là nhân tố chính trong quá trình chuẩn bị đối phó và thích nghi với bão lũ Ngoài ra, việc thiếu hụt ngân sách, chuyên môn sâu, và phương tiện, thiết bị là những trở ngại chính cho quá trình thích nghi của cộng đồng Có sự phối hợp tốt giữa chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội với cộng đồng trong việc đối phó với thiên tai xãy ra Để đối phó và thích nghi, nhiều biện pháp thích nghi đã được sử dụng trước, trong, và sau bão lũ
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
1.4.1 Mục tiêu tổng quát của đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến kinh tế và xã hội của nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
1.4.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định khả năng tổn thương, thích ứng của nông hộ nuôi trồng thuỷ sản do tác động của biến đổi khí hậu, tập trung vào ảnh hưởng của mực nước biển dâng
Đo lường mức độ thiệt hại đến sản lượng và thu nhập của nông hộ
Tìm hiểu nhận thức của hộ nông dân đối với vấn đề (BĐKH) và các biện pháp ứng phó được triển khai của hộ
Xem xét và đánh giá việc lựa chọn các biện pháp đối phó hiện có đang được triển khai ở cộng đồng
Lựa chọn và đề xuất các phương án ứng phó và thích nghi cho hộ nuôi trồng thủy sản
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
- Ảnh hưởng của (BĐKH) đến sản xuất và thu nhập của nông hộ đến phạm vi và mức độ nào?
- Nông dân nhận định như thế nào về vấn đề (BĐKH) trước đó và trong thời gian tới? (Chẳng hạn như nhiệt độ, hiện tượng mưa, mức độ ngập lụt, mực nước biển dâng, xâm nhập mặn…)
- Những biện pháp thích ứng nào mà nông hộ đã thực hiện để thích ứng với vấn
đề (BĐKH)?
Trang 5- Đâu là những yếu tố chính ảnh hưởng đến các quyết định thích ứng của nông
hộ đối với vấn đề (BĐKH)?
- Đâu là những trở ngại đối với việc thích ứng và vai trò của các hộ nông dân, cộng đồng, chính quyền địa phương trong việc khắc phục những trở ngại trên?
- Đâu là những ảnh hưởng tiềm ẩn của (BĐKH) đối với nông hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn?
1.6 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, chủ yếu ở 3 huyện (Cầu Ngang, Duyên Hải và Trà Cú) Vì vị trí địa lý của 03 huyện nói trên là vùng ven biển, chiếm diện tích lớn cho nuôi trồng thủy sản Đây cũng là vùng có khả năng chịu tác động nhiều nhất của (BĐKH)
1.7 Đối tượng nghiên cứu
Các nhóm chính liên quan đến nghiên cứu như sau
Nông hộ tham gia trực tiếp nuôi trồng thủy sản theo các mô hình khác nhau (ví dụ: nuôi trồng độc canh, mô hình xen canh, mô hình luân canh) sẽ được quan tâm trong nghiên cứu Dự kiến số mẫu sẽ chọn theo phương pháp phân tầng, khoảng 200 hộ sẽ được chọn ngẫu nhiên để thực hiện phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi cấu trúc Các
hộ này được phân chia theo ba huyện nói trên tùy theo tỷ lệ số hộ tham gia sản xuất thủy sản của từng huyện, và từng mô hình Phỏng vấn các đối tượng là chuyên gia, là những cán bộ trực tiếp tham gia liên quan đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (chẳng hạn
Sở Nông nghiệp&PTNT, Sở Tài Nguyên ), quan trắc, dự báo thời tiết của tỉnh Dự kiến khoảng 30 mẫu theo bảng câu hỏi bán cấu trúc
II NHỮNG NỘI DUNG DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 2.1 Những luận điểm khoa học sẽ làm rỏ trong đề tài
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần sẽ làm rõ những vấn đề sau: (1) Hiện tượng biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập của nông hộ hay không? (2)
Xu hướng tác động của chúng ra sao? (3) Dự báo mức độ thiệt hại đến hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh trong những năm sắp đến nghiêm trọng như thế nào? Những giải pháp nào sẽ hạn chế tác động đến mức thấp nhất
2.2 Dự kiến các chương mục của đề tài
Đề tài bao gồm các chương mục như sau:
Chương 1: MỞ ĐẦU
Trang 61.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Đặt vấn đề
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
1.5 Phạm vi nghiên cứu
1.6 Đối tượng nghiên cứu
1.7 Mô tả tổng quát phương pháp nghiên cứu
Chương 2: HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI TRÀ VINH
2.1 Các mô hình nuôi trồng thủy sản tại Trà Vinh
2.2 Hiện trạng sản xuất, kinh tế-xã hội của nông hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn nghiên cứu
2.3 Các chính sách kinh tế- xã hội liên quan
Chương 3: CƠ SỚ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý thuyết
3.2 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chọn địa điểm và mẫu nghiên cứu: Tỉnh Trà Vinh Phương pháp thu thập số liệu: điều tra phỏng vấn hộ gia đình nuôi trồng thủy sản và các số liệu thứ cấp
Xây dựng bản phỏng vấn: phỏng vấn thử và hoàn chỉnh bản phỏng vấn hộ Phương pháp điều tra phỏng vấn : phỏng vấn trực tiếp hộ
Phương pháp và quy trình phân tích: phân tích thống kê mô tả và mô hình định lượng biến nhị phân, mô hình hàm sản xuất
Chương 4: KHẢ NĂNG TỔN THƯƠNG VÀ THÍCH ỨNG CỦA CÁC HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
4.1 Đặc điểm kinh tế xã hội nhân văn của các hộ nghiên cứu
4.2 Các yếu tố khí hậu thay đổi tại địa phương
4.3 Phân tích nhận thức của các hộ nuôi thủy sản về biến đổi khí hậu
4.4 Khả năng tổn thương
Trang 74.5 Khả năng thích ứng của hộ và cộng đồng
Chương 5: TÁC ĐỘNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ THU NHẬP CỦA HỘ
5.1 Cơ sở lý luận và mô hình ước lượng
5.2 Ước lượng mức độ thiệt hại sản xuất
5.3 Ước lượng thiệt hại đến thu nhập của hộ
Chương 6: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG
6.1 Cơ sở lý luận xác định các yếu tố ảnh hưởng
6.2 Các biện pháp sản xuất thích ứng của người nuôi thủy sản
6.3 Xác định mô hình nghiên cứu: mô hình nhị phân
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
Những kết quả chính của đề tài
Các giải pháp phát triển
Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khung nghiên cứu đối phó với biến đổi khí hậu và khả năng thích nghi (Climate change response framework and adaptive capacity)
Uỷ ban BĐKH thế giới (IPCC) đã phân loại cả hai loại chiến lược giảm nhẹ (mitigation) và thích nghi (adaptation) như là các chiến lược đối phó với BĐKH Trong khi chiến lược giảm nhẹ nói đến ảnh hưởng của con người lên BĐKH, chiến lược thích nghi lại liên quan đến việc điều chỉnh những tác động hay tổn thương của hệ thống lên BĐKH và những hậu quả của nó Phân tích thích nghi cần chỉ định các điều kiện và các chiến lược thích nghi xảy ra (thích nghi với cái gì?) Phân tích thích nghi cũng cần chỉ định hệ thống các thích nghi (ai và cái gì thích nghi?) Điều này có thể là con người, các hoạt động kinh tế và xã hội, hệ thống sinh thái và tự nhiên, tiến trình hay cấu trúc của
hệ thống Nó cũng cần xác định quá trình thích nghi diễn ra như thế nào Thích nghi được xem là quá trình thích nghi và kết quả hay điều kiện thích nghi Phát triển một chiến lược thích nghi liên quan đến quá trình đánh giá các phương án lựa chọn thích nghi tiềm năng (sự thích nghi tốt như thế nào?) Việc đánh giá thích nghi dựa trên các tiêu chuẩn như chi phí, lợi ích, công bằng, hiệu quả, sự khẩn cấp, và khả năng thực hiện
Trang 8Smit và ctv (2001) đã nhận dạng 6 yếu tố phản ánh khả năng thích nghi với BĐKH: nguồn lực kinh tế (economic resources), kỹ thuật (technology), thông tin kỹ năng (information & skills), cơ sở hạ tầng (infrastructure), định chế (institutions), và công bằng (equity) Bảng 1 trình bày tóm tắt nội dung các yếu tố này
Bảng 1: Các định thức/yếu tố về khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu
T
STT
1 Nguồn lực kinh tế Nguồn lực kinh tế lớn hơn sẽ làm tăng khả năng
thích nghi Thiếu hụt nguồn lực tài chính làm giới hạn lựa chọn thích nghi
2 Kỹ thuật Thiếu kỹ thuật làm hạn chế lựa chọn thích nghi
Trang 93 Thông tin và kỹ năng Thiếu nguồn nhận lực được đào tạo, có kỹ năng sẽ
làm giảm khả năng thích nghi của từng cá nhân/hộ gia đình Làm chủ thông tin nhiều hơn sẽ làm tăng khả năng thích nghi
4 Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng tốt sẽ làm tăng khả năng thích nghi vì
có nhiều lựa chọn hơn; Tính chất và vị trí của cơ sở
hạ tầng cũng tác động đến khả năng thích nghi
5 Định chế Các định chế xã hội hoàn thiện giúp giảm tác động
của rủi ro do BĐKH tạo ra và do đó làm tăng khả năng thích nghi Chính sách và thể chế có thể là trở ngại hay tăn cường khả năng thích nghi
6 Công bằng Phân phối công bằng các nguồn lực sẽ làm tăng khả
năng thích nghi Sự sẵn có và quyền sở hữu đối với nguồn lực là các yếu tố quan trọng
Nguồn: Swanson và ctv (2001).
Như vậy, dựa trên khung nghiên cứu lý thuyết về khả năng thích nghi với BĐKH
ở trên, khái niệm khả năng thích nghi được định nghĩa là tiến trình mà nông hộ nuôi trồng thuỷ sản điều chỉnh những yếu tố (bao gồm 6 yếu tố trong Bảng 1) để đối phó với hiện tượng BĐKH lên hoạt động nuôi trồng và đời sống xã hội của họ Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này khái niệm khả năng thích nghi chỉ đề cập đến loại thích nghi liên quan đến tiến trình điều chỉnh 6 yếu tố này đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Đây là một trong những hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn nghiên cứu tỉnh Trà Vinh
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thứ cấp: bao gồm những dữ liệu về biến đổi khí hậu (chẳng hạn như nhiệt độ,
mưa, lũ lụt, mực nước biển dâng và xâm nhập mặn) có được từ các đài khí tượng trong khu vực và các dữ liệu và tài liệu liên quan có sẵn Ý kiến chuyên gia được thu thập từ các nhà nông học ở các trang nghiên cứu và ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
- Sơ cấp: thu thập thông qua phần khảo sát kinh tế - xã hội của những hộ nông
dân nuôi trồng thuỷ sản bằng việc sử dụng bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn Phần khảo sát bao gồm những thông tin về mức độ thiệt hại, sự hiểu biết, thái độ và các phương pháp đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu cũng như những thông tin về sự tín nhiệm đối với những tổ chức giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu
Trang 103.2.2 Cơ sở lý thuyết và mô hình ứng dụng
a Cơ sở lý thuyết
Mô hình Ricardian là mô hình kinh tế lượng vi mô (Seo & Mendelsohn, 2008), thường sử dụng dữ liệu chéo (Kurukulasuruya & Mendelsohn, 2008) để phân tích tác động của BĐKH Mô hình được phát triển từ mô hình nghiên cứu giá trị đất phản ánh qua năng suất của nó do David Ricardo (1772 – 1823) đưa ra Trong mô hình, thu nhập ròng của nông hộ hay giá trị đất được phản ảnh qua năng suất đất đai Mô hình Ricardian cơ bản (1) biểu diễn thu nhập ròng của nông hộ (NI) phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào (T), yếu tố khí hậu (W), yếu tố thủy văn (H), yếu tố đất đai (S) và các yếu tố kinh tế xã hội của nông hộ (C), yếu tố sản lượng (q) và giá nông sản (Pq), và giá của yếu tố đầu vào (pt)
NI = ∑pq *q (T,W,H,S,C) - ∑pt*T (1)
Theo lý thuyết hàm lợi nhuận, và trong nghiên cứu này giả định rằng: “các nông
hộ luôn tìm cách tối ưu hóa lợi nhuận của mình dựa theo điều kiện sẳn có về các yếu tố đầu vào thay đổi, và họ sẽ chọn loại con giống, loại hình sản xuất, đầu vào sao cho họ đạt được lợi nhuận tối đa” Vì thế, giá trị đầu ra q sẽ là hàm số phụ thuộc yếu tố đầu vào (T) như: lao động, con giống, thức ăn; Các yếu tố như khí hậu (W) như nhiệt độ, lượng mưa; Đặc điểm kinh tế xã hội (C) của nông hộ ; Yếu tố đất đai (S) như độ phì, quy mô đất: Yếu tố nguồn nước (H); và các yếu tố khác (K) được thể hiện qua phương trình (2):
q = f(T,W,C,S,H,K) (2)
Từ đó hàm lợi nhuận (Thu nhập ròng) được biểu diễn lại như sau:
NI (T,W) = pq*q (T,W,C,S,H,K) – pt*T (3)
Như trên phân tích, tối đa hóa lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất và chúng cũng phụ thuộc vào các yếu tố sản xuất, vì thế hàm lợi nhuận lúc này là:
NI (pq, pt) = max q, T [pqq – ptT: (q,T) Є M; pq,pt>0] (4)
M là yếu tố sản xuất