1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn khoa kế toán thương mại Kế toán chi phí xây lắp công trình Si Lô Quảng Ninh

98 247 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 775 KB

Nội dung

Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công; chiphí thường xuyên MTC; tiền lương của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy; chiphí sửa chữa lớn MTC và các chi phí

Trang 1

TÓM LƯỢC

Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sảnxuất xã hội Nền sản xuất xã hội càng phát triển kế toán càng trở nên quan trọng và trởthành công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế của Nhà nước và của doanhnghiệp Để điều hành và quản lý được toàn bộ hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệpmột cách có hiệu quả nhất, các nhà Doanh Nghiệp phải nắm bắt được kịp thời, chính xác,các thông tin kinh tế về các hoạt động “chi phí đầu vào” và “kết quả đầu ra” Tất cả nhữngthông tin kinh tế liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp được kế toán vớichức năng phản ánh( thông tin) và kiểm tra để thu nhận xử lý, tổng kết một cách kịp thời,chính xác bằng một hệ thống các phương pháp khoa học của mình Thực tế cho thấynhững năm qua cùng với quá trình đổi mới đi lên của nền kinh tế đất nước cơ chế quản lýkinh tế cũng có sự đổi mới sâu sắc và toàn diện Để đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tếthị trường và sự đổi mới phát triển của nền kinh tế đất nước Bộ tài chính đã tiến hành xâydựng và áp dụng chế độ kế toán mới cho tất cả các Doanh Nghiệp Đây là bước cải cáchtriệt để, toàn diện hệ thống kế toán của Việt Nam trong những năm qua Xây dựng cơ bản

là nghành sản xuất vật chất, độc lập giữ vị trí quan trọng và tạo ra tài sản cố định cho nềnkinh tế quốc dân Do vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thực hiện cơ chế hạchtoán độc lập tự chủ, đòi hỏi các đơn vị xây lắp phải trang trải được chi phí bỏ ra và phải cólãi hơn nữa, hiện nay các công trình xây dựng cơ bản đang được tổ chức theo phươngthức đấu thầu đòi hỏi các Doanh Nghiệp phải hạch toán một cách chính xác chi phí bỏ ra,không lãng phí vốn đầu tư Mặt khác chi phí sản xuất làm cơ sở tạo nên giá thành sảnphẩm, hạch toán chính xác chi phí sản xuất sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí vào giáthành, giúp cho Doanh Nghiệp tính toán được kết quả hoat động kinh doanh Từ đó có cácbiện pháp kịp thời để đề ra nhằm tiết kiệm được chi phí hạ giá thành sản phẩm Một trongnhững công cụ thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đó là kế toán mà trọng tâm là kếtoán tổng hơp chi phí sản xuất và tính giá thành là yêu cầu thiết thực và là vấn đề đặc biệtquan tâm trong điều kiện hiện nay Trong quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và thực tậpCông ty cổ phần đầu tư xây dựng FODACON, em nhận thấy việc hạch toán chi phí côngtrình xây lắp có những bước tiến bộ và phát triển đáng kể , tuy nhiên nó có những bước

tồn tại cần hoàn thiện Do đó em chọn đề tài “ Kế toán chi phí xây lắp công trình Si Lô Quảng Ninh” cho đề tài khoá luận của mình.

GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Trang i

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận của mình, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin chânthành cảm ơn đến tất cả những thầy cô giáo Trường Đại Học Thương Mại đã truyềnđạt cho em những kiến thức hết sức quý báu trong suốt 4 năm học tập ở trường Emxin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Quỳnh Trang- Giáo viên hướng dẫn Khóa LuậnTốt Nghiệp đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận của mình

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựngFODACON và tập thể các chị phòng Kế toán- Tài chính đã giúp đỡ, hướng dẫn emtrong suốt thời gian em làm khóa luận, tạo điều kiện cho em trong việc thu thập dữliệu Đồng thời, tạo điều kiện cho em được tiếp cận với công tác kế toán thực tế, hiểu

rõ hơn giữa lý thuyết học tại trường và thực tế tại công ty

Tuy nhiên, vì thời gian có hạn, kiến thức cũng như khả năng làm bài của em cònhạn chế, vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót

Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh chị, bạn bè

để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Nhiễu

GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Trang ii

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vi

PHỤ LỤC vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết và ý nghĩa cuả đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu cụ thể: 3

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài: 3

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài: 4

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: 4

4.2 Phương pháp xử lí số liệu: 7

5 Kết cấu đề tài nghiên cứu: 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP 8

1.1 Cơ sở lí luận về kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp 8

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 8

1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp và chi phí xây lắp cơ bản: 8

1.1.3 Nội dung và phân loại chi phí xây lắp 9

1.1.4 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí xây lắp 11

1.1.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí: 11

1.1.4.2 Phương pháp tập hợp chi phí: 12

1.2 Nội dung nghiên cứu kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp 13

1.2.1 Kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam 13

1.2.1.1 Kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp theo quy định của VAS 01- Chuẩn mực chung: 13

1.2.1.2 Kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp theo quy định của VAS 02- Hàng tồn kho : 17

GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Trang iii

Trang 4

1.2.1.3 Kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp theo quy định của VAS 15- Hợp

đồng xây dựng 19

1.2.1.4 Kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp theo quy định của VAS 03- Tài sản cố định hữu hình 21

1.2.1.5 Kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp theo quy định của VAS 04- Tài sản cố định vô hình 23

1.2.2 Kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 24

1.2.2.1 Chứng từ sử dụng: 24

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng và vận dụng tài khoản: 26

1.2.2.3 Sổ kế toán: 38

1.2.3 Một số điểm mới giữa thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 22/12/2014 và quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006 liên quan đến kế toán trong đơn vị xây lắp 43

12.3.1 Về đơn vị tiền tệ kế tóan: 44

1.2.3.2 Về tài khỏan kế tóan 44

1.2.3.3 Về sổ kế tóan: 44

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí xây lắp công trình Si Lô Quảng Ninh tại công ty CP đầu tư xây dựng FODACON 45

2.1.1 Tổng quan về công ty CP Đầu tư xây dựng FODACON 45

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 45

2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh: 47

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý: 47

2.1.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: 49

Sơ đồ 2.2 : Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 50

( Nguồn: P.TCKT ) 50

2.1.1.4.2 Chính sách kế toán áp dụng: 51

2.1.2 Ảnh hường của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí xây lắp công trình Si Lô Quảng Ninh tại Công ty CP Đầu tư xây dựng FODACON 51

2.1.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố bên trong: 51

2.1.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài 52

GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Trang iv

Trang 5

2.2 Thực trạng kế toán chi phí xây lắp công trình Si Lô Quảng Ninh tại Công ty

CP đầu tư xây dựng FODACON 53

2.2.1 Đặc điểm chi phí xây lắp tại công trình Si Lô Quảng Ninh tại công ty CP Đầu tư xây dựng FODACON 53

2.2.1.1 Đặc điểm phân loại chi phí của công trình Si Lô Quảng Ninh tại công ty CP đầu tư xây dựng FODACON 53

2.2.1.2 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí 55

2.2.2 Thực trạng kế toán chi phí xây lắp Công trình Si Lô Quảng Ninh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng FODACON 55

2.2.2.1 Chứng từ sử dụng: 55

2.2.2.2 Tài khoản sử dụng: 57

2.2.2.3 Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 58

2.2.2.4 Sổ kế toán sử dụng: 64

CHƯƠNG 3: NHỮNG BẤT CẬP VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CTY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG FODACON 65

3.1 Nhận xét chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất tại công ty: 65

3.1.1 Những ưu điểm: 65

3.1.1.1 Trong tổ chức quản lí: 65

3.1.1.2 Trong tổ chức công tác kế toán: 65

3.1.2 Những hạn chế: 66

3.1.2.1 Về luân chuyển chứng từ: 66

3.1.2.2 Về chứng từ sử dụng: 66

3.1.2.3 Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 67

3.1.2.4 Về chi phí nhân công trực tiếp 67

3.1.2.5 Về chi phí sản xuất chung 68

3.2 Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí xây lắp tại công ty.68 3.2.1 Đề xuất thứ nhất: Về công tác luân chuyển chứng từ 69

3.2.2 Đề xuất thứ hai: Sử dụng bảng chấm công làm thêm giờ 69

3.2.3 Đề xuất thứ ba: Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 71

3.2.4 Đề xuất thứ tư: Về chi phí nhân công 72

3.2.5 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên kế tóan 73

3.2.6 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán 73

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp: 74

GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Trang v

Trang 6

KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Trang vi

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lí của đơn vị 47

Sơ đồ 2.2 : Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 50

Biểu 3.1 : Bảng chấm công làm thêm giờ 70

Biểu 3.2 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 71 Biểu số 01: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung Phụ lục Biểu số 02: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký- Sổ Cái Phụ lục Biểu số 03: Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ Phụ lục Biểu số 04: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký- Chứng từ Phụ lục Biểu số 05: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính Phụ lục

GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Trang vii

Trang 8

PHỤ LỤC

Phụ lục số 01 Danh sách nhân viên được điều tra

Phụ lục số 02 Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm

Phụ lục số 03 Bảng tổng hợp kết quả điều tra

Phụ lục số 04 Bảng tổng hợp câu hỏi phỏng vấn

Phụ lục số 05 Phiếu nhập kho

Phụ lục số 06 Phiếu xuất kho

Phụ lục số 07 Giấy đề nghị thanh toán

Phụ lục số 08 Phiếu xuất kho kiêm biên bản giao nhận hàng hóa

Phụ lục số 09 Phiếu chi

Phụ lục số 10 Bảng thanh tóan lương

Phụ lục số 11 Bảng chấm công

Phụ lục số 12 Giấy thanh toán tiền tạm ứng

Phụ lục số 13 Phiếu đề xuất vật tư

Phụ lục số 14 Phiếu kế tóan khác

Phụ lục số 15 Biên bản xác nhận giá trị hoàn thành

Phụ lục số 16 Sổ chi tiết tài khoản 621

Phụ lục số 17 Sổ chi tiết tài khoản 622

Phụ lục số 18 Sổ chi tiết tài khoản 623

Phụ lục số 19 Sổ chi tiết tài khoản 627

Phụ lục số 20 Sổ chi tiết tài khoản 154

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GVHD: ThS Nguyễn Quỳnh Trang viii

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết và ý nghĩa cuả đề tài nghiên cứu

a Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Về mặt lý luận:

Kế toán chi phí có vai trò vô cùng quan trọng tới hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thịtrường hiện nay cũng đều nhận thức được tầm quan trọng của nguyên tắc hết sức cơbản là phải làm sao đảm bảo lấy thu nhập bù đắp chi phí đã bỏ ra bảo toàn được vốn và

có lãi để tích luỹ, tái sản xuất mở rộng từ đó mới đảm bảo cho sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Chìa khoá để giải quyết vấn đề này chính là việc hạch toán ra sao

để cho chi phí sản xuất và giá thành ở mức thấp nhất trong điều kiện có thể được củadoanh nghiệp

Ngoài ra làm tốt công tác tập hợp chi phí sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn nhậnđúng đắn thực trạng của quá trình sản xuất, quản lý cung cấp thông tin một cách chínhxác kịp thời cho bộ máy lãnh đạo để đề ra các quyết sách, biện pháp tối ưu nhằm tiếtkiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanhnghiệp và cũng đồng thời giúp doanh nghiệp có sự chủ động sáng tạo trong sảnxuất kinh doanh

Đối với Nhà nước khi mỗi doanh nghiệp có sự thực hiện tốt về tập hợp chi phísản xuất sẽ giúp Nhà nước có sự nhìn nhận và xây dựng được những chính sách đườnglối phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng như tạo ra những sự tin cậy của cácđối tác trong hợp tác sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp

Để có thể tiến hành công tác kế toán chi phí một cách chính xác và phù hợp, kếtoán phải có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

để có thể thực hiện công tác hạch toán một cách tốt nhất

Trang 11

được nhiều sản phẩm và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình Nhiều công cụquản lý khác nhau đã được các nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng và kế toán là mộtcông cụ không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp Trong quá trình tập hợp chi phí, kếtoán cung cấp những thông tin cụ thể như: Thông tin về chi phí đầu vào qua hệ thốngchứng từ đầu vào của doanh nghiệp, thông tin về những chi phí đầu ra trong chi phíhợp lý của sản phẩm hoàn thành và những chi phí bất thường khác vượt trên định mứctrong giá vốn hàng bán.Trong một thời gian ngắn được tìm hiểu về chu trình hoạt độngcủa Công ty CP Đầu tư xây dựng FODACON, em nhận thấy công tác hạch toán chiphí xây lắp thực sự phức tạp Công ty thực hiện rất nhiều dự án ở nhiều tỉnh khácnhau,chi phí của công trình cần tương đối lớn, nguyên vật liệu chủ yếu như( thép, ximăng, cát, gạch, bê tông thương phẩm…) Vì vậy kế toán phải làm công tác hạch toánchi phí thực sự tỉ mỉ, chính xác cho từng lần nhập, xuất tuỳ theo yêu cầu thực tế củatừng công trình Bên cạnh đó, Công ty có rất nhiều các máy cẩu, máy khoan để thi công,chính vì thế, kế toán cần theo dõi và phân bổ khấu hao hợp lí tuỳ thuộc mức độ tham giavào từng công trình Do đó công tác kế toán chi phí thực sự cần thiết và được chú trọng tạitất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và FODACON nói riêng.

b Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:

Về mặt lý luận:

Kế toán chi phí sản phẩm xây lắp có ý nghĩa vô cùng đối với doanh nghiệp Khi

ta xác định được vai trò, mục tiêu, nội dung và phương pháp cung cấp thông tin của kếtoán chi phí xây lắp sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho các đối tượng khác nhau sửdụng thông tin kế toán, đặc biệt có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhà quản trịtrong doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng lợi nhuận của doanhnghiệp Khi có được những thông tin chính xác về chi phí nguyên vật liệu, chi phínhân công, chi phí chung liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản trị cóthể có những quyết định đúng đắn và đem lại hiệu quả cao

Về mặt thực tiễn:

Trong quá trình thực tập tại đơn vị, em đã được tiếp cận với công tác hạch toánchi phí xây lắp và nhận ra: nhiều chi phí sản xuất chung chưa được phân bổ hợp lí theotừng công trình, cũng như việc khấu hao máy móc trang thiết bị chưa được hợp lí

Trang 12

Ví dụ như nhiều chi phí nếu đúng thì kế toán phải ghi nhận vào chi phí quản lícủa công ty, nhưng do chi phí quản lí quá lớn, kế toán lại tiến hành cho vào chi phí sảnxuất chung của các công trình Đó là một điều bất hợp lí, làm sai nguyên tắc về kếtoán Hoặc, nhiều chi phí như mua bình Ắc Quy cho máy khoan, kế toán không cho nóvào công cụ dụng cụ để phân bổ, kế toán lại tiến hành hạch toán luôn vào TK 627 Emnghĩ đó là điều bất hợp lí Nhận rõ được những tồn tại trong công tác hạch toán tạicông ty và tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí xây lắp nên em đã nghiên cứu vàquyết định chọn đề tài:” Kế toán chi phí xây lắp công trình Si Lô Quảng Ninh tại công

ty CP Đầu tư xây dựng FODACON”

2 Mục tiêu cụ thể:

Về mặt lý luận:

Việc nghiên cứu đề tài này, em muốn theo dõi chi tiết chi phí của công trình, để

có thể quản lí tốt chi phí phát sinh của công trình, từ đó có được những đánh giá chínhxác về công tác kế toán chi phí tại công ty cũng như các doanh nghiệp xây lắp trên cảnước Khi đã quản lí tốt chi phí sẽ giúp cho nhà quản trị nắm bắt được tình hình thực tế

và dựa trên những thông tin đó để có những quyết định phù hợp

Về mặt thực tiễn:

Em muốn tìm hiểu những chế độ kế toán, các chuẩn mực nào đang được ápdụng tại doanh nghiệp và các quy định về công tác kế toán chi phí xây lắp tại công ty

Qua thời gian thực tế học hỏi, làm việc tại công ty, xem xét thực trạng công tác

kế toán chi phí xây lắp tại công ty và phân tích đánh giá ảnh hưởng của chúng Tiếnhành so sánh giữa lí luận và thực tiễn, từ đó chỉ ra được những ưu và nhược điểm Chỉ

ra những điểm mà bộ phận tài chính kế toán cần khắc phục, chỉ ra những nguyên nhân,tồn tại và trên cơ sở đó đề ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại trên Từ đócông tác kế toán tại công ty sẽ dần hoàn thiện

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài:

a Đối tượng nghiên cứu:

Với đề tài này, em sẽ nghiên cứu về cách kế toán tập hợp chi phí như: chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phísản xuất chung giữa lý thuyết và thực tiễn

Trang 13

Trong đó, đi sâu nghiên cứu quy trình tập hợp chi phí và phân bổ chi phí Em sẽnghiên cứu chi tiết tại một công trình đã thi công để xem xét công ty hạch toán như thếnào, từ việ kiểm tra hoá đơn chứng từ cho đến lên sổ sách kế toán.

b Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung: nghiên cứu theo chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/ QĐ - BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 và những sửa đổi hướng dẫn bổ sung theothông tư 200/2014/TT- BTC ban hành ngày 22/12/2014

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài:

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Dữ liệu em thu thập được ở cả 2 dạng sơ cấp và thứ cấp

- Cách thức thu thập:

a Phương pháp điều tra:

Nhằm có những thông tin chính xác về cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cũngnhư bộ máy kế toán và quy trình luân chuyển chứng từ ở các phòng ban, em đã tiếnhành điều tra nhân viên phòng kế toán, nhân viên phòng kỹ thuật và một số nhân viênphòng hành chính

Để có kết quả khách quan và chính xác, em đã sử dụng phiếu điều tra trắcnghiệm gồm 10 câu hỏi Em phát ra 10 phiếu và thu về 10 phiếu Qua phương phápnày, em đã thu được nhiều kiến thức thực tế như mô hình tổ chức của công ty như thếnào, cách thức hạch toán một số nghiệp vụ về trích trước, lương nghỉ phép…và một sốnội dung liên quan đến công trình

Thông qua quá trình điều tra, em đã biết được bộ máy kế toán của công ty tổchức theo mô hình tập trung và quy trình luân chuyển chứng từ khá chặt chẽ và hợp lí

Danh sách nhân viên được điều tra (Phụ Lục 01)

Trang 14

Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm (phụ lục 02).

Bảng tổng hợp kết quả điều tra (Phụ lục 03)

Qua đó, em thấy được bộ máy của công ty hoạt động khá chuyên nghiệp, mỗiphòng ban đảm nhiệm chức năng riêng Đặc biệt bộ phận vật tư, phòng kỹ thuật vàphòng kế toán có mối liên hệ mật thiết với nhau và chịu sự giám sát chặt chẽ của BanGiám Đốc

 Đối với Kế toán trưởng: Bên cạnh những vấn đề đã thu thập được từ phiếuđiều tra, em còn tiến hành phỏng vấn chị xung quanh vấn đề hạch toán chi phí đầu vàonhư thế nào? Cũng như quy trình luân chuyển chứng từ ra sao?

Qua đây em biết được, hàng tháng, kế toán công trình phải tiến hành lập bảng kêkèm theo hoá đơn mua hàng cũng như hoá đơn bán lẻ về những vật liệu nhỏ đã mua tạicông trường Tất cả các chi phí đầu vào đều được mở chi tiết cho từng công trình vàđược theo dõi sát sao Qua cuộc nói chuyện cùng chị, em làm rõ ra được nhiều vấn đềgiữa lí luận và thực tiễn có rất nhiều điểm khác nhau và rất có ích cho bài khoá luậncủa em

 Đối với Trưởng phòng kỹ thuật:

Em tiến hành phỏng vấn thêm những câu hỏi xung quanh chi phí phát sinh tạicông trường Qua đó em biết thêm, bên cạnh nhữnh chi phí đã có trong phương ánkinh tế (PAKT), có nhiều chi phí nhỏ lẻ có thể phát sinh được gọi là chi phí chung củacông trình và kế toán cần theo dõi từng chi phí nhỏ lẻ ấy để hạch toán chính xác chiphí của công trình

Mẫu câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục 04).

Trang 15

c Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Đây là phương pháp thu thập dữ liệu từ nguồn thông tin có sẵn gồm hai nhómtài liệu chính là: tài liệu pháp luật và tài liệu được cung cấp bởi phòng kế toán Vớimục đích nhằm so sánh giữa những quy định, những lý luận trong các văn bản mangtính pháp lý với những thông tin mà phòng kế toán cung cấp cũng như các bộ phậnkhác cung cấp Xem xét hoạt động của toàn doanh nghiệp cũng như hoạt động củaphòng kế toán có phù hợp với những quy định không? Có cần bổ sụng, điều chỉnh gìkhông? Từ đó có thể đánh khái quát hoạt động, sự hợp lý của tổ chức công tác kế toáncũng như toàn bộ hoạt động của đơn vị

Cụ thể:

 Về tài liệu pháp luật:

Trước hết phải kể đến Luật kế toán 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003; 26 chuẩnmực kế toán Việt Nam (trong 26 chuẩn mực này em đã nghiên cứu kỹ Chuẩn mựcchung, Chuẩn mực 01, 02, 03,04,15 và 16) Tiếp đến là QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày20/03/2006 và TT 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Ngoài ra, em còn tham khảoGiáo trình kế toán tài chính của Trường Đại học Thương Mại (NXB Thống kê/2010),một số luận văn khác trên trên thư việc trường Đại học Thương Mại và trên trang webhttp://ketoanthienung.net/he-thong-so-sach-chung-tu-bao-cao-ke-toan-moi-nhat.htm

 Về các tài liệu do phòng kế toán Công ty cung cấp:

Căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ (phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuấtkho ), Sổ Nhật ký chung, bảng tính lương em đã thu được những số liệu thực tế vềtình hình tập hợp CPSX sản phẩm xây lắp công trình Si Lô Quảng Ninh

Gồm thông tin về chi phí nguyên vật liệu, nhân công sản xuất, các CPSX chungkhác

d Phương pháp quan sát:

Trong thời gian thực tập tại Công ty CP đầu tư xây dựng FODACON, em tiếnhành quan sát quá trình luân chuyển chứng từ, lên sổ và lập báo cáo kế toán của cácchị trong phòng Tài chính- Kế toán của doanh nghiệp, từ đó giúp em hiểu hơn giữa lýthuyết và thực tiễn

Trang 16

Hơn thế nữa, em còn được trực tiếp xuống công trình thi công tại Quảng Ninh

để biết thực tế những công việc tại công trình và những phát sinh nhỏ lẻ mà công trìnhcần mua

Qua đó em nắm bắt được tình hình thực tế tại công trình cũng như những chi phíthực tế

4.2 Phương pháp xử lí số liệu:

- Phương pháp phân tích số liệu: Từ nhưng thông tin em thu thập được, em tiếnhành phân tích chúng theo từng giai đoạn, tiến độ công việc để biết được tỷ trọng củatừng khoản mục chi phí và tầm ảnh hưởng của chúng đến giá thành của công trình

- So sánh: Sau khi thu thập được dữ liệu em tiến hành so sánh chi phí thực tếphát sinh với phương án kinh tế cho hạng mục công trình đó, để biết được nó có vượtvới định mức không giúp cho công việc quản lí chi phí được tốt

5 Kết cấu đề tài nghiên cứu:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh muc bảng biểu, danh mục viết tắt, tài liệutham khảo, bài khoá luận của em gồm có 3 chương:

Chương I: Cơ sở lí luận về kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp

Nội dung của phần này bao gồm một số khái niệm về chi phí, các vấn đề liênquan đến xây lắp Quy định kế toán chi phí xây lắp theo chuẩn mực kế toán ViệtNam ,theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và có sự so sánh với thông tư số200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014

Chương II: Thưc trạng kế toán chi phí xây lắp công trình Si Lô Quảng Ninh tạiCông ty CP Đầu tư xây dựng FODACON

Nội dung của phần này bao gồm tổng quan về công ty CP Đầu tư xây dựngFODACON từ đặc điểm kinh doanh cũng như công tác tổ chức, công tác kế toán tạidoanh nghiệp Bên cạnh đó còn cung cấp cho người đọc nắm bắt được các nhân tố ảnhhưởng đến kế toán chi phí xây lắp và thực trạng công tác kế toán chi phí tại công trình

Si Lô Quảng Ninh

Chương III: Những bất cập và một số giải pháp để hoàn thiện công tác kế toántại doanh nghiệp

Nội dung của phần này nhằm cho người đọc nhận ra những vướng mắc cầnkhắc phục tại doanh nghiệp và những giải pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán hơn

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG

DOANH NGHIỆP

1.1 Cơ sở lí luận về kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

- Khái niệm chi phí: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tếtrong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặcphát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phânphối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.( theo VAS 01: khoản b đoạn 31)

- Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn

bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp

bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) đểtiến hành hoạt động kinh doanh” (theo Luật kế toán Việt Nam)

Chi phí sản xuất bao gồm:

Hao phí về lao động sống được hiểu là sức lao động được biểu hiện bằng tiềncông, tiền lương phải trả cho người lao động

Hao phí về lao động vật hóa là các chi phí về tư liệu lao động và đối tượnglao động như chi phí nguyên, nhiên vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí CCDC

- Khái niệm chi phí sản xuất của đơn vị xây lắp: là biểu hiện bằng tiền toàn bộhao phí lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà DN bỏ ra đểtiến hành hoạt động xây lắp trong một thời kỳ nhất định

- Hợp đồng xây dựng: hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sảnhoặc tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế,công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng.( Chuẩn mực số15- Đoạn 03)

- Chi phí của hợp đồng xây dựng: biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí về laođộng vật hoá, lao động sống và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp cần bỏ ratrong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng.( GT- Kế toán tài chính Đại học ThươngMại – TS Nguyễn Tuấn Duy, TS Đặng Thị Hoà- NXB Thống kê- 2010)

1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp và chi phí xây lắp cơ bản:

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuấtTSCĐ cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân Nó làm tăng sức mạnh về kinh tế,

Trang 18

quốc phòng tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội Một đất nước có một cơ sở hạ tầngvững chắc thì đất nước đó mới có điều kiện phát triển Như vậy việc xây dựng cơ sở hạtầng bao giờ cũng phải tiến hành trước một bước so với các ngành khác.

Sản phẩm xây dựng là các công trình sản xuất, hạng mục công trình, công trìnhdân dụng có đủ điều kiện đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng Sản phẩm của ngànhxây dựng cơ bản luôn được gắn liền với một địa điểm nhất định nào đó Địa điểm đó

là đất liền, mặt nước, mặt biển và có cả thềm lục địa Vì vậy ngành xây dựng là ngànhkhác hẳn với các ngành khác

Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng dài, cógiá trị rất lớn Nó mang tính cố định, nơi sản xuất ra sản phẩm, đồng thời là nơi sảnphẩm hoàn thành đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng Nó mang tính đơn chiếc vàmỗi công trình được xây dựng theo một thiết kế kỹ thuật riêng, có giá trị dự toán riêngbiệt và tại một địa điểm nhất định Điều đặc biệt, sản phẩm xây dựng mang nhiều ýnghĩa tổng hợp về nhiều mặt kinh tế, chính trị, kỹ thuật, mỹ thuật

Qúa trình từ khởi công xây dựng cho đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sửdụng thường là dài, nó phụ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật củatừng công trình Quá trình thi công thường được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giaiđoạn thi công bao gồm nhiều công việc khác nhau

Các công trình được ký kết tiến hành đều được dựa trên đơn đặt hàng, hợp đồng cụthể của bên giao thầu xây lắp Cho nên phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và thiết kế

kỹ thuật của công trình đó Khi có khối lượng xây lắp hoàn thành đơn vị xây lắp phải đảmbảo bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình

1.1.3 Nội dung và phân loại chi phí xây lắp

Trong DNXL, để phục vụ cho công tác quản lý chi phí và tính giá thành sảnphẩm, chi phí sản xuất thường được phân loại chủ yếu theo mục đích, công dụng Theotiêu thức này, CFSX bao gồm các khoản mục sau:

- Chi phí NVL trực tiếp: là toàn bộ chi phí NVL được sử dụng trực tiếp cho họatđộng xây lắp

- Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quátrình hoạt động xây lắp, bao gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả

Trang 19

- Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí sử dụng máy để hoàn thành sản phẩmxây lắp Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công; chiphí thường xuyên MTC; tiền lương của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy; chiphí sửa chữa lớn MTC và các chi phí khác của MTC.

Ngoài ra, chi phí sản xuất xây lắp còn có thể phân loại theo một số tiêu thức sau:

* Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế: Theo cách phân loại này, tất cả các chiphí có cùng nội dung, tính chất kinh tế không phân biệt nơi chi phí đó phát sinh ở đâu

và có tác dụng như thế nào được xếp vào cùng một loại gọi là yếu tố chi phí, bao gồm:

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu

+ Chi phí nhân công

+ Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài

Cách phân loại chi phí này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kếtoán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách hợp lí

* Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm hoànthành, gồm ba loại: Chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí hỗn hợp

* Căn cứ vào nội dung cấu thành chi phí, gồm hai loại: Chi phí đơn nhất và chiphí tổng hợp

Chi phí đơn nhất: chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành

Chi phí tổng hợp: chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tổng hợp lại theo cùng mộtcông cụ

Trang 20

* Căn cứ theo giai đoạn xây lắp:

- Chi phí ở giai đoạn chuẩn bị xây lắp: toàn bộ những khoản chi phí được phântích tính toán và xác định trong giai đoạn chuẩn bị xây lắp, bao gồm: chi phí thực hiệncông tác đấu thầu, hoàn tất công tác đấu thầu, hoàn tất các thủ tục đấu thầu, chi phí phá

1.1.4 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí xây lắp.

1.1.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí:

Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất phát sinhđược tập hợp theo phạm vi giới hạn đó Trong quá trình xây dựng công trình, các chiphí thường được phát sinh ở những tổ đội thi công khác nhau Do đó để xác định đúngđối tượng tập hợp chi phí cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:

- Tính chất tổ chức sản xuất, loại hình sản xuất và đặc điểm kinh doanh cũngnhư đặc điểm tổ chức sản xuất

- Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lí và khả năng, trình độquản lí của doanh nghiệp, trình độ càng cao thì đối tượng tập hợp chi phí càng cụ thể

Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí là khâu đầu tiên, cần thiết của côngtác hạch toán chi phí xây lắp Chỉ có xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí

Trang 21

mới có thể tổ chức tốt công tác hạch toán.Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí, kếtoán lựa chọn phương pháp hạch toán chi phí thích ứng

1.1.4.2 Phương pháp tập hợp chi phí:

Phương pháp tập hợp trực tiếp:

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh chỉ liênquan đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí riêng biệt Do đó ngay từ khâu hạchtoán ban đầu, chứng từ gốc phải ghi chép riêng rẽ chi phí cho từng đối tượng cụ thể tậphợp chi phí Căn cứ vào các chứng từ đó,kế toán quy nạp trực tiếp các chi phí cho từngđối tượng Trong doanh nghiệp xây lắp, kế toán thường sử dụng phương pháp này đểtập hợp chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

Phương pháp phân bổ gián tiếp chi phí sản xuất:

Phương pháp này áp dụng đối với những chi phí gián tiếp liên quan đến nhiềuđối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau mà không tổ chức ghi chép ban đầu riêngcho từng đối tượng được, trong trường hợp đó, chi phí phát sinh chung cho nhiều đốitượng được tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí Sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân

bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán Việc phân bổchi phí sản xuất gián tiếp được tiến hành theo trình tự sau:

- Lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lí và tính hệ số phân bổ chi phí

Tiêu thức phân bổ chi phí là tiêu thức đảm bảo được mối quan hệ tỷ lệ thuậngiữa tổng chi phí cần đươc phân bổ với tiêu thức phân bổ của đối tượng

Hệ số phân bổ được xác định như sau:

H=

Trong đó H : Hệ số phân bổ chi phí

C: Tổng chi phí cần phân bổ

Ti: Tổng đại lượng của tiêu thức phân bổ các đối tượng i

Tính mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng(i):

Ci= Ti x H

Trang 22

Tiêu chuẩn phân bổ thường được sử dụng là : Chi phí sản xuất, chi phí kếhoạch, chi phí định mức, chi phí NVL chính… trong các DNXL phương pháp này ítđược sử dụng.

1.2 Nội dung nghiên cứu kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp

1.2.1 Kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam

1.2.1.1 Kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp theo quy định của VAS

01-Chuẩn mực chung:

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêucầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanhnghiệp, nhằm:

a/ Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất;

b/ Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo cácchuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý cácvấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tàichính phản ánh trung thực và hợp lý;

c/ Giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phùhợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;

d/ Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tàichính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quyđịnh trong chuẩn mực này được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán, phảiđược áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi

cả nước Chuẩn mực này không thay thế các chuẩn mực kế toán cụ thể Khi thực hiệnthì căn cứ vào chuẩn mực kế toán cụ thể Trường hợp chuẩn mực kế toán cụ thể chưaquy định thì thực hiện theo Chuẩn mực chung

Như chúng ta đã biết, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác được ghi nhậntrong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớtcác lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợphải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy

Trang 23

Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phảituân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí Khi lợi ích kinh tế dự kiến thuđược trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xácđịnh một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ Một khoản chiphí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chiphí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.

Trong chuẩn mực này có 7 nguyên tắc kế toán và có sự tác động chi phối đến kếtoán chi phí xây lắp

Cơ sở dồn tích ( Đoạn 03)

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợphải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thờiđiểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặctương đương tiền Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tàichính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Nguyên tắc này có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kế toán chi phí xây lắp.Khi hoàn thành xong một công trình xây lắp,lúc có quyết toán công trình, kếtoán phải tiến hành xuất hoá đơn Sau khi xuất hoá đơn cho chủ đầu tư, dù rằng chưanhận được tiền họ trả nhưng kế toán vẫn phải ghi nhận doanh thu Nó tuân thủ nguyêntắc cơ sở dồn tích: phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào thời điểm phát sinh, không căn

cứ vào thời điểm thực tế

Hoạt động Liên tục (Đoạn 04)

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạtđộng liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần,nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt độnghoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khác vớigiả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phảigiải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính

Áp dụng nguyên tắc này đối với bộ phận kế toán chi phí xây lắp thì các báo cáo

về chi phí của đơn vị phải được lập dựa trên giả định doanh nghiệp đang hoạt độngliên tục và sẽ tiếp tục hoạt động liên tục (hay chính là hoạt động xây lắp của đơn vị

Trang 24

đang và sẽ tiếp tục diễn ra liên tục) trong tương lai gần mà không có ý định ngừng hoạtđộng sản xuất Trừ trường hợp khác với giả định này thì các báo cáo liên quan đến chi phíxây lắp sẽ được lập trên cơ sở khác và yêu cầu phải có giải trình cụ thể cơ sở mới này.

Giá gốc (Đoạn 05)

Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính theo sốtiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tàisản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc của tài sản không được thay đổitrừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể

Nguyên tắc này có ảnh hưởng rất lớn đến nguyên giá của TSCĐ của đơn vị xây lắp, tiêu biểu đó là ảnh hưởng đến nguyên giá của các loại máy cẩu tháp, máy xúc khi đơn vị mua về Giá gốc cuả các loại máy móc này phải được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đó trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của máy móc đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận và giá gốc của các loại máy móc này không được thay đổi trừ khi có quy định mới

Phù hợp (Đoạn 06)

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận mộtkhoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việctạo ra doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanhthu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thucủa kỳ đó

Khi tiến hành xây dựng hạng mục công trình, lúc tiến hành xuất hoá đơn chotừng lần thanh toán, kế toán cũng phải căn cứ vào khối lượng công việc hoànthành( căn cứ vào các chi phí đã tập hợp) Khi tiến hành ghi nhận doanh thu, kế toánphải hạch toán cả chi phí tương ứng với phần doanh thu đó

Nhất quán (Đoạn 07)

Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được ápdụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm Trường hợp có thay đổi chính sách

và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi

đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng thế, nguyên tắc nhất quán thực sự rấtquan trọng, đặc biệt là doanh nghiệp xây lắp Doanh nghiệp xây lắp phát sinh nhiều vật

Trang 25

tư xuất nhập kho, do đó cần phải có sự nhất quán trong kỳ kế toán ví dụ như vềphương pháp đánh giá hàng tồn kho… để tránh sự sai sót, nhầm lẫn trong BCTCcủa năm.

Thận trọng (Đoạn 08)

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính

kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;

c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn vềkhả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng

về khả năng phát sinh chi phí

Doanh nghiệp xây lắp có các hạng mục công trính lớn, giá trị tương đối cao.Trong khi tình hình kinh tế khó khăn, chúng ta không thể chắc chắn xây dựng xong ,chủ đầu tư trả tièn ngay, mà phải tính đến phương án họ sẽ nợ lại và rất khó đòi Do

đó, kế toán cần phải cân nhắc để trích lập các khoản dự phòng để tránh trường hợpmình không đòi được nợ và tương lai xa phải xoá nợ

Kế toán phải tuân thủ nguyên tắc Thận trọng một cách tuyết đối , khi phát sinhcác khoản nợ phải trả hay phát sinh chi phí, kế toán không được đánh giá thấp hơn giátrị của nó vì còn phải đề phòng đơn giá tăng do thay đổi thời gian Còn khi phát sinhcác khoản thu nhập hay ghi nhận giá trị tài sản, kế toán không được ghi giá cao hơn vìđối với khoản thu nhập thì chưa chắc thu được toàn bộ giá trị Và kế toán chỉ được ghinhận doanh thu khi có đủ tài liệu lieen quan đến hạng mục công trình như biên bảnthanh lý công trình, bản giá trị quyết toán có chữ ký và dấu của các bên lien quan Kếtoán phải ghi nhận chi phí khi có dấu hiệu về khả năng phát sinh chi phí như lươngcông nhật tăng, giá xăng dầu tăng…

Trọng yếu (Đoạn 09)

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếuchính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnhhưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính Tính trọng yếu phụthuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn

Trang 26

cảnh cụ thể Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện địnhlượng và định tính

Trong doanh nghiệp xây lắp, nguyên tắc trọng yếu ảnh hưởng không nhỏ đến sựphát triển của doanh nghiệp.Ví dụ như thông tin về đấu thầu, giao thầu , đó là nhữngthông tin trọng yếu, nếu như kế toán thu thập sai, hoặc không nhận ra được sự móc nốigiữa các đối tượng làm thông tin kế toán bị sai lệch sẽ ảnh hưởng đến quyết định kinh

Giá gốc hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong

kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng Giá vốn hàng bán được xác định theomột trong bốn phương pháp: Phương pháp đích danh, bình quân gia quyền, nhập trướcxuất trước, nhập sau xuất trước Ngoài ra trong giá vốn hàng bán còn bao gồm phầnđịnh phí sản xuất chung dưới công suất bình thường của máy móc thiết bị.( Đoạn 13)

a Phương pháp thực tế đích danh:

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhậpnào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính Đây là phương án tốt nhất, nótuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực

tế Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra Hơn nữa,giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉnhững doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặthàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng đượcphương pháp này Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể

áp dụng được phương pháp này

b.Phương pháp bình quân gia quyền.

Trang 27

Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trịtrung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho đượcmua hoặc sản xuất trong kỳ Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳhoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng , phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

 Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng)

Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàngxuất kho trong kỳ Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà

kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu

kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân:

Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giátrị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàngtồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)

Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toándồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hànhkhác Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời củathông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ

 Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thờiđiểm)

Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác địnhlại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân Giá đơn vịbình quân được tính theo công thức sau:

Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trịgiá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hànghóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế củaphương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốnnhiều công sức Do đặc điểm trên mà phương pháp này được ápdụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượngnhập xuất ít

Trang 28

c Phương pháp nhập trước xuất trước.

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản

xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sảnxuất ở thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tínhtheo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồnkho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còntồn kho

Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàngxuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghichép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tươngđối sát với giá thị trường của mặt hàng đó Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo

kế toán có ý nghĩa thực tế hơn

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tạikhông phù hợp với những khoản chi phí hiện tại Theo phương pháp này, doanh thuhiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rấtlâu Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tụcdẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lênrất nhiều

d Phương pháp nhập sau xuất trước.

Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì đượcxuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuấttrước đó Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lôhàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàngnhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ

Như vậy với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sátvới trị giá vốn của hàng thay thế Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo đượcyêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán Tuy nhiên, trị giá vốn của hàng tồn khocuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế

1.2.1.3 Kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp theo quy định của VAS

15-Hợp đồng xây dựng

Trang 29

Chuẩn mực số 15 được ban hành và công bố theo quyết định số BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng, gồm: Nộidung doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng; ghi nhận doanh thu, chi phí củahợp đồng xây dựng làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hợp đồng xây dựng và lập báo cáo tàichính của các nhà thầu

Đối với doanh nghiệp xây lắp, ta cần lưu ý những nội dung sau:

Chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm: (đoạn 16)

- Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng

- Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổcho từng hợp đồng cụ thể

- Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng

Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng bao gồm: (đoạn 17)

- Chi phí nhân công tại công trường, bao gồm cả chi phí giám sát công trình; Chi phí nguyên liệu, vật liệu, bao gồm cả thiết bị cho công trình;

Khấu hao máy móc, thiết bị và các TSCĐ khác sử dụng để thực hiện hợp đồng;

- Chi phí vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc, thiết bị và nguyên liệu, vậtliệu đến và đi khỏi công trình;

- Chi phí thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng;

- Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hợp đồng;

- Chi phí dự tính để sửa chữa và bảo hành công trình;

- Các chi phí liên quan trực tiếp khác Chi phí liên quan trực tiếp của từng hợpđồng sẽ được giảm khi có các khoản thu nhập khác không bao gồm trong doanh thucủa hợp đồng Ví dụ: Các khoản thu từ việc bán nguyên liệu, vật liệu thừa, thu thanh lýmáy móc, thiết bị thi công khi kết thúc hợp đồng

Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng xây dựng và có thể

phân bổ cho từng hợp đồng, bao gồm: (đoạn 18)

- Chi phí bảo hiểm;

Trang 30

- Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật không liên quan trực tiếp đến một hợpđồng cụ thể;

- Chi phí quản lý chung trong xây dựng

Các chi phí trên được phân bổ theo các phương pháp thích hợp một cách có hệthống theo tỷ lệ hợp lý và được áp dụng thống nhất cho tất cả các chi phí có các đặcđiểm tương tự Việc phân bổ cần dựa trên mức thông thường của hoạt động xây dựng.(Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từnghợp đồng cũng bao gồm chi phí đi vay nếu thỏa mãn các điều kiện chi phí đi vay đượcvốn hóa theo quy định trong Chuẩn mực "Chi phí đi vay")

Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồngnhư chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí triển khai mà khách hàng phải trả lại cho nhà

thầu đã được quy định trong hợp đồng (đoạn 19)

Chi phí không liên quan đến hoạt động của hợp đồng hoặc không thể phân bổcho hợp đồng xây dựng thì không được tính trong chi phí của hợp đồng xây dựng Các

chi phí này bao gồm: (đoạn 20)

- Chi phí quản lý hành chính chung, hoặc chi phí nghiên cứu, triển khai màhợp đồng không quy định khách hàng phải trả cho nhà thầu

đồng xây dựng khi hợp đồng được ký kết vào thời kỳ tiếp sau.(đoạn 21)

1.2.1.4 Kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp theo quy định của VAS 03- Tài sản

cố định hữu hình.

Trang 31

Chuẩn mực số 15 được ban hành và công bố theo quyết định số BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính

Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương pháp kế toán đối với tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, gồm: Tiêu chuẩnTSCĐ hữu hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghinhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý TSCĐ hữuhình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

Sau đây là một số quy định của chuẩn mực 03 áp dụng cho kế toán chi phí xây lắp: Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình: Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữuhình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau: (a) Chắc chắn thuđược lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (b) Nguyên giá tài sảnphải được xác định một cách đáng tin cậy; (c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (đoạn 06)

Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: (a)Nhà cửa, vật kiến trúc; (b) Máy móc, thiết bị; (c) Phương tiện vận tải, thiết bị truyềndẫn; (d) Thiết bị, dụng cụ quản lý; (e) Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản

phẩm; (f) TSCĐ hữu hình khác (đoạn 07)

TSCĐ hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vai tròquan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy, việc xácđịnh một tài sản có được ghi nhận là TSCĐ hữu hình hay là một khoản chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp (đoạn 08)

Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thốngtrong thời gian sử dụng hữu ích của chúng Phương pháp khấu hao phải phù hợp vớilợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp Số khấu hao của từng kỳ đượchạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giátrị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động tronggiai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theoquy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùngcho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác.”

Trang 32

Không chỉ đối với riêng doanh nghiệp sản xuất mà đối với mọi doanh nghiệpkhi mua sắm, sử dụng tài sản cố định hữu hình thì đều cần phải quan tâm đến việctrích khấu hao tài sản cố định hữu hình Dựa vào tình hình hoạt động sản xuất của đơn

vị mà kế toán chỉ lựa chọn phương pháp phân bổ chi phí khấu hao thích hợp, đảm bảosao cho chi phí khấu hao được ghi nhận phù hợp và có hiệu quả nhất Có thể áp dụngcác phương pháp tính khấu hao như ý 32 của Chuẩn mực này quy định: “32 Baphương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng;

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần;

- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm

Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thayđổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản Theo phương pháp khấu hao theo

số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu íchcủa tài sản Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sảnphẩm ước tính tài sản có thể tạo ra Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định

để áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải được thực hiện nhất quản, trừ khi có sự thayđổi trong cách thức sử dụng tài sản đó

Doanh nghiệp không được tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ hữu hình

đó khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh

Đối với doanh nghiệp sản xuất thì cần lưu ý đến phần nội dung “Khấu hao” từđiểm 54 đến 57: “ Giá trị phải khấu hao của TSCĐ vô hình được phân bổ một cách có

hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó Thời gian tínhkhấu hao của TSCĐ vô hình tối đa là 20 năm Việc trích khấu hao được bắt đầu từ khiđưa TSCĐ vô hình vào sử dụng

Trang 33

Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình làm căn cứ tính khấuhao cần phải xem xét các yếu tố sau:

(a) Khả năng sử dụng dự tính của tài sản;

(b) Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan đếnthời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiệntương tự;

(c) Sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ;

(d) Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thịtrường đối với các sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại;

(e) Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm tàng;

(f) Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng;

(g) Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chếkhác về quá trình sử dụng tài sản;

(h) Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình với các tài sảnkhác trong doanh nghiệp

Phần mềm máy vi tính và các TSCĐ vô hình khác có thể nhanh chóng bị lạc hậu

về kỹ thuật thì thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản này thường là ngắn hơn

Trong một số trường hợp, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình có thểvượt quá 20 năm khi có những bằng chứng tin cậy, nhưng phải xác định được cụ thể.Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải:

(a) Khấu hao TSCĐ vô hình theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính chínhxác nhất;

(b) Trình bày các lý do ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản trên báocáo tài chính.”

Cũng như đối với tài sản cố định hữu hình thì kế toán chi phí sản xuất cũng cầnphải quan tâm, chú ý đến cố tài sản cố định vô hình phục vụ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Chuẩn mực số 03, 04 cho biết nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình, vôhình, xác định nguyên giá, giá trị còn lại và khấu hao TSCĐ được cho vào chi phí sảnxuấy chung trong việc sản xuất sản phẩm Các khoản chi phí được cho vào nguyên giá

Trang 34

tài sản cố định từ đó làm thay đổi chi phí khấu hao TSCĐ, từ đó làm ảnh hưởng đếnchi phí sản xuất của doanh nghiệp.

1.2.2 Kế toán chi phí xây lắp trong doanh nghiệp theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006.

1.2.2.1 Chứng từ sử dụng:

Để phục vụ cho việc ghi sổ kế toán xây lắp, kế toán sử dụng các chứng từ sau:

- Phiếu nhập kho theo mẫu số 01- VT : phản ánh lượng nguyên vật liệu muacủa Nhà cung cấp nhập vào kho để phục vụ cho xây lắp

- Phiếu xuất kho theo mẫu số 02- VT: phản ánh lượng nguyên vật liệu thực tếxuất để thi công xây dựng công trình

- Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT: tuỳ vào từng nhà cung cấp Đối vớinhững nhà cung cấp lớn, họ xuất cho mình hoá đơn GTGT nhưng đối với những nhàcung cấp nhỏ lẻ, cán bộ kỹ thuật mua gần công trường thì họ chỉ có hoá đơn bán lẻhoặc hoá đơn bán hàng

- Giấy báo nợ, giấy báo có: Sử dụng chứng từ này khi có các giao dịch tại ngânhàng Khi công ty chuyển tiền cho các nhà cung cấp thì sẽ nhận được thông báo củangân hàng và sẽ hạch toán vào giấy báo nợ Còn khi công ty được chủ đầu tư chuyểnkhoản thanh toán tiền công trình, thì số tiền này sẽ được hạch toán vào giấy báo nợ

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: dùng để cho biết lượng hàng xuấtcho công trình, kèm theo thông tin về xe vận chuyển hàng của nội bộ công ty

- Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: cho biết số lương mà công tytrả cho người lao động, và cho biết số tiền bảo hiểm phải đóng cho người lao động,cùng với số tiền người lao động đóng BHXH trích từ lương của họ

- Hợp đồng giao khoán: sử dụng khi giao khoán với tổ đội về khối lượng côngviệc cần làm

- Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành và các chứng từ tự lập khác: sử dụngkhi công việ hoàn thành, hoặc làm các giấy tờ thanh toán tiền tạm ứng

Trang 35

BGĐ duyệt giấy đề nghị và tiến hành tìm nhà cung cấp và mua vật tư, sau khi hànghoá vận chuyển xuống công trường, thì thủ kho dưới công trường làm phiếu nhập kho,đồng thời trên công ty, kế toán căn cứ vào giấy nhập kho dứoi công trường, sẽ tiếnhành nhận hoá đơn GTGT của bên nhà cung cấp và làm phiếu nhập kho, và phiếu xuấtkho Đến hạn thanh toán, kế toán làm uỷ nhiệm chi chuyển tiền trả cho nhà cung cấp

và làm bút toán vào giấy báo nợ Cuối mỗi tháng, căn cứ vào bảng chấm công, kế toánlập bảng tính lương và lập phiếu chi, chi lương cho cán bộ, công nhân viên

1.2.2.2 Tài khoản sử dụng và vận dụng tài khoản:

a Tài khoản 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

1 Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trựctiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp,xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, kinh doanhkhách sạn, du lịch, dịch vụ khác

b) Chỉ hạch toán vào tài khoản 621 những chi phí nguyên liệu, vật liệu (gồm cảnguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ) được sử dụng trực tiếp để sản xuất sảnphẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh Chi phí nguyên liệu, vật liệuphải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng

c) Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên liệu, vậtliệu trực tiếp vào bên Nợ tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp" theotừng đối tượng sử dụng trực tiếp các nguyên liệu, vật liệu này (nếu khi xuất nguyênliệu, vật liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, xác định được cụ thể,

rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng); hoặc tập hợp chung cho quá trình sản xuất, chếtạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ (nếu khi xuất sử dụng nguyên liệu, vật liệu cho quátrình sản xuất sản phẩm, dịch vụ không thể xác định cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng

sử dụng)

d) Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển (nếu nguyên liệu, vật liệu đã được tậphợp riêng biệt cho đối tượng sử dụng), hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chi phínguyên liệu, vật liệu (Nếu không tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng) vào tàikhoản 154 phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ trong kỳ kế

Trang 36

toán Khi tiến hành phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu vào giá thành sản phẩm, doanhnghiệp phải sử dụng các tiêu thức phân bổ hợp lý như tỷ lệ theo định mức sử dụng,

đ) Khi mua nguyên liệu, vật liệu, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì trịgiá nguyên liệu, vật liệu sẽ không bao gồm thuế GTGT Nếu thuế GTGT đầu vàokhông được khấu trừ thì trị giá nguyên liệu, vật liệu bao gồm cả thuế GTGT

e) Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường khôngđược tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ mà phải kết chuyển ngay vào TK 632 “Giávốn hàng bán”

2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động

sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán

Bên Có:

- Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinhdoanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc TK 631 “Giáthành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ

- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào

TK 632 - Giá vốn hàng bán

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.

3 Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặcthực hiện dịch vụ trong kỳ, kế tóan sẽ ghi tăng chi phí nguyên vật liệu và ghi giảmnguyên vật liệu mua vào bằng cách ghi nợ cho TK 621 và ghi có cho TK 152

b) Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho)cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ và thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ, kế tóan ghi tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ghi tăng thuếGTGT được khấu trừ, đồng thời ghi tăng các khỏan phải trả khách hàng(nếu nhưchưa trả tiền) hoặc ghi giảm tiền mặt , tiền gửi ngân hàng( nếu như đã thanh toán)

c) Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt độngsản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, kế tóan ghi tăng cho

Trang 37

TK 152- nguyên vật liệu, đồng thời ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

d) Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường hoặchao hụt được tính ngay vào giá vốn hàng bán, kế tóan ghi Nợ cho TK 632- giá vốnhàng bán đồng thời ghi Nợ cho TK 621( giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)

e) Đối với chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợp đồng hợp táckinh doanh, căn cứ hoá đơn và các chứng từ liên quan, kế toán ghi tăng chi phí nguyênvật liệu trực tiếp chi tiết cho từng hợp đồng, ghi tăng số thuế GTGT được khấu trừđồng thời ghi giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng ( nếu như đã thanh toán) hoặc ghi tăngkhỏan phải trả cho khách hàng( nếu như chưa thanh toán)

- Định kỳ, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung (có sự xác nhận của các bên)

và xuất hoá đơn GTGT để phân bổ chi phí nguyên vật liệu sử dụng chung cho hợpđồng hợp tác kinh doanh cho các bên, kế tóan ghi tăng các khỏan phải thu khác( chitiết cho từng đối tác), ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đồng thời ghi tăng sốthuế GTGT phải nộp

Trường hợp khi phân bổ chi phí không phải xuất hóa đơn GTGT, kế toán ghigiảm thuế GTGT đầu vào bằng cách ghi Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

g) Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng

sử dụng nguyên liệu, vật liệu (phân xưởng sản xuất sản phẩm, loại sản phẩm, côngtrình, hạng mục công trình của hoạt động xây lắp, loại dịch vụ, ) theo phươngpháp trực tiếp hoặc phân bổ, kế tóan ghi Nợ cho TK 154- chi phí sản xuất kinhdoanh dở dang, hoặc ghi Nợ TK 631- giá thành sản xuất( Phương pháp kiểm kêđịnh kỳ), ghi Nợ TK 632- giá vốn hàng bán( phần vựợt trên mức bình thường, đồngthời ghi Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

b Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

1 Nguyên tắc kế toán:

a) Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vàohoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngưnghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn,

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trựctiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp

Trang 38

và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như: Tiền lương, tiền công, cáckhoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phícông đoàn, bảo hiểm thất nghiệp).

b) Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương, tiềncông và các khoản phụ cấp cho nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân viêncủa bộ máy quản lý doanh nghiệp, nhân viên bán hàng

c) Riêng đối với hoạt động xây lắp, không hạch toán vào tài khoản này khoảntiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân trựctiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công, khoản trích bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp tính trên quỹ lương phải trảcông nhân trực tiếp của hoạt động xây lắp, điều khiển máy thi công, phục vụ máy thicông, nhân viên phân xưởng

d) Tài khoản 622 phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh.đ) Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vàogiá thành sản phẩm, dịch vụ mà phải kết chuyển ngay vào TK 632 “Giá vốn hàng bán”

2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực

hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiềnlương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ

Bên Có:

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất,kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”;

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632

Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.

3 Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

a) Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và cáckhoản khác phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, kếtoán ghi tăng chi phí nhân công trực tiếp đồng thời ghi tăng các khỏan phải trả ngườilao động

b) Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất

Trang 39

nghiệp, các khoản hỗ trợ (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện ) củacông nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (phần tính vào chi phí doanhnghiệp phải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định, kế toánghi tăng chi phí nhân công trực tiếp đồng thời ghi tăng các khỏan phải nộp( BHXH,BHYT, KPCĐ, BHTN)

c) Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, Kế tóan ghi tăngchi phí nhân công trực tiếp đồng thời ghi tăng chi phí phải trả(TK 335)

d) Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả vềtiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế tóan ghi giảm chi phí phải trả đồngthời ghi tăng khoản phải trả nguời lao động

đ) Đối với chi phí nhân công sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Khi phát sinh chi phí nhân công sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh,căn cứ hoá đơn và các chứng từ liên quan, kế tóan ghi tăng chi phí nhân công trựctiếp( chi tiết cho từng hợp đồng) đồng thời ghi giảm tiền mặt, giảm tiền gửi ngân hàng

- Định kỳ, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí chung (có sự xác nhận của các bên)

và xuất hoá đơn GTGT để phân bổ chi phí nhân công sử dụng chung cho hợp đồnghợp tác kinh doanh cho các bên, kế tóan ghi tăng các khỏan phải thu chi tiết cho từngđối tác, ghi giảm chi phí nhân công trực tiếp và ghi tăng thuế GTGT phải nộp

Trường hợp khi phân bổ chi phí không phải xuất hóa đơn GTGT, kế toán ghigiảm thuế GTGT đầu vào bằng cách ghi Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

e) Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vàobên Nợ TK 154 hoặc bên Nợ TK 631 theo đối tượng tập hợp chi phí, đồng thời ghi Nợ

TK 632 phần vượt trên mức bình thừơng và ghi Có TK 622

c Tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công

1 Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi côngphục vụ trực tiếp cho hoạt động xây, lắp công trình trong trường hợp doanh nghiệp thựchiện xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợpbằng máy

b) Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn theo

Trang 40

phương thức bằng máy thì không sử dụng tài khoản 623 "Chi phí sử dụng máy thicông" mà hạch toán toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào các TK 621, 622, 627.

c) Không hạch toán vào TK 623 khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp tính trên lương phải trả công nhân sử dụng

xe, máy thi công Phần chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường khôngtính vào giá thành công trình xây lắp mà được kết chuyển ngay vào TK 632

2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công

Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công (chi phí vật liệu

cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của côngnhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy thi công ) Chiphí vật liệu, chi phí dịch vụ khác phục vụ cho xe, máy thi công

Bên Có:

- Kết chuyển chi phí sử dụng xe, máy thi công vào bên Nợ tài khoản 154 "Chiphí sản xuất, kinh doanh dở dang"

- Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường vào TK 632

Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công, có 6 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6231 - Chi phí nhân công: Dùng để phản ánh lương chính, lương phụ,

phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máythi công như: Vận chuyển, cung cấp nhiên liệu, vật liệu cho xe, máy thi công

Tài khoản này không phản ánh khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinhphí công đoàn theo quy định hiện hành được tính trên lương của công nhân sử dụng

xe, máy thi công Các khoản trích này được phản ánh vào tài khoản 627 "Chi phí sảnxuất chung"

- Tài khoản 6232 - Chi phí vật liệu: Dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu (xăng,

dầu, mỡ ), vật liệu khác phục vụ xe, máy thi công

- Tài khoản 6233 - Chi phí dụng cụ sản xuất: Dùng để phản ánh công cụ,

dụng cụ lao động liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công

- Tài khoản 6234 - Chi phí khấu hao máy thi công: Dùng để phản ánh chi phí

Ngày đăng: 15/05/2015, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w