Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
180,5 KB
Nội dung
Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Kế toán là một trong những thực tiễn quan trọng nhất trong quản lý kinh tế. Mỗi nhà đầu tư hay mỗi một doanh nghiệp cần phải dựa vào dựa vào công tác kế toán để biết tình hình của doanh nghiệp và kết quả hoạt động kinh doanh. Hiện nay nước ta đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước. Bởi vậy công tác quản lý đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức lớn. Mang trong mình trọng trách thu thập xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế cho nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, công tác kế toán cũng trải qua những cải biến sâu sắc phù hợp với tình hình thực tại của nền kinh tế. Qua thời gian tìm hiểu thực tế ở Công ty giống rau quả Trung Ương thuộc Tổng công ty rau quả và nông sản cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Thạc sỹ Đỗ Thị Phương và các cơ chú,anh chị phòng Kế toán tại Công ty giống rau quả trung ương nói riêng cũng như các phòng ban khác nói chung đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Báo cáo thực tập gồm 3 phần: Chương 1: Tổng quan về Công ty Giống Rau Quả Trung Ương. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán của Công ty giống rau quả Trung Ương. Chương 3: Thu hoạch và nhận xét. Tuy báo cáo thực tập của em được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo và các cơ các chú trong phòng kế toán của Công ty giống rau quả nhưng chỉ trong thời gian ngắn thực tập với trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ và chỉ bảo của thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đinh Thu Dung SV: Đinh Thu Dung Lớp: KT 11 - 21 Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIỐNG RAU QUẢ 1. 1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Giống Rau Quả Công ty Giống rau quả là một doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Tổng công ty rau quả Việt Nam, được thành lập theo 63 NN-TCCB/QĐ ngày 11/4/1988 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Công ty giống rau quả có trụ sở tại số 2 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội, với tên giao dịch quốc tế là VEGETABLE & FRUIT SEED COMPANY, tên viết tắt là VEGESEED. Công ty Giống rau quả là tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định của Nhà Nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ mẫu của doanh nghiệp nằm trong tổng công ty, là một trong mười hai đơn vị thành viên thuộc tổng công ty rau quả Việt Nam (nay là Tổng Công ty rau quả nông sản). Mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tông Công ty rau quả và nông sản. Số đăng ký của công ty: 108284 Mã số thuế: 0100114089 Hiện nay, tổng số cán bộ nhân viên của Công ty Giống rau quả là 59 người, cán bộ quản lý là 20 người. Từ năm 1988 đến nay quá trình phát triển của công ty chia làm 4 thời kỳ: - Thời kỳ 1988-1990: đây là thời kỳ hoạt đông theo cơ chế bao cấp, sản phẩm kinh doanh của thời kỳ này có nhiều lợi nhuận do Nhà Nước bao cấp về vốn, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Thời kỳ 1991-1995: đây là thời kỳ cải cách, cả nước hoạt đông theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Hàng loạt chính sách mới của Nhà Nước được ban hành và tiếp tục sửa đổi bước đầu khiến cho công ty lúng túng, bỡ ngỡ, vừa làm vừa tìm được hướng đi sao cho phù hợp với môi trường mới. - Thời kỳ 1996-2005: Công ty nằm trong hệ thống với các công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty rau quả nông sản hoạt động theo mô hình “Tổng Công ty 90”, Công ty giống rau quả đã từng bước ổn định, tháo dần được những khó khăn và chủ động mở rộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đặc biệt vài năm gần đây phát triển thêm một sổ lĩnh vực kinh doanh cây hoa cảnh, rau sạch đáp ứng nghu cầu khách hang, vì vậy doanh số tăng lên đáng kể, tạo ra những bước phát triển mới. Từ những kinh nghiệm đã có có trên thị trường, công ty đã tìm SV: Đinh Thu Dung Lớp: KT 11 - 21 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp cho mình hướng đi vững chắc hơn và từng bước tạo được uy tín vững chắc với bạn hàng trong và ngoài nước. - Thời kỳ 2006-2010: Là thời kỳ hội nhập và phát triển. Công ty đã ra sức tạo ra nhiều cơ hội làm ăn mới, đó là cơ hội và cũng là thách thức lớn với cả công ty. Năm 2010 là một năm có ý nghĩa quyết định bởi công ty sẽ thực hiện cổ phần hóa theo hướng đi mới của Nhà nước. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giống rau quả. 1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty * Công ty Giống rau quả có các chức năng sau: - Hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành nghề, lĩnh vực quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Tổ chức bộ máy kinh doanh phù hợp, đổi mới trang thiết bị đặt chi nhánh văn phòng đại diện của công ty trong và ngoài nước. - Mở rộng kinh doanh, lựa chọn thị trường, thống nhất thị trường giũa các đơn vị thành viên được xuất khẩu theo quy định của Nhà Nước. - Chiến lược sản phẩm, giá cả nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Quản lý và sử dụng nguồn vốn, đất đai, tài nguyên, các nguồn lực khác, đầu tư liên doanh liên kết, góp vốn, cổ phần hóa… * Công ty Giống rau quả có nhiệm vụ như sau: - Bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước giao. - Nộp ngân sách và địa phương. Thực hiện chế độ thu chi, hóa đơn chứng từ theo chế độ hạch toán của Nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh, thực hiện đúng đường lối chính sách của nhà nước. 1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giống rau quả. Công ty Giống rau quả là doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh các sản phẩm trồng trọt, công nghiệp chế biến rau quả; kinh doanh các loại giống rau quả, vật tư chuyên dung và ngoại thương, xuất nhập khẩu hoa quả. Đây là những mặt hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên và có tính thời vụ, do đó công ty phải tính toán dự trữ, tìm nguồn hàng để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng trong trường hợp khó khăn xảy ra như thiên tai, lũ lụt… làm ảnh hưởng đến nguồn hàng cung ứng. Hơn nữa chất lượng của sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người tiêu dùng. Vì vậy nó đòi hỏi một sự chặt chẽ trong việc tổ chức sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển hàng hóa. SV: Đinh Thu Dung Lớp: KT 11 - 21 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.2.2.1 Hình thức sở hữu vốn. Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số số 236/NN- TCCB/QĐ ngày 9 tháng 4 năm 1993 của Bộ trưởng Nông nghiệp và CNTP(nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) và giấy phép kinh doanh số 108284 ngày 25 tháng 2 năm 2003. 1.2.2.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất nông nghiệp, thương mại 1.2.2.3 Ngành nghề kinh doanh. - Trồng trọt, kinh doanh các loại giống cây phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Xuất nhập khẩu. - Sản xuất chế biến giống và nông sản. - Kinh doanh hàng nông sản và rau sạch. - Dự trữ quốc gia các loại giống rau quả. 1.2.2.4 Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty Giống rau Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt của các công ty muốn tồn tại và phát triển không những phải nắm bắt được nhu cầu thị trường mà còn phải hoàn thiện mọi mặt trong bộ máy tổ chức quản ký vô cùng quan trọng giúp công ty hoạt động hiệu quả. Hình thức quản lý của công ty Giống rau quả dựa trên nguyên tắc tập trung với chế độ một thủ trưởng. Căn cứ vào tình hình thực tế của công ty, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ Cấu trúc bộ máy quản lý của Công ty Giống rau quả (phụ lục 01) - Giám đốc công ty: là người phụ trách chung, có quyền hạn cao nhất trong công ty. Giám đốc đại diện pháp nhân của công ty và trách nhiệm trước Nhà nước và các cơ quan Pháp luật, trực tiếp quản lý phòng kế toán, phòng kế hoạch thị trường, phòng tổ chức hành chính. - Công đoàn: là các hoạt động văn thể mỹ, đời sống cho công nhân viên trong công ty, bảo vệ quyền lợi của nhân viên, phản ánh lên ban giám đốc nguyện vọng của công nhân viên trong công ty. - Hai phó giám đốc: Giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực chuyên môn của công ty theo sự phân công của giám đốc, chủ động giải quyết các công việc được giao. Một phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo về công tác kỹ thuật, công nghệ, vật tư, chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh lao đông. Một phó giám đốc phụ trách về các dự án đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, công tác xây dựng cán bộ nội bộ, phụ trách khối văn phòng cơ quan, phụ trách khối văn phòng, tiền lương. SV: Đinh Thu Dung Lớp: KT 11 - 21 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Phòng kế toán: Theo dõi các nghiệp vụ hạch toán, quản lý vốn, hàng hóa, doanh thu, chi phí, các khoản thanh toán với khách hàng, ngân hàng và ngân sách Nhà nước. - Phòng kế hoạch thị trường : Lập kế hoạch điều hành sản xuất kinh doanh, quản lý máy móc thiết bị, quản lý mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa, theo dõi tình hình kinh doanh của các cửa hàng. Ngoài ra phòng còn liên kết với các viện nghiên cứu, viện kỹ thuật nhằm dưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao. - Cửa hàng kinh doanh I, II, III: Kinh doanh các loại hoa, cây cảnh chủ yếu là các loại hoa phong lan. - Cửa hàng rau sạch: Cung cấp các loại rau quả sạch cho thị trường. - Trung tâm hoa quả Thường Tín: Là nơi nghiên cứu, khảo nghiệm các giống rau và cây trồng để phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời nhân giống cây sạch bằng phương pháp nuôi cấy mô. - Kho Thường Tín : Là nơi bảo quản, dự trữ các giống rau nội địa và ngoại nhập. Sơ đồ quy trình sản xuất và quy trình thương mại của Công ty giống rau quả (phụ lục 02). 1.3 Kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm 2008 và 2009 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh (phụ lục 03) Qua bảng BCKQHĐKD của Công ty giống rau quả trong 2 năm 2008 và 2009 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty rất tốt, các chỉ tiêu đều tăng rất cao. Doanh thu năm 2009 tăng tới 52,38 %, một con số mơ ước của tất cả các công ty. Tổng lợi nhuận sau thuế của năm 2009 tăng 39,29% cũng là một con số khẳng định sự phát triển nhanh, vượt bậc của công ty. Việc tăng lợi nhuận chủ yếu do công ty đã nhanh nhạy tìm hiểu được thị yếu của thị trường để nhập những giống cây thiết yếu, những giỏ lan đẹp, chất lượng, giá cả phải chăng…Lợi nhuận tăng không những góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên mà còn đóng góp vào ngân sách Nhà Nước một phần đáng kể. SV: Đinh Thu Dung Lớp: KT 11 - 21 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY GIỐNG RAU QUẢ 2.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 2.1.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán Hạch toán là công cụ quan trọng phục vụ cho công tác quản lý, tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó mà tổ chức công tác kế toán đóng vai trị quan trọng trong công tác quản lý. Hiện nay Công ty giống rau quả trung ương đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Trình tự ghi sổ kế toán của công ty được thể hiện theo sơ đồ (phu lục 04) 2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý cũng như yêu cầu công việc bộ máy kế toán của công ty bao gồm 4 người. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Đứng đầu là kế toán trưởng, dưới đó là 3 kế toán phụ trách từng bộ phận cụ thể. Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán của công ty giống rau quả (phụ lục 05) 2.1.2.2 Chức năng của từng phần hành. * Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán phù hợp với tổ chức tài liệu kế toán. Ngoài ra, kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán, công tác tài chính của công ty. Kế toán trưởng còn phụ trách một phần công việc nữa là kế toán TSCĐ. Sản xuất kinh doanh của công ty giống rau quả và đôn đốc, nhắc nhở các nhân viên kế toán cũng như các bộ phận có liên quan đến phòng kế toán trong công ty để hoạt động của phòng kế toán có hiệu quả tốt nhất. Tổ chức ghi chép kế toán, phản ánh trung thực kịp thời và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chế độ kế toán hiện hành, tổ chức bảo quản, lưu trữ * Thủ quỹ kiêm thủ kho vật tư bao bì: Chịu trách nhiệm quản lý nhâp xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu trên sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Đồng thời quản lý bao bì hạt giống (túi Opp, túi PE và các loại tem nhãn). Theo dõi vật rẻ tiền mau hỏng (về mặt số lượng) và vào sổ chi phí. * Kế toán tổng hợp: Tổng hợp khối văn phòng và khối nông trường trạm trại, đồng thời hoàn thành các quyết toán. SV: Đinh Thu Dung Lớp: KT 11 - 21 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp * Kế toán theo dõi hàng hóa và công nợ: Thanh toán trong nội bộ doanh nghiệp và thanh toán với ngân hàng. Phụ trách các sổ cái và các tài khoản: - Sổ Cái và tài khoản 331 – Thanh toán với khách hàng. - Sổ Cái và tài khoản 131 – Thanh toán với người mua. - Sổ Cái và tài khoản 141 – Tạm ứng. - Sổ Cái và tài khoản 138 – Phải thu, phải trả khác. - Sổ Cái và tài khoản 136 – Phải thu nội bộ. * Nhân viên hạch toán ban đầu: Có trách nhiệm thu thập các chứng từ gốc, định kỳ cho phòng kế toán tại công ty, tùy theo từng bộ phận kế toán liên quan sẽ có trách nhiệm ghi sổ các chứng từ này. 2.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 và kế thúc 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam. Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Qui đổi theo tỷ giá thực tế của Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá hạch toán theo hướng dẫn tại Thông tư 44 TC/TCDN ngày 8/7/1997 của Bộ tài chính, Thông tư 38/2001/TT-BTC ngày 5/6/2001 về hướng dẫn xử lý các chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp Nhà nước. - Chế độ kế toán áp dụng: Theo luật Kế toán Việt Nam do quốc hội ban hành. Công tác áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. - Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chứng từ. - Phương pháp đáng giá TSCĐ: Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại. + Phương pháp khấu hao TSCĐ áp dụng theo QĐ số 206/2003/QĐ/BTC. + Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, hạch toán theo phương pháp giá bình quân gia quyền. + Phương pháp xác định các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng: Thực hiện theo chuẩn mực hàng tồn kho và thông tư 89. + Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 2.3 Phương pháp Kế toán một số phần hành chủ yếu tại công ty Giống rau quả. 2.3.1 Kế toán nguyên vật liệu (NVL), công cụ dụng cụ (CCDC) 2.3.1.1 Đặc điểm về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Nguyên vật liệu chính chủ yếu được sử dụng trong sản xuất tại công ty : SV: Đinh Thu Dung Lớp: KT 11 - 21 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Quy trình nuôi cấy mô: Giống, đường, aga (thạch rau câu) và hóa chất là những NVL chính được sử dụng trong quá trình nuôi cấy mô. - Quy trình nuôi cấy tại vườn: Cây giống, phân bón, sơ dừa, râu là những nguyên liệu chính được sử dụng để trồng cây trong các chậu và khay. 2.3.1.2 Đánh giá NVL, CCDC * Xác định trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho: Trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho = giá mua ghi trên hóa đơn + các khoản thuế không được hoàn lại + chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua hàng – các khoản CKTM và giảm giá hàng bán nếu có . Ví dụ: Ngày 15 tháng 10 năm 2009, công ty mua 350 kg đường nhập khi, giá mua ghi trên hóa đơn là 16.000 đ/kg, VAT 10%, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 500.000 đ. Giá thực tế của NVL nhập kho là: (350 × 16.000) + (350 × 16.000) × 10% + 500.000 = 6.660.000đ * Xác định trị giá thực tế NVL, CCDC xuất kho Khi xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ công ty áp dụng theo cách tính giá bình quân cả kỳ dự trữ. Giá đơn vị hàng xuất kho= (Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ): (số lượng hàng tồn kho đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ) Ví dụ: Cuối tháng, căn cứ hóa đơn mua hàng, Kế toán tính giá đơn vị hạt giống rau cải xuất kho: Tồn đầu kỳ 90 kg cải, đơn giá 64.336 đ/kg Nhập trong kỳ 151.2 kg cải, đơn giá 63.800 đ/kg Giá đơn vị hàng xuất kho là = (90×64.336 + 151.2×63.800) : (90+151.2) = 64.000 đ/kg 2.3.1.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Phương pháp hạch toán chi tiết NVL, CCDC của Công ty giống rau quả là phương pháp ghi thẻ song song (phụ lục 06). * Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho… * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 152, TK 153, và các TK khác có liên quan. * Phương pháp kế toán: - Kế toán làm tăng NVL, CCDC: Ví dụ: Ngày 10/09/2009 mua 5 tấn hóa chất phục vụ cho quy trình nuôi cấy mô. Đơn giá 18.750.000 đ/tấn. Đã thanh toán bằng tiền mặt. Thuế suất thuế GTGT 10%. Căn cứ hóa đơn và phiếu nhập kho kế toán định khoản: SV: Đinh Thu Dung Lớp: KT 11 - 21 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nợ TK 153: 93.750.000đ Nợ TK 133: 9.375.000đ Có TK 111:103.125.000đ - Kế toán tổng hợp làm giảm NVL, CCDC: Ví dụ: Ngày 05/07/2009 xuất 1800 kg phân bón với đơn giá 35.500 đg/kg để phục vụ sản xuất. Căn cứ phiếu xuất kho, kế toán hạch toán: Nợ TK 621: 63.900.000đ Có TK 152: 63.900.000đ 2.3.2 Kế toán TSCĐ 2.3.2.1 Phân loại TSCĐ TSCĐ của công ty bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. + TSCĐ hữu hình bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc thiết bị; Thiết bị dụng cụ quản lý; Phương tiện truyền dẫn… + TSCĐ vô hình bao gồm: Phần mền máy vi tính; Nhãn hiệu hàng hóa; Bản quyền, bằng sáng chế… 2.3.2.2 Đánh giá TSCĐ Đây là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định theo nguyên tắc nhất định. TSCĐ của công ty được đánh giá theo nguyên giá TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ. * Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử + Chi phí khác Ví dụ: Ngày 15/02/2009 công ty mua một máy tưới cây tự động, giá mua 52.500.000 đ, chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử là 1.500.000 đ Nguyên giá TSCĐ = 52.500.000 + 1.500.000 = 54.000.000 đ * Phương pháp xác định giá trị còn lại của TSCĐ: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế Ví dụ: Tháng 08/2009 công ty thanh lý một máy photo, nguyên giá 65.575.000 đ, khấu hao được 54.550.000 đ. Giá trị còn lại của TSCĐ = 65.575.000 – 54.550.000 = 11.025.000 đ 2.3.2.3 Kế toán chi tiết TSCĐ * Kế toán chi tiết tại nơi bảo quản, sử dụng. SV: Đinh Thu Dung Lớp: KT 11 - 21 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ở nơi bảo quản, sử dụng, phạm vi quản lý người ta mở “Sở TSCĐ theo đơn vị sử dụng” . * Kế toán chi tiết tại phòng kế toán. Ở bộ phận kế toán người ta sử dụng “Thẻ TSCĐ” 2.3.2.4 Kế toán tổng hợp làm tăng giảm TSCĐ * Chứng từ kế toán sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ… * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 211 “TSCĐ hữu hình”, TK 213 “TSCĐ vô hình” * Kế toán tổng hợp làm tăng TSCĐ: Công ty mua sắm thêm máy móc, trang thiết bị cho các phòng ban và cho trung tâm nuôi cấy mô dưới Thường Tín. Ngoài ra công ty còn được tổng công ty cấp cho một số máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ kinh doanh và nghiên cứu… Ví dụ: Ngày 25/09/2009 công ty mua một số máy hút ẩm phục vụ quy trình nuôi cấy mô, tổng giá thanh toán là 263.025.000 (trong đó VAT 5%) công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí lắp đặt chạy thử do bên bán chịu. Kế toán hạch toán: Nợ TK 211: 250.500.000đ Nợ TK 1332: 12.525.000đ Có TK 112: 263.025.000đ * Kế toán tổng hợp làm giảm TSCĐ: Tại công ty TCSĐ giảm chủ yếu do thanh lý, nhượng bán khi không cần sử dụng đến hoặc sử dụng không mang lại hiệu quả kinh tế. Ví dụ: Ngày 07/09/2009 công ty thanh lý một máy đóng bao bì với nguyên giá là 125.550.000 đ, đã khấu hao 96.540.000 đ, chi phí thanh lý nhượng bán là 2.415.000 đ (VAT 5%) đã thanh toán bằng tiền mặt. Số tiền thu hồi tiền mặt từ việc thanh lý là 25.780.000 đ. Kế toán hạch toán : Bt1: Phản ánh nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 214: 96.540.000đ Nợ TK 811: 29.010.000đ Có TK 211: 125.550.000đ Bt2: Số tiền thu được từ việc thanh lý: Nợ TK 111: 25.780.000đ Có TK 711: 23.202.000đ Cú TK 33311: 2.578.000đ Bt3: Tập hợp chi phí thanh lý: SV: Đinh Thu Dung Lớp: KT 11 - 21 9 [...]... vụ kế toán của Công ty cũng như công tác kế toán sau này em rất cần phải liên tục trau dồi và tích lũy kinh nghiệm 3.2 Một số nhận xét về công tác kế toán tại Công ty giống rau quả Mặc dù trong thời tập có gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tế ít nhưng em cũng xin phép đưa ra một số nhận xét và một số ưu điểm và nhược điểm về công tác kế toán tại Công ty giống rau quả 3.2.1 Ưu điểm - Công ty. .. hướng hoàn thiện công tác kế toán tại công tác kế toán tại công tác tại công ty - Thứ nhất là về hình thức Kế toán: Công ty nên chuyển hình thức Kế toán thành hình thức Nhật ký chung Phương pháp này có ưu điểm là rõ ràng, dễ hiểu, mẫu số đơn giản, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán, thuận tiện cho việc cơ giới hóa công tác kế toán SV: Đinh Thu Dung 20 Lớp: KT 11 - 21 Báo cáo thực tập tốt nghiệp... có một hệ thống kế toán khoa học, có hiệu quả là điều vô cùng cần thiết đối với hoạt động của bất kỳ một cơ quan, tổ chức, nhà máy, xí nghiệp, Doanh nghiệp, Công ty nào Qua thời gian tìm hiểu thực tế ở Công ty Giống Rau Quả cùng với sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Thạc sỹ Đỗ Thị Phương và các cơ chú, anh chị trong phòng Kế toán của Công ty Giống Rau Quả và bằng những nỗ lực, cố gắng của bản thân em... trích theo lương - Các Nhật ký chứng từ liên quan - Bảng kê * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 334 “Phải trả người lao động” * Phương pháp kế toán Ví dụ: Cuối tháng 07/2009, kế toán tính tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân Trong đó: Lương của nhân viên bán hàng là 97.875.500đ, lương của nhân viên quản lý phân xưởng là 90.570.500đ, lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp: 110.125.500đ, lương của công nhân...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nợ TK 811: 2.300.000đ Nợ TK 1331: 115.000đ Có TK 111: 2.415.000đ 2.3.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.3.3.1 Kế toán tiền lương * Cách xác định tiền lương cơ bản: Lương cơ bản = Hệ số lương * Mức lương tối thiểu + Phụ cấp (Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định là: 650.000đ) * Chứng từ kế toán sử dụng: - Bảng thanh toán lương - Bảng phân bổ tiền lương và... đang sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ mà mẫu số kể toán của phương pháp này rất phức tạp nên việc ghi sổ kế toán đòi hỏi cán bộ công nhân viên kế toán phải có trình độ chuyên môn cao không thuận lợi cho việc cơ giới hóa công tác kế toán - Thứ hai là về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Công ty có nhiều khách hàng, ngoài những khách hàng đến mua trả tiền ngày, công ty còn nhiều khách hàng... bổ lương và các khoản trích theo lương… - Tk sủ dụng: TK 627 – Chi phí SXC - Phương pháp KT: Ví dụ: Căn cứ vào bảng phân bổ lương tháng 06/2009, kế toán ghi: Nợ TK 627: 110.234.300đ Có TK 334: 110.234.300đ * Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất của Công ty: - Tài khoản KT sử dụng: TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Phương pháp kế toán: Ví dụ: Cuối tháng 06/2009 (phụ luc 10), kế toán. .. hàng là 100.344.000đ Công ty nhận bằng tiền gửi ngân hàng Kế toán định khoản: Nợ TK 112: 100.344.000đ Có TK 515: 100.344.000đ 2.3.6.7 Kế toán chi phí tài chính * Nội dung doanh thu từ hoạt động tài chính: bao gồm chi phí tài chính của công ty như chi phí lãi vay… * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 635 – Chi phí tài chính * Phương pháp kế toán: Ví dụ: Ngày 31/08/2009 Công ty thanh toán cho ngân hàng khoản... khác có liên quan * Phương pháp kế toán tổng hợp tăng hàng hóa SV: Đinh Thu Dung 11 Lớp: KT 11 - 21 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ví dụ: Ngày 18/01/2009 Công ty mua 1 tấn giống rau cải Nam Định, đơn giá 37.500 đ/kg Công ty đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng Căn cứ phiếu nhập kho (phụ lục 07) kế toán hạch toán: Nợ TK 156 : 37.500.000đ Có TK 112 : 37.500.000đ * Phương pháp kế toán tổng hợp giảm hàng... - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911: 1.618.803.102đ Có TK 642 : 1.618.803.102đ -Kết chuyển thu nhập khác: Nợ TK 711: 330.931.821đ Có TK 911: 330.931.821đ -Kết chuyển lãi: Nợ TK 911: 3.206.009.498đ Có TK 421: 3.206.009.498đ 2.3.7 Kế toán vốn bằng tiền * Nội dung vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền trong Công ty giống rau quả trung ương bao gồm tiền mặt tại quỹ của Công ty, Tiền gửi ngân hàng . cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Báo cáo thực tập gồm 3 phần: Chương 1: Tổng quan về Công ty Giống Rau Quả Trung Ương. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán của Công ty giống rau quả Trung Ương. Chương. CÔNG TY GIỐNG RAU QUẢ 2.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 2.1.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán Hạch toán là công cụ quan trọng phục vụ cho công tác quản. thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIỐNG RAU QUẢ 1. 1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Giống Rau Quả Công ty Giống rau quả là một doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Tổng công