Tuy nhiên việc trồng trè cũng gặp một số những thách thức và khó khăn về điều kiện tự nhiên,do chè thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nóng , ấm nên nó tạo điều kiện cho một
Trang 1A- PHẦN MỞ ĐẦU
Cây chè có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, Như vậy nguyên sản của cây chè ở vùng khí hậu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới Tuy vậy cây chè cho đến nay đã được phân bố khá rộng rãi, từ 30 vĩ tuyến nam đến 45 vĩ tuyến bắc,
là những nơi có điều kiện tự nhiên khác xa với nơi nguyên sản Trong những điều kiện như vậy, muốn cho cây chè sinh trưởng bình thường và có năng suất phẩm chất tốt phải có trình độ khoa học cao trong canh tác Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét.Qua những công trình nghiên cứu cho thấy: sự tạo thành và tích lũy các vật chất khác nhau trong cây, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và phân bố theo từng vùng Tổng hợp các điều kiện ngoại cảnh là yếu
tố chủ yếu ảnh hưởng đến phẩm chất chè
Yêu cầu về điều kiện sinh thái thích hợp cho cây chè cơ bản là: đất tốt, sâu, chua, thoát nước, khí hậu ẩm và ấm
Ở miền Bắc chè được trồng chủ yếu các tỉnh : Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai Đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu chè ra nước ngoài mang lại nguồn lợi nhuận cao
Tuy nhiên việc trồng trè cũng gặp một số những thách thức và khó khăn
về điều kiện tự nhiên,do chè thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nóng , ấm nên nó tạo điều kiện cho một số loài sâu bệnh gây hại có cơ hội phát triển và lan rộng như rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ nâu,bọ xít muỗi,… điển hình nhất là rầy xanh hại chè
Rầy xanh tên khoa học Empoasca flavescens F là một trong những loại sâu hại chè quan trọng nhất ở các vùng sản xuất chè nước ta Rầy xanh gây hại làm giảm năng suất và chất lượng búp chè
Trang 2B-PHẦN NỘI DUNG
I.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI
Chè là cây trồng được thu hái quanh năm nên có thành phần sâu, bệnh hại rất phong phú Các loại sâu và bệnh hại chè thường gặp là: rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, thối búp, đốm nâu, phồng lá, chấm xám, thán thư,
1 Đặc điểm hình thái
Rầy trưởng thành: thân dài từ 2,5-4 mm, màu xanh lá mạ, đầu hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, hai cánh trước màu xanh trong suốt xếp úp hình mái nhà Rầy xanh thường đẻ trứng ở các mô mềm của búp chè, nhưng tập trung ở các đốt nối, một con rầy cái trưởng thành có thể đẻ trung bình khoảng 30 trứng và chúng có thể đẻ tối đa tới 150 trứng
Trứng: hơi cong hình quả chuối dài khoảng 0,8 mm, trứng mới đẻ màu trắng sữa, trứng sắp nở có màu lục nhạt
Rầy non: có 5 tuổi, có hình thái gần giống rầy trưởng thành nhưng không
có cánh, về màu sắc lúc mới nở (tuổi 1) có màu trắng, sang tuổi 2-5 có màu xanh vàng đến xanh lá mạ [1]
2.Đặc điểm gây hại
Cả rầy non và trưởng thành hút nhựa ở búp chè và lá non làm cho lá non cằn lại, mép lá cong lên như hình dạng cái thìa úp Nếu bị hại nặng, chóp lá bị khô có màu thâm đen và lan dần xuống 2 bên mép lá gọi là ”cháy rầy”
Rầy xanh thường ẩn mặt sau lá chè, thời gian phát dục của ấu trùng
thường 9-16 ngày tùy theo mùa (mùa hè thời gian phát dục ngắn hơn mùa thu, mùa xuân và mùa đông)
Rầy xanh gây hại quanh năm trên nương chè, nhưng nặng nhất vào tháng 3-5 và tháng 9-11
II.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP
1.Biện pháp canh tác
Trên cây chè cần áp dụng các biện pháp canh tác dưới đây:
Trang 31.1.Kỹ thuật làm đất trồng mới nương chè
Đất trồng chè phải chọn nơi không chứa kim loại nặng và có nguồn nước tưới không ô nhiễm
Làm đất để trồng mới nương chè phải đạt yêu cầu kỹ thuật là “sâu, sạch,
ải, sớm” Cày sâu toàn bộ bề mặt 20-25 cm, bừa san Sau đó cày phơi ải đất, bừa kỹ làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, kích thích vi sinh vật đối kháng và vi sinh vật phân giải chất hữu cơ hoạt động Khi không cày toàn bộ bề mặt, có thể đào rãnh để trồng chè Rãnh được đào sâu 40-45 cm, rộng 50-60 cm và lấp đất bề mặt xuống dưới, lấp đất cái lên trên cách mặt đất 5-10 cm
1.2.Trồng cây khỏe
Chọn cây chè giống đủ tiêu chuẩn: cây chè giống phải có 8-12 tháng trong vườn ươm với số lá thật là 6-8 lá trở lên; chiều cao cây là 20-30 cm (tùy giống), đường kính gốc là 3-5 cm (tùy giống), màu thân hóa nâu; lá to, dày, cứng, xanh thẫm hoặc xanh vàng (tùy giống), không có nụ, hoa, sạch sâu bệnh Bầu còn nguyên vẹn
1.3.Xới xáo mặt đất ở giữa các hàng chè
Cuốc xới một lớp đất mỏng 2-3 cm có tác dụng trừ diệt cỏ dại và một số sâu bênh hại chè Xới xáo được tiến hành 2 lần/năm: lần thứ nhất vào tháng
2-3 sau khi có mưa xuân và cỏ dại đã mọc nhiều; lần thứ 2 vào tháng 9-10 trước khi cỏ dại ra hoa
1.4.Tủ gốc cây chè
Sau khi trồng cây chè giống xong cần tủ gốc hai bên hàng hay ở từng hốc trồng Tủ gốc chè với chiều rộng 50-60 cm, dày 10 cm
1.5.Trồng xen
Khi chè ở giai đoạn cây con, có thể trồng xen một số cây vào giữa các hàng chè Cây trồng xen thường là cây làm phân xanh (cốt khí, muồng dùi đục, muồng lá nhọn, ) hoặc cây rau màu (lạc, đậu tương, đậu xanh, )
1.6.Trồng cây che bóng
Cây che bóng thường là cốt khí, muồng hoa vàng, muồng đen, muồng lá nhọn, bồ kết tây, Trồng cùng thời gian với trồng chè Đốn tỉa những cành thấp sát mặt tán chè của cây che bóng
1.7.Bón phân cân đối hợp lý
Chè trồng mới: bón lót phân hữu cơ 20-30 tấn/ha, phân lân 100-150 kg/ha Chè ở thời kỳ kiến thiết cơ bản: bón phân tùy theo tuổi của cây (Quy trình
kỹ thuật trồng chăm sóc và thu hoạch chè, 10TCN 446-2001)
Chè ở giai đoạn kinh doanh: phân hữu cơ cứ 3 năm bón một lần 25-30 tấn/ha, bón vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau Phân đạm, lân, kali không được rắc trên tán lá chè
1.8.Tưới nước hợp lý
Trang 4Tưới theo phương pháp phun mưa bề mặt với vòi tưới di động hoặc cố định Tưới nước hợp lý giúp cây chè sinh trưởng phát triển bình thường, hạn chế tác hại do bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện đỏ gây ra trong điều kiện khô hạn
1.9.Đốn chè đúng kỹ thuật
Đốn theo quy trình chu kỳ đốn 4 năm: thời kỳ đốn bắt đầu vào tháng 12 kết thúc vào tháng 1
Năm thứ nhất: đốn tạo khung tán và chiều cao (chiều cao 50-55cm), cắt
bỏ các cành không hiệu quả Các năm sau đốn trên vết đốn cũ từ 3-5 cm Sang năm thứ 5 quay về đốn cao vết đốn năm thứ nhất 1-2cm
Đối với nương chè già, suy thoái về năng suất thì tiến hành đốn đau và đốn trẻ lại và có chế độ chăm sóc riêng
1.10.Hái chè đúng kỹ thuật
Hiện nay có 2 Quy trình hái đó là: Quy trình hái san trật (quy trình cũ) và Quy trình hái cải tiến (quy trình mới)
Quy trình hái cũ làm cho nương chè lúc nào cũng có búp là nguồn thức ăn liên tục cho sâu hại làm cho sâu hại liên tục phát sinh, phát triển và thời gian cách ly cho thuốc ngắn không đảm bảo an toàn
Để đảm bảo canh tác chè an toàn hái kỹ theo quy trình hái cải tiến sẽ loại
bỏ được khá nhiều trứng rầy, nếu nương chè bị hại nặng kết hợp hái kỹ và phun thuốc rất có hiệu quả
Quy trình hái cải tiến:
Vụ xuân (từ tháng 3-5): hái cao hơn vết đốn 10-15cm hái kỹ và hái bằng, các lứa hái sau hái bằng
Vụ hè thu (từ tháng 6-10): lứa hái đầu tiên để chừa 1 lá cá và 1 lá thật tạo tán bằng hái kỹ, các lứa sau hái kỹ hái tạo sát mặt tán
Vụ thu đông: (từ tháng 11-12): hái sát mặt tấn và hái kỹ
Sau lứa hái tháng 4 và tháng 7 áp dụng sửa tán nhẹ loại bỏ toàn bộ cành
và búp vượt tạo tán bằng
Quy trình này tạo cho lứa hái giảm (15-18 lứa hái/ năm), thời gian 1 lứa hái dài (15-20 ngày/ lứa) thuận lợi cho thời gian cánh ly thuốc
2 Biện pháp sinh học
2.1.Bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên có sẵn trên nương chè
Để bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên trong sinh quần cây chè cần:
Cho các loài gây hại tồn tại ở mật độ thấp
Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý
Bảo đảm tính đa dạng thực vật trong hệ sinh thái cây chè
Không sử dụng thuốc hóa học bừa bãi, chỉ sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết, dùng thuốc đặc hiệu hoặc có phổ tác động hẹp, ít độc với thiên địch mà
Trang 5có hiệu quả cao với sâu hại, chỉ phun vào nơi có mật độ sâu và mức độ bệnh cao hơn ngưỡng gây hại kinh tế
2.2.Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học và thảo mộc
Sử dụng chế phẩm sinh học từ nấm Beauveria bassiana để trừ rầy xanh
Sử dụng chế phẩm thảo mộc và dầu khoáng để trừ dịch hại trên cây chè
Sử dụng thiên địch như các loài nhện, bọ rùa đỏ, bọ rùa carabid, chuồn chuồn và thả vào hệ sinh thái cây chè
3.Biện pháp thủ công
Thu bắt sâu
Cắt tỉa cành chè, lá chè và búp chè bị sâu bệnh hại
Phát cỏ dại trong nương chè
Dùng bẫy đèn bắt các loài rầy
4.Biện pháp hóa học
Chỉ dùng thuốc hóa học khi mật độ rầy xanh đạt cao hơn 5 con/khay và sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng
Các hoạt chất và thuốc thương phẩm tương ứng có thể tìm thấy trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt nam Trước khi
sử dụng xem kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc
III MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ RẦY XANH HẠI CHÈ PHỔ BIẾN
1.Hoạt chất Abamectin
- Nhóm Avermectin trừ côn trùng, trừ nhện và trừ tuyến trùng
- Nhóm độc IV (WHO)
- Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và nội hấp yếu
- Thuốc kích thích hoạt động của GABA Thuốc thấm nhanh vào biểu bì nhờ men translamilaza, nên thuốc ít bị ngoại cảnh tác động, hiệu lực của thuốc kéo dài Sau khi tiếp xúc với thuốc, côn trùng ngừng ăn ngay và chết vì đói
- Lượng dùng: dùng từ 5 đến 8 g ai/ha, pha trong 400 - 600 lít nước/ha
- Phun thuốc vào buổi sáng hoặc chiều mát
- Phun thuốc khi sâu tuổi nhỏ, mới xuất hiện
- Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày
Trang 62.Hoạt chất Emamectin benzoate
- Nhóm Avermectin trừ côn trùng
- Nhóm độc II (WHO)
- Thuốc trừ sâu không nội hấp, thẩm thấu mạnh vào mô lá, làm tê liệt côn trùng Tác động đến thần kinh côn trùng
- Lượng dùng: dùng từ 5 đến 6 g ai/ha, pha trong 500 - 800 lít nước/ha
- Phun thuốc vào buổi sáng hoặc chiều mát
- Phun thuốc khi sâu hại xuất hiện
- Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 3 ngày
3.Hoạt chất Etofenprox
- Nhóm Pyrethroid ether trừ côn trùng
- Nhóm độc IV (WHO)
- Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc
- Thuốc tác động đến thần kinh côn trùng
- Lượng dùng: dùng từ 70 đến 120 g ai/ha, pha trong 400 - 600 lít nước/ha
- Phun thuốc vào buổi sáng hoặc chiều mát
- Phun thuốc khi sâu tuổi nhỏ, mới xuất hiện
- Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày
3.Hoạt chất Imidacloprid
- Nhóm Neonicotionoid
- Nhóm độc II (WHO)
- Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và nội hấp Khi phun vào cây thuốc được hấp thu nhanh chóng và chuyển dịch hướng ngọn; thuốc nội hấp qua rễ mạnh
- Trong cơ thể côn trùng thuốc không bị phân ly, thuốc dễ dàng xâm nhập vào
hệ thần kinh trung ương; tác động như một chất đối kháng, bằng cách kết gắn với những thụ quan nicotenic sau khớp thần kinh trong hệ thần kinh trung ương côn trùng
- Lượng dùng: dùng từ 20 đến 35 g ai/ha, pha trong 400-600 lít nuớc/ha
- Phun thuốc vào buổi sáng hoặc chiều mát
- Phun thuốc khi rầy xuất hiện
- Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày
4.Hoạt chất Thiamethoxam
- Nhóm Neonicotionoid
- Nhóm độc III (WHO)
- Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn Thuốc hấp thu nhanh vào cây
và dịch chuyển hướng ngọn trong bó mạch
- Thuốc kích động thụ quan nicotinic axetylcholin, ảnh hưởng đến xynap trong hệ thần kinh trung ương côn trùng
- Lượng dùng: dùng từ 6 đến 8 g ai/ha, pha trong 500-600 lít nước/ha
- Phun thuốc vào buổi sáng hoặc chiều mát
Trang 7- Phun thuốc khi rầy xuất hiện
- Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày
Trên đây là một số loại thuốc trị rầy chủ yếu và đem lại hiệu quả phòng trừ cao Khi sử dụng cần lưu ý sử dụng đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng cách, đúng liều lượng và nồng độ và đảm bảo an toàn lao động
Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang Trung Đông giai đoạn
2006-2012
C- PHẦN KẾT LUẬN
Nhờ việc phòng trừ Rầy Xanh tốt nên phẩm chất cũng như chất lượng Chè được nâng cao rõ rệt Hiện nay, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới chỉ sau Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka và ngang hàng với Indonesia Chè là một loại cây trồng mang lại lợi ích kinh tế cao, một thức uống lý tưởng có nhiều giá trị về dược liệu
D -TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bài giảng Cây Công Nghiệp 1,GVC.ThS Bùi Xuân Sửu
2 http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A8_(th%E1%BB%B1c_v%E1%BA
%ADt)
3 Sản xuất chè an toàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp
4 http://khuyennonglamdong.gov.vn/
5 http://www.alanwood.net/pesticides/index.html
6 http://sitem.herts.ac.uk/aeru/footprint/en/Reports/8.htm
7.The pesticide manual, 2010
8 http://www.bvtvphutho.vn/Home/PrintStory.aspx?
distribution=30&print=true