1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

quy trình kỹ thuật trồng cây ngô

18 1,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Việt Nam nằm trong vùng sinh thái nhiệt đới thấp; cây ngô đã được đưa vào sản xuất cách đây 300 năm.. Những năm gần đây, nhờ có các chính sách khuyến khích của Nhà nước và nhiều tiến bộ

Trang 1

Đề tài:

” Quy trình kĩ thuật trồng cây ngô”

Giáo viên hướng dẫn:

Nhóm:

Danh sách sinh viên thực hiện:

Họ và tên Lớp Mã Sinh Viên

Đào Hoàng Thân GiCTB-k56 562489

Trang 2

TỔNG QUAN

• A ĐẶT VẤN ĐỀ

• B.NỘI DUNG

• 1 Chọn giống ngô

• 2 Thời vụ

• 3 Xử lý hạt giống trước khi gieo.

• 4 Đất trồng ngô

• 5 Mật độ khoảng cách

• 6 Bón phân cho ngô

• 7 Chăm sóc

• C.KẾT LUẬN

Trang 3

A- ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới, ngô là cây lương thực quan trọng bên cạnh lúa mì và lúa gạo Ở Việt Nam, ngô là cây thức ăn chăn nuôi

quan trọng nhất hiện nay 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ ngô; ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa

Gần đây, cây ngô còn là cây thực phẩm; người ta dùng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp vì nó sạch và có hàm lượng dinh dưỡng cao; ngô nếp, ngô đường (ngô ngọt) được dùng làm quà ăn tươi (luộc, nướng) hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu

Việt Nam nằm trong vùng sinh thái nhiệt đới thấp; cây ngô đã được đưa vào sản xuất cách đây 300 năm Những năm gần đây, nhờ có các chính sách khuyến khích của Nhà nước và nhiều tiến bộ kĩ thuật, đặc biệt là về giống, cây ngô đã có những tăng trưởng đáng kể về diện tích, năng suất và sản lượng

Trang 4

1 Chọn giống ngô

• Nên chọn giống ngô tốt, năng suất cao, có thời gian sinh

trưởng phù hợp Trên cơ sở giống ngô đã khuyến cáo để lựa chọn giống ngô cho phù hợp trong từng vụ, phù hợp với cơ cấu cây trồng ở địa

phương Né tránh những bất lợi, tận dụng tối đa những

thuận lợi về đất đai, nhiệt độ, ánh sáng Hiện nay, một số giống ngô lai tốt cho năng suất cao đang được khuyến cáo sử dụng như: ngô lai VN

885,LVN66, SK 100…

Trang 5

2 Thời vụ

Là 1 yếu tố khá quan trọng tuy nhiêntùy điều kiện cụ thể từng nơi mà chọn thời vụ trồng ngô cho thích hợp.

- Đối với ngô đông xuân thì gieo từ

15/11- 15/12.

- Đối với ngô xuân thì gieo từ 15/1- 15/2.

- Đối với ngô hè thu thì gieo từ đấu tháng

6 đến giữa tnág 7.

Trang 6

3 Xử lý hạt giống trước khi gieo.

Để phòng trừ sâu bệnh giai đoạn đầu vụ đồng thời tạo điều kiện thích hợp để thúc đẩy

quá trình mọc mầm của hạt ngô ta cần tiến hành

xử lý hạt giống trước khi gieo bằng phương

pháp:

- Ngâm hạt vqào nước vôi trong khoảng 4-8h để diệt nấm bệnh hoặc ngâm vào nước ở nhiệt độ 30-400C (2 sôi + 3 lạnh)

-Ngoài ra có thể sử dụng một số hóa chất để

ngâm hạt đem lại hiệu quả cao.

Trang 7

4 Đất trồng ngô

• Trồng ngô thích hợp

nhất là trên đất thịt nhẹ,

độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, đủ ẩm nhưng

không bị úng Do đó khi trồng ngô phải làm đất tơi xốp, sâu, thoáng, giữ

ẩm tốt, bừa kỹ sạch cỏ dại.

Trang 8

5 Mật độ khoảng cách

Mật độ trồng ngô phụ thuộc vào vùng sinh thái, mùa vụ, thời gian sinh trưởng của giống và điều kiện thâm canh Nguyên tắc chung là càng đi xa theo hướng từ Bắc vào Nam thì mật độ trồng tăng dần

Có điều kiện thâm canh tốt thì tăng mật độ… Để đảm bảo năng suất ngô cao và ổn định, xuất phát từ những kết quả thí

nghiệm đạt được và rút ra từ kinh nghiệm của các địa phương, Viện nghiên cứu ngô khuyến cáo nên áp dụng những công thức mật độ trồng ngô sau:

Trang 9

* Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống và đặc tính của giống ngô.

 + Đối với giống ngắn ngày: Mật độ 6-8 vạn

cây/ha.

Khoảng cách: 60cm x 25cm x 1cây.

+ Đối với giống trung bình: Mật độ 5-7 vạn

cây/ha.

Khoảng cách: 80cm x 40-50cm x 2cây.

+ Đối với giống dài ngày: Mật độ 4-5 vạn cây/

ha.

Khoảng cách: 70-80cm x 25cm x 1 cây hoặc

70cm x 40-50cm x 2 cây.

Trang 10

6 Bón phân cho ngô

Muốn cho ngô dạt năng suất cao phải bón đủ lượng phân bón và khi bón phân phải dựa vào mùa vụ, khả năng phát triển của rễ, thân, nhu cầu sinh lý về phân bón, đồng thời dựa vào hàm lượng dinh dưỡng trong

đất.

Lượng phân bón:

+ Phân chuồng: 10-15 tấn/ha.

+ Đạm Ure: 300-400 kg/ha.

+ Supe lân: 300-450 kg/ha.

+ Kali: 120-150 kg/ha.

Đối với đất bãi ven sông được bồi hàng năm, đất phát triển trên đá bazan thì không cần bón phân chuồng.

Trang 11

 * Cách bón:

- Đối với điều kiện ít phân với giống ngô dài ngày

+ Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 1/3 đạm (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt)

+ Bón thúc: bón làm 2 đợt:

Đợt 1: khi ngô 3-4 lá bón 1/3 đạm + 1/2 kali

Đợt 2: khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/2 kali

- Đối với điều kiện nhiều phân và giống ngô dài ngày

+ Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 1/3 đạm + 1/3 kali (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt)

+ Bón thúc: bón làm 3 đợt:

Đợt 1: khi ngô 3-4 lá bón 1/3 đạm

Đợt 2: khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali

Đợt 3: bón trước trổ cờ: 1/3 kali

Trang 12

7 Chăm sóc

• - Dặm hạt khi điều kiện thời tiết thuận lợi

• - Dặm bầu khi tranh thủ thời vụ lúc ngô 3-4 lá

• - Tỉa định cây lúc cây ngô 5 lá và

ổn định mật độ khi ngô 6-7 lá

• - Xới sáo để đất tơi xốp và giữ

ẩm, xới phá ván sau mưa vào kỳ cây con

• - Vun gốc vừa kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc đợt 1

• - Vun cao gốc kết hợp làm cở lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2

Trang 13

- Tưới nước: đựa vào nhu cầu sinh trưởng của cây tưới nước 3 lần:

+ Lần 1: khi cây 7-9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón

thúc

+ Lần 2: trước trổ cờ 10-15 ngày tưới ngập 2/3 luống

thấm đều rồi rút cạn.

+ Lần 3: sau thụ tinh xong tưới ngập 1/3 luống rồi rút

cạn.

Đồng thời khi tưới nước cần dựa vào thời tiết,

ẩm độ đất, đặc điểm giống.

Sau khi cây trổ cờ phun râu ta có thể tiến hành bấm bỏ 10-15% cờ trên cây sấu, hoặc bẻ cờ sau khi thụ tinh xong để tập trung đinh dưỡng về bắp hoặc thụ

phấn bổ khuyết.

Trang 14

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI BẮP

Trên ngô có các loại sâu bệnh hại thường gặp là: sâu xám, sâu đục thân và đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, đốm lá, bệnh phấn đen

Đối với sâu hại: ta cần thực hiện vệ sinh đồng ruộng, gieo đúng thời vụ, tâp trung, đúng mật độ, ruộng được dọn sạch cỏ dại, chăm sóc cây tốt để có thể chống chịu được với sâu hại hoặc có thể sử dụng 1 số loại

thuốc hóa học hoặc biện pháp sinh học để trừ sâu hại có hiệu quả.

Đối với bệnh hại: dùng biện pháp luân canh, xử

lý hạt giống trước khi gieo, sử dụng giống chống bệnh,

vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, tồn dư cây trồng, tăng cường bón vôi, kali để hạn chế mầm bệnh trong

đất Đồng thời bón phân thích hợp làm cho cây sinh

trưởng tốt hạn chế được bệnh cho cây ngô.

Trang 15

Một số loại sâu bệnh hại chính

Trang 16

C- KẾT LUẬN

Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, hiện nay, diện tích trồng ngô ở Việt Nam hàng năm vào khoảng 1,1 triệu ha, năng suất trung bình 43 tạ/ha, sản lượng dao động trong khoảng 4,5 - 5 triệu tấn/năm; chiếm vị trí thứ hai chỉ sau cây lúa nước Trong

khi đó, nhu cầu về ngô của nước ta hiện nay là trên 5 triệu

tấn/năm kể cả cho chế biến lương thực và chăn nuôi, hơn nữa,

tổng sản lượng ngô sản xuất vẫn chưa đủ cho nhu cầu trong nước, hàng năm vẫn phải nhập trên nửa triệu tấn

Đặc biệt, ngô còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, chúng

ta cũng đã bước đầu xuất bán được giống ngô sản xuất trong

nước Trong tương lai, khi đã sản xuất đủ cho nhu cầu nội địa,

chắc chắn ngô sẽ là mặt hàng xuất khẩu của nước ta giống như lúa gạo, vì nhu cầu lương thực và chế biến của thế giới cũng ngày một tăng, nhiều nước trên thế giới sử dụng ngô là lương thực

chính, trong khi các giống ngô được trồng ở Việt Nam đều có

chất lượng tốt

Trang 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giao trình Cây lương thực 1-Nhà xuất bản Đại học Nông Nghiệp Hà Nội

http://www.baovethucvatphuyen.com/QUY_TRiNH_Ki _THUAT_TRONG_NGO-f95.py

Trang 18

CẢM ƠN THẦY CÔ

VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG

NGHE

Ngày đăng: 14/05/2015, 21:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w