Luận văn Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc

55 1.2K 2
Luận văn Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc đạn cày sới, những dòng sông êm đềm và dữ dội tất cả đều có ở thơ Văn Đắc. Không chỉ cảnh sắc quê hương, mà ông còn viết lại sự cần cù lao động, tình yêu quê hương, tình thương giàu lòng nhân ái của con người Xứ Thanh. Nghiên cứu về thơ Văn Đắc là nghiên cứu về cả một cuộc đời của tâm hồn thơ ông. Công trình nghiên cứu này nhằm góp phần cho việc hỗ trợ giảng dạy chương trình địa phương Thanh Hóa. Đây sẽ là nguồn tài liệu phong phú để phục vụ cho việc dạy học. Từ những lí do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu về “ Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc” để góp phần làm nổi bật cho làn thơ ca Xứ Thanh, hiểu được vẻ đẹp của Xứ Thanh qua tâm hồn thơ Văn Đắc. 2. Lịch sử vấn đề Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Văn Đắc như: Phan Diễm Phương, Thơ Văn Đắc, Nxb Thah niên,1994; Mạnh Lê, Đọc tập thơ tình “ Lời cho em” của Văn Đắc, Nxb Thanh Hóa, 2003; Mạnh Lê, Thơ Văn Đắc ở tuổi “muộn mằn”, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh, 1991; Từ Nguyên Tĩnh: Văn Đắc đi tìm tên gọi của mình, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh,1997; Nguyên Minh Khiêm; Văn Đắc và nghệ thuật “găm thơ” vào người đọc, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh, 2009. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích sau: Thứ nhất góp phần làm rõ hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc Thứ hai: Thông qua đề tài này chúng ta nhận diện gương mặt tiêu biểu thơ Xứ Thanh và quan niệm trữ tình của thơ Văn Đắc 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc đặc biệt trên các phương diện: Quê hương, tình yêu và trăn trở cuộc sống qua 7 tập thơ tiêu biểu: Hai triền sông, Biển xanh, Muộn mằn. Đi tìm thời trai trẻ, Trái tim dọc đường, Lời cho em, Trăm tình và chương trình văn học địa phương Thanh Hóa ở THCS, THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu Thực thiện đề tài này chúng tôi tiến hành sử dụng một số phương pháp khoa học chính sau; Khảo sát, thống kê, phân tích. Điều tra lấy ý kiến. So sánh, giải thích, chứng minh. 6. Đóng góp của đề tài Góp phần làm rõ hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc qua đó thấy được vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Thanh qua một gương mặt thơ tiêu biểu. Đề tài cũng góp phần nhận diện một gương mặt thơ xứ Thanh. Đề tài này sẽ trở thành nguồn tư liệu cho chương trình giảng dạy văn học địa phương sau này cho sinh viên ngành sư phạm của tỉnh nhà. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ VĂN ĐẮC 1. Cuộc đời Văn Đắc nhà thơ, nhà văn Việt Nam và là cây bút tiêu biểu của xứ Thanh. Văn Đắc tên khai sinh là Nguyễn Tiến Tới. Sinh ngày 20111942 tại làng Triều nay là xã Quảng Trường –thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay thường trú tại tỉnh Thanh Hóa. Vùng biển Sầm Sơn đầy sóng và gió đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm hồn nhà thơ. Sầm Sơn nơi sinh ra và nuôi dưỡng tâm hồn lãng mạn nhưng mạnh mẽ, dứt khoát, hồn hậu, giàu tình yêu thương đối với thiên nhiên và con người. Hơn nữa Thanh Hóa lại là mảnh đất anh hùng đã góp công lớn trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Nơi đây đã trở thành nguồn thi liệu quan trọng để Văn Đắc sáng tác các tập thơ, trường ca và kịch cùng một số thể loại văn học, bút kí. 2. Sự nghiệp Văn Đắc tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Vinh năm 1996. Sau đó trở thành thầy giáo cấp 3 rồi giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm bồi dưỡng cho nhiều lớp học sinh giỏi của tỉnh. Văn Đắc thử bút với nhiều thể loại như thơ, trường ca, kịch, bút kí, phê bình và đã đạt đươc những thành công nhất định ở mọi thể loại tuy nhiên Văn Đắc vẫn được công chúng biết đến nhiều nhất gặt hái được nhiều thành công hơn cả đó là thể loại thi ca. Ở đề tàin ày chúng tôi nghiên cứu ông với vị trí là một nhà thơ. Văn Đắc thơ từ sớm nhưng ông thực sự được bạn đọc rộng rãi trong cả nước biết đến trong cuộc thi thơ của tuần báo văn nghệ (1969 – 1979) với chùm thơ: “Làng sơ tán” và “Dòng sông trong đêm”. Sau giải thưởng Văn Đắc tham gia dự khóa bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du (1974). Đến năm 1979 Văn Đắc quyết định “xếp giáo án” về công tác ở Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa và đi theo sự nghiệp sáng tác thơ văn. Từ năm 1973 đến nay Văn Đắc liên tiếp cho ra đời hàng loạt tác phẩm thơ văn: 1. Hai triền sông (Tập thơ) 2. Biển xanh (Tập thơ) 3. Muộn mằn (Tập thơ) 4. Đi tìm thời trẻ trai (Tập thơ) 5. Trái tim dọc đường (Tập thơ 6. Lời cho em (Tập thơ) 7. Trăm tình (Tập thơ) 8. Khúc hát từ nguồn nước (Trường ca) 9. Dòng sông và thành phố (Trường ca) 10. Trường ca thành Tây Đô (Trường ca) 11. Tôi nói, tôi người Thanh Hóa 12. Lê Hoàn (Kịch thơ) 13. Lời tâm huyết (Kich thơ) 14. Ngai vàng rung chuyển (Kich thơ) Ngoài ra còn có các bài viết bình luận văn học, bút ký in trên các báo trung ương và địa phương. Văn Đắc đã đạt nhiều giải thưởng đáng trân trọng. Giải thơ báo văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam 1969 – 1970 với bài “Làng sơ tán” 1. Giải thưởng 5 năm của UBND tỉnh Thanh Hóa 1991 – 1995 với tập “Muộn mằn”, 2000 – 2005 cho: “Trường ca thành Tây Đô” 2. Giải thưởng Lê Thánh Tông của Hội văn nghệ Thạnh Hóa cho các tập: Muộn mằn, Đi tìm thời trẻ trai, Trái tim dọc đường và Trường ca thành Tây Đô. Văn Đắc sáng tác từ khá sớm và là cây bút viết khỏe. Văn Đắc cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị. Ông làm thơ từ thời sinh viên có bài đăng trên báo văn nghệ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ ngày cả nước đánh Mĩ, Văn Đắc đã hòa giọng thơ mình vào trong tiếng thơ dân tộc. Văn Đắc đã tiếp nối giọng thơ Thanh Hóa từ thời kháng chiến chống Pháp như: Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên, Hữu Loan, Thơ Văn Đắc mạnh mẽ, ngang tàn, phóng túng, guốc, giàu chất hiện thực và hào sảng chất sử thi. Ở giai đoạn sau thơ Văn Đắc đi sâu vào hướng nội, cảm cái riêng tư ngẫm nghĩ về than phận con người. Văn Đắc cập nhật cuộc sống xã hội. Nhà thơ luôn ý thức được nghề nghiệp của mình chính bởi vậy ông luôn tiếp thu cái tinh hoa trong kho tàng tục ngữ ca dao từ truyền thống, các nhân vật lịch sử với sự đổi mới trong thơ hiện đại để làm mới thơ của riêng mình. Thơ của Văn Đắc bởi vậy không mai một, dậm chân tại chỗ dù đó là ngòi bút của người có tuổi, thơ ông luôn có tính mới trong mọi thời đại. Những chùm thơ gần đây đã có sự đổi mới về cách viết: nhịp điệu, câu chữ. Cách xuống dòng không còn gò bó theo thể loại mà theo mạch tư duy theo ý đồ nội dung cần diễn đạt luôn đi tới tận cùng cái bản ngã con người. Văn Đắc đã góp phần làm giàu cho kho tàng văn học xứ Thanh, đưa văn học xứ Thanh đến với đông đủ bạn bè trên cả nước. Văn Đắc đã tạo được giọng thơ mới trên tao đàn thi ca dân tộc, một phong cách rất riêng, rất Văn Đắc mà không thể lẫn vào ai được. Giọng thơ ấy mang đậm sự mộc mạc, tao nhã nhưng rất đỗi thiết tha, sâu lắng và nó chân thành như chính trái tim gân guốc của người xứ Thanh quê ta vậy CHƯƠNG 2 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ VĂN ĐẮC 2.1 Tình yêu xứ Thanh tha thiết 2.1.1 Quê hương trong dòng chảy thời gian Quê hương đất nước và con người luôn là đề tài muôn thuở gần gũi và quen thuộc đối với mỗi nhà văn, nhà thơ. Từ văn học trung đại, từ thơ cổ cho đến thơ mới quê hương và con người đã trở thành những hình ảnh khó phai trong các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ. Trong văn học dân gian hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà nhất là trong hình thức ca dao, dân ca. Đọc ca dao dân ca ta cảm thấy tâm hồn như hòa cùng hình bóng của dân tộc. Với nhân dân quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết yêu thương, quê hương là những gì rất bình dị như: mái nhà, cây đa, giếng nước... Đất nước, quê hương trong ca dao, dân ca thể hiện tình cảm yêu thương và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta biết bao đời nay. Quê hương đất nước con người là nguồn thơ không bao giờ vơi cạn trong văn học nước ta. Nó xuyên suốt và là nguồn cảm hứng chủ đạo trong mạch nguồn thơ của dân tộc. Quê hương, đất nước được tái hiện cụ thể, chân thực và sinh động qua mỗi trang thơ của dân tộc, đó là hình ảnh đất nước trong ca dao. “Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...” Là hào khí oai hùng khi “Nam quốc sơn hà” được vang lên, là lòng tự hào dân tộc khi Nguyễn Trãi viết Truyện Kiều, tất cả đã tạo nên một hình tượng rộng lớn và sâu bền nhất của văn học Việt Nam qua mọi thời kì lịch sử. Hình tượng quê hương đất nước trong thơ trung đại mà tiêu biểu như trong thơ Nguyễn Trãi thì quê hương chính là nơi xuất phát của những tình cảm cao đẹp, thiết tha, lắng đọng đồng thời cũng rất bình dị, mộc mạc. Tình yêu quê hương đó còn thể hiện ở những trăn trở, khát vọng làm điều gì đó cho quê hương. Trong chùm thơ Nguyễn Khuyến hình ảnh quê hương làng quê Việt Nam, con người Việt Nam hiện lên với tất cả những gì bình dị mà cao quý nhất. Thơ ca là sự phản ánh cuộc sống của con người khi dòng chảy lịch sử thay đổi thơ ca cũng có sự chuyển biến như để thích nghi, để sống, phát triển và lại soi chiếu những gì tinh túy nhất từ cuộc sống. Đến thời kì hiện đại đầu TK XX trở đi, thơ ca cũng có nhiều sự thay đổi, cách nhìn nhận khác nhau về tình yêu quê hương, nó không còn chịu sự ảnh hưởng nặng nề gò bó của thơ cổ, sự ước lệ tượng trưng về quê hương con người mang dáng vẻ của phương Bắc nữa. Giờ đây với sự tự do và tâm hồn vượt ra khỏi mọi khuôn phép, lề lối của thi pháp văn học trung đại, quê hương Việt Nam hiện lên với đầy đủ những gì theo đúng nghĩa gần gũi và chân thật nhất. đó là quê hương thân yêu với vẻ đẹp của thiên nhiên tràn đầy nhựa sống trước cặp mắt “xanh non” “biếc rờn” của thi sĩ Xuân Diệu. Đó là nắng và gió, là mái nhà tranh đơn sơ, gần gũi, lung linh sắc màu trong thơ Hàn Mặc Tử là bức tranh núi rừng Việt Bắc chan hòa màu sắc, đường nét, ánh sáng, âm thanh của Tổ Hữu là “Khi tổ quốc bốn bể lên tiếng hát” của Chế Lan Viên... Tất cả đó là tiếng lồng của nhà thơ được thể hiện qua những câu thơ, trang thơ. Đến với trang thơ địa phương, thơ xứ Thanh không thể không kể đến những sáng tác và những đóng góp của nhà thơ Văn Đắc cho sự nghiệp thơ ca chung của đất nước, của dân tộc. Những vần thơ của ông chan chứa tình cảm, tình yêu quê hương, yêu đất nước, yêu con người xứ Thanh. Thơ ông giản dị mà hàm xúc, bộc lộ nhiều cung bậc cảm xúc và những suy tư, trăn trở về cuộc đời, luôn hướng về tổ quốc, quê hương. 2.1.2 Quê hương như là máu thịt của đời 2.1.2.1. Tình yêu cảnh sắc thiên nhiên quê hương Trịnh Ngọc Dự trong bài đăng báo văn nghệ số 32 ngày 11 tháng 8 năm 2007 đã từng có nhận xét về hồn thơ Văn Đắc: “Từ những ngày cả nước đánh Mỹ, Văn Đắc đã hòa giọng thơ của mình vào tiếng thơ chung, tiếp nối giọng thơ Thanh Hóa từ thời kháng chiến chống Pháp như Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên, Hữu Loan... mạnh mẽ, ngang tàng, phóng túng, gân guốc, giàu chất liệu hiện thực đời sống, hào sảng chất sử thi. Anh viết khỏe, liên tục cho ra mắt các tập thơ. Ở giai đoạn sau, thơ anh đi sâu vào hướng nội, cảm cái tư riêng, ngẫm nghĩ thân phận con người. Anh cập nhật cuộc sống với những biến đổi, thăng trầm của lịch sử, đời sống xã hội...”. Văn Đắc với tâm hồn giàu cảm xúc, nhạy cảm trước mọi sự thay đổi của cuộc sống, thơ Văn Đắc thể hiện rõ tâm hồn và khí chất của người Thanh Hóa dù bài thơ đó viết ở đâu và về đề tài nào. Cái tôi trong thơ Văn Đắc được thể hiện rõ rệt và đậm nét, đọc hầu hết các bài thơ của ông ta dễ nhận ra điều này, có khi nhà thơ trực tiếp thể hiện cảm xúc của mình, có khi lại gián tiếp thể hiện qua nhân vật trữ tình dấu tên. Cho đến nay nhà thơ Văn Đắc đã cho ra đời nhiều tập thơ và nhiều tập trường ca cũng như kịch thơ. Ông đã có nhiều đóng góp cho tiếng thơ của Thanh Hóa cũng như tiếng thơ của đất nước. Đọc thơ Văn Đắc ta luôn thấy hình bóng quê hương hiện lên trên từng câu thơ, từng trang thơ ông. Trước hết ta thấy thiên nhiên quê hương đất nước được tác giả miêu tả, cảm nhận với tất cả những gì hiện thực mà sinh động, giản dị mà sâu lắng nhất. Từ nhan đề của những bài thơ chúng ta đã cảm nhận được cái tình cảm của nhà thơ với quê hương, tình yêu với thiên nhiên, cảnh sắc: Bài thơ quê hương, Tiếng chim trong mưa, Tiếng sáo miệng, Cây gạo già, Hướng đất, Hạt gạo mảnh bom, Đám cháy và con đường, Dòng sông trong đêm, Đồng cỏ... cảnh sắc thiên nhiên trong thơ Văn Đắc không phải là cái gì đó xa lạ mà là tất cả những gì gần gũi, hiện thực nhất trong cuộc sống dưới con mắt và tâm hồn nhạy cảm và giàu cảm xúc của nhà thơ, nó hiện lên cụ thể, tỉ mỉ mà độc giả có thể dễ dàng tưởng tượng ra nhất: “Tôi đi trong những đường hào Ngước nhìn lên Những chiếc mo cau mang hình lưỡi mác Những con thuyền bay ra khơi Nắng mọc ùn lên cát bể Những lùm tre lung lay” (Bài thơ Quê hương) “Không biết ai trồng hay cây lớn tự nhiên Chỉ biết tháng ba cây gọi đàn sáo đến Bóng cây trùm lên nhiều kỉ niệm Cây đứng bên sông không tính tuổi riêng mình” (Cây gạo già) Văn Đắc nhà thơ của xứ Thanh, dù ở thời điểm nào, đi tới vùng đất nào ông cũng có những bài thơ viết về cảnh sắc thiên nhiên, viết về niềm tự hào quê hương, tự hào dân tộc. Theo dọc dòng thời gian từ kháng chiến chống Mỹ cho tới nay, độc giả quan tâm đến thơ Văn Đắc chắc hẳn sẽ không thể quên được những vần thơ rất thật, những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, đường nét của thiên nhiên như hòa quyện vào trong những trang thơ để tạo nên những gì đó rất gần gũi, thâ

MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài 1 Nói đến thơ ca xứ Thanh người ta không thể nhớ đến một cái tên quen thuộc “Văn Đắc” Văn Đắc là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu trong làng thơ xứ Thanh nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung Từng câu thơ của Văn Đắc đi vào lòng người như một dòng suối chảy về nguồn Người ta có thể cảm nhận được sự dịu êm, tinh khiết, trong trẻo và có khi dữ dội, xối xiết trong mỗi dòng thơ, bài thơ và những tập thơ của ông Qua mỗi bài thơ chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp, quê hương đất nước, tâm hồn, tình cảm mà Văn Đắc dành cho xứ Thanh Ông viết về xứ Thanh nhưng người đọc lại cảm nhận được một đất nước Việt Nam thu nhỏ trong lòng Thanh Hóa Mỗi bài thơ là một cung bậc cảm xúc của Văn Đắc chạy dọc theo thời gian từ thời chiến đến thời bình, từ “một thời trai trẻ” đến khi ông về già Xứ Thanh được hiện lên qua các cảnh sắc thiên nhiên, qua những con đường bị bom đạn cày sới, những dòng sông êm đềm và dữ dội tất cả đều có ở thơ Văn Đắc Không chỉ cảnh sắc quê hương, mà ông còn viết lại sự cần cù lao động, tình yêu quê hương, tình thương giàu lòng nhân ái của con người Xứ Thanh Nghiên cứu về thơ Văn Đắc là nghiên cứu về cả một cuộc đời của tâm hồn thơ ông Công trình nghiên cứu này nhằm góp phần cho việc hỗ trợ giảng dạy chương trình địa phương Thanh Hóa Đây sẽ là nguồn tài liệu phong phú để phục vụ cho việc dạy học Từ những lí do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu về “ Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc” để góp phần làm nổi bật cho làn thơ ca Xứ Thanh, hiểu được vẻ đẹp của Xứ Thanh qua tâm hồn thơ Văn Đắc Lịch sử vấn đề 2 Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Văn Đắc như: Phan Diễm Phương, Thơ Văn Đắc, Nxb Thah niên,1994; Mạnh Lê, Đọc tập thơ tình “ Lời cho em” của Văn Đắc, Nxb Thanh Hóa, 2003; Mạnh Lê, Thơ Văn Đắc ở tuổi 1 1 “muộn mằn”, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh, 1991; Từ Nguyên Tĩnh: Văn Đắc đi tìm tên gọi của mình, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh,1997; Nguyên Minh Khiêm; Văn Đắc và nghệ thuật “găm thơ” vào người đọc, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh, 2009 Mục tiêu nghiên cứu 3 Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích sau: Thứ nhất góp phần làm rõ hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc Thứ hai: Thông qua đề tài này chúng ta nhận diện gương mặt tiêu biểu thơ Xứ Thanh và quan niệm trữ tình của thơ Văn Đắc Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Với đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc đặc biệt trên các phương diện: Quê hương, tình yêu và trăn trở cuộc sống qua 7 tập thơ tiêu biểu: Hai triền sông, Biển xanh, Muộn mằn Đi tìm thời trai trẻ, Trái tim dọc đường, Lời cho em, Trăm tình và chương trình văn học địa phương Thanh Hóa ở THCS, THPT Phương pháp nghiên cứu 5 Thực thiện đề tài này chúng tôi tiến hành sử dụng một số phương pháp khoa học chính sau; - Khảo sát, thống kê, phân tích - Điều tra lấy ý kiến - So sánh, giải thích, chứng minh 6 Đóng góp của đề tài Góp phần làm rõ hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc qua đó thấy được vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Thanh qua một gương mặt thơ tiêu biểu Đề tài cũng góp phần nhận diện một gương mặt thơ xứ Thanh Đề tài này sẽ trở thành nguồn tư liệu cho chương trình giảng dạy văn học địa phương sau này cho sinh viên ngành sư phạm của tỉnh nhà 2 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ VĂN ĐẮC 1 Cuộc đời Văn Đắc nhà thơ, nhà văn Việt Nam và là cây bút tiêu biểu của xứ Thanh Văn Đắc tên khai sinh là Nguyễn Tiến Tới Sinh ngày 20/11/1942 tại làng Triều nay là xã Quảng Trường –thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa Hiện nay thường trú tại tỉnh Thanh Hóa Vùng biển Sầm Sơn đầy sóng và gió đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm hồn nhà thơ Sầm Sơn nơi sinh ra và nuôi dưỡng tâm hồn lãng mạn nhưng mạnh mẽ, dứt khoát, hồn hậu, giàu tình yêu thương đối với thiên nhiên và con người Hơn nữa Thanh Hóa lại là mảnh đất anh hùng đã góp công lớn trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Nơi đây đã trở thành nguồn thi liệu quan trọng để Văn Đắc sáng tác các tập thơ, trường ca và kịch cùng một số thể loại văn học, bút kí 2 Sự nghiệp Văn Đắc tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Vinh năm 1996 Sau đó trở thành thầy giáo cấp 3 rồi giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm bồi dưỡng cho nhiều lớp học sinh giỏi của tỉnh Văn Đắc thử bút với nhiều thể loại như thơ, trường ca, kịch, bút kí, phê bình và đã đạt đươc những thành công nhất định ở mọi thể loại tuy nhiên Văn Đắc vẫn được công chúng biết đến nhiều nhất gặt hái được nhiều thành công hơn cả đó là thể loại thi ca Ở đề tàin ày chúng tôi nghiên cứu ông với vị trí là một nhà thơ Văn Đắc thơ từ sớm nhưng ông thực sự được bạn đọc rộng rãi trong cả nước biết đến trong cuộc thi thơ của tuần báo văn nghệ (1969 – 1979) với chùm thơ: “Làng sơ tán” và “Dòng sông trong đêm” Sau giải thưởng Văn Đắc tham gia dự khóa bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du (1974) Đến năm 1979 Văn Đắc quyết định “xếp giáo án” về công tác ở Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa và đi theo sự nghiệp sáng tác thơ văn 3 3 Từ năm 1973 đến nay Văn Đắc liên tiếp cho ra đời hàng loạt tác phẩm thơ văn: 1 Hai triền sông (Tập thơ) 2 Biển xanh (Tập thơ) 3 Muộn mằn (Tập thơ) 4 Đi tìm thời trẻ trai (Tập thơ) 5 Trái tim dọc đường (Tập thơ 6 Lời cho em (Tập thơ) 7 Trăm tình (Tập thơ) 8 Khúc hát từ nguồn nước (Trường ca) 9 Dòng sông và thành phố (Trường ca) 10 Trường ca thành Tây Đô (Trường ca) 11 Tôi nói, tôi người Thanh Hóa 12 Lê Hoàn (Kịch thơ) 13 Lời tâm huyết (Kich thơ) 14 Ngai vàng rung chuyển (Kich thơ) Ngoài ra còn có các bài viết bình luận văn học, bút ký in trên các báo trung ương và địa phương Văn Đắc đã đạt nhiều giải thưởng đáng trân trọng Giải thơ báo văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam 1969 – 1970 với bài “Làng sơ tán” 1 Giải thưởng 5 năm của UBND tỉnh Thanh Hóa 1991 – 1995 với tập “Muộn mằn”, 2000 – 2005 cho: “Trường ca thành Tây Đô” 2 Giải thưởng Lê Thánh Tông của Hội văn nghệ Thạnh Hóa cho các tập: Muộn mằn, Đi tìm thời trẻ trai, Trái tim dọc đường và Trường ca thành Tây Đô Văn Đắc sáng tác từ khá sớm và là cây bút viết khỏe Văn Đắc cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị Ông làm thơ từ thời sinh viên có bài đăng trên báo văn nghệ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường Từ ngày cả nước đánh Mĩ, Văn Đắc đã hòa giọng thơ mình vào trong tiếng thơ dân tộc Văn Đắc đã tiếp nối giọng thơ Thanh Hóa từ thời kháng chiến chống Pháp như: Trần Mai Ninh, Hồng 4 4 Nguyên, Hữu Loan, Thơ Văn Đắc mạnh mẽ, ngang tàn, phóng túng, guốc, giàu chất hiện thực và hào sảng chất sử thi Ở giai đoạn sau thơ Văn Đắc đi sâu vào hướng nội, cảm cái riêng tư ngẫm nghĩ về than phận con người Văn Đắc cập nhật cuộc sống xã hội Nhà thơ luôn ý thức được nghề nghiệp của mình chính bởi vậy ông luôn tiếp thu cái tinh hoa trong kho tàng tục ngữ ca dao từ truyền thống, các nhân vật lịch sử với sự đổi mới trong thơ hiện đại để làm mới thơ của riêng mình Thơ của Văn Đắc bởi vậy không mai một, dậm chân tại chỗ dù đó là ngòi bút của người có tuổi, thơ ông luôn có tính mới trong mọi thời đại Những chùm thơ gần đây đã có sự đổi mới về cách viết: nhịp điệu, câu chữ Cách xuống dòng không còn gò bó theo thể loại mà theo mạch tư duy theo ý đồ nội dung cần diễn đạt luôn đi tới tận cùng cái bản ngã con người Văn Đắc đã góp phần làm giàu cho kho tàng văn học xứ Thanh, đưa văn học xứ Thanh đến với đông đủ bạn bè trên cả nước Văn Đắc đã tạo được giọng thơ mới trên tao đàn thi ca dân tộc, một phong cách rất riêng, rất Văn Đắc mà không thể lẫn vào ai được Giọng thơ ấy mang đậm sự mộc mạc, tao nhã nhưng rất đỗi thiết tha, sâu lắng và nó chân thành như chính trái tim gân guốc của người xứ Thanh quê ta vậy! CHƯƠNG 2 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ VĂN ĐẮC 2.1 Tình yêu xứ Thanh tha thiết 2.1.1 Quê hương trong dòng chảy thời gian Quê hương đất nước và con người luôn là đề tài muôn thuở gần gũi và quen thuộc đối với mỗi nhà văn, nhà thơ Từ văn học trung đại, từ thơ cổ cho đến thơ mới quê hương và con người đã trở thành những hình ảnh khó phai trong các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ 5 5 Trong văn học dân gian hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà nhất là trong hình thức ca dao, dân ca Đọc ca dao dân ca ta cảm thấy tâm hồn như hòa cùng hình bóng của dân tộc Với nhân dân quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết yêu thương, quê hương là những gì rất bình dị như: mái nhà, cây đa, giếng nước Đất nước, quê hương trong ca dao, dân ca thể hiện tình cảm yêu thương và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta biết bao đời nay Quê hương đất nước con người là nguồn thơ không bao giờ vơi cạn trong văn học nước ta Nó xuyên suốt và là nguồn cảm hứng chủ đạo trong mạch nguồn thơ của dân tộc Quê hương, đất nước được tái hiện cụ thể, chân thực và sinh động qua mỗi trang thơ của dân tộc, đó là hình ảnh đất nước trong ca dao “Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao ” Là hào khí oai hùng khi “Nam quốc sơn hà” được vang lên, là lòng tự hào dân tộc khi Nguyễn Trãi viết Truyện Kiều, tất cả đã tạo nên một hình tượng rộng lớn và sâu bền nhất của văn học Việt Nam qua mọi thời kì lịch sử Hình tượng quê hương đất nước trong thơ trung đại mà tiêu biểu như trong thơ Nguyễn Trãi thì quê hương chính là nơi xuất phát của những tình cảm cao đẹp, thiết tha, lắng đọng đồng thời cũng rất bình dị, mộc mạc Tình yêu quê hương đó còn thể hiện ở những trăn trở, khát vọng làm điều gì đó cho quê hương Trong chùm thơ Nguyễn Khuyến hình ảnh quê hương làng quê Việt Nam, con người Việt Nam hiện lên với tất cả những gì bình dị mà cao quý nhất Thơ ca là sự phản ánh cuộc sống của con người khi dòng chảy lịch sử thay đổi thơ ca cũng có sự chuyển biến như để thích nghi, để sống, phát triển và lại soi chiếu những gì tinh túy nhất từ cuộc sống Đến thời kì hiện đại đầu TK XX trở đi, thơ ca cũng có nhiều sự thay đổi, cách nhìn nhận khác nhau về tình yêu quê hương, nó không còn chịu sự ảnh hưởng nặng nề gò bó của thơ cổ, sự ước lệ tượng trưng về quê hương con người mang dáng vẻ của phương Bắc nữa Giờ đây với sự tự do và tâm hồn vượt ra khỏi mọi khuôn phép, lề lối của thi pháp văn học trung đại, quê hương Việt 6 6 Nam hiện lên với đầy đủ những gì theo đúng nghĩa gần gũi và chân thật nhất đó là quê hương thân yêu với vẻ đẹp của thiên nhiên tràn đầy nhựa sống trước cặp mắt “xanh non” “biếc rờn” của thi sĩ Xuân Diệu Đó là nắng và gió, là mái nhà tranh đơn sơ, gần gũi, lung linh sắc màu trong thơ Hàn Mặc Tử là bức tranh núi rừng Việt Bắc chan hòa màu sắc, đường nét, ánh sáng, âm thanh của Tổ Hữu là “Khi tổ quốc bốn bể lên tiếng hát” của Chế Lan Viên Tất cả đó là tiếng lồng của nhà thơ được thể hiện qua những câu thơ, trang thơ Đến với trang thơ địa phương, thơ xứ Thanh không thể không kể đến những sáng tác và những đóng góp của nhà thơ Văn Đắc cho sự nghiệp thơ ca chung của đất nước, của dân tộc Những vần thơ của ông chan chứa tình cảm, tình yêu quê hương, yêu đất nước, yêu con người xứ Thanh Thơ ông giản dị mà hàm xúc, bộc lộ nhiều cung bậc cảm xúc và những suy tư, trăn trở về cuộc đời, luôn hướng về tổ quốc, quê hương 2.1.2 Quê hương như là máu thịt của đời 2.1.2.1 Tình yêu cảnh sắc thiên nhiên quê hương Trịnh Ngọc Dự trong bài đăng báo văn nghệ số 32 ngày 11 tháng 8 năm 2007 đã từng có nhận xét về hồn thơ Văn Đắc: “Từ những ngày cả nước đánh Mỹ, Văn Đắc đã hòa giọng thơ của mình vào tiếng thơ chung, tiếp nối giọng thơ Thanh Hóa từ thời kháng chiến chống Pháp như Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên, Hữu Loan mạnh mẽ, ngang tàng, phóng túng, gân guốc, giàu chất liệu hiện thực đời sống, hào sảng chất sử thi Anh viết khỏe, liên tục cho ra mắt các tập thơ Ở giai đoạn sau, thơ anh đi sâu vào hướng nội, cảm cái tư riêng, ngẫm nghĩ thân phận con người Anh cập nhật cuộc sống với những biến đổi, thăng trầm của lịch sử, đời sống xã hội ” Văn Đắc với tâm hồn giàu cảm xúc, nhạy cảm trước mọi sự thay đổi của cuộc sống, thơ Văn Đắc thể hiện rõ tâm hồn và khí chất của người Thanh Hóa dù bài thơ đó viết ở đâu và về đề tài nào Cái tôi trong thơ Văn Đắc được thể hiện rõ rệt và đậm nét, đọc hầu hết các bài thơ của ông ta dễ nhận ra điều này, có 7 7 khi nhà thơ trực tiếp thể hiện cảm xúc của mình, có khi lại gián tiếp thể hiện qua nhân vật trữ tình dấu tên Cho đến nay nhà thơ Văn Đắc đã cho ra đời nhiều tập thơ và nhiều tập trường ca cũng như kịch thơ Ông đã có nhiều đóng góp cho tiếng thơ của Thanh Hóa cũng như tiếng thơ của đất nước Đọc thơ Văn Đắc ta luôn thấy hình bóng quê hương hiện lên trên từng câu thơ, từng trang thơ ông Trước hết ta thấy thiên nhiên quê hương đất nước được tác giả miêu tả, cảm nhận với tất cả những gì hiện thực mà sinh động, giản dị mà sâu lắng nhất Từ nhan đề của những bài thơ chúng ta đã cảm nhận được cái tình cảm của nhà thơ với quê hương, tình yêu với thiên nhiên, cảnh sắc: Bài thơ quê hương, Tiếng chim trong mưa, Tiếng sáo miệng, Cây gạo già, Hướng đất, Hạt gạo mảnh bom, Đám cháy và con đường, Dòng sông trong đêm, Đồng cỏ cảnh sắc thiên nhiên trong thơ Văn Đắc không phải là cái gì đó xa lạ mà là tất cả những gì gần gũi, hiện thực nhất trong cuộc sống dưới con mắt và tâm hồn nhạy cảm và giàu cảm xúc của nhà thơ, nó hiện lên cụ thể, tỉ mỉ mà độc giả có thể dễ dàng tưởng tượng ra nhất: “Tôi đi trong những đường hào Ngước nhìn lên Những chiếc mo cau mang hình lưỡi mác Những con thuyền bay ra khơi Nắng mọc ùn lên cát bể Những lùm tre lung lay” (Bài thơ Quê hương) “Không biết ai trồng hay cây lớn tự nhiên Chỉ biết tháng ba cây gọi đàn sáo đến Bóng cây trùm lên nhiều kỉ niệm Cây đứng bên sông không tính tuổi riêng mình” (Cây gạo già) Văn Đắc - nhà thơ của xứ Thanh, dù ở thời điểm nào, đi tới vùng đất nào ông cũng có những bài thơ viết về cảnh sắc thiên nhiên, viết về niềm tự hào quê 8 8 hương, tự hào dân tộc Theo dọc dòng thời gian từ kháng chiến chống Mỹ cho tới nay, độc giả quan tâm đến thơ Văn Đắc chắc hẳn sẽ không thể quên được những vần thơ rất thật, những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, đường nét của thiên nhiên như hòa quyện vào trong những trang thơ để tạo nên những gì đó rất gần gũi, thân thuộc mà cũng thật nhiều ý nghĩa Cảnh sắc thiên nhiên của đất nước cũng là một chủ đề muôn thuở của các nhà thơ Với nhà thơ Văn Đắc, một tâm hồn nhẹ nhàng, “hồn nhiên” (theo Nguyễn Ngọc Liễn) và là nhà thơ có thể nói là đi nhiều nơi theo dọc chiều dài chữ S của đất nước, mỗi lần dừng chân nhà thơ lại cho ra đời những bài thơ ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên nơi đó: “Bài thơ quê hương” - Sầm Sơn 6/1965, “Hướng đất” - Miền núi Vĩnh Lộc năm 1971, “Hạt gạo mảnh bom” Đường bò lăn Như Xuân tháng 2/1972, “Đồng cỏ” - Sông Hiếu Nghệ An tháng 4/1979, “Vườn chôm chôm” - Long Khánh mùa hè năm 1975 Tình yêu cảnh sắc thiên nhiên quê hương của nhà thơ thật nồng nàn, những chuyến đi tới những vùng miền khác nhau trong tỉnh Thanh cũng như ở các vùng miền ngoài tỉnh nhà thơ đều viết về cảnh sắc thiên nhiên và con người Một người suốt đời đi tìm cái đẹp, đi tìm ý nghĩa cuộc sống và ái đẹp của nhà thơ đó thật gần gũi, chân thực mà sâu sắc, in đậm tình quê, đó là những khung cảnh cuộc sống trong con mắt của một người yêu đời, lạc quan và hơn hết đó là tình yêu quê hương, tình yêu tổ quốc 2.1.2.2 Tình yêu với con người của quê hương Là một người đi nhiều, viết nhiều và sống nhiều với mọi người dân quê theo khắp chặng đường của lịch sử cũng như chiều dài của tổ quốc, nhà thơ Văn Đắc có nhiều dịp để tìm hiểu về cuộc sống, cảnh sắc thiên nhiên và con người ở mỗi vùng miền mà ông đã từng đi qua Trong những vần thơ, trang thơ ông viết đều thấm đượm tình quê, tình cảm với thiên nhiên, niềm gắn bó với người dân: “Mẹ luyện cát vôi nứt máu bàn tay Cây bưởi ra hoa, cây mơ kết trái Niềm vui bà cháu sớm chiều Con biết ai chẳng đau” 9 9 (Làng sơ tán) Đó là tình cảm xót thương, lòng đồng cảm và sự đau đớn của tác giả trước sự gian nan, chịu đựng, sự chịu thương chịu khó của con người trong chiến tranh Không chỉ đồng cảm và xót thương cho sự vất vả gian nan của con người trong chiến tranh mà những vần thơ của ông còn hướng tới những sự thật đau buồn của những người lỡ bước xa cơ, nghiện ngập, mê tín dị đoan (trong bài thơ “Một sự thật ở Sài Gòn 1975”) đó là tiếng thơ lên tiếng về hiện thực của con người, là tiếng cười có gì đó thấm đượm nỗi xót xa cho những cảnh đời như thế, là tiếng cười mang nhiều ý nghĩa tích cực, mong muốn con người sống tốt hơn và hạnh phúc hơn, điều này thể hiện tình cảm rất lớn của nhà thơ với tất cả mọi người trên mọi nẻo đường quê hương Con người trong thơ Văn Đắc hiện lên trong lao động, hiện lên trong cuộc sống bình dị, là những người rất bình thường, chất phác, chịu thương chịu khó và luôn hiện lên với tất cả niềm tin, niềm lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống 2.1.3 Quê hương miền sâu thẳm của con tim 2.1.3.1 Quê hương luôn hiện hữu trong tâm tưởng Mỗi nhà thơ, nhà văn đều có sự yêu thương cảm nhận về quê hương với một hình thức riêng, quê hương của mỗi người luôn hiện hữu trong tâm tưởng, trong suy nghĩ, trong cả cuộc sống Văn Đắc nhà thơ xứ Thanh, trải qua dòng đời đầy khó khăn, lặn lội, ông lại vẫn trở về với quê hương xứ Thanh - nơi tập cho ông những bước đi, cho ông những ước mơ và vì thế quê hương đã đi vào trong những dòng thơ vừa nhẹ nhàng, vừa du dương mà chứa đựng đầy xúc cảm Mỗi bài thơ của ông viết ra rất đa dạng và phong phú về nỗi nhớ, quê hương như hiện ra trong từng trang sách của ông Cuộc đời của Văn Đắc cũng để lại nỗi nhớ Bốn tuổi Văn Đắc đã ngồi một đầu trên đôi gánh chạy giặc Văn Đắc sinh ra ở nơi mà mỗi buổi: “Con nước thủy triều đang tập nói Sóng biển bên nhà nghe vỗ tay” 10 10 Yêu và gắn bó với quê hương, gắn bó với đời sống lam lũ vất vả của người dân Văn Đắc dành cho họ sự yêu mến, trân trọng đặc biệt Lời thơ Văn Đắc cứ thế vang ngân giữa đất trời xứ Thanh như ru hồn người đọc vào giấc ngủ say mềm buổi ban trưa… 2.3.2 Sự sống ở muôn nơi Cảm được cái vô biên của vũ trụ, cái hữu hạn của đời người Văn Đắc luyến tiếc và yêu mến sự sống Thời gian qua đi với bao chua chát khát vọng, ngẫm nghĩ lại đời người mà có lúc thốt lên: “Không có cách nào chạy trốn Không có cách nào đoạn tuyệt ……… Cho nên buồn quá Buồn như chiếc lá Đã vàng khô còn níu mãi” Nhân vật trữ tình cảm được đầu ành cái mất mát, ra đi của chiếc lá héo úa Nỗi buồn như giăng mắc níu cả vào cảnh vật chung quanh: “Lá vàng khô nhưng còn níu mãi” Còn luyến tiếc lắm ấy cái sự đời Càng cố gắng “chạy trốn”, cố gắng “đoạn tuyệt” thì nỗi buồn ấy cứ xâm lấn, bủa vây lấy con người Nỗi lòng người rớm lệ: “Người hãy tha cho tôi Bạn hãy tha cho tôi… TôI tưởng là tôi trẻ suốt đời” Với Văn Đắc thơ ca đồng nghĩa với cái đẹp, thơ ca là cái đẹp Hình ảnh chiếc lá non run nơi cuối ngọn cây già, gợi lên bao điều suy nghĩ cho người đọc về sự ngưỡng mộ của con người trước cái đẹp vĩnh hằng của cuộc sống Và như thế “ lá non”, “cây già” không còn nguyên ý thật về hai người yêu nhau mà mở ra nhân vật cõi cao cả 41 41 Và như thế nhà thơ hát nhập vào trời đất, hát nhập vào thiên nhiên, tình yêu mà ca: “Nắng lụa bên đường lả lơi Cây quả gánh gang trải chuốt Lấp ló sau cành ta bắt được Hai mùa đang cưới nhau” ( Hai mùa) “Hai mùa đang cưới nhau” là một thi ảnh lạ nhưng cái hay của bài tơ là nhạc điệu Nhạc điệu là hình ảnh thơ hòa quyện tạo nên bức tranh giao cảm “hai mùa” đày sức sống Cái sức sống của thiên nhiên ở đây là cái sức sống mang điệu hồn thi sĩ Trong con mắt của Văn Đắc thiên nhiên vừa gợi hình vừa gợi cảm nhìn ở đau nhà thơ cũng thấy có sức sống, có tâm sự thiên nhiên Vạn vật trong con mắt Văn Đắc bao giờ cũng tồn tại như một thực thể: “Chúng tôi dừng xe trên đèo Hải Vân NơI sang biển đang thì thầm với đá Nơi cát trắng in lên nỗi nhớ Sóng thì thầm với đá, cát trắng dồn lên nỗi nhớ Nhân vật trữ tình chứa đầy tâm sự, hoài niệm về cảnh cũ người xưa: “Một chút chạnh lòng gặp cảnh Đèo Ngang Đừng nói đó là nỗi buồn hoài cổ” ( Tâm sự với con đường) Văn Đắc có biệt tài về quan sát, phát hiện ra nội tại sự vật để tạo nên bản sắc riêng trong sáng tạo thi ca Những phát hiện tinh tế tạo nên bản sắc riêng của Văn Đắc: “Hôm qua mặt trời đánh tắt trăng sao Chiều nay mặt trời ngồi khóc” CáI sự nắng mưa của trời ấy mà Văn Đắc đã tái hiện nó thật tài tình trước mắt người đọc “ mặt trời đánh” rồi “mặt trời ngồi khóc” 42 42 Khó ai có thể viết nên những sự thương nhật của cuộc sống một cách gần gũi mà đa hình đến thế Văn Đắc đa cảm trước cái cô đơn, hoài vọng: "Mê mải nằm mộ gió mặn về" luôn nghĩ đến cái hữu hạn của đời người: "Sẽ đến lúc mùa đông rụng hết Ta như cây thưa thớt lá trong đời" Mình ta trơ trọi giữa cuộc đời như cây thưa thớt lá Mùa đông lá rụng về cội và rồi sẽ có lúc con người dừng cuộc đời của mình lại Khi mà vòng tuần hoàn cứ thế trôi đi thiên nhiên vô hạn mà đời người thì hữu hạn Văn Đắc yêu cái sự sống trên đời biết bao Thời gian vô thuỷ vô chung và đời người ngắn tựa thoi đưa Ngòi bút Văn Đắc đã khám phá được cái vỉa quặng nằm ngay trong biến cố ngôi nhà nhỏ trái tim mình: "Lắm lúc buồn vui kéo cả dãy Trường Sơn về ở Đất nước của tôi cũng nằm trong đó Trái đất quay đúng chỗ tôi ngồi" Đổi thay là quy luật của đời người tình yêu chợt đến chợt đi, tuổi trẻ một qua không trở laị Cuộc sống với những chuyện đã cũ rồi mà vẫn không dễ làm ngơ, chẳng hạn như đâu là giới hạn đích thực trong quan hệ giữa người với người và đâu là sự giả dối nửa vời, là thói ích kỉ, vị kỉ cá nhân được che đậy Suy nghĩ, dằn vặt phiền muộn lo âu nhiều khi là sự trống trải cô đơn, là cảm giác bơ vơ, hụt hẫng: Tình yêu ở đâu, đi tìm thời trẻ trai, xa xôi buồn, em không có nỗi buồn giống tôi, qua sa mạc, đá không chồng, ác mộng, bơ vơ, em hãy đi đi Trong quan niệm của Văn Đắc mọi vật đều có sự sống, có linh hồn Mượn lời nhân vật trữ tình Văn Đắc đã bộc lộ những suy nghĩ, thái độ của mình với đời Từ con đường biết lắng nghe tâm sự, tiếng nói đằm khoé của lời cây buồm: "Khi lưỡi dao người chặt Bạn đừng tưởng tôi chết" đến những lời an oán bi thương của biển quê hương: "Ta đã rút máu ta làm muối mặn 43 43 Vùi lấp đi hàng ngàn con sóng Để con người hoà thuận bên ta" Thế nhưng "cây muốn lặng mà gió chẳng dừng": "Nhưng con người không để ta yên Họ đi kheo sục sạo suốt ngày đêm" và: "họ thắp đèn lên đọ với mặt trời", sắm mọi loại thuyền lao ngang chạy dọc: "Lặn vào bụng ta họ đục Những con hà lai láng máu trên tay " Biển phải thốt lên: "Con người thật là quá thể" Văn Đắc như thấu rõ nhìn thấy những biến thái tinh vi trong lòng tạo vật thiên nhiên cũng có sự sống như của con người biết buồn vui, cười, nói, mơ màng, thỏ thẻ: "Hoa ngơ ngác lộc nụ phân vân cành " "Nụ như nói hoa như cười" "Mây vuông nhà nhỏ hoa nơi tự tình" "Hoa sen nở hết cánh sen Ngủ mơ trên lá sóng nghiêng mặt hồ" "Mùa vàng rốc nửa bàn tay Đã nghe gió dứt lá bay trước thềm" Thiên nhiên gợi tình gợi cảm đầy sức sống Là một con người đa cảm Văn Đắc khám phá ra nội tại trong sự phát triển của sự sống và thể hiện nó bằng lời thơ trau chuốt, mượt mà của mình Chính cái sức sống của ngôn từ đó đã làm cho những bài thơ của Văn Đắc được nhiều người yêu mến và ngưỡng mộ Hình bóng của Văn Đắc qua nhân vật trữ tình vì thế mà sáng rõ hơn bao giờ hết 2.3.3 Sự đổi mới không ngừng của quê hương Mảnh đất xứ Thanh linh thiêng với hòn Trống Mái, với đá Vọng Phu trải qua hai cuộc káng chiến trường kì vĩ đại của dân tộc Mảnh đát ấy chịu nhiều đau thương nhưng cũng hào hùng vô cùng 44 44 Nhà thơ gắn bó máu thịt với quê hương với nơi chôn nhau cắt rốn của mình Mảnh đất Sầm Sơn đầy cái nắng, cái gió, cái mặn mòi của biển, của tình người Đây từng là hậu phương vững chắc trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc Quá khứ và tương lai, được và chưa được, nhà thơ đã bộc lộ một cách có ý thức công dân: "Người Thanh Hoá bước chân chua phèn bước vào thành phố Buớc qua khốn khó mà đi" Thanh Hoá trở nên gần gũi hơn bao giờ hết trong thơ Văn Đắc: "Chiếc cầu con con gọi là cầu Bố Mấy cây lố nhố gọi là rừng thông" Thanh Hoá là đây những cái đặc trưng của vùng miền: trời, đất, người Thanh Hoá là đây: "Cuời như tiếng Trạng Quỳnh cười Khóc như tiếng khóc núi Nhồi Vọng Phu" "Rưng rưng rau má ngỏ lời Xa quê giữ lấy nét người kẻ quê" Bởi vậy nhà thơ tự hào mà khoe rằng: "Trời Thanh Hoá của tôi là cái vó Thả lúc nào cũng vớt được tôi lên" Tôi tin! Tôi tin câu thơ ấy đã đựoc viết nên trong một phút xuất thần của riêng Văn Đắc mà thôi! Sầm Sơn quê hương yêu dấu lúc nào cũng dạt dào sóng biển, cuồn cuộn đêm ngày tạo nên những con sóng lòng trong con người Văn Đắc Úp Mặt vào biển tìm những ngọn nguồn khởi thuỷ của đất, của nước, của mảnh đất nơi ta đã sinh ra: "Biển là chân trời của làng Làng là chân trời của biển" Đất có làng, biển có nước Đất - nước hoà vào nhau, con người ở đây cũng sống chan hoà gắn bó với biển, sống chung với biển Biển - làng gắn bó máu thịt tựa như trở thành hơi thở máu thịt nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ 45 45 Từ giã quê hương nhà thơ lo sợ phố sầm uất cùng với những cơ cực của cơm áo gạo tiền sẽ kéo mình theo vòng xoáy cuộc đời mà quên đi những gì bình dị thân thuộc của cuộc sống: "Tôi như thuyền gác bãi thả dây neo Bao mặn chát thâm trầm vào thớ gỗ Trả lại biển những mùa sóng gió Xin đừng ai khua động mái chèo" Nhân vật trữ tình như thấy: "Cát nhập vào mây, mây nhập vào cát Bất chợt một lần tôi được đóa trăng yêu" (Bất chợt một lần trăng) Nơi Văn Đắc sống giờ đã đổi mới Đâu rồi những ánh trăng rừng núi, đâu rồi cái tĩnh lặng của thôn quê, đâu rồi những con sóng mãi lăn vào bờ Giờ đây là phố là đêm là nhà cao tầng, là bụi bặm của phố phường thay cho màn sương giăng mắc mỗi sớm mai: "Hỡi những thiếu nữ nắng vàng hay nhảy múa Những chàng gió đánh đu trên cành Đá núi lởm chởm và bờ sông xanh Ta là ngôi nhà cao tầng Mây không đậu lại Trời thì bao lâ Ta thì lại quá hẹp Ta đã chót làm xi măng sắt thép" Nhân vật trữ tình không muốn hay không chịu ngồi yên cho mình nhạt nhòa đi trong trôn ốc cuộc đời: "Ta không chịu khô chết Thả tiếng đàn ghita xanh biếc Gọi thành phố lên Ngả bóng xuống vỉa hè lấm láp 46 46 Ta làm cây của phố có linh hồn" (Lời nhà cao tầng) Đâu đau cũng phố, đâu đâu cũng phường, phố phường giăng bụi mờ trong màu mắt em để màu mắt em chớm buồn "sợi buồn bên sợi lo"; "Em đi về trong phố Chuyện riêng em và phố" (Em và phố) rồi: "Phố mưa rẽ lối qua thềm Ta như gió lạnh đi tìm áo che Anh về với ngã tư phố Ngã tư phố như cây thập tự Đóng đinh vào hai bàn chân" (Chiều thứ 7) Giờ đây mảnh đất quê hương đã đổi thay nhiều những ngôi nhà cao tầng che khuất đi tầm nhìn của những bình dị thân thương: "Thành phố trên cao Những ngôi nhà lo ló cưả Những cái tổ na ná như nhau Mây trắng mây xanh treo trên đầu" Đàn chim sẻ nâu ngơ ngác thiếu những hàng cây trú ngụ: "Ơ chim sẻ nâu Sắp tối rồi chim bay về đâu Những bờ cây dọc phố Những khóm hoa trong cửa Có gọi chim về không " (Lời nhà cao tầng) Con người âý lo sợ rằng ở phố phường đông đúc kiếm tìm nơi đâu sự bình dị thân quen, ánh trăng ngày xưa trong trẻo giờ ở đâu? 47 47 " Mai nắng rồi về thị xã Tôi biết tìm vầng trăng ấy ở đâu" ( Mưa) Vẫn còn đó một vùng quê đầy sóng nước Con người vẫn đang vật lộn trên hành trình về với biển, hành trình duy trì sự sống: "Bác dân chài Đi kheo ra biển Hai guốc làm thuyền làm lái Sóng vỗ qua vai Sóng lắc suốt ngày" Họ vẫn đang lăn lộn với sóng, sống chung với sóng, sống chung với biển trời mây nước: "Chiều về bác vác đôi kheo trên vai và tôi thấy Biển nằm ngang trên vai bác" (Đi kheo) Thơ Văn Đắc luôn hướng đến số phận người lao động Lớn lên ở vùng quê biển hồn thơ Văn Đắc khi xao động, khi trào dâng, réo rắt âm điệu tiếng sóng, tiếng gió: "Suốt dọc hai triền sông Bưởi Anh lên tắm nước ngọn nguồn Nhìn hạt phù sa quen lắm Chảy giữa đôi bờ núi non" (Hạt phù sa) Quê hương từng ngày khởi sắc: "Bước mãi mà không hết phố nhà" chỉ vì thoáng thấy cô bé quét lá vàng ngày trước nay thành bà chủ ngồi rung vai giữa sập hàng: "Cô bé thường ra quét lá vàng Thị xã ngổn ngang khấp khểnh Ngõ phố như bài thơ dở dang 48 48 Bây giờ thị xã ồ ạt lớn Bà chủ rung vai giữa sập hàng Ai biết chính là cô bé ấy Một thời quét nhớ để làm thương" Mảnh đất nơi người sống đã đổi thay khởi sắc thật nhiều Đất không còn những mảnh bom hố đạn, cảnh " đạn lạc bom rơi " mà thay vào đó là: "Nền xi măng đã vùi lấp bao ngày Điểm tựa của ngôi nhà còn đó Cửa nhà anh sẽ mở ra thành phố Bên cây đào trĩu quả xuống trang thơ" (Cây đào) Những biến đọng của quê hương dã được Văn Đắc thu vào trng thơ của mình một cách tinh tế, mới mẻ và dễ dàng đi sâu vào lòng người đọc! 2.3.4 Con đường phía trước Nhân vật trữ tình luôn băn khoăn một câu hỏi: "Cả cuộc đời biết ngoảnh mặt về đâu?" Kể chuyện ngày xưa, nói chuyện ngày nay từ chuyện của đất mà nói chuyên của người Đất có hướng ở, người có hướng đi cho cuộc đời mình Rằng chuyện: " Ngày xưa Dù chỉ dựng một túp lều Cũng phải nhờ thầy tìm hướng đi Bởi nỗi sợ cuộc đời, sợ lạnh suốt cuộc đời Sợ ma đằng tây, sợ quỷ đằng đông làm lửa quanh năm tắt" Cho nên: "nỗi đau găm vào đất" Câu hơ miêu tả tâm trạng bế tắc của người nông dân tronng xã hội cũ Cả cuộc đời biết ngoảnh mặt về đâu mà cũng chính là người cầm bút găm niềm thông cảm của mình vào họ Bắt của Đảng con người áy reo vui hứng khởi trong tâm hồn: "Hôm nay Ta lại đi, lại đi Màu cờ đỏ ngả bóng vào đất 49 49 Đất núi đồi hóa đất đồng quê" (Hướng đất) Hướng đi ấy là hướng đi theo ánh sáng niềm tin vào Đảng Con đường mới mở ra, con người cũng hăm hở phiêu lưu cùng con đường của dân tộc Hình ảnh con đường, hướng đi xuất hiện khá nhiều lần trong thơ Văn Đắc Hình ảnh con đường như thường trực trong tâm trí nhà thơ: "Tôi có một điều thật khó Là bài thơ viết về con đường em mở Đất nước mình trăm năm nghìn năm Bao câu chuyện bắt đầu từ con đường cả" Em và con đường như đối sánh với nhau: "Một con đường Để em hát riêng em" Con đường ấy vừa là con đường thực vừa là con đường ám chỉ về hướng đi của cuộc đời Con đường chứa đựng những trăn trở suy tư của một cái tôi luôn nặng nghĩa, nặng tình và tha thiết tìm hướng đi cho con người cho dân tộc Con đường đưa bước chân nhà thơ phiêu lưu trên mọi nẻo đường của đất nước, Văn Đắc đi dọc chiều dài đất nước để khám phá chiêm nghiệm về vùng miền của đất nước Văn Đắc đi và cứ đi bởi cuộc đời là những chuyến đi Hết miền xuôi đến miền ngược ông đi tìm thi vị của cuộc sống như những con ong tìm hương hoa mật ngọt dâng cho đời Văn Đắc là con người của những nẻo đường, ông luôn muốn tìm tòi, khám phá cuộc sống không chỉ về nơi mình sinh ra mà của mọi miền trên dải đất hình chữ S này: "Một chút chạnh lòng gặp cảnh Đèo Ngang Đừng nói đó là nỗi buồn hoài cổ Ta không thể để lòng ta nhỏ bé được Khi con đường rộng mở dưới chân đi" (Tâm sự với con đường) 50 50 Ở đây không còn mờ nhạt của cái tôi trữ tình nữa, cái tôi ấy là cái tôi tác giả - đĩnh đạc và đường hoàng Tìm những con đường, những hướng đi và tìm về cả câu tục ngữ của dòng sông: "Tôm chạng vạng, cá rạng đông" "Nghe đã rõ mà lòng còn muốn hỏi Câu tục ngữ chừng nào hóa con thuyền nhỏ Đưa tôi về gặp lại tuổi thơ tôi" và lời giải đáp ta rằng: "Sau câu tục ngữ này là suối là sông" (Đi tìm câu tục ngữ của dòng sông) Tìm về tuổi thơ, tìm về thời trai trẻ, tìm về quá khứ ấy là nỗi nhớ là tình yêu của nhà thơ với đời, còn luyến tiếc lắm, còn tha thiết lắm dù đời còn lắm gian nan: "Tôi nằm giữa tương lai và quá khứ Nghe rõ lắm khát khao và nỗi nhớ" Cho nên: "Thơ không cần ghép chữ đã nên câu" (Viết trong đêm tiếng gà) Con đường bắt nguồn từ quá khứ lich sử hào hùng của dân tộc: "Con đường đi đến nơi đâu Con đường mang tên nơi đó Mang tên của cầu của quán Mang tên của xóm của làng Càng đi càng tin con đường" (Đám cháy và con đường) Con đường tương lai đầy ánh sáng! Từ những trăn trở về cuộc sống nhà thơ đặt ra bổn phận trách nhiệm của ta với đời: "Thôi nhé Ở đây ta không cần một sự sĩ diên nào tất Không cần cao siêu, cao thượng, kính nể nào tất 51 51 Chúng ta có chung một bổn phận" Con người phải giữ bổn phận của mình nhưng: "Giữ bổn phận không có nghĩa là để mình không còn là mình Mình chỉ là cái bóng của mình thôi" Vấn đề con đường, hướng đi và những trăn trở về cuộc sống đã được Văn Đắc khai thác và viết nên những câu thơ mang đậm tính triết lí để lại dư âm sâu sắc trong lòng người đọc! 52 52 KẾT LUẬN Do khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ có thể tóm lược một số đặc trưng trong thơ Văn Đắc để thấy được hồn thơ của ông và vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên và những trăn trở trong cuộc sống Qua những vần thơ đó cho ta thấy cốt cách con người xứ Thanh, một vùng quê giản dị, bình yên nhưng giàu tình yêu thương con người, nơi đó còn có cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tươi đẹp Văn Đắc đã để lại cho chúng ta khá nhiều bài thơ đặc sắc Mỗi chặng đường đời mà Văn Đắc đi qua là những trăn trở, là những suy tư, dằn vặt thấu đáo của nhà thơ Qua ba phần thơ: Dọc thời gian, Thơ tình, và Trường ca ông đã khẳng định mình trong dòng thơ xứ Thanh Với một khối lượng sáng tác không phải nhỏ và cái tên Văn Đắc trở thành quen thuộc với bạn đọc Nhà thơ đã sống cả cuộc đời của mình để viết, viết thật nhiều những vần thơ mang hương sắc quê Thơ của Văn Đắc luôn đi sâu vào cái riêng tư, về vợ con, gia đình, người yêu, ông luôn có cái nhìn đa chiều, sự ngẫm nghĩ về thân phận con người Không chỉ viết về những điều đó nhà thơ còn cảm nhận được cả những cái nhỏ bé của cuộc đời, thấy được cái hữu hạn trong sự vô biên của vũ trụ, thời gian đi qua với bao chua chát, khát vọng Thơ Văn Đắc có sự hồn nhiên, đầy lòng vị tha độ lượng Tuy nhiên ông cũng viết nhiều về tình yêu, tình yêu là đề tài muôn thuở của con người Thơ Văn Đắc thể hiện chiều sâu của chuyện tình cảm, con người sinh ra luôn có nhu cầu về mặt tình cảm, đó là quyền, ông viết thơ không chỉ cho một người mà còn cho nhiều người Với đầy đủ những trạng thái: đợi chờ, buồn Có thể nói tình yêu trong thơ Văn Đắc thấm thía nỗi đời, một vị say, vị đắng chiêm nghiệm Qua đề tài này chúng tôi góp phần vào việc giúp cho mọi người hiểu biết sâu hơn về thơ Văn Đắc, với quê hương, tình yêu của hồn thơ ông Với đề tài này chúng tôi mong muốn thơ ông sẽ được đưa vào giảng dạy chương trình địa phương, được tìm hiểu một cách sâu rộng, khái quát và cụ thể 53 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phan Diễm Phương, Thơ Văn Đắc, Nxb Thanh niên, 1994 2 Mạnh Lê, Đọc tập thơ tình “ Lời cho em” của Văn Đắc, Nxb Thanh Hóa, 2003 3 Mạnh Lê, Thơ Văn Đắc ở tuổi “muộn mằn”, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh, 1991 4 Từ Nguyên Tĩnh, Văn Đắc đi tìm tên gọi của mình, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh, 1997 5 Nguyên Minh Khiêm, Văn Đắc và nghệ thuật “găm thơ” vào người đọc, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh, 2009 6 Các tập thơ của Văn Đắc: Hai triền sông, Biển xanh, Muộn mằn, Đi tìm thời trai trẻ, Trái tim dọc đường, Lời cho em, Trăm tình, Khúc hát từ nguồn nước 54 54 MỤC LỤC Trang: MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài .1 2 Lịch sử vấn đề 1 3 Mục tiêu nghiên cứu 2 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2 5 Phương pháp nghiên cứu 2 6 Đóng góp của đề tài 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ VĂN ĐẮC 3 1 Cuộc đời 3 2 Sự nghiệp 3 CHƯƠNG 2 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ VĂN ĐẮC 5 2.1 Tình yêu xứ Thanh tha thiết 5 2.1.1 Quê hương trong dòng chảy thời gian 5 2.1.2 Quê hương như là máu thịt của đời .7 2.1.3 Quê hương miền sâu thẳm của con tim 10 2.1.4 Quê hương niềm tự hào mãnh liệt 13 2.2 Tình yêu lứa đôi nồng hậu …………….…… 15 2.2.1 Tình yêu tuổi trung niên 18 2.2.2 Tình yêu nỗi lòng cảm thông sâu sắc .20 2.2.3 Tình yêu không tuổi 32 2.3 Nỗi trăn trở về cuộc đời và thế sự 36 2.3.1 Thương cảm cho thân phận con người 36 2.3.2 Sự sống ở muôn nơi 41 2.3.3 Sự đổi mới không ngừng của quê hương 44 2.3.4 Con đường phía trước … 49 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 55 55 ... mằn” Qua Văn Đắc thể suy tư, trăn trở thân trước tuổi tác, tình yêu Để thấy khác, mẻ thơ tình Văn Đắc tìm hiểu thơ tình Văn Đắc thơng qua hình tượng nhân vật trữ tình thơ ơng 2.2.1 Tình yêu tuổi... tác thơ tình cịn trẻ tuổi, tức tuổi xn cịn Văn Đắc lại sáng tác thơ tình “tóc đà trót nửa hoa râm” Chính điều chi phối hình tượng nhân vật trữ tình thơ Văn Đắc Đọc thơ Văn Đắc ta thấy hình tượng. .. vỗ về” ( Vỗ ) Tình yêu tha thiết mãnh liệt, chân thành nhân vật trữ tình thơ Văn Đắc thật có điểm tương đồng với nhân vật trữ tình thơ Xuân Diệu Nhưng thơ Xuân Diệu nhân vật trữ tình dừng lại

Ngày đăng: 14/05/2015, 15:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan