2. Sự nghiệp
2.3.4. Con đường phía trước
Nhân vật trữ tình luôn băn khoăn một câu hỏi: "Cả cuộc đời biết ngoảnh mặt về đâu?". Kể chuyện ngày xưa, nói chuyện ngày nay từ chuyện của đất mà nói chuyên của người. Đất có hướng ở, người có hướng đi cho cuộc đời mình. Rằng chuyện:
" Ngày xưa
Dù chỉ dựng một túp lều
Cũng phải nhờ thầy tìm hướng đi
Bởi nỗi sợ cuộc đời, sợ lạnh suốt cuộc đời
Sợ ma đằng tây, sợ quỷ đằng đông làm lửa quanh năm tắt"
Cho nên: "nỗi đau găm vào đất". Câu hơ miêu tả tâm trạng bế tắc của người nông dân tronng xã hội cũ. Cả cuộc đời biết ngoảnh mặt về đâu mà cũng chính là người cầm bút găm niềm thông cảm của mình vào họ. Bắt của Đảng con người áy reo vui hứng khởi trong tâm hồn:
"Hôm nay Ta lại đi, lại đi
Đất núi đồi hóa đất đồng quê" (Hướng đất)
Hướng đi ấy là hướng đi theo ánh sáng niềm tin vào Đảng. Con đường mới mở ra, con người cũng hăm hở phiêu lưu cùng con đường của dân tộc.
Hình ảnh con đường, hướng đi xuất hiện khá nhiều lần trong thơ Văn Đắc. Hình ảnh con đường như thường trực trong tâm trí nhà thơ:
"Tôi có một điều thật khó
Là bài thơ viết về con đường em mở Đất nước mình trăm năm nghìn năm Bao câu chuyện bắt đầu từ con đường cả"
Em và con đường như đối sánh với nhau:
"Một con đường Để em hát riêng em"
Con đường ấy vừa là con đường thực vừa là con đường ám chỉ về hướng đi của cuộc đời. Con đường chứa đựng những trăn trở suy tư của một cái tôi luôn nặng nghĩa, nặng tình và tha thiết tìm hướng đi cho con người cho dân tộc.
Con đường đưa bước chân nhà thơ phiêu lưu trên mọi nẻo đường của đất nước, Văn Đắc đi dọc chiều dài đất nước để khám phá chiêm nghiệm về vùng miền của đất nước. Văn Đắc đi và cứ đi bởi cuộc đời là những chuyến đi. Hết miền xuôi đến miền ngược ông đi tìm thi vị của cuộc sống như những con ong tìm hương hoa mật ngọt dâng cho đời. Văn Đắc là con người của những nẻo đường, ông luôn muốn tìm tòi, khám phá cuộc sống không chỉ về nơi mình sinh ra mà của mọi miền trên dải đất hình chữ S này:
"Một chút chạnh lòng gặp cảnh Đèo Ngang Đừng nói đó là nỗi buồn hoài cổ
Ta không thể để lòng ta nhỏ bé được Khi con đường rộng mở dưới chân đi"
Ở đây không còn mờ nhạt của cái tôi trữ tình nữa, cái tôi ấy là cái tôi tác giả - đĩnh đạc và đường hoàng. Tìm những con đường, những hướng đi và tìm về cả câu tục ngữ của dòng sông: "Tôm chạng vạng, cá rạng đông".
"Nghe đã rõ mà lòng còn muốn hỏi
Câu tục ngữ chừng nào hóa con thuyền nhỏ Đưa tôi về gặp lại tuổi thơ tôi"
và lời giải đáp ta rằng:
"Sau câu tục ngữ này là suối là sông"
(Đi tìm câu tục ngữ của dòng sông)
Tìm về tuổi thơ, tìm về thời trai trẻ, tìm về quá khứ ấy là nỗi nhớ là tình yêu của nhà thơ với đời, còn luyến tiếc lắm, còn tha thiết lắm dù đời còn lắm gian nan:
"Tôi nằm giữa tương lai và quá khứ Nghe rõ lắm khát khao và nỗi nhớ"
Cho nên: "Thơ không cần ghép chữ đã nên câu".
(Viết trong đêm tiếng gà) Con đường bắt nguồn từ quá khứ lich sử hào hùng của dân tộc:
"Con đường đi đến nơi đâu Con đường mang tên nơi đó Mang tên của cầu của quán Mang tên của xóm của làng Càng đi càng tin con đường"
(Đám cháy và con đường) Con đường tương lai đầy ánh sáng!
Từ những trăn trở về cuộc sống nhà thơ đặt ra bổn phận trách nhiệm của ta với đời:
"Thôi nhé
Ở đây ta không cần một sự sĩ diên nào tất
Chúng ta có chung một bổn phận"
Con người phải giữ bổn phận của mình nhưng:
"Giữ bổn phận không có nghĩa là để mình không còn là mình Mình chỉ là cái bóng của mình thôi"
Vấn đề con đường, hướng đi và những trăn trở về cuộc sống đã được Văn Đắc khai thác và viết nên những câu thơ mang đậm tính triết lí để lại dư âm sâu sắc trong lòng người đọc!
KẾT LUẬN
Do khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ có thể tóm lược một số đặc trưng trong thơ Văn Đắc để thấy được hồn thơ của ông và vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên và những trăn trở trong cuộc sống. Qua những vần thơ đó cho ta thấy cốt cách con người xứ Thanh, một vùng quê giản dị, bình yên nhưng giàu tình yêu thương con người, nơi đó còn có cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tươi đẹp.
Văn Đắc đã để lại cho chúng ta khá nhiều bài thơ đặc sắc. Mỗi chặng đường đời mà Văn Đắc đi qua là những trăn trở, là những suy tư, dằn vặt thấu đáo của nhà thơ. Qua ba phần thơ: Dọc thời gian, Thơ tình, và Trường ca ông đã khẳng định mình trong dòng thơ xứ Thanh. Với một khối lượng sáng tác không phải nhỏ và cái tên Văn Đắc trở thành quen thuộc với bạn đọc. Nhà thơ đã sống cả cuộc đời của mình để viết, viết thật nhiều những vần thơ mang hương sắc quê. Thơ của Văn Đắc luôn đi sâu vào cái riêng tư, về vợ con, gia đình, người yêu, ông luôn có cái nhìn đa chiều, sự ngẫm nghĩ về thân phận con người. Không chỉ viết về những điều đó nhà thơ còn cảm nhận được cả những cái nhỏ bé của cuộc đời, thấy được cái hữu hạn trong sự vô biên của vũ trụ, thời gian đi qua với bao chua chát, khát vọng.
Thơ Văn Đắc có sự hồn nhiên, đầy lòng vị tha độ lượng. Tuy nhiên ông cũng viết nhiều về tình yêu, tình yêu là đề tài muôn thuở của con người. Thơ Văn Đắc thể hiện chiều sâu của chuyện tình cảm, con người sinh ra luôn có nhu cầu về mặt tình cảm, đó là quyền, ông viết thơ không chỉ cho một người mà còn cho nhiều người. Với đầy đủ những trạng thái: đợi chờ, buồn. Có thể nói tình yêu trong thơ Văn Đắc thấm thía nỗi đời, một vị say, vị đắng chiêm nghiệm.
Qua đề tài này chúng tôi góp phần vào việc giúp cho mọi người hiểu biết sâu hơn về thơ Văn Đắc, với quê hương, tình yêu của hồn thơ ông. Với đề tài này chúng tôi mong muốn thơ ông sẽ được đưa vào giảng dạy chương trình địa phương, được tìm hiểu một cách sâu rộng, khái quát và cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Diễm Phương, Thơ Văn Đắc, Nxb Thanh niên, 1994
2. Mạnh Lê, Đọc tập thơ tình “ Lời cho em” của Văn Đắc, Nxb Thanh Hóa, 2003
3. Mạnh Lê, Thơ Văn Đắc ở tuổi “muộn mằn”, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh, 1991
4. Từ Nguyên Tĩnh, Văn Đắc đi tìm tên gọi của mình, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh, 1997
5. Nguyên Minh Khiêm, Văn Đắc và nghệ thuật “găm thơ” vào người đọc, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh, 2009
6. Các tập thơ của Văn Đắc: Hai triền sông, Biển xanh, Muộn mằn, Đi tìm thời trai trẻ, Trái tim dọc đường, Lời cho em, Trăm tình, Khúc hát từ nguồn nước.
MỤC LỤC
Trang:
MỞ ĐẦU...1
1. Lý do chọn đề tài...1
2. Lịch sử vấn đề...1
3. Mục tiêu nghiên cứu...2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2
5. Phương pháp nghiên cứu...2
6. Đóng góp của đề tài...2
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ VĂN ĐẮC ...3
1. Cuộc đời...3
2. Sự nghiệp...3
CHƯƠNG 2 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ VĂN ĐẮC ...5
2.1 Tình yêu xứ Thanh tha thiết...5
2.1.1 Quê hương trong dòng chảy thời gian...5
2.1.2 Quê hương như là máu thịt của đời...7
2.1.3 Quê hương miền sâu thẳm của con tim...10
2.1.4 Quê hương niềm tự hào mãnh liệt...13
2.2 Tình yêu lứa đôi nồng hậu ……….……...15
2.2.1 Tình yêu tuổi trung niên...18
2.2.2 Tình yêu nỗi lòng cảm thông sâu sắc...20
2.2.3 Tình yêu không tuổi...32
2.3 Nỗi trăn trở về cuộc đời và thế sự...36
2.3.1 Thương cảm cho thân phận con người...36
2.3.2 Sự sống ở muôn nơi...41
2.3.3. Sự đổi mới không ngừng của quê hương...44
2.3.4. Con đường phía trước ….. ...49
KẾT LUẬN...53