Sự sống ở muôn nơi

Một phần của tài liệu Luận văn Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc (Trang 41)

2. Sự nghiệp

2.3.2 Sự sống ở muôn nơi

Cảm được cái vô biên của vũ trụ, cái hữu hạn của đời người Văn Đắc luyến tiếc và yêu mến sự sống. Thời gian qua đi với bao chua chát khát vọng, ngẫm nghĩ lại đời người mà có lúc thốt lên:

“Không có cách nào chạy trốn Không có cách nào đoạn tuyệt ………

Cho nên buồn quá Buồn như chiếc lá

Đã vàng khô còn níu mãi”

Nhân vật trữ tình cảm được đầu ành cái mất mát, ra đi của chiếc lá héo úa. Nỗi buồn như giăng mắc níu cả vào cảnh vật chung quanh: “Lá vàng khô nhưng còn níu mãi”

Còn luyến tiếc lắm ấy cái sự đời. Càng cố gắng “chạy trốn”, cố gắng “đoạn tuyệt” thì nỗi buồn ấy cứ xâm lấn, bủa vây lấy con người. Nỗi lòng người rớm lệ:

“Người hãy tha cho tôi Bạn hãy tha cho tôi….

TôI tưởng là tôi trẻ suốt đời”

Với Văn Đắc thơ ca đồng nghĩa với cái đẹp, thơ ca là cái đẹp. Hình ảnh chiếc lá non run nơi cuối ngọn cây già, gợi lên bao điều suy nghĩ cho người đọc về sự ngưỡng mộ của con người trước cái đẹp vĩnh hằng của cuộc sống. Và như thế “ lá non”, “cây già” không còn nguyên ý thật về hai người yêu nhau mà mở ra nhân vật cõi cao cả.

Và như thế nhà thơ hát nhập vào trời đất, hát nhập vào thiên nhiên, tình yêu mà ca:

Nắng lụa bên đường lả lơi Cây quả gánh gang trải chuốt Lấp ló sau cành ta bắt được Hai mùa đang cưới nhau”

( Hai mùa)

“Hai mùa đang cưới nhau” là một thi ảnh lạ nhưng cái hay của bài tơ là nhạc điệu. Nhạc điệu là hình ảnh thơ hòa quyện tạo nên bức tranh giao cảm “hai mùa” đày sức sống. Cái sức sống của thiên nhiên ở đây là cái sức sống mang điệu hồn thi sĩ.

Trong con mắt của Văn Đắc thiên nhiên vừa gợi hình vừa gợi cảm nhìn ở đau nhà thơ cũng thấy có sức sống, có tâm sự thiên nhiên. Vạn vật trong con mắt Văn Đắc bao giờ cũng tồn tại như một thực thể:

Chúng tôi dừng xe trên đèo Hải Vân NơI sang biển đang thì thầm với đá Nơi cát trắng in lên nỗi nhớ

Sóng thì thầm với đá, cát trắng dồn lên nỗi nhớ. Nhân vật trữ tình chứa đầy tâm sự, hoài niệm về cảnh cũ người xưa:

“Một chút chạnh lòng gặp cảnh Đèo Ngang Đừng nói đó là nỗi buồn hoài cổ”

( Tâm sự với con đường)

Văn Đắc có biệt tài về quan sát, phát hiện ra nội tại sự vật để tạo nên bản sắc riêng trong sáng tạo thi ca. Những phát hiện tinh tế tạo nên bản sắc riêng của Văn Đắc:

Hôm qua mặt trời đánh tắt trăng sao Chiều nay mặt trời ngồi khóc”

CáI sự nắng mưa của trời ấy mà Văn Đắc đã tái hiện nó thật tài tình trước mắt người đọc. “ mặt trời đánh” rồi “mặt trời ngồi khóc”

Khó ai có thể viết nên những sự thương nhật của cuộc sống một cách gần gũi mà đa hình đến thế.

Văn Đắc đa cảm trước cái cô đơn, hoài vọng: "Mê mải nằm mộ gió mặn về" luôn nghĩ đến cái hữu hạn của đời người:

"Sẽ đến lúc mùa đông rụng hết Ta như cây thưa thớt lá trong đời"

Mình ta trơ trọi giữa cuộc đời như cây thưa thớt lá. Mùa đông lá rụng về cội và rồi sẽ có lúc con người dừng cuộc đời của mình lại. Khi mà vòng tuần hoàn cứ thế trôi đi thiên nhiên vô hạn mà đời người thì hữu hạn Văn Đắc yêu cái sự sống trên đời biết bao. Thời gian vô thuỷ vô chung và đời người ngắn tựa thoi đưa. Ngòi bút Văn Đắc đã khám phá được cái vỉa quặng nằm ngay trong biến cố ngôi nhà nhỏ trái tim mình:

"Lắm lúc buồn vui kéo cả dãy Trường Sơn về ở Đất nước của tôi cũng nằm trong đó

Trái đất quay đúng chỗ tôi ngồi"

Đổi thay là quy luật của đời người tình yêu chợt đến chợt đi, tuổi trẻ một qua không trở laị. Cuộc sống với những chuyện đã cũ rồi mà vẫn không dễ làm ngơ, chẳng hạn như đâu là giới hạn đích thực trong quan hệ giữa người với người và đâu là sự giả dối nửa vời, là thói ích kỉ, vị kỉ cá nhân được che đậy. Suy nghĩ, dằn vặt phiền muộn lo âu nhiều khi là sự trống trải cô đơn, là cảm giác bơ vơ, hụt hẫng: Tình yêu ở đâu, đi tìm thời trẻ trai, xa xôi buồn, em không có nỗi buồn giống tôi, qua sa mạc, đá không chồng, ác mộng, bơ vơ, em hãy đi đi....

Trong quan niệm của Văn Đắc mọi vật đều có sự sống, có linh hồn. Mượn lời nhân vật trữ tình Văn Đắc đã bộc lộ những suy nghĩ, thái độ của mình với đời. Từ con đường biết lắng nghe tâm sự, tiếng nói đằm khoé của lời cây buồm:

"Khi lưỡi dao người chặt Bạn đừng tưởng tôi chết"

đến những lời an oán bi thương của biển quê hương: "Ta đã rút máu ta làm muối mặn

Vùi lấp đi hàng ngàn con sóng Để con người hoà thuận bên ta"

Thế nhưng "cây muốn lặng mà gió chẳng dừng": "Nhưng con người không để ta yên Họ đi kheo sục sạo suốt ngày đêm"

và: "họ thắp đèn lên đọ với mặt trời", sắm mọi loại thuyền lao ngang chạy dọc:

"Lặn vào bụng ta họ đục

Những con hà lai láng máu trên tay " Biển phải thốt lên: "Con người thật là quá thể"

Văn Đắc như thấu rõ nhìn thấy những biến thái tinh vi trong lòng tạo vật thiên nhiên cũng có sự sống như của con người biết buồn vui, cười, nói, mơ màng, thỏ thẻ:

"Hoa ngơ ngác lộc nụ phân vân cành " "Nụ như nói hoa như cười"

"Mây vuông nhà nhỏ hoa nơi tự tình" "Hoa sen nở hết cánh sen

Ngủ mơ trên lá sóng nghiêng mặt hồ" "Mùa vàng rốc nửa bàn tay

Đã nghe gió dứt lá bay trước thềm"

Thiên nhiên gợi tình gợi cảm đầy sức sống. Là một con người đa cảm Văn Đắc khám phá ra nội tại trong sự phát triển của sự sống và thể hiện nó bằng lời thơ trau chuốt, mượt mà của mình. Chính cái sức sống của ngôn từ đó đã làm cho những bài thơ của Văn Đắc được nhiều người yêu mến và ngưỡng mộ. Hình bóng của Văn Đắc qua nhân vật trữ tình vì thế mà sáng rõ hơn bao giờ hết...

Một phần của tài liệu Luận văn Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w