Sự đổi mới không ngừng của quê hương

Một phần của tài liệu Luận văn Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc (Trang 44)

2. Sự nghiệp

2.3.3.Sự đổi mới không ngừng của quê hương

Mảnh đất xứ Thanh linh thiêng với hòn Trống Mái, với đá Vọng Phu trải qua hai cuộc káng chiến trường kì vĩ đại của dân tộc. Mảnh đát ấy chịu nhiều đau thương nhưng cũng hào hùng vô cùng.

Nhà thơ gắn bó máu thịt với quê hương với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Mảnh đất Sầm Sơn đầy cái nắng, cái gió, cái mặn mòi của biển, của tình người. Đây từng là hậu phương vững chắc trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Quá khứ và tương lai, được và chưa được, nhà thơ đã bộc lộ một cách có ý thức công dân:

"Người Thanh Hoá bước chân chua phèn bước vào thành phố Buớc qua khốn khó mà đi"

Thanh Hoá trở nên gần gũi hơn bao giờ hết trong thơ Văn Đắc: "Chiếc cầu con con gọi là cầu Bố

Mấy cây lố nhố gọi là rừng thông"

Thanh Hoá là đây những cái đặc trưng của vùng miền: trời, đất, người Thanh Hoá là đây:

"Cuời như tiếng Trạng Quỳnh cười

Khóc như tiếng khóc núi Nhồi Vọng Phu" "Rưng rưng rau má ngỏ lời

Xa quê giữ lấy nét người kẻ quê"

Bởi vậy nhà thơ tự hào mà khoe rằng:

"Trời Thanh Hoá của tôi là cái vó Thả lúc nào cũng vớt được tôi lên"

Tôi tin! Tôi tin câu thơ ấy đã đựoc viết nên trong một phút xuất thần của riêng Văn Đắc mà thôi!

Sầm Sơn quê hương yêu dấu lúc nào cũng dạt dào sóng biển, cuồn cuộn đêm ngày tạo nên những con sóng lòng trong con người Văn Đắc. Úp Mặt vào biển tìm những ngọn nguồn khởi thuỷ của đất, của nước, của mảnh đất nơi ta đã sinh ra:

"Biển là chân trời của làng Làng là chân trời của biển"

Đất có làng, biển có nước. Đất - nước hoà vào nhau, con người ở đây cũng sống chan hoà gắn bó với biển, sống chung với biển. Biển - làng gắn bó máu thịt tựa như trở thành hơi thở máu thịt nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ.

Từ giã quê hương nhà thơ lo sợ phố sầm uất cùng với những cơ cực của cơm áo gạo tiền sẽ kéo mình theo vòng xoáy cuộc đời mà quên đi những gì bình dị thân thuộc của cuộc sống:

"Tôi như thuyền gác bãi thả dây neo Bao mặn chát thâm trầm vào thớ gỗ Trả lại biển những mùa sóng gió Xin đừng ai khua động mái chèo"

Nhân vật trữ tình như thấy:

"Cát nhập vào mây, mây nhập vào cát Bất chợt một lần tôi được đóa trăng yêu"

(Bất chợt một lần trăng)

Nơi Văn Đắc sống giờ đã đổi mới. Đâu rồi những ánh trăng rừng núi, đâu rồi cái tĩnh lặng của thôn quê, đâu rồi những con sóng mãi lăn vào bờ. Giờ đây là phố là đêm là nhà cao tầng, là bụi bặm của phố phường thay cho màn sương giăng mắc mỗi sớm mai:

"Hỡi những thiếu nữ nắng vàng hay nhảy múa Những chàng gió đánh đu trên cành

Đá núi lởm chởm và bờ sông xanh Ta là ngôi nhà cao tầng

Mây không đậu lại Trời thì bao lâ Ta thì lại quá hẹp

Ta đã chót làm xi măng sắt thép"

Nhân vật trữ tình không muốn hay không chịu ngồi yên cho mình nhạt nhòa đi trong trôn ốc cuộc đời:

"Ta không chịu khô chết Thả tiếng đàn ghita xanh biếc Gọi thành phố lên

Ta làm cây của phố có linh hồn"

(Lời nhà cao tầng)

Đâu đau cũng phố, đâu đâu cũng phường, phố phường giăng bụi mờ trong màu mắt em để màu mắt em chớm buồn "sợi buồn bên sợi lo";

"Em đi về trong phố Chuyện riêng em và phố" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Em và phố) rồi:

"Phố mưa rẽ lối qua thềm Ta như gió lạnh đi tìm áo che Anh về với ngã tư phố

Ngã tư phố như cây thập tự Đóng đinh vào hai bàn chân"

(Chiều thứ 7)

Giờ đây mảnh đất quê hương đã đổi thay nhiều những ngôi nhà cao tầng che khuất đi tầm nhìn của những bình dị thân thương:

"Thành phố trên cao Những ngôi nhà lo ló cưả Những cái tổ na ná như nhau Mây trắng mây xanh treo trên đầu"

Đàn chim sẻ nâu ngơ ngác thiếu những hàng cây trú ngụ: "Ơ chim sẻ nâu

Sắp tối rồi chim bay về đâu Những bờ cây dọc phố Những khóm hoa trong cửa Có gọi chim về không "

(Lời nhà cao tầng)

Con người âý lo sợ rằng ở phố phường đông đúc kiếm tìm nơi đâu sự bình dị thân quen, ánh trăng ngày xưa trong trẻo giờ ở đâu?

" Mai nắng rồi về thị xã

Tôi biết tìm vầng trăng ấy ở đâu"

( Mưa)

Vẫn còn đó một vùng quê đầy sóng nước. Con người vẫn đang vật lộn trên hành trình về với biển, hành trình duy trì sự sống:

"Bác dân chài Đi kheo ra biển

Hai guốc làm thuyền làm lái Sóng vỗ qua vai

Sóng lắc suốt ngày"

Họ vẫn đang lăn lộn với sóng, sống chung với sóng, sống chung với biển trời mây nước:

"Chiều về bác vác đôi kheo trên vai và tôi thấy Biển nằm ngang trên vai bác"

(Đi kheo)

Thơ Văn Đắc luôn hướng đến số phận người lao động. Lớn lên ở vùng quê biển hồn thơ Văn Đắc khi xao động, khi trào dâng, réo rắt âm điệu tiếng sóng, tiếng gió:

"Suốt dọc hai triền sông Bưởi Anh lên tắm nước ngọn nguồn Nhìn hạt phù sa quen lắm Chảy giữa đôi bờ núi non"

(Hạt phù sa)

Quê hương từng ngày khởi sắc: "Bước mãi mà không hết phố nhà" chỉ vì thoáng thấy cô bé quét lá vàng ngày trước nay thành bà chủ ngồi rung vai giữa sập hàng:

"Cô bé thường ra quét lá vàng Thị xã ngổn ngang khấp khểnh Ngõ phố như bài thơ dở dang

Bây giờ thị xã ồ ạt lớn

Bà chủ rung vai giữa sập hàng Ai biết chính là cô bé ấy

Một thời quét nhớ để làm thương"

Mảnh đất nơi người sống đã đổi thay khởi sắc thật nhiều. Đất không còn những mảnh bom hố đạn, cảnh " đạn lạc bom rơi " mà thay vào đó là:

"Nền xi măng đã vùi lấp bao ngày Điểm tựa của ngôi nhà còn đó Cửa nhà anh sẽ mở ra thành phố Bên cây đào trĩu quả xuống trang thơ" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Cây đào)

Những biến đọng của quê hương dã được Văn Đắc thu vào trng thơ của mình một cách tinh tế, mới mẻ và dễ dàng đi sâu vào lòng người đọc!

Một phần của tài liệu Luận văn Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc (Trang 44)