2. Sự nghiệp
2.2.3 Tình yêu không tuổi
2.2.3.1 Sự đồng cảm của độc giả với nhân vật trữ tình
Sự thành công của mỗi nhà thơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng để có một sự thành công nhất định thì một trong các yếu tố đó là sự đồng cảm, giao hòa của nhà thơ và độc giả, người đọc.
Khi đọc một bài thơ nào đó mà độc giả phải chìm mình, lắng mình trong mạch cảm xúc của bài thơ, từng câu thơ và rồi thốt lên, “ôi hay thế” ! thì đó là sự đồng cảm. Hay nói cách khác, đồng cảm là độc giả phải hiểu tâm hồn của tác giả, tình cảm đó cùng đồng điệu với cảm xúc của mình.
Văn Đắc là vậy, ông viết những dòng thơ, bài thơ được rất nhiều độc giả - người đọc cảm nhận và đánh giá cao trong việc sáng tạo, và tinh tế trong câu chữ. Một điều quan trọng nhất là ông viết thơ không phải cho riêng ông mà còn cho tất cả mọi người, mọi thế hệ có thể tự soi mình vào từng cung bậc cảm xúc của nhà thơ.
Đồng cảm trong trạng thái khao khát đi tìm tình yêu của nhân vật trữ tình. Trong bài “Tình yêu ở đâu” nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi niềm khao khát đi tìm tình yêu thật lòng, chung thủy đến trọn đời. Cảm xúc đó không phải chỉ có riêng ai, mà đều có trong những con người chưa yêu, đang yêu và đã yêu.
“Tình yêu ở đâu Tôi xin lại nào
Tôi xin lại thật lòng không mặc cả Tôi xin lại thật lòng tôi không giả Tôi xin lại
Tình yêu”.
Chắc hẳn trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng đã có lần đánh mất đi tình yêu của mình để rồi phải hối tiếc, và tìm lại.
Nhân vật trức tình ở đây cũng vậy, đánh mất đi thứ quan trọng trong cuộc đời để rồi “Tôi xin lại nào” xin lại “Tình yêu” với tất cả trái tim, tấm lòng chân thật để yêu lại từ đầu không chút giả dối.
Văn Đắc thật tài tình trong cách cảm nhận và thấu hiểu cả những ước vọng của con người cùng hoàn cảnh.
“ Sáng nay anh cắt hoa vào cắm Đợi chờ em, suốt một ngày trồng Bận rộn không ngồi bên hoa ngắm Hoa nở trắng rồi, anh vẫn mong”
(Hoa huệ)
Trong bài “Hoa huệ” sáng tác 1974 ta vô tình bắt gặp những cảm xúc đẹp của tình yêu đó là chờ đợi.
Đọc những vần thơ ta có thể tự cảm nhận và soi mình vào trong đó, ai chẳng phải có một lần chờ đợi, chờ đợi người mình yêu, chờ đợi một tình yêu…
“Hoa nở trắng rồi, anh vẫn mong”
Đây là một cung bậc cao hơn của sự đợi mong, dù chờ mãi không thấy, cho dù thời gian dài tới đâu, dù đã hết hi vọng “Hoa nở trắng ròi” thì vẫn mong và hi vọng. Đó là cảm xúc chung trong mỗi con người.
“Khúc hát của tình yêu” của Mạnh Lê ta thấy ông viết “Ta bỗng hiểu Văn Đắc không viết thơ tình cho một người mà cho nhiều người”. Đó là nhận định rất đúng. Không phải nhà thơ nào cũng nhận được sự đồng cảm và yêu mến lời thơ của tác giả, nhưng Văn Đắc đã làm được điều đó. Ông dùng hình tượng nhân vật trức tình như chính ông để viết lên những cảm xúc có thật, cảm xúc mà mọi thế hệ đều có. Viết thơ để cống hiến cho mọi người niềm đam mê thơ ca, cho mọi người thưởng thức và suy ngẫm. Từ đó độc giả có thể thấy cảm xúc của tình yêu lạ kỳ và hấp dẫn biết bao.
2.2.3.2 Đồng cảm của tác giả với người phụ nữ
Xưa nay có rất nhiều các nhà thơ, nhà văn viết về người phụ nữ, viết về số phận bi kịch tình yêu của người phụ nữ như Nguyễn Du viết về người con gái tài sắc “mười phân vẹn mười” – Thúy Kiều, hay người phụ nữ trong “Trinh phụ ngâm, cung oán ngâm”. Tất cả số phận ấy đều có chung một điểm chung là do xã hội đưa đẩy, do bị bỏ rơi, bỏ mặc, xa chồng…… Nhưng với riêng Văn Đắc thì ông không viết về điều đó.
Điều mà Văn Đắc nhìn thấu được sự đời để ông xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình trong mỗi bài thơ viết về người phụ nữ là, người con gái quá lứa lỡ thì, tình yêu dở dang không thành.
“Đời em dứt mấy lần tình
Đời em đành chịu thác ghềnh sang sông Người ta có vợ có chồng
Nuôi con xẻ gánh đèo bồng cho nhau Em nào dám trách gì đâu
Bây giờ cúi mặt làm thinh Ai người thấu hết sự tình sâu nông”
(Tội tình)
Người con gái lỡ tình duyên, đã bao cuộc tình trôi qua mà vẫn không tìm được hạnh phúc cho chính mình. Để rồi chấp nhận: “Đời em đánh chịu thác ghềnh sang sông” Cam chịu số phận nghiệt ngã, khó khăn và thử thách trong cuộc đời. Với bao tuổi xuân bằng tuổi cô họ đã có vợ có chồng, có con bồng bế vậy mà mình vẫn một mình xót xa. Buồn tủi, xót xa để rồi tự trách bản thân mình:
“Trách mình không trọn một câu với tình’
Có vẻ như cuộc tình dở dang này có một uẩn khúc nào khiến cô gái phải từ bỏ tình yêu:“Ai người thấu hết sự tình sâu nông’ ?
“Muộn mằn là bài thơ có dáng dấp hình bóng của tác giả với nhân vật ‘em’ trong bài thơ.
“Mà em kiêu bạc với đời
Bông đùa với tuổi ba mươi muộn mằn Ngỡ là em tối mới sang
Thương nhau nhặt chút lá vàng cho cây Ai ngờ lật giữa bàn tay
Em rung lá úa rụng đầy tay tôi”
Người con gái trong bài thơ đã bước sang tuổi ba mươi muộn mằn vậy mà vẫn “kiêu bạc với đời" vẫn “rung lá úa rụng đầy tay tôi" để cho nhân vật trức tình đau khổ và bơ vơ. Nhưng đồng thời tác giả cũng cảm thông cho người con gái vì
“Làm sao nhận được ân tình Khi mà chẳng có chữ yêu trong lòng
Qua hai bài thơ ta có thể thấy tác giả không chỉ viết những dòng thơ cho thế hệ trẻ mà còn là những dòng thơ đặc biệt quan tâm, chia sẻ với người phụ nữ ở một khía cạnh khó nói.
Văn Đắc thực sự là một tài năng và ông xứng là một nhà thơ tiêu biểu của gương mặt thơ xứ Thanh !