Kết cấu của bài khóa luận Bài khóa luận gồm ba phần chính là: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuấtChương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu s
Trang 1Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng khó khăn chung,người tiêu dùng hạn chế chi tiêu,các công ty lâm vào tình cảnh thiếu đầu ra, thừađầu vào Do đó, nếu không có biện pháp khắc phục, các công ty đó rất dễ dẫn đếnphá sản, giải thể Một trong số giải pháp được đưa ra là các công ty sáp nhập lạithành các công ty lớn hơn, nguồn lực kinh tế vì thế cũng vững chắc hơn Tuy nhiênbiện pháp mà hầu hết các doanh nghiệp thường sử dụng là tiết kiệm chi phí, giảmgiá thành sản phẩm Một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành thành phẩm sảnxuất chính là chi phí nguyên vật liệu Do vậy, trong đề tài này em muốn nói về tầmquan trọng cũng như nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệpsản xuất Nội dung bài khóa luận trình bày về vai trò, nhiệm vụ cũng như phươngpháp kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt.Đồng thời, bài khóa luận cũng chỉ ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế kếtoán nguyên vật liệu để từ đó có những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn kế toánnguyên vật liệu tại công ty CP thức ăn chăn nuôi Pháp Việt.
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn trường đại học Thương Mại, khoa Kế Toán Kiểmtoán đã tạo mọi điều kiện để chúng em có được điều kiện học tập, nghiên cứu tốtnhất Đồng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Nguyễn Tuấn Duy cùngtoàn thể các cô chú phòng Kế toán Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt đãgiúp em hoàn thành bài khóa luận này.
Do còn những hạn chế về măt lý luận cũng như thực tiễn nên bài khóa luậncủa em không thể tránh khỏi những sai sót Kính mong thầy cũng như tập thể cô chútrong phòng Kế toán công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt góp ý và chỉ dạy
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1, Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1
2, Mục tiêu nghiên cứu 1
3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4, Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của bài khóa luận 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DN 4
1.1 Các khái niệm cơ bản về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất và nhiệm vụ kế toán 4
1.1.1.Khái niệm 4
1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu: 4
1.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu 6
1.2.1 Sự chi phối của các chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kế toán nguyên vật liệu 7
1.2.2 Nội dung kế toán nguyên vật liệu theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam hiện hành 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÁM GÀ TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN THỨC ĂN CHĂN NUÔI PHÁP VIỆT 20
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán nguyên vật liệu 20
2.1.1 Tổng quan về công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt 20
2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán NVL tại công ty CP thức ăn chăn nuôi Pháp Việt 25
Trang 4thức ăn chăn nuôi Pháp Việt 27
2.2.1 Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm cám gà 27
2.2.2 Phân loại NVL: 27
2.2.3 Kế toán nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm cám gà tại công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt 28
CHƯƠNG III –CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÁM GÀ TẠI CÔNG TY CP THỨC ĂN CHĂN NUÔI PHÁP VIỆT 37
3.1.Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP thức ăn chăn nuôi Pháp Việt 37
3.1.1.Các kết quả trong kế toán nguyên vật liệu mà công ty CP thức ăn chăn nuôi Pháp Việt đạt được 37
3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP thức ăn chăn nuôi Pháp Việt 39
3.2 Các đề xuất nhằm cải thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP thức ăn chăn nuôi Pháp Việt 40
3.2.1 Đề xuất về kế toán NVL 40
3.2.2 Các đề xuất khác 44
3.3 Điều kiện thực hiện 44
3.3.1 Về phía nhà nước 44
3.3.2 Về phía doanh nghiệp 45
KẾT LUẬN 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5Sơ đồ 1.1 : Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song
Sơ đồ 1.2 : Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Sơ đồ 1.3 : Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ quy trình sản xuất tại công ty thức ăn chăn nuôi Pháp Việt
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt
Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán
Biểu 2.4: Trích danh điểm vật tư kho nguyên vật liệu chính
Biểu 2.5: Trích danh mục vật tư kho nguyên vật liệu phụ
Bảng 3.1: Bảng phân bổ nguyên vật liệu
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
B ảng 3.3 Bảng kê dự phòng giảm giá NVL
Trang 6NVL Nguyên vật liệu
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra trên phạm vi toàn cầunhư hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải đưa ra những chính sách hợp lý nhằm phát triển Sản phẩm củacác doanh nghiệp thì vừa yêu cầu chất lượng tăng cao, vừa phải có giá cả hợp lý, lạivừa đảm bảo các dịch vụ đi kèm hấp dẫn Để đáp ứng yếu tố giá cả hợp lý thì rõràng việc giảm chi phí là vô cùng cần thiết Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phínguyên vật liệu thường chiếm tới 60%- 70% chi phí sản xuất Có thể thấy rằng việcquản lý và sử dụng nguyên vật liệu sao cho hiệu quả và hợp lý là một biện pháphiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí Kế toán là một công cụ hữu hiệu giúp quản trị doanhnghiệp Vì vậy công tác kế toán nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong quản trịdoanh nghiệp Và để đạt được mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu sống còn của doanh nghiệpthì công tác kế toán nguyên vật liệu cần trở nên hoàn thiện và đạt hiệu quả
Mặt khác, qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi PhápViệt, em nhận thấy rằng hành lang pháp lý, cụ thể là chuẩn mực cũng như chế độ kếtoán đã được ban hành nhưng vẫn còn những tồn tại trong việc vận dụng quy định,chuẩn mực tại công ty Cụ thể thông tư 200 mới ban hành nên việc áp dụng thông tưnày vẫn có sự lúng túng nhất định cho kế toán công ty Pháp Việt Việc xây dựngđịnh mức thu mua nguyên vật liệu cũng như lập dự phòng giảm giá cho hàng tồnkho chưa được công ty áp dụng
Chính vì vậy, em nhận thấy rằng việc nghiên cứu đề tài này mang tính cấpthiết, về cả mục tiêu lý luận cũng như thực tiễn
2, Mục tiêu nghiên cứu
Về mặt lý luận, mục tiêu đạt ra đó là khái quát một số vấn đề lí luận về kếtoán nguyên vật liệu
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu nhằm làm rõ: đánh giá kế toán nguyên vật liệutại công ty cũng như đề xuất việc xây dựng định mức thu mua dự trữ cho doanhnghiệp, xây dựng lập dự phòng giảm giá tồn kho cho doanh nghiệp, và xây dựngbảng phân bổ nguyên vật liệu theo từng đối tượng nguyên vật liệu
Trang 83, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp sản xuất, cụ thể là kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP thức ăn chăn nuôi Pháp Việt
4, Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong bài khóa luận:
- Phương pháp thu thập thông tin:
Phương pháp phỏng vấn: phương pháp thu thập dữ liệu một cách chínhxác và đầy đủ, có thể thu được những đánh giá chủ quan về thực trạng công tác kếtoán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng Mục đích của phươngpháp này là nhằm xác thực lại sự chính xác của thông tin khác ngoài phiếu điều tra
Đối tượng phỏng vấn là kế toán trưởng của công ty Bảng câu hỏi phỏng vấn ( phụ lục số 01)
Phương pháp quan sát: Phương pháp này đòi hỏi phải quan sát các hoạtđộng diễn ra trong phòng kế toán, từ công tác luân chuyển chứng từ tới việc các kếtoán có làm đúng phần hành nhiệm vụ mình đã được giao hay không
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp sử dụng tài liệu cósẵn trong nghiên cứu để thu thập thông tin mong muốn, từ đó có cái nhìn tổng quan
về kế toán nguyên vật liệu Sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải nghiên cứu nhiềutài liệu và phân loại thông tin để mang lại hiệu quả
- Phương pháp xử lý thông tin:
Sử dụngphương pháp so sánh đối chiếu các sự vật, hiện tượng với nhau đểthấy những điểm giống và khác nhau Cụ thể ở đây sẽ đối chiếulý luận với thực tế
tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại đơn vị Đối chiếu chứng từ gốc với các
sổ có liên quan, đối chiếu số liệu cuối kỳ giữa sổ cái và các bảng tổng hợp chi tiết
để có kết quả chính xác khi lên báo cáo tài chính
Trang 9Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp toán học để tính toán những chỉ tiêu
về giá trị vật liệu nhập, giá trị vật liệu xuất phục vụ cho việc kiểm tra tính chính xác
về mặt số học của các số liệu vế kế toán nguyên vật liệu
5 Kết cấu của bài khóa luận
Bài khóa luận gồm ba phần chính là:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuấtChương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm cám gà tạicông ty CP thức ăn chăn nuôi Pháp Việt
Chương 3: Các kết luận và đề xuất về kế toán nguyên vật liệu sản phẩm cám
gà tại công ty CP thức ăn chăn nuôi Pháp Việt
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DN 1.1 Các khái niệm cơ bản về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất và nhiệm vụ kế toán.
1.1.1.Khái niệm.
1.1.1.1 Khái niệm về hàng tồn kho.
Tài sản: Là tất cả các nguồn lực doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được
lợi ích cho doanh nghiệp trong lương lai ( theo VAS 01)
Tài sản ngắn hạn: Là những tài sản có thời gian sử dụng luân chuyển và thu
hồi dưới một năm
Tài sản tồn kho: Là tài sản được giữ bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình
thường, đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang, nguyên liệu, vật liệu,công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch
vụ ( theo VAS 02)
Hàng hóa: Là một bộ phận hàng tồn kho được dự trữ cho mục đích bán ra 1.1.1.2 Khái niệm về giá trị hàng tồn kho.
Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho
trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sảnphẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạngthái hiện tại
Giá trị hợp lý:Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể đem trao đổi giữa các bên
có hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá ( theo IAS 16)
1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu:
Trong mỗi doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong hoạt động sản xuất kinhdoanh nên phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau Mỗi loại nguyên vậtliệu lại có vai trò công dụng tính chất lý, hóa học khác nhau Do đó việc phân loạinguyên vật liệu có cơ sở khoa học là điều kiện quan trọng để có thể quản lý một
Trang 11cách chặt chẽ và hạch toán chi tiết nguyên vật liệu phụ cho yêu cầu quản lý nguyênvật liệu trong doanh nghiệp.
Có rất nhiều tiêu thức để phân loại nguyên vật liệu Mỗi cách phân loại cónội dung, tác dụng khác nhau phục vụ cho yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trongdoanh nghiệp
Căn cứ vào vai trò và tác dụng của NVL chúng được chia thành:
- NVL chính: là nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽcấu thành hình thái vật chất của sản phẩm
- Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ trong sản xuất,được sử dụngkết hợp với NVL chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sảnphẩm hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bìnhthường…
- Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng để sửa chữa và thay thế cho máymóc, thiết bị phương tiện vận tải…
- Vật liệu XDCB: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho côngviệc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp,không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xâydựng cơ bản
- Vật liệu khác: là các loại vật liệu đặc chủng của từng doanh nghiệp hoặcphế liệu thu hồi
Ngoài ra tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết nguyên vật liệucủa doanh nghiệp mà trong từng loại nguyên vật liệu trên có thể được phân loạithành từng nhóm, từng thứ
Tác dụng: cách phân loại này là cơ sở để lập danh điểm NVL và là cơ sở để
hạch toán chi tiết NVL Đồng thời nó còn là cơ sở để xác định định mức tiêu hao,định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu Cách này thường dùng đểhạch toán chi tiết NVLvà đặc biệt là để mã hóa NVL trong điều kiện áp dụng kếtoán máy
Nếu căn cứ vào nguồn hình thành có thể chia nguyên vật liệu thành:
- Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài, gồm có:
+ NVL mua ngoài
Trang 12+ NVL thuê ngoài chế biến
+ NVL nhận vốn góp liên doanh
+ NVL được biếu tặng, được viện trợ
+ NVL vay của đơn vị khác
- Nguyên vật liệu tự chế: Là nguyên vật liệu doanh nghiệp tự tạo ra để phục
vụ cho nhu cầu sản xuất
Tác dụng: cách phân loại này là căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế
hoạch sản xuất đảm bảo đáp ứng đầy đủ NVL về thời hạn, số lượng, địa điểm… và
là cơ sở để xác định trị giá vốn NVL nhập kho một cách chính xác
Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng thì NVL trong doanh nghiệp được chia thành:
- NVL dùng trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, NVL dùng vào quản lý phânxưởng, quản lý doanh nghiệp hoặc tiêu thụ sản phẩm
- NVL dùng cho các nhu cầu khác: nhượng bán, đem góp vốn liên doanh,đem quyên tặng
Căn cứ theo quyền sở hữu:
- Nguyên vật liệu tự có: bao gồm tất cả các nguyên vật liệu thuộc sở hữu củadoanh nghiệp
- Vật liệu nhận gia công chế biến, giữ hộ
1.1.3 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu.
1.1.3.1 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu.
Đối với doanh nghiệp sản xuất việc quản lý nguyên vật liệu một cách hợp lý
và hiệu quả là sự đòi hỏi cần thiết
Quản lý nguyên vật liệu về mặt hiện vật và giá trị: Cần quản lý bảo quản chonguyên vật liệu không bị hao hụt nhiều về số lượng cũng như bị hao hụt về giá trị,tránh làm giảm phẩm chất, quy cách của nguyên vật liệu Cần có kho bãi tập kếtnguyên vật liệu, cũng như đối với từng loại nguyên vật liệu thì lại có cách quản lýkhác nhau cho phù hợp từng đối tượng
Quản lý nguyên vật liệu theo từng khâu sản xuất kinh doanh:
- Khâu thu mua: Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được bìnhthường thì doanh nghiệp phải thường xuyên đảm bảo nguyên vật liệu được thu mua
đủ số lượng, đúng quy cách, chủng loại Kế hoạch thu mua phải rõ rảng cụ thể và
Trang 13phù hợp với kế hoạch sản xuất Cần thường xuyên đánh giá, xem xét lại kế hoạchthu mua, tình hình thu mua để đạt hiệu quả cao nhất đúng với yêu cầu sử dụng.
- Khâu bảo quản: Tổ chức bảo quản ở các kho hàng, tập kết tại bến bãi, cótrang bị đầy đủ thiết bị cũng như chế độ bảo quản phù hợp với đặc tính từng loạinguyên vật liệu tránh hao hụt, giảm phẩm chất
- Khâu dự trữ: Xây dựng kế hoạch dự trữ hợp lý, hạn chế nguyên vật liệu bị ứđọng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh sao cho hiệu quả theo đúng yêu cầu sử dụng vớigiá cả hợp lý, đồng thời tổ chức tốt khâu vận chuyển để tránh thất thoát
- Khâu sản xuất: Quản lý ở khâu sản xuất phải thực hiện được việc đảm bảo
sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguyên vật liệu, nhằm hạ thấp chi phí sản xuất Do
đó ở khâu này cần có sự ghi chép cẩn thận về tình hình xuất dung
1.1.3.2 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu.
Xuất phát từ vị trí yêu cầu quản lý vật liệu cũng như vai trò của kế toán trongquản lý kinh tế nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng thì kế toán vật liệutrong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
- Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển củanguyên vật liệu về giá cả và hiện vật, nhằm cung cấp thông tin kịp thời chính xácphục vụ cho yêu cầu lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp
- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp hạch toánnguyên vật liệu, đảm bảo sự thống nhất trong công tác kế toán nguyên vật liệu
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu
từ đó phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý nguyên vật liệu thừa, ứđọng, kém hoặc mất phẩm chất, giúp cho việc hạch toán xác định chính xác sốlượng và giá trị nguyên vật liệu
- Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấpthông tin cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh
1.2 Nội dung kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
1.2.1 Sự chi phối của các chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kế toán nguyên vật liệu.
1.2.1.1 Quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01.
Kế toán nguyên vật liệu chịu sự chi phối của các nguyên tắc sau đây
Trang 14Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanhnghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phíphải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực
tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền Đối với kế toán nguyên vật liệuthì đều phải ghi sổ vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ chứ không phụ thuộc thờiđiểm thu chi tiền
Nguyên tắc giá gốc: Theo chuẩn mực VAS 02 thì hàng tồn kho, nguyên vậtliệu được đánh giá theo giá gốc Giá gốc NVL là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệpphải bỏ ra để có được NVL ở trạng thái sẵn sàng sử dụng
Nguyên tắc thận trọng:
Nguyên tắc này đòi hỏi phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho NVLkhi giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL nhỏ hơn giá gốc của NVL Giá trịthuần có thể thực hiện được là giá bán của hàng tồn kho sau khi trừ đi chi phí chếbiến và các chi phí khác để có được hàng tồn kho và các chi phí để tiêu thụ chúng
Theo nguyên tắc này thì khi phản ánh chỉ tiêu nguyên vật liệu trên báo cáo tàichính thì phải phản ánh hai chỉ tiêu sau:
- Giá gốc của nguyên vật liệu
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nguyên tắc nhất quán:
Theo nguyên tắc này thì doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp kế toán nào
để hạch toán NVL thì phải áp dụng nhất quán phương pháp đó trong suốt một niên
độ kế toán
Ngoài ra, kế toán NVL còn chịu sự chi phối của vài nguyên tắc khác đượcquy định trong VAS 01
1.2.1.2 Quy định của chuẩn mực kế toán VAS 02.
a,Ghi nhận trị giá NVL ban đầu:
Hàng tồn kho NVL được ghi nhận ban đầu theo giá gốc Trường hợp giá trịthuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thểthực hiện được Giá gốc NVL bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phíliên quan trực tiếp khác phát sinh để có được NVL ở trạng thái hiện tại
Trang 15Chi phí mua của NVL bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại,không được khấu trừ, chi phí vận chuyển, bốc xếp dỡ bảo quản hàng và các chi phícác có liên quan trực tiếp đến việc mua NVL.
Chi phí chế biến NVL bao gồm chi phí có liên quan trực tiếp đến NVL nhưchi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuấtchung biến đổi
Trong các doanh nghiệp, NVL được nhập từ nhiều nguồn khác nhau mà trịgiá vốn của chúng được xác định cụ thể trong từng trường hợp như sau:
Với NVL mua ngoài: bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn, thuế nhập khẩu, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếucó), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, nguyên liệu, vậtliệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chiphí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việcthu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có)
Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của nguyênliệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT Nếu thuếGTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu muavào bao gồm cả thuế GTGT
- Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, bao gồm: Giá thực tế của
nguyên liệu xuất chế biến và chi phí chế biến
- Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, bao gồm:
Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vậnchuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoàigia công chế biến
- Giá gốc của nguyên liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá trị được
các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận
b-Ghi nhận cuối kỳ:
Cuối kỳ, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL nhỏ hơn giá gốc thìNVL được ghi nhận theo mức giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thựchiện được
Trang 16Khi xuất kho vật tư, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động, yêu cầu trình độ quản
lý và điều kiện trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán ở từng doanh nghiệp màlựa chọn một trong các phương pháp sau đê xác định giá vốn thực tế của vật tưxuất kho
phương pháp tính theo giá đích danh:
+Nội dung: Theo phương pháp này khi xuất kho vât tư thì căn cứ số lượngxuất kho thuộc lô hàng nào và đơn giá thực tế của lô hàng đó để tính trị giá vốn thực
tế của vật tư xuất kho
+Ưu nhược điểm: Việc tính toán đơn giản, kịp thời đúng trị giá xuất dùng
+Áp dụng: Đối với doanh nghiệp có ít chủng loại NVL, tình hình nhập xuấtkhông thường xuyên và đòi hỏi phải theo dõi được đơn giá của từng lô hàng (từnglần nhập)
phương pháp bình quân gia quyền:
+Nội dung: Theo phương pháp này giá thực tế của vật tư xuất kho được tínhcăn cứ vào số lượng vật tư xuất kho và giá bình quân gia quyền, theo công thức:Giá thực tế NVL
Số lượng NVL xuất
Trong đó giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong 3 cách sau:
- C1: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ:
Số lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng thực tế
vật liệu nhập kho trong kỳ
Ưu, nhược điểm của cách tính này:
+ Ưu: Phương pháp này đơn giản, dễ làm
+ Nhược: Độ chính xác không cao, hơn nữa công việc tính toán dồn vàocuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán chung
- C2:Giá đơn vị BQ cuối kỳ trước:
Giá đơn vị BQ = Giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
Lượng thực tế tồn kho đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
Trang 17Theo phương pháp này, trong kỳ khi xuất kho sẽ sử dụng đơn vị giá bìnhquân Giá đơn vị bình quân là giá đơn vị của số vật tư, hàng hoá tồn đầu kỳ.
Ưu, nhược điểm của cách tính này:
+ Ưu: Phương pháp này đơn giản, phản ánh kịp thời tình hình biến động củaNVL trong kỳ
+ Nhược: Không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả NVL
Ưu, nhược điểm của cách tính này:
+ Ưu: Phương pháp này vừa chính xác, vừa cập nhật
+ Nhược: Tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần
- Áp dụng: Đối với các doanh nghiệp mà giá trị nguyên vật liệu khônglớn, tình hình nhập cũng thường xuyên, thích hợp với các doanh nghiệp áp dụng
kế toán máy
Phương pháp nhập trước xuất trước ( FIFO)
+ Nội dung: Phương pháp này dựa trên giả định vật tư nào nhập sau thì đượcxuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ đượctính đơn giá của những lần nhập sau cùng
+ Ưu –nhược điểm: Việc tính toán như vậy đưa lại kết quả tương đối hợp lý,phù hợp trong điều kiện giá cả ổn định Tuy nhiên khối lượng tính toán sẽ nhiều vàlại chỉ tính riêng cho từng loại vật tư nên phức tạp Ngoài ra trong điều kiện giá cả
có xu hướng biến động thì sẽ không phù hợp
+ Áp dụng: Từng lần nhập phải tổ chức kế toán chi tiết, chặt chẽ và theo dõiđầy đủ đơn giá của từng lần nhập
Trang 18 Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập,xuất nguyên liệu, vật liệu, thì cuối kỳ kế toán phải tính hệ số chênh lệch giữa giáthực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu để tính giá thực tế của nguyênliệu, vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức:
Giá hạch toán của NVLnhập kho trong kỳGiá thực tế của
1.2.2 Nội dung kế toán nguyên vật liệu theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
1.2.2.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
Kế toán chi tiết nguyên vật kiệu là việc tổ chức hạch toán giữa bộ phận kho
và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập xuất kho Các doanh nghiệp sẽ
tổ chức hệ thống chứng từ , vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn khophù hợp với điều kiện cụ thể
a Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song.
- Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho( phụ lục số 02 )để ghi chép hàng ngày tình
hình nhập, xuất, tồn kho của từng vật tư, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng trên cơ sởcác chứng từ nhập xuất tồn kho
- Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ ( thẻ) kế toán chi tiết vật liệu để theodõi tình hình nhập- xuất- tồn kho cho từng vật tư, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng
và giá trị của từng thứ vật tư, hàng hóa trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất, tồnkho.Cuối tháng, kế toán cộng sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và số tồn kho củatừng danh điểm vật liệu Sau khi đối chiếu với thẻ kho của thủ kho kế toán phảicăn cứ vào sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồnkho nguyên vật liệu, số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của sổ kếtoán tổng hợp
Trang 19- Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp có ít chủng loại vật liệukhối lượng nghiệp vụ (chứng từ ) nhập, xuất ít không thường xuyên và trình độchuyên môn, nghiệp vụ chuyên môn của các bộ phận kế toán còn hạn chế.
Sơ đồ 1.1 : Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song(
phụ lục số 03)
- Ưu điểm: Đơn giản dễ làm không đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao
- Nhược điểm: Phương pháp này có sự ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kếtoán, việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng nên việc lập báo cáo
dễ bị chậm
b Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
- Ở kho: Thủ kho cũng tiến hành ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồnkho vật liệu như phương pháp thẻ song song
- Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển ( Phụ lục số 04) để
ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật liệu ở từng kho dùng cho cảnăm nhưng mỗi tháng chỉ ghi 1 lần vào cuối tháng Cuối kỳ trên cơ sở phân loạichứng từ nhập xuất theo từng danh điểm NVL và từng kho kế toán lập bảng kê nhậpvật liệu, xuất vật liệu và dựa vào bảng kê này để ghi sổ đối chiếu tổng lượng nhậpcủa từng thẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển, đồng thời từ sổ đối chiếu luânchuyển để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu
- Ưu điểm: Giảm bớt số lần ghi trùng lặp và số lượng ghi chép vào sổ kếtoán, tiện lợi trong việc đối chiếu kiểm tra sổ sách, cung cấp thông tin về tình hìnhnhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm vật liệu để kế toán xác định được trọng tâmquản lý đối với những danh điểm vật liệu có độ luân chuyển lớn
- Nhược điểm: Việc ghi sổ vẫn bị trùng lặp giữa phòng kế toán và thủ kho vềchỉ tiêu hiện vật, việc đối chiếu kiểm tra cũng tiến hành vào cuối tháng do đó hạnchế tác dụng kiểm tra
- Phạm vi áp dụng: áp dụng cho doanh nghiệp có ít nghiệp vụ nhập xuất,không bố trí nhân viên kế toán chi tiết vật liệu
Sơ đồ 1.2 : Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu
luân chuyển ( phụ lục số 05)
c Phương pháp sổ số dư.
Trang 20- Ở kho: Thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồntheo chỉ tiêu hiện vật, cuối tháng, thủ kho còn sử dụng sổ số dư để ghi chép số tồnkho của vào cuối kỳ theo chỉ tiêu số lượng hoặc hiện vật.
- Ở phòng kế toán: Đầu năm, kế toán kho mở “Sổ số dư” (Phụ lục số 06 ).
Định kỳ, kế toán căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ, lấy số liệu ghi vào Bảng lũy
kế nhập, Bảng lũy kế xuất (được mở cho từng loại nguyên vật liệu) theo chỉ tiêu giátrị Cuối tháng, căn cứ vào Bảng lũy kế nhập, Bảng lũy kế xuất lập bảng tổng hợpnhập – xuất – tồn; khi nhận được sổ số dư do thủ kho gửi đến kế toán phải tính toán
và ghi vào cột số tiền trên sỏ số dư; đối chiếu số liệu giữa sổ số dư và bảng tổng hợpnhập – xuất – tồn (theo chỉ tiêu giá trị)
Sơ đồ 1.3 : Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư.( phụ lục số 07)
- Ưu điểm: Việc kiểm tra, đối chiếu được tiến hành theo định kỳ, tránh được
sự ghi chép, trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép,nâng cao hiệu suất kế toán
- Nhược điểm: Do ở phòng kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị nên muốn biết
số hiện có và tăng giảm của từng thứ vật liệu về mặt số lượng thì kế toán xem lại sốliệu trên thẻ kho hơn nữa việc kiểm tra, phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa kho vàphòng kế toán gặp khó khăn
- Phạm vi áp dụng: Thích hợp với doanh nghiệp có khối lượng các nhiệm vụnhập, xuất nhiều, thường xuyên, nhiều chủng loại NVL Với điều kiện các doanhnghiệp sử dụng giá hạch toán để hạch toán nhập, xuất đã xây dựng hệ thống danhđiểm nguyên vật liệu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kế toán vững vàng
1.2.2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
Kế toán tổng hợp là việc sử dụng tài khoản kế toán để phản ánh, kiểm tra vàgiám sát các đối tượng kế toán có nội dung kế toán ở dạng tổng quát Kế toán tổnghợp nguyên vật liệu bao gồm 2 phương pháp:
- Phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp kiểm kê định kỳ
a, Chứng từ sử dụng
Trang 21Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp mà áp dụngchứng từ kế toán cho phù hợp.
Hóa đơn giá trị gia tăng : Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT do bênbán hàng hóa, dịch vụ lập theo quy định Trên hóa đơn GTGT phản ánh trung thực:Tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, tổng tiền hàng, tổng tiềnthuế GTGT, tổng tiền thanh toán ghi bằng cả chữ và số
Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - VT): Phiếu xuất kho được lập khi xuất hàng
hóa, nhằm theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ sản phẩm, hàng hóaxuất kho cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạch toán chiphí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ và kiểm tra việc sử dụng, thực hiệnđịnh mức tiêu hao vật tư
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03PXK - 3LL): Khi điều
chuyển hàng hóa cho các Chi nhánh hạch toán phụ thuộc ở các tỉnh, Công ty có thểchọn sử dụng một trong hai cách: hoặc là phát hành Hóa đơn GTGT, hoặc là sửdụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ
Phi ếu nhập kho (mẫu 01-VT): Phiếu nhập kho phản ánh đúng giá trị cũng
như số lượng thực tế của hàng đem vào nhập kho Căn cứ để lập phiếu nhập kho đó
là hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, biên bản giao nhận hàng…
Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu 05-VT): Biên bản
phản ánh đúng số lượng cũng như quy cách về số lượng chất lượng, nguyên nhânđối với những nguyên vật liệu không đúng số lượng, quy cách, phẩm chất và cách
xử lý trước khi nhập kho
Hoá đơn kiêm phiếu xuất khẩu (Mẫu 02-BH)
Hoá đơn cước phí vận chuyển (Mẫu 03-BH)
Bảng kê mua hàng ( mẫu 06-VT)
Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ( mẫu 07-VT)
Phiếu thu (Mẫu số 01-TT)
Phiếu chi (Mẫu số 02 – TT)
…
Trang 22 Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của nhànước, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫnnhư: Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 04-VT).
b, Tài khoản sử dụng
* TK 152 "Nguyên vật liệu" - Tài khoản này được dùng để phản ánh theo dõi
giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm của các loại nguyên VL, theo giá thực tế
Tài khoản này có thể mở được chi tiết cho từng loại, từng nhóm của NVL tuỳtheo yêu cầu quản lý và phương tiện kế toán của doanh nghiệp
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK nguyên vật liệu
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuêngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trườnghợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Bên Có:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinhdoanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;
- Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trườnghợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Số dư bên Nợ:
Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ
* TK 151: "Hàng mua đang đi đường"
Tài khoản này dùng để phản ánh các loại NVL, hàng hoá mà doanh nghiệp đãmua, đã chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối thánghàng chưa về nhập kho
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 151
Trang 23- Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường;
- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng vật tư mua đang đi đường cuối kỳ (trườnghợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Bên Có:
- Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đãchuyển giao thẳng cho khách hàng;
- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đầu
kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kêđịnh kỳ)
Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường
(chưa về nhập kho doanh nghiệp)
* TK 611: "Mua hàng " Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá nguyên liệu,
vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá mua vào, nhập kho hoặc đưa vào sử dụng trong
kỳ Tài khoản 611 "Mua hàng" chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồnkho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Tài khoản 611 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 611 - Mua hàng, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6111 - Mua nguyên liệu, vật liệu
- Tài khoản 6112 - Mua hàng hoá
Trang 24Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan như 111, 112, 133,
331, 621,…
c, Vận dụng tài khoản kế toán
c1, Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương phápkiểm kê định kỳ
Đầu kỳ, kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ, ghi:
Nợ TK 611 - Mua hàng
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị nguyên liệu, vật liệu tồnkho cuối kỳ, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 611 - Mua hàng
c2, Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê thường xuyên ( Phụ lục số 08 )
d, Sổ kế toán
Các doanh nghiệp khác nhau về loại hình, quy mô và điều kiện kế toán sẽhình thành cho mình một hình thức sổ kế toán thích hợp với doanh nghiệp mình.Dưới đây em xin trình bày hình thức kế toán nhật ký chung (đây là hình thức kếtoán sử dụng tại đơn vị thực tập ) Đối với hình thức này thì phản ánh các nghiệp vụkinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian vào một quyển sổ gọi là Nhật ký chung Sau
đó, căn cứ vào Nhật ký chung, lấy số liệu ghi vào sổ Cái
Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán này thì kế toán tổng hợp nguyênvật liệu được thực hiện trên các sổ kế toán sau:
- Nhật ký chung ( mẫu S03a-DN): phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tếphát sinh theo trình tự thời gian
- Nhật ký chi tiền( mẫu S03a2- DN): Phản ánh các nghiệp vụ chi tiền củadoanh nghiệp
- Nhật ký thu tiền ( mẫu S03a1- DN): phản ánh các nghiệp vụ thu tiền củadoanh nghiệp
- Nhật ký mua hàng (nếu có) ( mẫu S03a3- DN): phản ánh các nghiệp vụ liên
Trang 25- Sổ cái TK 152.( mẫu S03b- DN) căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh hoặc tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cùng loại đã ghivào Sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái tài khoản 152, ngoài ra kế toán còn sử dụngcác sổ cái TK có liên quan.
Các sổ chi tiết: Các sổ chi tiết tài khoản 152 được mở chi tiết cho từng loại
nguyên vật liệu phản ánh số lượng, thành tiền nhập xuất tồn nguyên vật liệu Tùytheo mỗi đơn vị lựa chọn hạch toán chi tiết nguyên vật liệu khác nhau mà có hìnhthức sổ khác nhau như thẻ kho, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư
Thẻ kho được mở chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu phản ánh tình hìnhnhập xuất tồn nguyên vật liệu
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn phản ánh tình hình nhập xuất tồn của toàn bộnguyên vật liệu của doanh nghiệp
Trang 26CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT SẢN PHẨM CÁM GÀ TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN THỨC ĂN CHĂN NUÔI PHÁP VIỆT 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán nguyên vật liệu.
2.1.1 Tổng quan về công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt.
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt.
Tên giao dịch tiếng anh: Phap Viet feed company, viết tắt phavico
Địa chỉ: thôn An Lạc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Điện thoại: (0321)3.999.998
Quy mô lao động: 200 lao động
Loại hình doanh nghiệp : công ty cổ phần
Người đại diện theo pháp luật: Vũ Thanh Thủy
Ngành nghề kinh doanh của đơn vị: Sản xuất và bán buôn thức ăn gia súc gia
cầm, thức ăn cá, tôm
Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt xây được thành lập và hoạtđộng theo luật DN nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Công ty được Sở kếhoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp Giấy phép kinh doanh số 0900243220 ngày24/10/2011với tiền thân là công ty Pháp Việt được thành lập từ năm 1999.Trướcđây công ty có trụ sở kinh doanh tại Pháp Vân, xã Hoàng Long, quận Hoàng Mai,
Hà Nội Do nắm bắt được nhu cầu thị trường cũng như tiềm năng phát triển công ty
đã chuyển trụ sở về thôn An Lạc, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Trang 27Với hệ thống dây truyền, công nghệ tiên tiến hiện đại , những chuyên gia
dinh dưỡng hàng đầu thế giới cùng đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm hàng đầuViệt Nam, đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo cơ bản có kinh nghiệm và đội ngũcán bộ công nhân kỹ thuật lành nghề Pháp Việt đã và đang trở thành một trongnhững doanh nghiệp uy tín trên lĩnh vực vật tư nông nghiệp, và sản xuất thức ănchăn nuôi
2.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt.
Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt là doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi chuyên sản xuất và bán buôn thức ăn chăn nuôi.Công ty tổ chức sản xuất thành các bộ phận khác nhau phù hợp với quy trình côngnghệ sản xuất sản phẩm
Bộ phận 1: Là nơi sản xuất các loại thức ăn bổ sung đạm, thức ăn quý hiếmnhư: Biôlyzin, Prêmix khoáng, Prêmix Vitamin, các axitamin các sản phẩm nàymột phần chuyển sang bộ phận sản xuất thức ăn hỗn hợp, một phần đóng gói bán rathị trường Sản phẩm của bộ phận này được coi là bán thành phẩm khi chuyển sang
bộ phận 2 để sản xuất thức ăn hỗn hợp và được coi là thành phẩm khi bán ra ngoài
Bộ phận 2: Là bộ phận sản xuất chính, chiếm khối lượng sản phẩm nhiềunhất trong tổng khối lượng sản xuất, gia công Bộ phận này có nhiệm vụ chính lànhận các nguyên liệu và thức ăn bổ sung để nghiền, trộn thành các hỗn hợp thức ănnhư: thức ăn hỗn hợp gà, thức ăn hỗn hợp lợn, thức ăn đậm đặc…
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình sản xuất kiểu liên tục,loại hình sản xuất với một khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ và liên tục Sauđây ta sẽ đi sâu tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm ở tại phân xưởng sản xuất chính
Quy trình sản xuất chia ra rất nhiều giai đoạn khác nhau từ chuẩn bị nguyênliệu , nghiền, trộn rồi đến ra bao, nghiệm thu, xuất xưởng …Để thích ứng với việchạch toán kế toán thì quy trình sản xuất được thu lại được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ quy trình sản xuất tại công ty thức ăn chăn nuôi Pháp
Việt ( phụ lục số 09 )
Hình thức bán hàng của doanh nghiệp là bán buôn Sản phẩm là thức ăn côngnghiệp là nhân tố chính ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi, giá thành sản phẩm và
Trang 28chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm vật nuôi Sản phẩm này có ảnh hưởng trực tiếptới chất lượng cũng như sức khỏe của vật nuôi cũng như ảnh hưởng gián tiếp tới conngười Nguồn nguyên liệu chủ yếu là từ ngành sản xuất nông nghiệp, ngành thủysản, ngành dược phẩm do vậy chịu tác động rất lớn từ các ngành khác Công tácnghiên cứu khoa học, đổi mới quy trình sản xuất, nghiên cứu bí quyết pha trộn thức
ăn đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện thường xuyên Thị trường của công ty đangngày một lớn mạnh do thị trường chăn nuôi đang có những bước tiến lớn, mở rộngđầu tư quy mô hiện đại hơn
2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt.
Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việtcũng đã có nhiều thay đổi về số lượng nhân viên, về cơ cấu cũng như phạm vi quản
lý Đến nay, công ty đã có một bộ máy quản lý tương đối hoàn thiện Bộ máy tổchức của Công ty được hình thành và hoạt động tuân theo Luật Doanh Nghiệp, cácLuật khác có liên quan và theo Điều lệ Công ty được nhất trí thông qua
Công ty được tổ chức theo mô hình tham mưu trực tuyến, có nghĩa là cácphòng ban tham mưu cho ban giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình để
từ đó giúp ban giám đốc có được các quyết định đúng đắn và hợp lý Người lãnhđạo sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp về quyết định của mình
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Pháp Việt.( phụ lục số 10 )
Đại hội đồng cổ đông : Trực tiếp tham gia vào tổ chức hoạt động của bộ máy
công ty nhưng không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Hội đồng quản trị : Có quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề về
lợi ích, chiến lược phát triển của công ty
Ban kiểm soát : Nhiệm vụ và quyền hạn kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản
lý công ty
Giám đốc: Vũ Thanh Thủy, Giám đốc điều hành hoạt động, chịu trách nhiệm
trước pháp luật và hội đồng quản trị về công ty
Phòng hành chính nhân sự : Có nhiệm vụ quyết định về công tác tổ chức
nhân sự, đào tạo, bảo vệ tài sản và cung cấp hậu cần cho Công ty…
Trang 29Phòng kế toán: Trợ giúp cho ban Giám đốc trong công tác điều hành, quản lý
công ty, theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp các báo cáo
kế toán, thanh toán lương, tạm ứng cho các cán bộ công nhân viên đi công tác…
Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ; tham mưu,
giúp ban giám đốc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các vấn đề kỹ thuật
Phòng kinh doanh : Đàm phát ký kết thực hiện các hợp đồng mua - bán sản
phẩm , tìm kiếm khách hàng xâm nhập thị trường trong và ngoài nước Giới thiệumẫu mã , sản phẩm mới
Phòng kế hoạch : Tham mưu cho giám đốc trong quá trình xây dựng thiết kế
sản phẩm, triển khai quá trình sản xuất sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất
Phòng nghiên cứu và phát triển : chịu trách nhiệm về chuyên môn nghiên
cứu phát triển sản phẩm
2.1.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty CP thức ăn chăn nuôi Pháp Việt.
Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung Kế toántrưởng là người trực tiếp điều hành và quản lý các kế toán Với mô hình tổ chức tậptrung thì phòng kế toán là bộ phận duy nhất thực hiện tất cả các giai đoạn kế toán ởmọi phần hành từ khâu thu thập chứng từ tới khâu ghi sổ, lên báo cáo tài chính, xử
lý thông tin trên BCTC Với việc tổ chức mô hình tập trung như này có ưu điểm làtạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại, đảmbảo được việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
Sơ đồ 2.3 tổ chức bộ máy kế toán
Thủ quỹ
Kế toán giá thành
Thủ kho
Kế toán tiền lương
Kế toán bán hàng
Trang 30
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Bộ máy kế toán của Công ty được chia thành các phần hành sau:
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo mọi công tác tài
chính kế toán của công ty, lập BCTC và chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp lýcủa các thông tin tài chính Nhiệm vụ của Kế toán trưởng là tham mưu cho BanGiám đốc về các biện pháp giúp bảo toàn và phát triển nguồn vốn KD; tổ chức côngtác kế toán phù hợp đặc điểm loại hình kinh doanh của DN đúng theo chuẩn mực kếtoán Việt Nam quy định
Kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu kế toán, căn cứ
vào số liệu phản ánh trên sổ chi tiết của kế toán phần hành, kế toán tổng hợp tiếnhành tập hợp - phân bổ các số liệu liên quan để ghi sổ tổng hợp
Kế toán thanh toán : Là người chịu trách nhiệm và theo dõi thường xuyên các
khoản tiền gửi, tiền vay, lãi vay tại ngân hàng và huy động vốn cho doanh nghiệp,cũng như các khoản công nợ phải thu, phải trả của DN
Kế toán tiền lương: Các kế toán viên này có trách nhiệm tính lương cho các
Thủ kho: Phụ trách nhập, xuất, tồn hàng hóa vật tư tại kho, kiểm kê hàng hóa.
Kế toán giá thành: Theo dõi chi tiết chi phí, tình hình nhập xuất tồn , nguyên
vật liệu, tính giá thành
Chính sách kế toán áp dụng ở công ty:
Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo
thông tư stuw200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam
do BTC ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 1/1 kết thúc 31/12 theo Dương lịch
Đơn vị tiền tệ : đồng Việt nam (VND)
Trang 31Hình thức kế toán áp dụng: hình thức Nhật ký chung.
Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷgiá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Tỷ giá giao dịch thực tế ápdụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngânhàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tựlựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thựchiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua và các chi phí liên quan trực tiếp khácphát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại;
Giá trị hàng xuất kho và tồn kho được xác định theo phương pháp bình quâncuối kỳ( cuối tháng )
Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp KKTX
Nguyên tắc ghi nhận khấu hao tài sản cố định:
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được ghi nhận theo giá gốc Trong quá trình
sử dụng, TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mònlũy kế và giá trị còn lại Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng
2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán NVL tại công ty CP thức
ăn chăn nuôi Pháp Việt.
2.1.2.1 Môi trường vĩ mô.
Chính sách pháp luật của nhà nước: Mỗi doanh nghiệp hoạt động đều tuân
theo Luật doanh nghiệp 2005 cùng hệ thống các luật khác Bên cạnh đó công tác kếtoán cũng chịu ảnh hưởng của chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán Chế độ kếtoán vừa mang tính chất hướng dẫn, vừa mang tính chất bắt buộc với công tác kếtoán tại đơn vị Khi chế độ kế toán thay đổi rõ rang kế toán nguyên vật liệu cũngcần phải thay đổi theo Mới đây nhất là thông tư 200 đã thay đổi nhiều tới kế toánnguyên vật liệu Có thể thấy rằng công ty có quyền lựa chọn, điều chỉnh phù hợpvới đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty mình nhưng vẫn phải trong mức