1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1

54 939 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 587,5 KB

Nội dung

Tuy nhiên, số liệu trong vòng 3 năm cho thấy cho vay khách hàng cá nhân làmột trong những hoạt động tín dụng cơ bản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, em đã nhận được sựgiúp đỡ nhiệt tình từ phía các thầy cô giáo, bạn bè cùng tập thể cán bộ nhân viênNgân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giaodịch 1

Em xin gửi lời cảm ơn cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô đang công tác, giảng dạytại trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là các thầy cô khoa Tài chính –Ngân hàng.Nhờ sự giúp đỡ, chỉ dạy của các thầy cô mà trong suốt những năm học vừa qua, em

đã được trau dồi những kiến thức vô cùng quý giá cho bản thân

Em xin cảm ơn ban giám đốc cùng tập thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàngThương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 đãtạo điều kiện giúp đỡ em làm việc trong môi trường làm việc thực tế, tạo cơ hội tốtnhất cho công tác nghiên cứu đề tài khóa luận

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo Ths Lê Việt Hà,

trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, cô luôn chỉ bảo tận tình vàhướng dẫn chi tiết giúp em có thể hoàn thiện khóa luận tốt nhất theo đúng quy định.Trong quá trình viết bài, do năng lực còn hạn chế và những yếu tố khách quantác động nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sựđóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao chấtlượng bài nghiên cứu, phục vụ tốt hơn công tác sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên Trương Quang Tùng

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI NÓI ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.Phương pháp nghiên cứu 2

5.Kết cấu khóa luận 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 4

1.1 Một số khái niệm cơ bản về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 4

1.1.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân: 4

1.1.2 Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân: 4

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 4

1.1.4 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân 5

1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM .7 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 10

1.2.1 Các nhân tố bên trong: 10

1.2.2 Các nhân tố bên ngoài 12

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 14

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 14

2.1.1 Quá trình hình thành 14

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 16

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 19

Trang 3

2.1.4 Tổng quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 20

2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 22

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 22

2.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 23

2.3 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 23

2.3.1 Tổng hợp kết quả điều tra 23

2.3.2.Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 thông qua dữ liệu thứ cấp 26

2.4 Một số kết luận và phát hiện qua nghiên cứu hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 36

2.4.1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 36

2.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 37

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 37

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHANH SỞ GIAO DỊCH 1 39

3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 39

3.2 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 40

3.2.1 Tăng cường công tác thẩm định cho vay KHCN 40

3.2.2 Tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro TD trong cho vay KHCN 41

3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 41

Trang 4

3.2.4 Xây dựng chiến lược Marketing Ngân hàng 42

3.2.5 Xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý 43

3.2.6 Hoàn thiện các sản phẩm cho vay của Ngân hàng 44

3.3 Một số kiến nghị 44

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước 44

3.3.2 Kiến nghị với hội sở Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 44

KẾT LUẬN 47

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 19 Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 20 Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 từ 2012-2014 21 Bảng 2.3 Tổng hợp ý kiến TD của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Namchi nhánh Sở giao dịch 1 23 Bảng 2.4 Đánh giá tín dụng KHCN của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam chi nhánh Sở giao dịch 1 hiện nay 24 Bảng 2.5 Đánh giá chất lượng quy trình TD hiện tại của Ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 25 Bảng 2.6 Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ, dư nợ cuối kỳ cho vay KHCN của BIDV – Chi nhánh Sở giao dịch 1 (2012-2014) 27 Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo mục đích tại BIDV – chi nhánh Sở giao dịch 1 (2012-2014) 28 Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn của BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1 (2012-2014) 29 Bảng 2.9 Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo loại tiền của BIDV – chi nhánh Sở giaodịch 1 (2012-2014) 31 Bảng 2.10 Hệ số thu nợ cho vay KHCN của BIDV – chi nhánh Sở giao dịch 1 (2012-2014) 32 Bảng 2.11 Vòng quay vốn TD cho vay KHCN của BIDV chi nhánh Sở giao dịch 12012-2014 33 Bảng 2.12 Thu nhập từ hoạt đông cho vay KHCN của BIDV – chi nhánh Sở giao dịch 1 34 Bảng 2.13 Lợi nhuận từ cho vay KHCN của BIDV – chi nhánh Sở giao dịch 1 2012-2014 35

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài.

Là một quốc gia đang thuộc nhóm đang phát triển, kinh tế Việt Nam đang từngbước chuyển mình Đi tiên phong trong đó là ngành Tài chính – Ngân hàng Với vai trò

là huyết mạch của nền kinh tế, Ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại(NHTM) nói riêng đóng vai trò quan trọng trong vai trò cung cấp vốn cho nền kinh tếđất nước Vì vậy các hoạt động của Ngân hàng luôn được quan tâm

Đối với Ngân hàng thì hoạt động cho vay là quan trọng nhất vì nó mang lại thunhập cao nhất cho Ngân hàng Ngân hàng cho vay đối với các doanh nghiệp nhànước, các công ty cổ phần, công ty tư nhân…khách hàng truyền thống của các Ngânhàng Việt Nam là các doanh nghiệp Tuy nhiên với nền kinh tế hiện đại, cá nhân ngàycàng tham gia nhiều vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu chi tiêu của

họ ngày càng tăng lên.Trong khi đó cá nhân không thể huy động vốn thông qua việcphát hành cổ phiếu như doanh nghiệp, vay bên ngoài lãi suất cao, vốn tự có thườngnhỏ vì vậy nhu cầu vay vốn Ngân hàng của đối tượng khách hàng cá nhân là thiếtyếu Vì vậy mảng khách hàng cá nhân (KHCN) đang được các Ngân hàng khai thác

và tiếp cận Hơn nữa, pháp luật Việt Nam đang khuyến khích các Ngân hàng mở rộnghoạt động, mở rộng dần phạm vi hoạt động của các Ngân hàng nước ngoài, các Ngânhàng đang cạnh tranh quyết liệt để dành thì phần trên thị trường tài chính Khi đó, chovay KHCN là tất yếu và là xu hướng phát triển chung của toàn hệ thống Ngân hàng.Khách hàng tư nhân đã và đang là mảng tiềm năng được nhiều NHTM chú trọng Nhờ vốn cho vay của Ngân hàng mà hàng triệu hộ nông dân, hàng vạn kinh tếtrang trại, hợp tác xã đã được chuyển đổi,nhiều ngành nghề truyền thống, thủ công,

cơ khí, làng nghề, hàng triệu cán bộ công nhân, sinh viên đã giải quyết được khókhăn về mặt tài chính, bổ sung thêm nguồn lức, tăng khả năng đầu tư, kích thíchtiêu dùng, tạo nhiều sản phẩm đa dạng cho nền kinh tế

Tuy nhiên, số liệu trong vòng 3 năm cho thấy cho vay khách hàng cá nhân làmột trong những hoạt động tín dụng cơ bản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 Nhưng những năm gần đây cho vay cá

Trang 7

nhân đang có gặp khó khăn, khối lượng vốn vay giảm xuống Để mở rộng cho vaykhách hàng cá nhân, Ngân hàng cần có những nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân vàgiải pháp khắc phục những tồn đọng.

Từ những lý do trên, em xin lựa chọn đề tài “Hoạt động cho vay khách hàng

cá nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1” làm đề tài nghiên cứu khóa luận.

2.Mục đích nghiên cứu.

Khóa luận nghiên cứu nhằm:

- Hệ thống hóa lý luận về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, nâng caohiệu quả và mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân củaNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1

- Phát hiện nguyên nhân, đưa ra các giải pháp, kiến nghị để mở rộng cho vaykhách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh

Sở giao dịch 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động cho vay khách hàng cá nhân vànhững vấn đề còn tồn tại của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1

- Phạm vi nghiên cứu

+Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam chi nhánh Sở giao dịch 1

+Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu trong giai đoạn từ 2012-2014

4.Phương pháp nghiên cứu.

Để hoàn thành khóa luận, em đã sử dụng tổng hợp chủ yếu là phương pháp địnhlượng kết hợp với phương pháp định lượng để nghiên cứu Trong đó chủ yếu làphương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với duy vật lịch sử, phân tích tổng hợp, phântích thống kê, so sánh đồng thời kết hợp khoa học biện chứng và tư duy logic để phântích, đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp cho hoạt động cho vay khách hàng cá nhâncủa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1

Trang 8

- Phương pháp duy vật lịch sử

Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật lịch sử nhằm nghiên cứu lịch sử hìnhthành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và chi nhánhThành Công

- Phương pháp duy vật biện chứng.

Phương pháp này nghiên cứu và làm rõ thực trạng hoạt động cho vay kháchhàng cá nhân của Chi nhánh, cũng như thực trạng hoạt động kinh doanh, hiêu quảhoạt động cho vay KHCN của VietcomBank –Thành Công

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích tổng hợp nhằm mục tiêu làm rõ những thiếu sót cũng như sự rời rạccủa kết quả trong các mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm, kết hợp giữa lý luận và thựctiễn quan sát được trong quá trình thực tập tại VietcomBank –Thành Công Tổnghợp có sự chọn lọc, để tổng hợp chính xác và từ đó đưa ra được các kết luận phùhợp nhất với nội dung đề tài nghiên cứu

- Phương pháp thống kê phương pháp điều tra xã hội

Là phương pháp sử dụng để thống kê kết quả trong các mẫu phiếu điều tra trắcnghiệm Qua đó biết tỷ lệ % các ý kiến cũng như thứ tự mức độ quan trọng của vấn

đề nghiên cứu

- Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu phản ánh một khíacạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh, hiệu quả huy động vốn của BIDV - Sosánh các chỉ tiêu này qua các năm hay giữa các thời kỳ với nhau để thấy được sựtăng trưởng của các chỉ tiêu đánh giá

5.Kết cấu khóa luận.

Ngoài lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục từ viết tắt thì khóaluận có kết cấu gồm 3 phần chính:

Chương 1:Cơ sở lý thuyết của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

Chương 2:Thực trạng về tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1.

Chương 3:Một số giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1.

Trang 9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 1.1 Một số khái niệm cơ bản về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

1.1.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân:

Cho vay cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giaocho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theothỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi

1.1.2 Đặc trưng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân:

Cho vay khách hàng cá nhân là một trong những nội dung quan trọng nhấttrong hoạt động cho vay của NHTM, nó có một số đặc trưng cơ bản sau:

- Đặc trưng về khoản vay:

Các khoản cho vay đối với KHCN thường là những khoản vay có giá trị nhỏnhưng số lượng các khoản vay là rất lớn

- Đặc trưng về chất lượng khoản vay

Chất lượng các khoản vay thường khá tốt Tuy nhiên các khoản cho vay đốivới khách hàng cá nhân chỉ có chất lượng tốt khi không có những biến cố từ phíakhách hàng Các khoản vay thường có tính rủi ro cao nên các Ngân hàng áp dụngvới mức lãi suất cao nhất khi cho vay

- Đặc trưng về thời hạn khoản vay

Các khoản vay thường là ngắn hạn, một phần nhỏ là trung hạn và dài hạn.Điều này giải thích một phần nào lý do Ngân hàng sử dụng hình thức cho vay vớimức lãi suất cao nhất

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại.

Đối với Ngân hàng thương mại.

Trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế là đối đa hoá lợi nhuận Một tổ chức kinh doanh tiền tệ cũngkhông nằm ngoài mục đích đó Ngân hàng thu được lợi nhuận thông qua các hoạtđộng dịch vụ, cung cấp cho khách hàng như thanh toán, tư vấn quan trọng nhất làhoạt động cho vay

Trang 10

Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh, khoản mục cho vay chiếm quánửa giá trị tổng tài sản và tạo ra nguồn thu lớn cho Ngân hàng Rủi ro trong hoạtđộng của Ngân hàng có xu hướng tập trung vào các khoản vay Tình trạng khó khăncủa Ngân hàng thường phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi, bắt nguồn từ một sốnguyên nhân như quản lý yếu kém, cho vay không tuân thủ nguyên tắc, chính sáchcho vay không hợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh tế….

Đối với nền kinh tế.

Ở bất kỳ quốc gia nào thì cũng có hai tổ chức thực hiện công việc này là tổchức tài chính (quỹ tài chính) và tổ chức TD Có thể nói sẽ là không tưởng khi nóiđến phát triển kinh tế mà không có vốn hoặc không đủ vốn hay ở một khía cạnhkhác sẽ thiếu chính xác, khi chỉ đề cập từ phía vốn đối với phát triển kinh tế Bởi lẽvốn được bắt nguồn từ nền kinh tế, nền kinh tế ngày càng phát triển thì càng có điềukiện tích tụ vốn nhiều hơn

Chúng ta đều biết rằng muốn phát triển, kinh tế thì trước hết là phải có vốn(vốn bằng tiền) Để có vốn bằng tiền thì phải có tổ chức có đủ thẩm quyền, có chứcnăng huy động và tập trung) trước khi đem sử dụng Do đó TD ngân hàng đóng vaitrò rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

1.1.4 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân.

Cho vay KHCN bao gồm 7 bước cụ thể:

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn.

Cán bộ TD lập hồ sơ sau khi tiếp xúc với khách hàng Một bộ hồ sơ vay vốncần thu thập các thông tin: năng lực pháp lý, năng lực hành vi nhân sự, khả năng sửdụng vốn vay và khả năng hoàn trả nợ ( gốc và lãi vay)

Bước 2: Phân tích TD.

Phân tích TD là quá trình đánh giá khách hàng về các điều kiện vay vốn vàhoàn trả nợ vay Trên cơ sở đó gia quyết định cho vay và giám sát khoản vay củaNgân hàng

Các yếu tố mà Ngân hàng thường xem xét sau khi đã nhận các hồ sơ hợp lệ:

- Năng lực vay của khách hàng: Khách hàng có đủ các yếu tố pháp lý vàkhông thuộc tuổi vị thành niên, người rối loạn tâm thần, người đang bị truy cứutrách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án

Trang 11

- Độ tin cậy của người vay: Đây là yếu tố khó xác định, tuy nhiên có thể xemxét trên một số khé cạnh như hồ sơ quá khứ của khách hàng, thông tin qua thủ tụcvay và thông tin thu thập từ bên ngoài, những nhận định khi tiếp xúc với kháchhàng…

- Mục đích TD: Khoản vay phải hợp lý với quan điểm và chính sách TD củaNgân hàng Ngân hàng không tài trợ cho các mục tiêu không hợp pháp, đầu cơ hoặckhông có lý do vay rõ ràng

- Năng lực hoàn trả: Được đánh giá qua nhiều tiêu thức khác nhau như: tuổiđời, nghề nghiệp, thu nhập sức khỏe…

- Các đảm bảo TD: Có vai trò như một nguồn thu nợ có tính chất bảo hiểm,bao gồm: bất động sản, các chứng khoán, các cam kết bảo lãnh, hợp đồng bảo hiểm,vàng bạc, đá quý…

- Số lượng và kỳ hạn TD…

Bước 3: Ra quyết định TD.

Từ những phân tích TD, Ngân hàng ra quyết định cho vay hay từ chối đối với

hồ sơ vay vốn của khách hàng

Bước 4: Giải ngân.

Ngân hàng tiến hành chuyển tiền cho khách hàng trên cơ sở hạn mức TD đã

ký trong hợp đồng TD Tùy vào hình thức và quy mô của món vay mà Ngân hàng

sẽ áp dụng mức giải ngân phù hợp

Thông qua việc giải ngân, Ngân hàng kiểm soát được mục đích sử dụng vốnvay đồng thời phát hiện và điều chỉnh những sai sót ở các khâu trước đó Việc giảingân phải đảm bảo đúng tiến độ trong hợp đồng TD đã ký kết

Bước 5: Kiểm tra, giám sát tiền vay.

Nhân viên TD thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của kháchhàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng…để đảm bảo khảnăng thu nợ Thông qua công tác giám sát, Ngân hàng sẽ phát hiện những hành vi viphạm hợp đồng TD và có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi roc ho Ngân hàng.Ngân hàng có thể nhận biết những khoản nợ có vấn đề dựa vào các yếu tố sau:

Trang 12

- Khách hàng trả nợ không đúng hạn.

- Thường xuyên có sự thay đổi về kỳ hạn trả nợ

- Tình hình trả nợ diễn ra rất kém

- Chấp nhận lãi suất cho vay cao bất thường

- Sự suy giảm thu nhập của khách hàng

- Giá trị tài sản đảm bảo suy giảm

Bước 6: Thu nợ gốc và lãi.

Đến kỳ trả nợ, Ngân hàng tiến hành thu nợ trên cơ sở các điều khoản đã cam kếttrong hợp đồng TD Khi khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàngthì Ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục hoàn trả lại tài sản đảm bảo cho khách hàng.Trườnghợp đến hạn trả nợ mà khách hàng không đủ hoặc không trả đúng hạn thì Ngân hàng

có thể xem xét ra hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn, ngân hàng sẽ tiếp tục đánh giákhả năng và mức độ thu hồi Việc trả nợ được tiến hành theo nhiều cách khác nhaunhư: trả một lần vào cuối kỳ hạn vay, trả dần trong suốt thời hạn vay…

Bước 7: Thanh lý hợp đồng cho vay.

Nếu hết thời hạn của hợp đồng TD và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ

cả gốc và lãi thì Ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng TD và lưu hồ

sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ Trong trường hợp này hai bên Ngân hàng

và khách hàng thanh lý hợp đồng TD thông thường Trong trường hợp khách hàng viphạm những cam kết ghi trong hợp đồng TD, có ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợsau này, Ngân hàng có thể đề nghị và tiến hành thanh lý hợp đồng bắt buộc

1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM

Các chỉ tiêu định lượng:

Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng TD

- Doanh số cho vay: Là tổng số tiền mà Ngân hàng giải ngân dưới hình thức tiềnmặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định Doanh số cho vay thể hiện xuhướng hoạt động cho vay của Ngân hàng mở rộng hay thu hẹp Tuy nhiên đây khôngphải là chỉ tiêu khẳng định được hiệu quả cho vay của NHTM Đôi khi doanh số cho

Trang 13

vay tăng quá mức hợp lý sẽ dẫn đến mất khả năng thanh khoản Vấn đề này phụ thuộcvào nhiều yếu tố như tiềm lực Ngân hàng, điều kiện của nền kinh tế…

- Doanh số thu nợ: Là tổng số tiền mà Ngân hàng thu hồi từ các khoản giảingân trong một thời kỳ nhất định

- Dư nợ cho vay: Là khoản tiền mà Ngân hàng đã giải ngân mà chưa thu hồi về

Dư nợ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ

- Tốc độ tăng doanh số cho vay: chỉ tiêu đánh giá doanh số kỳ này so với kỳtrước, được xác định bởi công thức:

- Tốc độ tăng dư nợ:

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô và sự tăng trưởng hoạt động cho vay tiêu dùngcủa ngân hàng Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởng thông qua từng thời kỳ chothấy ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng Tuy nhiên, mức tăng trưởng chovay của ngân hàng phải phù hợp với khả năng về vốn, quản lý kiểm soát rủi ro cũngnhư các nguồn lực về con người, công nghệ Việc tăng trưởng dư nợ TD vượt quákhả năng nguồn lực của ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản và việc ngânhàng không có đủ điều kiện về nguồn lực để kiểm soát chặt chẽ các khoản vay sẽảnh hưởng xấu đến chất lượng cho vay

 Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấulại thời hạn trả nợ

Trang 14

 Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180ngày và nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn dưới 90 ngày

 Nợ nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ): bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

và nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày

 Nợ nhóm 5 (Nơ có khả năng mất vốn): bao gốm nợ quá hạn trên 360 ngày,

nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý

- Nợ quá hạn

Là số tiền mà khách hàng chưa hoàn trả cho ngân hàng cả gốc và lãi khi đáohạn hợp đồng TD mà không làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn với nguyênnhân hợp lý Nếu mà nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, điều này chứađựng rủi ro cho ngân hàng, thu nhập của ngân hàng sẽ bị giảm

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chấtlượng cho vay của ngân hàng Chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện sự thâm hụt vốn

tự có càng nhiều do chất lượng TD bị giảm sút Chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngânhàng không có khả năng thanh toán

Theo quy định của NHNN thì tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ > 7% được xem

là ngân hàng yếu kém, nếu chỉ số này ở mức dưới 5% Ngân Hàng được đánh giá làngân hàng có nghiệp vụ TD tốt, chất lượng cho vay cao

- Nợ xấu

Tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/01/2005 của NHNN như sau:

Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (Nợ dưới tiêu cuẩn), nhóm 4(Nợ nghi ngờ), nhóm 5( Nợ có khả năng mất vốn)

Tỷ lệ nợ xấu = x 100%

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả TD của ngân hàng, đo lường chất lượng TD.Chỉ tiêu này càng thấp, chất lượng TD càng cao

Trang 15

- Chỉ tiêu vòng quay vốn TD

Vòng quay vốn TD dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD ngân hàng

Nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm So với kỳ trước nếu vòng quayvốn TD ngắn hoặc số ngày của một vòng quay vốn TD ngắn, chứng tỏ tốc độ quayvòng vốn tín dung trong kỳ tăng nhanh và việc đưa vốn vào sản xuất kinh doanh củangân hàng đạt hiệu quả

Vòng quay vốn TD =

- Chỉ tiêu doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay (%)

Còn được gọi là hệ số thu nợ và dùng để đánh giá khả năng thu nợ của chinhánh, trả nợ của khách hàng, cũng như việc sử dụng tài sản ngắn hạn trong mộtthời điểm nhất định Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàngtốt

- Chỉ tiêu phán ánh khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay KHCN:

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng dư nợ cho vay KHCN sẽ tạo ra bao nhiêu đồngthu nhập thuần cho Ngân hàng Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả cho vayKHCN, cho biết khả năng sinh lời của hoạt động cho vay KHCN

Chỉ tiêu định tính.

- Đảm bảo nguyên tắc cho vay

- Đảm bảo các chính sách xã hội của nhà nước trong cho vay

- Uy tín của Ngân hàng đối với KH

- Thái độ phục vụ của nhân viên, thủ tục thuận tiện

- Phối hợp với các cơ quan chức năng để hoàn thành tốt công tác cho vay:Công chứng, quản lý nhà đất, trung tâm giao dịch đảm bảo…

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

1.2.1 Các nhân tố bên trong:

Trang 16

- Chính sách TD của ngân hàng: Mỗi Ngân hàng phải có một chính sách TD

phù hợp với đặc thù của mình và thị trường Chính sách này đảm bảo cho hoạt động

TD liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô TD Khi chính sách TD khôngphù hợp sẽ dẫn đến chất lượng hoạt động TD giảm sút và ngược lại chính sách TDđúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạtđộng TD

- Quy mô, uy tín của Ngân hàng: Quy mô và uy tín của Ngân hàng có ảnh

hưởng không nhỏ tới doanh số và chất lượng hoạt động cho vay đối với KHCN Vớinhững Ngân hàng có lượng vốn chủ sở hữu lớn, mạng lưới chi nhánh rộng khắp,thuận tiện về mặt địa lý cho khách hàng đến giao dịch sẽ có cơ hội thành công caohơn trong chiến lược mở rộng hoạt động cho vay Bên cạnh đó, uy tín của Ngânhàng cũng có tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động cho vay bởi tâm lý kháchhàng luôn tin tưởng vào những Ngân hàng có uy tín lớn

- Tổ chức bộ máy của Ngân hàng: Ngân hàng có cơ cấu tổ chức đồng bộ và

khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, phòngban trong Ngân hàng với nhau và với các đơn vị có liên quan, đảm bảo cho Ngânhàng hoạt động thống nhất và hiệu quả Qua đó đáp ứng mốt cách tốt nhất yêu cầucủa khách hàng, theo dõi và quản lý chặt chẽ các khoản vay, nâng cao hiệu quả chấtlượng hoạt động cho vay

- Chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên trong Ngân hàng: Đội ngũ nhân viên

có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động và sinh lời của mỗi Ngân hàng Cán

bộ, nhân viên có trình độ nghiệp vụ tốt, thái độ làm việc có trách nhiệm là yêu cầuhàng đầu đối với mỗi Ngân hàng, đặc biết là trong hoạt động TD Chất lượng cán bộ

TD tốt biểu hiện ở sự năng động sang tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và

ý thức kỷ luật cao Trình độ của cán bộ, nhân viên là một trong những yếu tố cốt lõitạo sự phát triển bền vững cho Ngân hàng

- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động cho vay của Ngân hàng: là một trong

những công cụ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các hoạt động TD như quy trình sửdụng vốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng Thông qua các

Trang 17

thiết bị hiện đại mà Ngân hàng có thể cập nhật thông tin, xử lý thông tin một cáchkịp thời, nhanh chóng và chính xác, trên cơ sở đó ra quyết định cho vay hợp lý.Ngoài ra các thiết bị tin học hiện đại còn giúp Ngân hàng đơn giản hóa các thủ tục,rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng, giúp Ngânhàng mở rộng TD và nâng cao uy tín của Ngân hàng.

Trang 18

1.2.2 Các nhân tố bên ngoài

- Môi trường kinh tế.

Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất đốivới nền kinh tế Vì vậy bất kỳ biến động nào của nền kinh tế đều ảnh hưởng đếnhoạt động của Ngân hàng, trong đó có cho vay KHCN

Khi nền kinh tế ổn định, tăng trưởng cao, hoạt động cho vay có xu hướng tăng lên

do thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện Với điều kiện kinh tế tốt, sẽ cónhiều cá nhân và hộ gia đình vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh haytiêu dùng Hoạt động cho vay cá nhân được quan tâm nhiều hơn Ngược lại nếu nềnkinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng, thu nhập của người dân bấp bênh, kinh doanhgặp nhiều khó khăn, khi đó người dân sẽ lựa chọn tiết kiệm thay vì vay tiêu dùng hay

mở rộng kinh doanh Hoạt động cho vay cá nhân sẽ ít được quan tâm hơn

- Môi trường văn hóa – xã hội.

Những yếu tố của môi trường văn hóa –xã hội như lối sống, thói quen, tậpquán xã hội, thị hiếu ảnh hưởng tới việc đưa ra các hình thức cho vay đối vớiKHCN của Ngân hàng ở những nơi có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì xuhướng vay tiêu dùng và vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ nhiều hơn Ởnước ta miền Bắc thường có thói quen tiết kiệm nhiều hơn so với miền Nam

- Môi trường pháp luật.

Ngân hàng là trung gian tài chính nắm giữ khối lượng vốn và tài sản rất lớn trongnền kinh tế Do đó hoạt động của Ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật

và các cơ quan chức năng có liên quan Điều này không chỉ đảm bảo sự an toàn choNgân hàng mà còn đảm bảo sự an toàn cho khách hàng trong các giao dịch với Ngânhàng Mỗi quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về tổ chức hoạt động củaNgân hàng Hệ thống văn bản, các quy định của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tớihoạt đông của Ngân hàng nói chung và hoạt động TD nói riêng Nếu quy định hợp lý,chặt chẽ, không chồng chéo thì sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng hoạt động và phát triển

Trang 19

tốt, là sơ cở nâng cao dịch vụ tài chính chất lượng cho khách hàng, đảm bảo mối quan

hệ hợp tác giữa khách hàng và Ngân hàng

- Môi trường Khoa học – Công nghệ.

Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học cộng nghệ đã tạo điềukiện cho nhiều ngành, lĩnh vực khác phát triển với quy mô toàn cầu trong đó có lĩnhvực Ngân hàng Với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc xử lý giao dịch củaNgân hàng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn đồng thời các nghiệp vụ cũng được

xử lý theo một quy trình chặt chẽ do máy móc công nghệ thực hiện Từ đó giảmthời gian giao dịch giữa khách hàng với Ngân hàng, tăng sự chính xác trong phântích, thẩm định TD, hạn chế rủi roc ho Ngân hàng

- Đối thủ cạnh tranh.

Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính dẫn đến thị phầncho vay khách hàng bị chia nhỏ Ngân hàng phải tìm ra các chiến lược, chính sáchđặc trưng của Ngân hàng nhằm thu hút được khách hàng đến với Ngân hàng và giữchân khách hàng Với sự ra đời ngày càng nhiều của các Ngân hàng thì thị phần chovay của mỗi Ngân hàng ngày càng bị giảm sút, gây khó khăn cho Ngân hàng trongviệc mở rộng quy mô cho vay Tuy nhiên những khó khăn trên cũng tạo động lựccho Ngân hàng trong việc nghiên cứu, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt độngcủa Ngân hàng

Trang 20

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1

Tên gọi tắt: BIDV Bà Triệu.

Địa chỉ: Tháp A tòa nhà Vincom, 191 Bà Triệu – Hà Nội.

Điện thoại: (84-4) 22 234 234 Fax: (84-4) 22 200 399 Email: Info@bidv.com.vn Loại hình đơn vị: Ngân hàng Thương mại Cổ phần.

Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam.

Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1.

Lịch sử ra đời và phát triển chi nhánh Sở giao dịch 1 ngân hàng TMCP Đầu

tư và phát triển Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Quá trình thành lập và đi vào hoạt động SGD1 BIDV có thể chia thành cácgiai đoạn sau:

*Giai đoạn 1991-2000: Nhưng bước đi đầu tiên

Ngày 28 tháng 3 năm 1991, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV)_Trực thuộc ngân hàng nhà nước, chính thức mở chi nhánh sở giao dịch Cơ

sơ vật chất ban đâu còn khá khiêm tốn, với 2 phòng và 1 tổ nghiệp vụ, chủ yếu làm

Trang 21

nghiệm vụ cấp phát vốn ngân sách đầu tư các dự án.

*Giai đoạn 2001-2005: Thực hiện đề án tái cơ cấu, chi nhánh SGD1 xác địnhnhiệm vụ củng cố sắp xếp mô hình tổ chức theo dự án hiện đại hóa ngân hàng Theo

đó , mô hình tổ chức của SGD được chia thành 5 khối: Khối dịch vụ, khối tín dụng,khối nội bộ, khối hỗ trợ kinh doanh, khối đơn vị trực thuộc Sau 5 năm tái cơ cấu,cuối 2005, SGD có 13 phòng nghiệp vụ, 2 phòng giao dịch và 5 quỹ tiết kiệm bố trírộng khắp các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm nhằm đáp ứng tốt nhấtnhu cầu của tất cả các khách hàng

Cùng với việc mở rộng mạng lưới, chi nhánh SGD còn được sự chỉ đạo củaBIDV, tách và thành lập thành công các Chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV trên địabàn Hà Nội Cụ thể:

Chi nhánh Bắc Hà Nội (2002): Nhân sự 69 người; tổng tài sản 1122 tỷ đồng;huy động vốn 322,7 tỷ đồng; dư nợ tín dụng 1100 tỷ đồng; số dư bảo lãnh 85 tỷ đồng Chi nhánh Hà Thành (2003):Nhân sự 54 người; tổng tài sản 567,1 tỷ đồng;huy động vốn 520,6 tỷ đồng; dư nợ tín dụng 63 tỷ đồng; số dư bảo lãnh 4,4 tỷ đồng Chi nhánh Đông Đô (2004): Nhân sự 67 người; tổng tài sản 753,8 tỷ đồng; huyđộng vốn 729,5 tỷ đồng; dư nợ tín dụng 26,4 tỷ đồng; số dư bảo lãnh 2,7 tỷ đồng Chi nhánh Quang Trung (2005): Nhân sự 66 người; tổng tài sản 1395,2 tỷđồng; huy động vốn 1343,7 tỷ đồng; dư nợ tín dụng 284,1 tỷ đồng; số dư bảo lãnh3,5 tỷ đồng và 0,3 triệu USD

Như vậy, trong giai đoạn này, SGD đã mở được 5 phong Giao dịch và 18 quỹtiết kiệm

*Giai đoạn 2006-nay: Giai đoạn này tiếp tục ghi nhận những bước tái cơ cấuhoạt động với việc cơ cấu lại tổ chức, các nghiệp vụ bán lẻ, cho vay các doanhnghiệp vừa và nhỏ của SGD Với 3 mục tiêu chính, đó là:

.Huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại chỗ và góp phần tăng nguồnvốn cho toàn ngành

.Phát triển dịch vụ ngân hang hiện đại Giai đoạn này SGD tiếp tục tách vàthành lập thêm 1 chi nhánh cấp 1 trực thuộc BIDV đó là chi nhánh Hai Bà Trưng.Với quy mô: nhân sự 55 người, dư nợ bàn giao 216 tỷ đồng và 5,6 triệu USD; dư

Trang 22

bảo lãnh bàn giao 85 tỷ đồng và 0,2 triệu USD.

.Phục vụ các khách hàng lớn, tập đoàn, tổng công ty không phân biệt hình thức

Tính đến 30/6/2011, mô hình tổ chức chi nhánh SGD1 bao gồm 21 phòngnghiệp vụ với đầy đủ nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, trong đó có 4 phònggiao dịch, 2 quỹ tiết kiệm trên địa bàn các quận nội thành Ba Đình, Hai Bà Trưng

và Hoàn Kiếm Mô hình tổ chức của chi nhánh SGD1 đang tiếp tục được hoàn thiện

để nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định uy tín, thươnghiệu của BIDV “Chia sẻ cơ hội_Hợp tác thành công” với khách hàng, bạn hàngtrong thơi khì hội nhập kinh tế

Trong giai đoạn này, do ảnh hưởng của khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàncầu, môi trường kinh doanh có nhiều biến đổi phức tạp, khó đoán trước, do vậy, tìnhtrạng hoạt động kém hiệu quả của chi nhánh là khó có thể tránh khỏi

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

1 Chức năng:

- Là đại diện theo ủy quyền của chi nhánh Sở giao dịch 1 để thực hiện:

+ Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng;

+ Xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong giao dịch với khách hàng;

- Tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh của đơn vị theo quy định củapháp luật, BIDV và chi nhánh Sở giao dịch 1 nhằm đạt được hiệu quả cao nhất;

- Đề xuất, kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củachính đơn vị, của chi nhánh Sở giao dịch 1 hoặc của toàn hệ thống BIDV

2 Nhiệm vụ cơ bản:

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền, đảm bảo tuân thủđúng các quy định của pháp luật và các quy trình quy định nghiệp vụ của BIDV

Trang 23

- Thực hiện các biện pháp phát triển kinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả,bảo đảm quyền lợi của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, góp phầnphát triển bền vững, an toàn, hiệu quả của chi nhánh Sở giao dịch 1.

- Tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh Sở giao dịch 1 xây dựng quytrình/quy định nghiệp vụ phù hợp với điều kiện hoạt động của đơn vị, đề xuất xếploại khách hàng, hạn mức giao dịch đối với từng khách hàng (khi cần thiết), cácchính sách áp dụng tương ứng…

- Chịu trách nhiệm thực hiện marketing, bao gồm việc thiết lập, mở rộng, pháttriển hệ thống khách hàng, giới thiệu bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, chămsóc toàn diện, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng; phối hợp với cácđơn vị/ cá nhân liên quan tại Sở giao dịch 1 để xử lý hoặc đề xuất với Giám đốc chinhánh Sở giao dịch 1 cách giải quyết, nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng

- Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng và cácvấn đề khác có liên quan; phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng vềcác quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng

- Thực hiện các hoạt động tác nghiệp trong quy trình xử lý các nghiệp vụ kinhdoanh ngân hàng theo quy định của BIDV và trong phạm vị ủy quyền của chi nhánh

Sở giao dịch 1 (công tác xử lý hồ sơ giao dịch, dịch vụ khách hàng, ngân quỹ, hạchtoán kế toán, kiểm tra giám sát, công nghệ thông tin,…) và chịu trách nhiệm về:+ Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.+ Thực hiện đúng các quy định/ quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quyđịnh về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng

+ Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất giaodịch với khách hàng

+ Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tự kiểm tra tính tuân thủ đầy đủ các quyđịnh của Nhà nước và của BIDV trong các hoạt động tác nghiệp đảm bảo an toàn vềtiền, tài sản của ngân hàng và khách hàng

-Thực hiện công tác văn phòng, chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinhtheo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời cácgiao dịch đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp

Trang 24

- Lập chương trình, kế hoạch, biện pháp… và chủ động tổ chức triển khainhiệm vụ được giao.

- Tổ chức quản lý, giám sát, kiểm tra, bảo vệ… nhằm đảm bảo an toàn tuyệtđối về kho quỹ, ấn chỉ, giấy tờ có giá và các tài sản khác của chi nhánh Sở giao dịch1/ BIDV và của khách hàng

- Tổ chức lưu trữ; thực hiện thu thập, xử lý, phân tích, bảo mật, cung cấp…thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị; tổng hợp và lập các báo cáo,thống kê trong phạm vi nhiệm vụ được giao để phục vụ quản lý nhà nước, phục vụcông tác quản trị điều hành của đơn vị, chi nhánh Sở giao dịch 1/ BIDV

- Quản lý, sử dụng tài sản và các phương tiện được trang bị đúng mục đích,đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh tại đơn vị;

- Bảo quản, sử dụng chữ kí, con dấu, in ấn và thực hiện công tác hậu cần, hànhchính phục vụ hoạt động của đơn vị theo quy định

- Xây dựng tập thể vững mạnh, bao gồm: cải tiến tác phong, phương pháp làmviệc; bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhânlực; duy trì mối quan hệ đoàn kết, hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong tập thể đơn vị;tuân thủ nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể;… tạo dựng hình ảnh tốt vềđơn vị trong quá trình quan hệ giao dịch với khách hàng và với các tổ chức/ cá nhâncấp trên

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc chi nhánh Sở giao dịch 1 giaophù hợp với quy định của pháp luật, BIDV

Trang 25

2.1.3 Cơ cấu tổ chức.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1

(Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1).

Trang 26

2.1.4 Tổng quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1

2.1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh.

Những năm gần đây mặc dù thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn nhưng

với uy tín và sức mạnh tài chính dồi dào, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn phát triển vững mạnh và đạt được nhiều

thành tựu đáng kể, cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm như sau:

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Nam chi nhánh Sở giao dịch 1

Đơn vị: triệu đồng

2014

Năm 2013

Năm 2012

2 Lãi lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 134.508 130.598 28.059

3 Lãi lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại

4 Lãi lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh

5 Lãi lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư (58.494) (56.794) (49.523)

6 Lãi lỗ thuần từ hoạt động khác 119.537 116.062 242.047

(Nguồn: Phòng nhân sự Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi

nhánh Sở giao dịch 1)

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV 2012-2014

Trang 27

Năm 2012 tổng thu nhập của chi nhánh Sở giao dịch 1 BIDV là 2.590.446triệu đồng đến cuối năm 2013 giảm xuống 54.740 triệu đồng, giảm 2,1% đến cuốinăm 2014 thu nhập tăng trưởng khoảng 75.922 triệu đồng tương ứng với 3% Có thểthấy năm 2014 chi nhánh có mức tăng trưởng cao hơn so với năm trước đó Trong

đó thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 88,8% năm 2012 vànăm 2014 chiếm 89.6 % trong tổng thu nhập Tốc độ tăng trưởng đang có xu hướngtăng lên So Sánh giữa năm 2013/2012 tốc độ tăng trưởng âm 1,26%, trong khichênh lệch giữa 2014/2013 tăng 3% Thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọngkhá thấp nhưng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, cụ thể năm 2012 đạt 28.059 triệuđồng, năm 2013 đạt 130.598 triệu đồng, năm 2014 là 134.508 triệu đồng, cụ thể tốc

độ tăng năm 2013 so với năm 2012 là 265.44%, năm 2014 so với 2013 là 2,9%

2.1.4.2 Tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1

Tình hình hoạt động huy động vốn và cho vay của BIDV chi nhánh Sở giaodịch 1 biến động không đáng kể

Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1 từ 2012-2014

Chênh lệch 2014/2013

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1 giai đoạn

2012-2014).

Qua bảng 2.2 có thể thấy hoạt động huy động vốn và cho vay tăng trưởng qua cácnăm, nhưng tốc độ tăng trưởng không cao Năm 2012 lượng huy động vốn đạt16.169.487 triệu đồng tăng lên 16.564.643 triệu đồng vào năm 2013 Năm 2014 tuy chinhánh vẫn huy động được nguồn vốn tăng đáng kể hơn so với năm 2013 là 2.040.160

Ngày đăng: 14/05/2015, 13:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w