1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DOC VA BINH LUAN

4 225 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 142,5 KB

Nội dung

CÙNG ĐỌC VÀ SUY NGẪM ! "Con thi sư phạm, mẹ đòi chết" (Dân trí) - Từ nhỏ đã thích làm giáo viên, kỳ thi sắp tới, Vinh tính thi vào trường Sư phạm để thực hiện ước mơ thì nghe mẹ tuyên bố: “Mày đòi làm thầy giáo, mẹ chết cho mày xem”. >> Khi học sinh bị phụ huynh "ép" chọn nghề Đó là chia sẻ của Vinh, HS lớp 12 một trường THPT ở Q.4 (TPHCM) trong một buổi tham gia tư vấn tuyển sinh tại trường. Cậu học trò này cho hay, hồi nhỏ khi biết cậu thích làm thầy giáo, bố mẹ rất ủng hộ nhưng từ khi cậu lên cấp 3, họ thay đổi và thích con trai phải thi vào kinh tế, ngân hàng. Từ đầu năm học cuối cấp, giữa Vinh và gia đình thêm căng thẳng việc con trai chọn nghề. Bố mẹ Vinh phân tích, nghề giáo bây giờ khổ, thu nhập thì thấp mà cũng chẳng còn được trọng vọng như trước. Đặc biệt là mẹ Vinh, bà thường xuyên cập nhật các hạn chế, tiêu cực trong ngành giáo dục như việc bạo hành học sinh, giáo viên bị lên án, thị cử, phong bì, chuyện thưởng Tết… về “đe” con. Mới đây nhất, khi ngày nộp hồ sơ đang đến gần, mẹ Vinh còn… dọa: “Mày làm thầy giáo, mẹ chết cho mày xem”. “Em thích Sư phạm nhưng với áp lực từ gia đình thế này có lẽ em sẽ chọn một ngành khác”, Vinh cho hay. T. Nhung (trường THPT Hàn Thuyên, TPHCM) thích dạy trẻ nhưng bị bố mẹ phản đối. “Nếu em thi Sư phạm thì tự kiếm tiền ăn học, bố mẹ không nuôi một đồng”, Nhung nói. Rất quấn trẻ con, T.Nhung, HS trường THPT Hàn Thuyên (Q. Phú Nhuận) chỉ có một ước mơ duy nhất là trở thành giáo viên dạy trẻ. Tuy nhiên, gia đình Nhung lại hướng theo cho cô vào ngành Y vì có người quen. Bố mẹ Nhung suốt ngày chê nghề giáo, nhất là giáo viên mầm non. Nào là công việc cực, không may là “ăn đòn” với phụ huynh của trẻ ngay, rồi việc không có thời gian dành cho gia đình, bản thân. Hôm Tết, Nhung nói lại mong muốn của mình thì cả gia đình cùng phản đối: “Làm giáo viên bây giờ chẳng những bị người ta chửi mà còn ế chồng như chơi. Thích gì không thích thời này còn thích làm nghề gõ đầu trẻ”. Cùng với đó, Nhung nhận được “sắc lệnh”: thi Sư phạm thì tự lo ăn học, bố mẹ không can thiệp. Đó cũng là lý do làm Nhung đang rất lăn tăn trong việc thực hiện ước mơ của mình: “Giá như em thích một ngành nghề khác thì đỡ biết mấy”, cô học trò buồn bã. Sư phạm ngày càng “trượt giá”? Có một thực tế, những năm gần đây, ngành Sư phạm (SP) ngày càng bị thí sinh “quay lưng”. Những năm ngành SP còn chiếm ưu thế, tỉ lệ chọi đến điểm chuẩn của các trường đều cao ngất ngưởng. Thế nhưng, khoảng 5 năm đổ lại đây, lượng thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi và các ngành SP năm sau luôn giảm so với các năm trước. Không ít ngành “nhà giáo” luôn trong tình trạng số lượng thí sinh nộp hồ sơ còn thấp hơn cả chỉ tiêu. Nghề giáo đang ngày càng “trượt giá”? Năm 2008, tỉ lệ chọi trường ĐH Sư phạm TPHCM 1/16, năm 2009 giảm xuống một nửa, chỉ còn 1/8. Mùa tuyển sinh năm 2010, các ngành SP hầu hết có tỉ lẹ chọi dưới 5. Trong đó có một số ngành SP hồ sơ nộp vào thấp hơn cả chỉ tiêu như ngành tiếng Pháp, song ngữ Nga - Anh. Các trường SP trong cả nước cũng trong tình cảnh “tuột dốc” lượng thí sinh đăng ký dự thi, phải “chữa cháy” bằng cách tuyển NV2, NV3. Trong các buổi tư vấn tuyển sinh, mức độ quan tâm đến các ngành học SP giảm đi thấy rõ, thay vào đó là các lĩnh vực về kinh tế, ngân hàng, y… Không ít thí sinh có sở thích nghề giáo nhưng họ lại gác ước mơ của mình lại để theo đuổi những ngành học khác vì cho rằng SP là một nghề “bạc” như áp lực lớn, thu nhập thấp… Nghề cao quý nhưng con cái dường như cũng ít được bố mẹ ủng hộ khi có sở thích này. “Con gái đầu tôi dạy cấp hai, lương không đủ sống. Như dịp Tết rồi nó được thưởng 600.000 đồng trong khi bạn bè làm kinh tế thưởng cả chục triệu. Chưa nói áp lực nghề nghiệp, 30 tuổi đã lấy được chồng đâu. Thích nghề nhưng cháu nó cũng kêu nản”, cô Vương, nhà ở phường Thạnh Xuân (Q.12) cho hay. Chính vì thế, cô con út của cô Vương, đang học lớp 12 cũng thích sư phạm nhưng nhìn “gương” chị lại bị gia đình cản nên quyết định tìm ngành học khác. “Tôi không chê nhưng thiết nghĩ ngành SP cần được đặt đúng giá trị của mình, chứ cứ như hiện nay mấy ăn còn mặn mà cho con làm giáo viên”, cô Vương nói. Thậm chí, những năm gần đây, ngành SP không còn khó xin việc vì các cấp lúc nào cũng trong tình cảnh “khát giáo viên”. Như ở TPHCM, các giáo sinh tốt nghiệp mầm non ít nhất trong 5 năm tới được đảm bảo nếu có tay nghề và có tâm sẽ có việc làm ngay. Dự báo giờ đến năm 2015, TP cần thêm trên 4.000 giáo viên mầm non. Đây là một nhu cầu rất cấp thiết nhưng xem ra với tình trạng ngành sư phạm bị “chê” như hiện nay thì thật khó để biết đến lúc nào thì không phải "ca" điệp khúc thiếu giáo viên. Hoài Nam

Ngày đăng: 14/05/2015, 10:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w