1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tài phán hành chính ở nước ta hiện nay

11 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 64 KB

Nội dung

Câu 5. TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH 1. Quan niệm về tài phán, xét xử án hành chính và thẩm quyền tài phán hành chính ở nước ta hiện nay. [*] Tài phán hành chính là một trong hai lĩnh vực hoạt động của nền hành chính quốc gia. Tài phán hành chính là biện pháp kiểm tra, giám sát hữu hiệu hoạt động đối với cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước, tránh hiện tượng lạm quyền và lộng quyền, trốn tránh trách nhiệm, loại trừ các hiện tượng tiêu cực, quan liêu, cửa quyền trong bộ máy hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính quốc gia trong sạch, năng động, hiệu quả đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Thực hiện tốt quyền tài phán hành chính sẽ góp phần thực hiện tốt nọi dung khác trong hoạt động quản lý nhà nước. Cơ quan tài phán hành chính như: “thanh kiếm, lá chắn” đấu tranh và ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành bộ máy quản lý nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Tài phán hành chính là một chế định dựa trên học thuyết về trách nhiệm của Nhà nước trước công dân, nó bác bỏ học thuyết đặc miễn (tức là miễn trừ) trách nhiệm của Nhà nước trong các quyết định của mình. Học thuyết trách nhiệm của Nhà nước gắn liền với học thuyết Nhà nước của dân, do dân và vì dân được hình thành cách đây vài thế kỷ. Đó là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phán xét những khiếu kiện của công dân đối với cơ quan hành chính đã đưa ra quyết định mà công dân cho là trái pháp luật hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Ở nước ta, tài phán hành chính là một vấn đề mới nên trước hết cần làm rõ một vài vấn đề về khái niệm, đồng thời xuất phát từ thực tiễn tình hình này ở nước ta để giải quyết những vấn đề về tổ chức cơ quan tài phán hành chính, xác định quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan tài phán hành chính và nhất là xác định được phạm vi thẩm quyền của các cơ quan này. Trong công cuộc cải cách Bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay, Đảng cộng sản Việt nam đã xác định phương hướng cải các một bước nền hành chính, tổ chức Bộ máy hành chính và quy chế hoạt động của nền hành chính, xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước. Trong cải cách nên hành chính Nhà nước , Đảng và Nhà nước ta khẳng định phải thiết lập các cơ quan tài phán hành chính. Điều này đã được thực hiện trên thực tế. Địa vị của tài phán hành chính được xác định bởi địa vị chính trị - pháp lý của hệ thống Toà Hành chính trong hệ thống toàn án nhân dân. [*] Tài phán, theo nghĩa rộng: là tổng thể quyền hạn của tòa án hoặc cơ quan hành chính về việc đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự kịên cụ thể, trong đó việc giải quyết tranh chấp và áp dụng chế tài theo lụât định.Theo nghĩa hẹp, là phán quyền, tức là quyền lực của chính phủ (bên cạnh quyền hành chính) trong việc phán xét tính đúng, sai của các họat động hành chính diễn ra trên một lãnh thổ nhất định. Nó còn là thẩm quyền đặc thù của cơ quan tòa án trong việc lắng nghe, xem xét, đánh giá, phán quyết được thể hiện trong các bản án hay quyết định của tòan án đối với một vụ việc cụ thể, đối tượng được xác định. [*] Tuy nhiên không được đồng nhất giữa tài phán với xét xử; không coi tài phán chỉ là hoạt động xét xử của tòa án; không đồng nhất tài phán với hoạt động xét xử, mà chỉ có thể coi hành chính quản lý và hành chính tư pháp là 2 mặt hoạt động quản lý nhà nước. Xét xử là việc tòa án thông qua phiên tòa để thẩm tra các chứng cứ thu thập được một cách công khai, trực tiếp làm cơ sở cho việc ra bản án hoặc quyết định của mình về những vấn đề có liên quan. Xét xử hành chính là hoạt động xét xử các vụ án hành chính theo Luật tố tụng hành chính do toà án thực hiện nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cơ quan nhà nước. Tài phán hành chính là một lọai họat động nhà nước do tòa hành chính thuộc tòa án nhân dân (hoặc tòa án hành chính) thực hiện, xét xử các vụ việc có yếu tố hành chính theo thủ tục tố tụng hành chính-xét xử khiếu kiện của nhân dân đối với hành chính. Tài phán hành chính nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ những hành vi công vụ đúng pháp luật trong quá trình giải quyết các tranh chấp giữa công dân với cơ quan hành chính nhà nước. [*] Tài phán hành chính với tư cách là một hoạt động của Nhà nước, nội dung chủ yếu của nó là hoạt động xét xử các vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính và chủ yếu do các Tòa hành chính, các Thẩm phán hành chính trong hệ thống Tòa án nhân dân thực hiện nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan và tổ chức, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. [*] Tài phán hành chính có tác động phát huy hiệu quả hoạt động của nền hành chính nhà nước, bỏi vì với bản chất dân chủ, Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tiếp thu những kiến nghị, giải pháp, khiếu nại, tố cáo từ phía người dân nhằm tăng cường hoạt động hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả, phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân. Nó còn làm cho Bộ máy hành chính nhà nước nâng cao trách nhiệm khi ban hành văn bản quản lý hành chính và thực hiện các hành vi hành chính khác tránh sơ suất hay không tuân theo pháp luật dân đến xâm hại đến quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức, hạn chế được đơn thư khiếu nại tố cáo, quần chúng nhân dân tin vào đường lôi chủ trương của Đảng và nhà nước hơn. Mặt khác nó cò là biện pháp kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời góp phần chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng trong bộ máy hành chính nhà nước. [*] Trước tình hình nước ta hiện nay khi các vụ khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chính ngày càng tăng, trong khi cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại về hành chính còn nhiều bất cập, hạn chế thì việc cần phải thành lập cơ quan tài phán hành chính là rất cần thiết và cấp bách; Không những nhằm giải quyết được yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính mà còn đảm bảo thực hiện và bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Việc thành lập cơ quan tài phán hành chính sẽ giải quyết tốt các vấn đề sau: Thứ nhất, sẽ đảm bảo được tính khách quan và công bằng trong việc giải quyết các tranh chấp hành chính nhất là đối với các hành vi hành chính của cơ quan nhà chính và người có thẩm quyền. Theo đó, sẽ phân định rạch ròi, cụ thể giữa cơ quan quản lý hành chính và cơ quan giải quyết tranh chấp hành chính, tránh được tình trạng cơ quan hành chính, người có thẩm quyền lại giải quyết chính các quyết định hành chính, hành vi hành chính do chính họ thực hiện Thứ hai, sẽ giải quyết kịp thời và hạn chế việc tồn đọng các tranh chấp hành chính ngày một tăng như hiện nay. Bởi vì, hiện tại trong hệ thống cơ quan hành chính, nhất là ở cấp huyện, cấp xã chưa có bộ phận chuyên trách giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức trong lĩnh vực hành chính. Mặt khác, việc giải quyết tranh chấp hành chính tại Toà án chưa đáp ứng được yêu cầu, thủ tục còn phức tạp, nhiều vụ việc không khách quan do hệ thống toà án được tổ chức theo cấp hành chính. Thứ ba, cơ quan tài phán thành lập sẽ độc lập theo hệ thống riêng (theo dự thảo đề án thì hệ thống cơ quan tài phán hành chính có ba cấp: trung ương, cấp vùng và cấp khu vực - độc lập không phụ thuộc vào các cấp hành chính) do đó khi đi vào hoạt động, cơ quan này sẽ tiếp nhận khiếu kiện hành chính và có quyền đưa ra phán xử buộc các cơ quan hành chính phải chấp hành mà không chịu ràng buộc nào về quản lý hành chính của các cấp chính quyền. [*] Tài phán hành chính nước ta vừa có những đặc điểm của tài phán hành chính nói chung vừa phản ánh những nét đặc thù phù hợp với bản chất và đặc tính củaNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có thể khái quát những đặc điểm đó như sau: Một là, cơ quan tài phán hành chính ở nước ta là các toà án có thẩm quyền xét xử hành chính thuộc hệ thống Toà án nhân dân. Hai là, Tài phán hành chính là tổ chức và hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính. Khi thực hiện hoạt động tài phán hành chính, cơ quan tài phán hành chính không xác định các quyền dân sự của công dân, không tội danh và hình phạt áp dụng đối với người vi phạm mà thực hiện việc phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu kiện. Nếu các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu kiện là bất hợp pháp thì cơ quan tài phán hành chính sẽ sửa đổi, huỷ bỏ hoặc chấp dứt một phần hoặc toàn bộ, nếu các cơ quan, cán bộ, công chức, nhà nước gây thiệt hại thì cơ quan tài phán hành chính sẽ yêu cầu họ phải bồi thường. Ba là, đối tượng của tài phán hành chính là các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính khi bị công dân khởi kiện sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục hành chính những không thoả mãn yêu cầu của họ hoặc hết thời hạn giải quyết theo thủ tục hành chính mà chủ thể không ra quyết định giải quyết. Đối tượng xem xét của cơ quan tài phán hành chính chủ yếu là các quyết định hành chính – các quyết định thể hiện bằng văn bản nên tố tụng hành chính là tố tụng viết; các bên tranh luận và đưa ra các tài liệu hồ sơ chứng cứ của mình đều bằng văn bản. Bốn là, hoạt động tài phán hành chính phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng (tố tụng hành chính) quy định chứ không phải theo thủ tục hành chính. Năm là, bên bị khởi kiện trong vụ án hành chính luôn luôn là cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước (đại diện cho công quyền). 2. Đánh giá thực trạng tổ chức & hoạt động tài phán hành chính (xét xử án hành chính) ở nước ta hiện nay (ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân) [*] Hệ thống cơ quan tài phán hành chính ở Việt nam: Theo Điều 2 Luật tổ chức toà án nhân dân 2002, ở nước CH xã hội chủ nghĩa Việt nam có các tòa án sau: Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án nhân dân quận huỵên, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Các tòa án quân sự; Các tòa án khác do lụât định Tổ chức tài phán hành chính được thiết lập ở các cấp Toà án để thực hiện chức năng xét xử các khiếu kiện quyết định hành chính. Hành vi hành chính. Ưu điểm: Với hệ thống tổ chức và thẩm quyền của cơ quan tài phán hành chính thì tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện quyền tài phán hành chính (tài phán hành chính) theo mô hình tòa án nhân dân thể hiện được tính ưu việt so với tổ chức, cơ quan đã ra quyết định, giải quyết các vụ việc có yếu tố hành chính trực tiếp giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của nhân dân đối với chính cơ quan đó. Mặt khác, ưu điểm là đã quán triệt được tinh thần đổi mới, bảo đảm đúng đắn các quy định của Hiến pháp, bảo đảm một hệ thống tòa án thống nhất và toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất. Đồng thời khắc phục được sự cồng kềnh trong bộ máy nhà nước, tiết kiệm được việc đầu tư mở rộng hoặc tăng cường bổ sung cơ sở vật chất cho các toà án nhân dân. Hơn nữa, có sự trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thẩm phán trong giải quyết các khiếu kiện hành chính, phù hợp với xu thế hiện nay của các nước trên thế giới là tổ chức một hệ thống tòa án, trong đó thiết lập các bộ phận hoặc cá tòa án chuyên trách về từng lĩnh vực khác nhau. Hạn chế: Cơ quan tài phán hành chính (tòa hành chính) còn tồn tại sự bất hợp lý, không phù hợp trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ; hoạt động của toàn án hành chính còn bất cập, còn để án tồn đọng nhiều, giải quyết các vụ việc liên quan đến sai phạm của nền hành chính còn thiếu dứt điểm và chịu ảnh hưởng, tác động chi phối từ phía chính quyền. Đội ngũ thẩm phán hành chính còn bất cập, còn hạn chế về phẩm chất, trình độ chuyên môn . báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2008 của ngành toà án nhân dân đã chỉ ra những sai sót của việc giải quyết các vụ án hành chính ngày càng được nâng cao. Cụ thể: Còn bất cập, án tồn đọng, giải quyết thiếu dứt điểm, trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính, thẩm phán chủ tọa còn vướn mắc một số vấn đề như giải quyết yêu cầu bồi thường trong quy định vụ án hành chính; vướn mắc trong việc áp dụng về thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm định tại mục 19 NQ số 4/2006-NQHĐTP ngày 4/8/2006 của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao; vướn mắc trong việc xác định thẩm quyền đối với QĐ cưỡng chế để thu hồi đất. Chịu ảnh hưởng từ phía chính quyền: đã là người thẩm phán, tư pháp hay hành chính, phải có quyền trong xét xử, được độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Vậy thẩm phán hành chính và các cấp Toà án xét xử về hành chính (hoặc Toà án riêng biệt với Toà án tư pháp, hoặc Toà án chuyên ngành riêng biệt nằm trong Toà án tư pháp) có những quyền và thẩm quyền gì trong việc đòi các cơ quan hành chính (từ chính phủ, thủ tướng trở đi) gửi đến mình những văn bản quy phạm hành chính để xem xét có hợp pháp hay không hợp pháp, những QĐ hành chính có xâm phạm hay không quyền của người công dân, người viên chức. Nguyên nhân: Cơ sở vật chất, trang thiết bị của toà án nhân dân còn nghèo nàn, thiếu thốn và đáng lo ngại là yếu tố con người, đội ngũ thẩm phán phục vụ công tài phán hành chính vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng, hơn nữa số lượng các vụ án hành chính ngày càng nhiều và là một loại việc rất phức tạp, trong quá trình giải quyết lại ngại va chạm với các cơ quan hành chính bị công dân khiếu kiện. Mặt khác, các thẩm phán với người bị xử kiện là cơ quan công quyền, có mối quan hệ ngang dọc, qua lại nên thẩm phán khó có thể thay đổi. Một nguyên nhân khác là quy định của pháp luật trong nhiều trường hợp chưa rõ ràng, còn nhiều chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau nên để giải quyết một vụ án không dễ, tốn nhiều thời gian, dẫn đến sự nghi ngờ của nhân dân về sự khách quan của tòa án. Như vậy, hiệu lực và hiệu quả giải quyết khiếu nại còn rất hạn chế, nhiều đơn thư bị đùn đảy, dây dưa, tồn đọng lâu ngày, người khiếu nại bị oan ức kéo dài, cơ quan quản lý các cấp, các ngành tốn rất nhiều thời gian mà sự việc vẫn không được giải quyết, ảnh hưởng không nhỏ đến niền tin của công dân vào các cơ quan đảng, Nhà nước . Tình hình đó đặt ra một cách bức xúc đòi hỏi phải có cơ quan tài phán hành chính đủ mạnh về mọi mặt để giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân, bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân. 3. Quan điểm xây dựng & hoàn thiện tổ chức và hoạt động tài phán hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nó. [*] Quan điểm: Nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiên minh, bảo vệ công lý trong từng bứơc hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa , hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử nói chung và tài phán hành chính nói riêng được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Quan điểm xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ quan tài phán hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nó là: - Cải cách tài phán hành chính phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, đảm bảo ổn định chính trị, bản chất mà nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam của dân do dân và vì dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hịên các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. - Cải cách tài phán hành chính phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội xây dựng công bằng dân chủ văn minh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, gắn bó với đổi mới công tác cải cách tài phán hành chính. - Phát huy sức mạnh tổng hợp của tòan xã hội trong quá trình cải cách tài phán hành chính. Cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân. - Cải cách tài phán hành chính phải kết thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt đựơc của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt nam, tiếp thu có chọn lọc và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đáp ứng xu thế phát triển của xã hội trong tương lai. - Cải cách tài phán hành chính phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc. [*] Giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ quan tài phán hành chính: Trong công cuộc cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách hành chính nói riêng, xây dựng hệ thống tài phán hành chính là một việ crất quan trọng. Đó là một yêu cầu cơ bản và ấp thiết của công cuộc đổi mới hịên nay. Do đó, cần phải đổi mới về tổ chức và hoạt động của tòa án hành chính như sau: 1. Đổi mới về tổ chức: - Về cách xét xử: nên xây dựng hệ thống cơ quan xét xử theo khu vực mà không phụ thuộc vào địa giới hành chính. -Về bộ máy nhân sự: Phân công rành mạch giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp có nghĩa là cơ quan hành pháp không được can thiệp vào quyền độc lập xét xử của cơ quan tư pháp và ngược lại. Xây dựng một hệ thống tài phán hành chính tách khỏi hệ thống hành chính quản lý và hệ thống tài phán tư pháp. Nó có thẩm quyền hủy bỏ và sửa chữa những quyết địinh dựa trên việc thực thi những quyền hạn mang tính công quyền của cơ quan nàh nước nắm quyền hành pháp, các cơ quan công sở, các nhân viên, công chức của cơ quan đó. 2. Đổi mới về hoạt động: Phải đảm bảo nguyên tắc độc lập trong xét xử, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa ; nguyên tắc mọi công dân, tổ chức, cơ quan Nhà nước đều bình đẳng trước pháp luật. Không cho phép bất kỳ cơ quan hoặc cá nhân được phép nhân danh các cơ quan để can thiệp vào hoạt động của các cơ quan xét xử. Nhà nước cần quan tâm xây dựng những điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo tính độc lập của thẩm phán và hội thẩm nhân dân trong xét xử. Các thẩm phán phải được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, pháp điển hóa những văn bản pháp luật về nội dung để tạo điều kịên cho các thẩm phán áp dụng dễ dàng; nên thừa nhận nguyên tắc án lệ, trên cơ sở đó xây dựng các tập hệ thống hóa án lệ để làm kim chỉ cho các thẩm phán; tăng cường hơn nữa tính độc lập trong xét xử bằng cách cụ thể hóa tránh nhịêm cá nhân của thẩm phán và hội thẩm nhân dân; sửa đổi một số lề lối làm việc tại toà án nhân dân liên quan đến hoạt động duyệt án, thỉnh thị án xin ý kiến của Toà án cấp trên; từng bước nghiên cứu để sửa đổi một số thủ tục tố tụng nhằm tạo điều kiện nghị án không những trên cơ sở của những chứng cứ có trong hồ sơ mà còn căn cứ chủ yếu vào diễn biến phiên tòa 3. Hoàn thiện các vấn đề về thủ tục hành chính: Tập trung hoàn thiện trình tự, thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính. Xây dựng và hoàn thiện các thủ tục thực hiện quyết định hành chính, hành vi hành chính [...]...Tóm lại: Trong công cuộc cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách hành chính nói riêng, xây dựng hệ thống tài phán hành chính ở nước ta là một việc rất quan trọng Đó là một yêu cầu cơ bản và cấp thiết của công cuộc đổi mới hiện nay để xây dựng một xã hội dân chủ, một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, một Nhà nước mà tất cả quyền lực thuộc về nhân dân . 5. TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH 1. Quan niệm về tài phán, xét xử án hành chính và thẩm quyền tài phán hành chính ở nước ta hiện nay. [*] Tài phán hành chính là một trong hai lĩnh vực hoạt động của nền hành chính. hành chính. Hành vi hành chính. Ưu điểm: Với hệ thống tổ chức và thẩm quyền của cơ quan tài phán hành chính thì tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện quyền tài phán hành chính (tài phán hành. Toà án nhân dân. Hai là, Tài phán hành chính là tổ chức và hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính. Khi thực hiện hoạt động tài phán hành chính, cơ quan tài phán hành chính không xác định các

Ngày đăng: 13/05/2015, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w