HUYỀN THOẠI CỬA TÙNG MỘ BIỂN 1 Khuya nay trăng tỏ mờ Hoà Lý Làng có ngủ đâu. Làng cũng thức như trăng Sóng biển Cửa Tùng vỗ vào đêm âm vang như gõ vào tang trống, gõ vào cõi hư vô nhức nhối lòng người, gõ liên hồi từng đợt, từng đợt như lay gọi, như thúc hối điều chi Tiếng sóng không vọng lên từ biển mà vong từ muôn tầng đất, từ tâm thức con người ba mươi năm sau cuộc chiến, là tôi, về gối đầu lên ngổn ngang ký ức ngay nơi rốn của lịch sử đất nước, đời mình; Ôi, mõ sóng ! Mạ ba mươi lăm năm mõ nồm mõ bấc thảng thốt choàng dậy trong khuya lắng bước cha về; đánh diêm thắp ba nén nhang vái lạy bốn phương tìm hình bóng cũ. Rồi mạ ôm gối chăn ngăn dòng nước mắt như ngăn cơn lũ thời gian đang cuốn đi giấc mơ goá phụ Ba mươi lăm năm cha thành nấm cát nằm nơi khuất lấp biển bờ Sông Tuyến bây giờ hoang vắng quá bao giờ trang sử thành thơ? 2 Quê hương ơi Cửa Tùng Vĩnh Quang Cát Sơn Thuỷ Bạn gió lạnh bên này bên ấy tìm chăn dòng sông hẹp chỉ còn bước nhảy người tìm sang và cát tìm sang hai mươi năm sông thành máu chảy biển lập loè lửa nhang sám hối 3 Cửa nhà bạn thơ Lê Bỉnh để ngỏ. Làng biển Hoà Lý thật lạ lùng, tất cả các ngôi nhà tranh ở đây đều mở cửa suốt đêm ngày Cứ như họ đêm ngày dang tay đón biển Cứ như họ đang chờ ai đó ! Cứ như họ chẳng có gì để mất! Mà thế thật! Thứ mà kẻ thù mấy chục năm ròng muốn cướp đi của họ là Tự Do, là Biển, là Dòng Sông, thì chúng đã không thể cướp ; Thứ quý giá nhất người Vĩnh Quang Cửa Tùng Cát Sơn Thuỷ Bạn không bao giờ muốn mất thì họ đã vĩnh viễn mất đi dưới móng vuốt chiến tranh ! Hàng ngàn những người cha người mẹ người anh người chị người con người em thân yêu không bao giờ về nữa. Bàn thờ Hoà Lý Vĩnh Quang đêm ngày nghi ngút khói nhang. Tôi lần ra phía bờ đất đỏ ngồi lặng ngắm biển đêm với một tâm trạng nửa như kẻ lữ hành lạc tới xứ sở huyền bí, nửa lại như người đang tìm về miền Đất Thánh, để hồi tưởng, để sám hối, để cật vấn lương tâm, với câu hỏi như gió gào trên ghềnh đá Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai ? Khuya. Từ phía những cồn cỏ chông mé biển mắt tôi như bị thôi miên bởi hàng chục những đốm lửa nhỏ ai vừa đốt lên thành từng hàng trước biển. Những đốm lửa lập loè ngả nghiêng trong gió trước sóng gào như mắt chớp khôn nguôi. Những ánh mắt tắt đỏ đêm Cửa Tùng như những linh hồn ấy cứ hút tôi tới gần ma ám. Ôi, biển ơi, cát ơi Người không ngủ, những đốm lửa cháy từ bao giờ 4 Ồ, những nấm mộ biển, những chùm hoa muống biển và những que nhang Trong khuya khoắt hoang lạnh, một người đàn bà đầu chít khăn tang đang quỳ chấp tay lầm rầm khấn vái bên một nấm mộ vô danh. Chị quỳ một mình lặng im như tượng đá. Chị không mảy may tỏ ra hoảng hốt khi trong đêm khuya có một gã đàn ông đang đến rất gần; Chị lặng lẽ thắp thêm một tuần nhang nữa cắm trên những ngôi mộ như những nấm cát trắng nhỏ nhoi. Đợi chị cắm xong nén nhang cuối cùng, tôi mới dò hỏi:"dạ thưa đây là phần mộ những ai?' Và câu chuyện của người đàn bà không quen biết đêm Cửa Tùng ấy ám ảnh tôi đến nỗi, mỗi lần nhìn thấy cái gì màu đỏ nhấp nháy phập phồng là lập tức tôi nhớ về những ngôi mộ biển và những linh hồn đang cháy trong đêm Mỗi lần như thế, tất cả hiện tại quá khứ trong tôi bỗng nhòe đi, sôi sùng sục, xoay tít, vút lên thành cơn dông hình nấm. Sau cùng đốm lửa hoá miệng ngọn núi lửa hun hút cuốn tôi vào, xoáy mãi, cho đến khi thành những câu thơ rần rần ngày biển động Người đàn bà kể rằng từ những năm sáu bảy, sáu tám cho tới khi giặc Mỹ ngừng hẳn ném bom miền Bắc, tất cả ngư dân vùng biển Vĩnh Linh ban ngày bắn máy bay, đánh taù chiến giặc bảo vệ làng xã; ban đêm họ lại đẩy thuyền ra biển, vận tải tiếp tế súng đạn, lương thực, thuốc men, quần áo, gạo cơm và cả những bài hát ra đảo Cồn Cỏ phục vụ chiến sĩ ta đánh giặc. Thuyền vận tải là loại thuyền vỏ trấu huyền thoại được đóng bằng gỗ, như thuyền đánh cá của ngư dân, chèo bằng tay. Mỗi thuyền tám hoặc mười tay chèo tay súng. Đảo Cồn Cỏ là trái tim biển. Để cô lập Cồn Cỏ anh hùng, giặc Mỹ thường xuyên đánh phá, ngăn chặn con đường tiếp tế dân gian bền bỉ này. Nhiều ngư dân là thanh niên các thôn bờ bắc Cửa Tùng và các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Giang, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch đêm đêm đóng khố Thạch Sanh đưa con thuyền như niêu cơm đầy ắp tin yêu ra đảo. Nhiều người trong số họ đã anh dũng hy sinh trên đường ra đảo hoặc từ đảo trở về , nhiều người họ bị địch bắt, bị mất tích vì thuyền chìm tất cả họ đã trở thành muối mặn, thành gió nắng Cửa Tùng Mạ tôi kể rằng tôi có người anh họ ngoại tên là Toán chưa học xong cấp ba đã xung phong "ra đảo" vào một đêm cuối năm. Và anh không bao giờ trở về Anh tôi không có mộ Mộ anh tôi là biển và bờ Mộ anh tôi mang hình Đảo Cỏ Cứ giáp Tết Nguyên Đán hàng năm, ngày giỗ anh, cả nhà mang mâm cỗ ra biển cúng. Cỗ cúng có xôi gà, bánh trái, có cả vàng mã, riêng áo giấy phải thật nhiều vì sợ anh ở trong biển lạnh! Sau những đêm cúng mộ biển ấy, tôi nghe thấy anh Toán của tôi đang về Tiếng anh cười vỡ oà ngọn sóng Anh hát vang bài ca thời anh Bên ven bờ Hiền Lương chiều nay ra đứng trông về Người già kể rằng, sáu ngôi mộ vô danh ở mé biển Cửa Tùng ấy chỉ là những ngôi mộ tượng trưng, chẳng có bất cứ tuổi tên nào cả. Dân Vĩnh Quang, Hoà Lý đắp những nấm mộ gió ấy hướng về Cồn Cỏ để đời đời tưởng nhớ những đứa con Vĩnh Linh "ra Đảo" không về. Nhưng đó là tất cả những tên tuổi đã làm nên con đường huyền thoại nối Cồn Cỏ với đất Mẹ một thời. Biển mới là nấm mộ vĩnh cửu của họ.Và tên tuổi hình bóng của họ là xa kia đảo nhỏ anh hùng! Người đàn bà quỳ thắp nén nhang khấn vái bên những ngôi mộ trong khuya Cửa Tùng ấy chính là vợ của một người lính Vĩnh Linh ra đảo không về. Nhưng với chị anh ấy không chết. Mấy chục năm nay chưa hề có ai mang đến cho chị cái "giấy báo tử"! Không có ai. Biển đêm vẫn rì rào bí ẩn và lấp lánh như ánh mắt anh cười lúc vác mái chèo tạm biệt vợ con. Biển không hề thiêú vắng điều gì, vẫn mặn vẫn sâu trong ký ức của chị. Ra với biển là đến với anh Ra với biển là đến với tình yêu nồng mặn thắp nhang cho anh thắp nhang cầu nguyện biển biển ơi biển mãi ắp đầy 5 Cồn Cỏ ơi, Cồn Cỏ đêm nay Đảo như những linh hồn tình yêu bốc cháy! Đảo thân thiết thế nên suốt ba mươi năm nay, đêm nào chị cũng ra ngồi một mình trước những ngôi mộ biển, đốt lên những cây nhang và nhận từ những nấm cát bạc phơ bao niềm an ủi. Rồi chị nhìn ra Đảo xa. Đêm Đảo như đang tiến vào bờ Mùi rêu đá hay mùi tóc nồng mặn biển khơi của anh đang thấm vào làn da goá phụ Biển xanh màu khói nhang Hoàng Phủ Ngọc Tường . HUYỀN THOẠI CỬA TÙNG MỘ BIỂN 1 Khuya nay trăng tỏ mờ Hoà Lý Làng có ngủ đâu. Làng cũng thức như trăng Sóng biển Cửa Tùng vỗ vào đêm âm vang như gõ vào tang. thuyền ra biển, vận tải tiếp tế súng đạn, lương thực, thuốc men, quần áo, gạo cơm và cả những bài hát ra đảo Cồn Cỏ phục vụ chiến sĩ ta đánh giặc. Thuyền vận tải là loại thuyền vỏ trấu huyền thoại. này. Nhiều ngư dân là thanh niên các thôn bờ bắc Cửa Tùng và các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Giang, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch đêm đêm đóng khố Thạch Sanh đưa con thuyền như niêu cơm đầy ắp tin yêu ra đảo. Nhiều