1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN PHO HIỆU TRƯỞNG

8 459 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

PHỊNG GD&ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THẠCH A Đề tài thuộc lónh vực chuyên môn: Tiếng Việt Họ và tên: BÙI KIM THANH TRÚC Chức vụ: Phó hiệu trưởng Sinh hoạch tổ chuyên môn: Tổ Văn phòng Bến Tre,tháng 12 năm 2010  DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - Giáo viên: GV - Học sinh: HS - Học kì: HK - Ban giám hiệu: BGH A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. Bối cảnh của đề tài: Giáo dục và đào tạo của nước ta đang bước vào một giai đoạn hết sức quan trọng, giai đọan đổi mới giáo dục. Mục đích của việc dạy học là tạo ra được sự phát triển toàn diện của học sinh, đặc biệt là cấp tiểu học đây là cấp nền tảng. Các em phải được rèn luyện cả đức và tài để mai sau trở thành một thành viên góp phần xây dựng đất nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa giàu về kinh tế-mạnh về chính trị. Ngay từ những năm học đầu cấp này, các em không những học đầy đủ những kiến thức và kĩ năng của cấp học mà còn được thầy cô rèn luyện chữ viết. Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì việc rèn chữ viết cho các em là hết sức quan trọng. II. Lý do chọn đề tài: Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường tiểu học, bên cạnh việc cung cấp kiến thức cho học sinh không thôi thì chưa đủ mà giáo viên còn phải chú ý đến việc rèn chữ viết và giữ vở cho học sinh vì nét chữ là tính nết con người. Học sinh có chữ viết rõ ràng, trình bày tập vở sạch đẹp thì các em mới học tốt tất cả các môn học. Từ đó tôi nghĩ mình phải có kế hoạch đề ra một số biện pháp giúp học sinh rèn chữ-giữ vở. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu . Trong giảng dạy có rất nhiều đề tài mà người giáo viên cần quan tâm ; trong đó rèn chữ, giữ vở cho học sinh là vấn đề mà tôi đặc biệt quan tâm vì học sinh trường mình đang dạy có rất nhiều em cần được rèn chữ. Phạm vi nghiên cứu: Rèn chữ - giữ vở cho học sinh Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 5 Trường Tiểu Học Tân Thạch A. Năm học 2010 – 2011. IV. Mục đích nghiên cứu: Để giải quyết những khó khăn trong giảng dạy cũng như trong công tác quản lí của mình. Rèn chữ, giữ vở cho học sinh làm cho học sinh có tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, kiên trì và chịu khó. Qua đó, giáo dục các em ý thức tự trọng và tôn trọng người khác. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Nhiều năm liền nhà trường cũng có chuyên đề về chữ viết đẹp, các tổ khối trong trường cũng có kế hoạch thực hiện. Nhưng đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh rèn chữ-giữ vở” được thực hiện trong khối lớp mình quản lý B. PHẦN NỘI DUNG: I. Cơ sở lí luận: Sự phát triển của con người là một quá trình liên tục, diễn ra trong suốt cuộc đời. Giáo dục đạo đức cho học sinh cũng vậy. Trong giảng dạy, công tác chủ nhiệm thì nhiệm vụ nào cũng hết sức quan trọng. Dạy rèn chữ -giữ vở cho HS cũng là một quá trình liên tục đòi hỏi giáo viên phải kiên trì và chịu khó, uốn nắn, sửa sai cho học sinh vì nét chữ là tính người. II. Thực trạng của vấn đề: 1.Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc rèn chữ viết cho học sinh, đặc biệt là viết chữ đẹp và nhà trường đã có truyền thống nhiều học sinh thi viết chữ đẹp đã đoạt giải cao. - Bản thân GV cũng rất gương mẫu viết chữ rõ nét và trình bày đẹp trên bảng lớp. - Mỗi tuần theo thời khóa biểu có 1buổi rèn chữ viết ( vào ngày thứ bảy ). - Học sinh đa số viết chữ dễ xem nhưng chưa đẹp nên việc rèn chữ viết cho học sinh cũng khá thuận lợi . - Một số phụ huynh có quan tâm đến chữ viết và tập vở của con em mình. 2.Khó khăn: - Khi viết học sinh chưa chú ý viết đúng độ cao của con chữ, khoảng cách giữa các chữ, ghi dấu thanh không đúng âm chính, chưa lia bút đúng nét nối của các phụ âm ph, th, kh, gh, ng, ngh, ch… - Một số em chưa ý thức trong việc trình bày bài làm của mình cho sạch đẹp, giữ gìn sách vở chưa tốt, bôi xóa tùy tiện. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến chữ viết của con em mình, chỉ cần học giỏi là đủ. 3.Khảo sát đầu năm: Đầu năm tôi khảo sát chữ viết và tập vở của học sinh như sau:  Xếp loại chữ viết A B C 25% 65,7% 9,3%  Xếp loại vở sạch A B C 25% 65,7% 9,3% III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: - Ngay từ đầu năm học, Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách trình bày tập vở cho sạch đẹp. - Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra cách trình bày tập vở của các em, giáo dục các em tính kiên trì, bền bỉ trong việc rèn chữ. - Giáo viên phải dành nhiều thời gian cho các em rèn chữ vì chữ viết không phải chỉ rèn luyện trong một ngày một buổi là đẹp mà đòi hỏi cả một quá trình lâu dài mất nhiều thời gian. - Phối hợp với GV chủ nhiệm chọn lọc các em viết chữ đẹp, biết giữ gìn tập vở sạch đẹp để BGH bồi dưỡng riêng. - Giáo viên cho học sinh tham khảo nhiều mẫu chữ mới vừa đẹp vừa đúng qui cách. - Giờ học ở lớp hàng tuần, giáo viên hướng dẫn lại cách viết chữ hoa một số chữ cho đẹp, lưu ý học sinh viết cho đúng độ cao từng con chữ, cách lia bút. Giáo viên kiểm tra chấm điểm luân phiên, nhận xét bài viết của từng học sinh. - Tuyên dương, giới thiệu với cả lớp cách trình bày và viết đẹp của một số học sinh trong lớp. Khuyến khích các em thường xuyên mượn vở của bạn viết đẹp và trình bày sạch sẽ để tham khảo. - Đặc biệt, giáo viên thường xuyên nhắc nhỡ tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở, giữ khoảng cách giữa vở và mắt của học sinh. Nhắc nhỡ học sinh cách trình bày, về ý thức viết chữ, viết đúng chính tả, quan tâm đến những yếu tố bên ngoài như ánh sáng, bàn ghế. Bên cạnh đó, cây bút cũng là một yếu tố góp phần vào việc viết chữ đẹp. Vì vậy, giáo viên nên khuyến khích các em không nên viết bút bi mà phải viết bằng bút mực. Đối với học sinh viết chữ có tiến bộ, giáo viên nâng dần yêu cầu cao hơn. - Một điều hết sức lưu ý là giáo viên phải luôn thường xuyên trau chuốt chữ viết của mình, chữ viết phải đều nét, rõ đẹp, vì thầy viết chữ đẹp thì mới có trò viết đẹp. - Rèn chữ không chỉ ở tiết học rèn chữ hay môn chính tả, tập làm văn mà thông qua tất cả các môn học.Vì vậy, trong mỗi bài kiểm tra, giáo viên cho điểm hình thức trong đó có điểm về chữ viết và cách trình bày. - Tự học, tự rèn ở nhà của học sinh đòi hỏi giáo viên hết sức quan tâm, giáo viên hướng dẫn cụ thể mỗi tuần, nên viết thêm ở nhà một bài thơ hay một đoạn văn. Kết hợp với phụ huynh theo dõi, kiểm tra, nhắc nhỡ. - Khen thưởng, động viên kịp thời đối với học sinh có tiến bộ. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: - Sau khi áp dụng các biện pháp trên, qua HKI khối đạt được:  Xếp loại chữ đẹp A B C 43,7% 53,2% 3,1%  Xếp loại vở sạch: A B C 43,7% 53,2% 3,1% - Qua kết quả ở học kì I, tôi thấy chưa hài lòng lắm vì các em xếp loại Vở sạch- chữ đẹp loại B còn nhiều, tôi động viên các em cần cố gắng nhiều hơn nữa. Cho các em thi đua cá nhân, tổ qua mỗi giờ học rèn chữ. A B C C. PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm: Để thực hiện tốt những biện pháp giúp học sinh rèn chữ-giữ vở, giáo viên cần phải: - Khảo sát chữ viết và cách trình bày vở của học sinh ngay từ đầu năm học. - Khen ngợi, động viên kịp thời đối với học sinh có tiến bộ. - Theo sát, khuyến khích, kiên trì sửa chữa cho học sinh viết chưa đạt yêu cầu. - Giáo viên phải kiểm tra cũng như chấm điểm, nhận xét bài viết ở lớp cũng như ở nhà với từng học sinh. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Qua nửa năm rèn luyện cho các em về rèn chữ-giữ vở thì số lượng học sinh viết chữ đẹp và tập vở học sinh sạch sẽ có tăng lên, số lượng chưa đạt yêu cầu được giảm xuống và học sinh có ý thức giữ gìn tập vở của mình tốt hơn. Nhờ kiên trì tìm và áp dụng các biện pháp ngay từ đầu năm nên chữ viết và cách trình bày tập của các em có tiến bộ hơn nhiều. Học sinh ham thích viết chữ đẹp, biết trình bày bài học một cách khoa học. Kết quả trên của khối tôi chưa đạt kết quả như mong muốn nhưng vẫn xem đây là kinh nghiệm của mình trong công tác quản lý. III. Khả năng ứng dụng, triển khai: Trên đây là một số biện pháp được bản thân rút ra được trong quá trình giảng dạy và quản lý nhằm giúp học sinh rèn chữ-giữ vở tốt hơn. Các biện pháp trên có thể ứng dụng rộng rãi trong trường tiểu học. IV. Những kiến nghị, đề xuất: Các cấp cần tổ chức nhiều hơn các cuộc thi viết chữ đẹp để đưa phong trào viết chữ đẹp càng ngày càng phát triển hơn. Tân Thạch, ngày 14 tháng 12 năm 2010 Người viết Bùi Kim Thanh Trúc MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài Trang 1 II. Lý do chọn đề tài Trang 1 III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Trang 1 IV. Mục đích nghiên cứu Trang 1 V. Điểm mới trong nghiên cứu Trang 2 B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận Trang 2 II. Thực trạng của vấn đề Trang 2 III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề Trang 3 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trang 4 C. PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm Trang 5 II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Trang 5 III. Khả năng ứng dụng triển khai Trang 5 IV. Những kiến nghị, đề xuất Trang 5 . TRÚC Chức vụ: Phó hiệu trưởng Sinh hoạch tổ chuyên môn: Tổ Văn phòng Bến Tre,tháng 12 năm 2010  DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - Giáo viên: GV - Học sinh: HS - Học kì: HK - Ban giám hiệu: BGH A. PHẦN. sai cho học sinh vì nét chữ là tính người. II. Thực trạng của vấn đề: 1.Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc rèn chữ viết cho học sinh, đặc biệt là viết chữ đẹp và nhà. viên kiểm tra chấm điểm luân phiên, nhận xét bài viết của từng học sinh. - Tuyên dương, giới thiệu với cả lớp cách trình bày và viết đẹp của một số học sinh trong lớp. Khuyến khích các em thường

Ngày đăng: 13/05/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w