Thị trường xuất khẩu tôm

34 494 0
Thị trường xuất khẩu tôm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thị trường xuất khẩu tôm 1 Thị trường xuất khẩu tôm DANH SÁCH NHÓM STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 TRẨN THỊ THANH THUỶ 14064351 2 TRẦN THỊ HỒNG ĐÀO 14048991 3 PHẠM HOÀNG HẢI ĐĂNG 14050911 4 NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ 14039761 5 CAO THỊ KIM THOA 14060381 6 TRẦN THỊ HƯỜNG 14076941 7 CHÂU THỊ BẢO TRÂM 14036881 8 VŨ ÁI TRINH 14026841 9 NGUYỄN HOÀNG VŨ 14075871 LỜI CẢM ƠN  Thị trường xuất khẩu tôm Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến BGH trường Đại học Công Nghiệp TPHCM, cán bộ quản lý thư viện đã tạo điều kiện tốt nhất để nhóm có tư liệu tham khảo cũng như cơ sở vật chất để học tập cùng với sự nhiệt tình hướng dẫn của Cô để nhóm có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận. Song song đó, nhóm đã cố gắng nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót, rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp của Cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Thị trường xuất khẩu tôm LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… MỤC LỤC Thị trường xuất khẩu tôm Lý do chọn đề tài Trong hơn 10 năm trở lại đây, ngành xuất khẩu đã có những bước phát triển nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tỉ trọng của xuất khẩu trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân tăng dần qua các năm. Ngành xuất khẩu đã trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây Nguyên. Việt Nam là một nước có tiềm năng phát triển và hợp tác rất lớn về lĩnh vực thuỷ hải sản, chúng ta được sở hữu nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là “rừng vàng, biển bạc” để phát triển kinh tế. Thuỷ sản là nguồn tài nguyên có thể tái tạo và có giá trị kinh tế rất lớn từ đó việc nuôi trồng và xuất khẩu tôm đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngảnh thuỷ sản. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi tôm ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Ngành xuất khẩu tôm là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất, có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Sự phát triện toàn diện về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác phát triển kinh tế quốc tế để phát triển. Hiện nay, nước ta xếp thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản, xếp thứ 13 về sản lượng khai thác thuỷ sản trên thế giới, và xếp thứ 6 về giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Xuất phát từ những tiểm năng thiên nhiên to lớn, ngành thuỷ sản càng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Với nhiệt độ phát triển kinh tế nhanh chóng, sản lượng khai thác và giá trị xuất khẩu tăng mạnh, ngành thuỷ sản đã chứng tỏ là một ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay. Trong đó, tôm là loài thuỷ sản được nuôi và xuất khẩu phổ biến trong thị trường Việt Nam. Nuôi tôm là ngành phát triển ở nước ta hiện nay. Trong những tháng đầu năm 2014 ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam đã đạt những thằng lợi lớn, kim ngạch xuất khẩu trong năm tháng qua đạt gần 89 triệu USD, tăng trưởng 41% so với cùng kì năm ngoái, đã chinh phục được các thị trường khó trên thế giới như: Mỹ, Nhật, EU thời gian gần đây đã chinh phục thêm thị trường nước Úc… Xuất khẩu tôm đã mang lại những lợi nhuận lớn cho ngành thuỷ sản, đặc biệt là những hộ nuôi tôm ngày càng cải thiện đời sống. Tuy vậy việc xuất khẩu tôm lại là một ngành gặp nhiều khó khăn và bất trắc vì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như con giống, thức ăn, nguồn nước, khoa học kỹ thuật, thời tiết,… Xuất phát từ các vấn đề trên, nhóm chúng em nghiên cứu đề tài “Thị trường xuất khẩu tôm ở Việt Nam”. Nhưng do hạn chế về thời gian, cũng như hiểu biết không nhiều, nhóm chúng em tuy đã cố gắng tìm hiều cập nhật các tài liệu mới nhất có thể nhằm mang tới cho người đọc hiểu thêm về “Thị trường xuất khẩu tôm ở Việt Thị trường xuất khẩu tôm Nam” trong thời gian qua, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, nhóm chúng em mong được sự đóng góp cô. CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ TÔM Tôm biển thuộc lớp giáp xác, bộ mười chân, trong đó quan trọng nhất là các loài trong họ tôm he (Penaeidae), ngoài ra còn có họ tôm moi, tôm hùm, tôm vỗ,…v.v…. là loại hải sản có giá trị xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Bên cạnh sản lượng tôm khai thác tự nhiên, sản lượng tôm nuôi của Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng, trong đó sản phẩm tôm sú nuôi hiện nay đứng ở vị trí hàng đầu trên thế giới. Tôm biển của Việt Nam ngày nay không những là món ăn quen thuộc đối với người dân Việt Nam mà còn có giá trị trên thị trường thực phẩm thế giới. Thịt tôm biển của Việt Nam có hương vị thơm ngon, thành phần dinh dưỡng cao, tuy nhiên sản lượng khai thác phần lớn là cỡ trung bình và nhỏ, cỡ lớn chủ yếu chỉ đạt tới size 26-30 hoặc lớn hơn nhưng khối lượng không đáng kể. Nghề nuôi tôm của Việt Nam đã và đang được phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế lớn đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Ngoài tôm sú được nuôi phổ biến, tôm chân trắng cũng đã bắt đầu được thử nghiệm nuôi để tạo thêm sự đa dạng phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Vùng nguyên liệu: Suốt dọc bờ biển Việt Nam nơi nào cũng bắt gặp các loài tôm thuộc các họ tôm có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao, song tuỳ theo thời gian, địa hình biển, thời tiết và các đối tượng đánh bắt khác nhau, hình thành các khu vực đánh bắt chủ yếu: − Ven bờ phía Tây Vịnh Bắc Bộ : Tập trung nhiều nhất ở Quảng Ninh và Hải Phòng. − Vùng biển Nam Thanh Hoá-Bắc Nghệ An là bãi tôm quan trọng thứ 2 của ven bờ phía Tây Vịnh Bắc Bộ, chạy từ lạch Ghép đến lạch Quèn và bãi tôm vịnh Diễn Châu. − Vùng biển Nam Hà Tĩnh: bãi tôm Cửa Hội-Cửa Sét, sản lượng không cao và mùa vụ khai thác ngắn. − Vùng biển miền Trung : Do đặc điểm địa hình thềm lục địa có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh, ít thuận lợi cho nghề kéo tôm. Các bãi tôm ở khu vực này nhỏ, hẹp nằm sát bờ Thị trường xuất khẩu tôm biển và trong các vụng, vịnh kín. Từ Bình Trị Thiên đến Ninh Thuận- Bình Thuận, ngoài các bãi tôm nhỏ ven bờ, trong khu vực này có nguồn lợi tôm hùm khá phong phú. Ngoài ra, ở biển miền Trung còn có những khu vực khai thác tôm quan trọng nữa là vùng Đông Bắc-Đông Nam Cù Lao Thu, chủ yếu ở độ sâu 180m-205m nước và khu vực ngoài khơi Quảng Ngãi - Bình Định ở độ sâu đánh lưới 80-100m. − Vùng biền Nam Bộ: Vùng bờ phía Đông có bãi tôm Nam Vũng Tàu, từ Gò Công đến Gành Hào, trọng điểm là cửa Cung Hầu đến cửa Định An. Khu vực Đông Nam mũi Cà Mau là ngư trường tôm của tỉnh Minh Hải. − Vùng biền gần bờ phía Tây (Vịnh Thái Lan): nguồn lợi kém hơn vùng phía đông, ở đây có 2 bãi tôm quan trọng nhất là bãi tôm Ông Đốc- Hòn Chuối, tạo ra một khu vực khai thác rộng lớn cho vùng phía Tây tỉnh Minh Hải. Bãi tôm Anh Đông- Nam Du, chạy suốt từ Tây Nam quần đảo Nam Du đến Đông Nam An Thới và về phía Tây Bắc hòn Sơn Rái. Mùa vụ khai thác: Mùa đánh bắt tôm biển từ tháng 2 đến tháng 11. Hình thức khai thác: Ngư cụ khai thác chủ yếu là lưới kéo tôm. Nuôi tôm: Tôm sú là đối tượng nuôi xuất khẩu chính. Vùng nuôi tốt nhất là khu vực nước lợ có độ mặn từ 2 ‰ đến 25‰ . Tôm được nuôi trong các ao đầm nước lợ ở cả vùng cao và vùng triều. Một số nơi nuôi xen kẽ vụ lúa, vụ tôm và nuôi chung với cá rô phi, cua và rong câu. Năng suất bình quân cả nước là 400kg/ha/vụ. Năng suất có nơi đạt bình quân 4000kg/ha. Tuỳ theo vùng, miền có thể nuôi 1-2 vụ/năm. Mùa vụ thu hoạch: Mùa thu hoạch tôm nuôi rải rác từ tháng 4 đến tháng 9. Chính vụ, sản lượng cao nhất vào tháng 5, 6, 7. Hình thức nuôi: Khu vực phía Bắc nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh là chủ yếu. Miền Trung nuôi bán thâm canh và thâm canh. Các tỉnh phía Nam nuôi bán thâm canh và quảng canh cải tiến. BẢNG SẢN LƯỢNG TÔM NUÔI CẢ NƯỚC. Đơn vị tính: tấn 2009 2010 2011 2012 Sơ bộ 2013 CẢ NƯỚC 419.381 449.652 478.694 473.910 560.499 Thị trường xuất khẩu tôm Biểu đồ Sản lượng tôm nuôi cả nước Nguồn: https://gso.gov.vn/SLTK/Selection.aspx?rxid=1fcd9551-176f-46c5-b0fb- 9dcc84666777&px_db=06.+N%C3%B4ng%2C+l%C3%A2m+nghi%E1%BB%87p+v %C3%A0+th%E1%BB%A7y+s%E1%BA %A3n&px_type=PX&px_language=vi&px_tableid=06.+N%C3%B4ng%2C+l%C3%A2m+nghi %E1%BB%87p+v%C3%A0+th%E1%BB%A7y+s%E1%BA%A3n%5CV06.75.px CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÔM 2.1. Cơ chế thị trường tôm: 2.1.1 Đặc điểm: Với đường bờ biển dài hơn 3.200km, Việt Nam có vùng biển rộng hơn 1triệu km2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh trong phát triển nghành công nghiệp thủy sản. Xuất khẩu thủy sản trở thảnh một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. 2.1.2 Cung sản lượng tôm ở thị trường Việt Nam: “Chất lượng tôm giống ngày càng kém” là đánh giá của tổng cục thủy sản tại hội nghị chuyên đề “giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ thâm canh bền vững” ở Sóc Trăng, hôm 20/3. Do tốc độ tăng trưởng và nhu cầu tôm giống tăng nhanh, nhiều cơ sở sản xuất chạy theo lợi nhuận, sản xuất số lượng lớn, không coi trọng chất lượng. Năm 2014, so với năm 2013, sản lượng tôm nước lợ tăng 22%, trong đó sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng đến 42.9%. Vùng ĐBSCL chiếm 90%, diện tích nuôi tôm cả nước, sản lượng 70%. Thế nhưng, năm 2014 sản xuất tôm giống mới chiếm 25.7% cả nước (20/77.8 tỷ con giống). Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản cho biết vùng này phải nhập tôm giống từ các tỉnh trung bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm lớn nhất vùng, tỷ lệ giống phải nhập đến 70%. Cà Mau là tỉnh duy nhất có nguồn tôm giống bố mẹ nhưng diện tích nuôi tôm lớn nhất vùng nên số lượng giống phải nhập củng lớn. Giống nhập lớn, nguồn đa dạng mà việc kiểm dịch còn yếu nên nhìn chung không đảm bảo chất lượng. Giống kém chất lượng cùng tình trạng không kiểm soát được môi trường, nên dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tại tỉnh Sóc Trăng, theo chi cục nuôi trồng thủy sản, diện tích tôm bị thiệt hại so với diện tích nuôi, năm 2011 chiếm 71.6% , năm 2012 chiếm 57%, năm 2013 giảm xuống 30% Thị trường xuất khẩu tôm thì năm 2014 lại tăng lên 35.1%. vụ tôm năm nay, tính đến ngày 9/3 tỉnh mới thả nuôi được 6.1% kế hoạch, chậm hơn cùng kì khoảng 50%. Dù thả nuôi còn ít nhưng diện tích bị thiệt hại củng đã chiếm 10,5%. Các cơ sở nuôi tôm đều mong nhà nước có biện pháp soát chất lượng tôm giống. Tổng cục thủy sản cho biết , đang có chủ trương xã hội hóa quản lý giống, đó là “ khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động đánh giá chất lượng và cung cấp chứng nhận phù hợp”. Hiện nay, trong sản xuất tôm giống đã có nhiều danh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng tốt, giống nhập về chất lượng cao. Theo tổng cục thủy sản có thể kể tên 1 số doanh nghiệp lớn như Việt- Úc, Number1, Winco , tương lai việc cung cấp giống của các doanh nghiệp đáp ứng tốt sẽ dần dần sàng lọc những cơ sỏ sản xuất giống nhỏ lẻ không đảm bảo chất lượng. Sự hợp tác của Việt-Úc 2.1.3 Cầu sản lượng tôm ở thị trường Việt Nam : Nhu cầu và mức độ tiêu thụ tôm trong nước đã có nhiều khởi sắc nhưng hiện nay doanh nghiệp vẫn chua chủ trọng và chỉ nhầm xuất khẩu là chính. Ở các nước phát triển, tỷ trọng sản lượng thủy sản khai thác dùng làm thực phẩm tăng từ 70% trong những năm 1980 lên 85% trong năm 2012. Tiêu thụ thủy sản theo đầu người tăng từ 10kg trong những năm 1960 lên hơn 19kg năm 2012. Mặt hàng tôm có giá trị giao dịch tôm lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng giá trị giao dịch trên thị trường thủy sản. Tại chợ Bình Điền, chợ đâù mối lớn nhất tp.HCM, hàng ngày giá tôm thường thay đổi chóng mặt. Giá cao nhất lúc 3 giờ sáng, càng về sáng mặc dù tôm vẫn được cách ô-xi trong bể nhưng tôm yếu dần và chỉ vài giờ sau giá đã giảm 10 đến 15%. Đến khi chợ gần tan, giá tôm lại thấp nữa và nhiều tôm chết với giá rẻ mạc. Xét góc độ thương mại, các công ty nuôi trồng chế biến tôm ở Việt Nam vẫn chưa mặn mà với thị trường trong nước nên họ mở rất ít điểm tiêu thụ trong nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu thì lập hiệp hội nhưng tiêu thụ trong nước thì mạnh ai nấy làm và chủ yếu sản phẩm đã qua chế biến. Tiêu thụ tôm tươi sông phần lớn từ nông trại và nhờ thương lái. 2.2. Sự tác động của đất nước trong nền kinh tế phát triển thị trường tôm: 2.2.1. Tác động của yếu tố xã hội: Thị trường xuất khẩu tôm Chú trọng nhiều hơn tới tính bền vững và nguồn cung có trách nhiệm: Ngành nuôi tôm, nhất là tại châu Á, đã bị truyền thông một số nước EU như Đức và Hà Lan bôi xấu và chỉ trích về tác động tiêu cực đến cộng đồng và môi trường. Do đó, ngày càng nhiều nhà nhập khẩu châu Âu tìm kiếm những nhà cung cấp tôm có thể chứng minh được tính bền vững và trách nhiệm của sản phẩm thông qua các chứng nhận. Thực phẩm tiện lợi: Do hạn chế về thời gian và nhiều khách hàng không biết cách chế biến tôm, nhu cầu với các sản phẩm tôm ăn liền, chế biến sẵn và giá trị gia tăng ngày càng lớn. Hiện chỉ có các hoạt động giá trị gia tăng đơn giản như lột vỏ và chia phần được gia công. Tuy nhiên, do áp lực giá, sẽ có thêm nhiều hoạt động gia tăng giá trị phức tạp như gia công tôm tẩm ướp tại các nước đang phát triển, mang lại cơ hội cho các nhà sản xuất các sản phẩm tôm GTGT chất lượng như tôm xiên que hay tôm tẩm ướt. 2.2.2. Tác động của các yếu tố công nghệ: An toàn thực phẩm và tính minh bạch: ATTP và tính minh bạch ngày càng được chú trọng khắp Châu Âu. Các yêu cầu thị trường càng trở nên chặt chẽ hơn do có những bất cập trước đây về chất lượng sản phẩm tôm cũng như rủi ro tài chính và uy tín của các nhà nhập khẩu Châu Âu. Các tiêu chuẩn chất lượng riêng và minh bạch chuỗi cung ứng ngày càng được áp dụng phổ biến như một yêu cầu tiếp cận thụ trường nhầm đảm bảo các sản phẩm tôm an toàn cho người tiêu dùng EU. Các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng: Do mỗi nước EU có yêu cầu sản phẩm khác nhau nên các nhà xuất khẩu tôm muốn cung cấp các sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng cần liên kết chặt chẽ với các nhà nhập khẩu EU. Do đó, các nhà cung cấp phải có khả năng định hướng đặc tính sản phẩm xuyên suốt toàn bộ quy trình sản xuất từ nuôi đến chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu về kích cỡ các loại phụ liệu, chế biến và đóng gói. 2.2.3. Tác động của các yếu tố kinh tế: [...]... xuất các mặt hàng giá trị cao Thị trường xuất khẩu tôm Các loài tôm biển được chế biến xuất khẩu chủ yếu : tôm sú, tôm bạc (tôm he chân trắng), tôm sắt, tôm thẻ, tôm chì Dạng sản phẩm: Đông lạnh nguyên con, sơ chế đông lạnh, chế biến sẵn (bao gồm hàng giá trị gia tăng và các sản phẩm phối chế), đồ hộp và đồ khô Nguồn: Vasep, MBKE Theo biểu đồ Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam thì trong những... trạng xuất khẩu tôm ở Việt Nam ngày càng tăng cao, nhất là trong năm 2014 giá trị xuất khẩu tôm lên đến 1.201 triệu USD ở quý 4, so với năm 2013 cao nhất cũng chỉ ở mức 991 triệu USD Như vậy, Việt Nam đang càng ngày càng phát triển việc xuất khẩu thuỷ sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng Tình hình xuất khẩu tôm ở Việt Nam từ 2009 đến 2014: Năm 2009, tôm. .. http://haiquanbinhduong.gov.vn/Default.aspx?p=dtnews&type=1&newsid=3582) Giá tôm hùm bóc vỏ, trừ đuôi chế biến của Thái Lan và Việt Nam năm 2009 và 5 tháng đầu năm 2010 (USD/pounds) Thị trường xuất khẩu tôm Nguồn: Bộ thương mại Mỹ Vào đầu năm 2009, việc xuất khẩu tôm ở Việt Nam sang Mỹ khá ổn định nhưng từ tháng 3 trở đi thị trường xuất khẩu tôm đã giảm mạnh do tác động của suy thoái... và thềm lục địa rộng rất thuận lợi cho việc nuôi tôm, hơn thế nữa lại có lực lượng lao động dồi dào, ham học hỏi và cần cù Là một Thị trường xuất khẩu tôm ngành công nghiệp mũi nhọn hàng năm, thị trường tôm đã góp vào tổng GDP của đất nước một khoảng không nhỏ nhờ xuất khẩu Nhưng ngành xuất khẩu tôm cũng gặp không ít những khó khăn nhưng điều đó... nuôi trồng cũng như đóng góp tích cực cho việc xuất khẩu và tạo lập tên tuổi cho thị trường xuất khẩu tôm ở Việt Nam Thị trường xuất khẩu tôm Tài liệu tham khảo: 1 Michael Porter, Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, 1990 2 Henry Hazlitt, Hiểu kinh tế qua một bài học, 1894-1993 3 Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) (http://www.vasep.com.vn... http://agromonitor.vn/xu-huong-thi-truong-tom-eu_20176.html) CHƯƠNG 3: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TÔM 3.1 Tình hình xuất khẩu tôm ở Việt Nam từ năm 2009 đến 2014: 3.1.1 Tình hình xuất khẩu chung: Xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng trưởng liên tục hàng năm Tính trung bình trong đầu những năm 2000, sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu hằng năm đạt khoảng 150.000 tấn, trị giá gần 1tỷ USD Tôm của Việt Nam đã có mặt trên 70 thị trường... USD/kg Giá tôm chân trắng của Indonesia trên thị trường này Thị trường xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm nay cũng tăng đáng kể Tôm HLSO cỡ 16/20 tăng 1,8 USD/kg, từ 11,32 USD/kg lên 13,1 USD/kg Trên thị trường EU, giá tôm chân trắng HOSO tăng 7% trong 6 tháng đầu năm 2013, từ 9,41 USD/kg tôm cỡ 31/40 lên 10,05 USD/kg Giá tôm sú HLSO tăng 16% từ 8,60 USD/kg tôm cỡ 16/20 lên 10 USD/kg - Giá tôm nguyên... người nuôi tôm khốn đốn không chỉ vì dịch bệnh, thời tiết thất thường làm tôm chết hàng loạt mà còn vì đầu ra ngày càng khó khăn Có năm doanh nghiệp chế biến phải tồn kho khoảng 40.000 tấn tôm sú đông lạnh, không thể bán được vì thị trường thế giới có xu hướng Thị trường xuất khẩu tôm chuyển sang sử dụng tôm thẻ chân trắng Có lúc tôm thẻ chân trắng chiếm 80% thị phần tôm đông lạnh, đẩy con tôm sú vào... Riêng tôm thẻ chân trắng, giá dao động từ 58.000-74.000 đồng/kg Thị trường xuất khẩu tôm Theo hạch toán của nông dân tỉnh Tiền Giang, chi phí đầu vào cho nuôi tôm trung bình khoảng 80.000 - 85.000 đồng/kg đối với tôm sú và 40.000-45.000 đồng/kg đối với tôm thẻ nên với mức giá như hiện nay, người nuôi tôm lãi khoảng 120.000-140.000 đồng/kg đối với tôm sú và 20.000- 30.000 đồng/kg đối với tôm thẻ... diện tích nuôi tôm sú là 18.843ha và nuôi tôm chân trắng là 129ha Sản lượng thu hoạch, tính riêng khu vực ĐBSCL là 160.566 tấn, chiếm 76,3% tổng sản lượng thu của cả nước, chủ yếu là tôm sú Các tỉnh có sản lượng tôm sú cao là Cà Mau (68.500 tấn), Bạc Liêu (36.211 tấn), Kiên Giang (13.623 tấn)… Năng suất nuôi tôm sú thâm canh trung bình 3-4 tấn/ha/vụ 4 tháng Thị trường xuất khẩu tôm − − − − − − . (USD/pounds). Thị trường xuất khẩu tôm Nguồn: Bộ thương mại Mỹ. Vào đầu năm 2009, việc xuất khẩu tôm ở Việt Nam sang Mỹ khá ổn định nhưng từ tháng 3 trở đi thị trường xuất khẩu tôm. các mặt hàng giá trị cao. Thị trường xuất khẩu tôm Các loài tôm biển được chế biến xuất khẩu chủ yếu : tôm sú, tôm bạc (tôm he chân trắng), tôm sắt, tôm thẻ, tôm chì. Dạng sản phẩm: Đông. Thị trường xuất khẩu tôm 1 Thị trường xuất khẩu tôm DANH SÁCH NHÓM STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 TRẨN THỊ THANH THUỶ 14064351 2 TRẦN THỊ HỒNG ĐÀO 14048991 3

Ngày đăng: 12/05/2015, 19:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH SÁCH NHÓM

  • LỜI CẢM ƠN

  • LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

  • CHƯƠNG 1:

  • SƠ LƯỢC VỀ TÔM

  • CHƯƠNG 2:

  • TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÔM

    • Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) thông báo kim ngạch xuất khẩu tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2010.

    • Riêng tháng 9, MPC xuất khẩu được 2.360 tấn tôm tương đương trị giá 26,47 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2009, sản lượng tôm tháng 9 tăng 19,46% và kim ngạch tăng 42,56%.

    • Lũy kế 9 tháng đầu năm 2010, MPC xuất khẩu được 19.991 tấn tôm và đạt giá trị kim ngạch 157,57 triệu USD. Khối lượng xuất khẩu tôm 9 tháng đầu năm 2010 tăng 36,53% và giá trị xuất khẩu tăng 43,89% so với cùng kỳ năm 2009.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan