tiểu luận: đề tài Họat động của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế

14 372 0
tiểu luận: đề tài Họat động của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯNG ĐI HC KINH TẾ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Đề tài tiểu luận QŨY TIỀN TỆ QUỐC TẾ MễN : QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD : TH.S NGUYỄN KIM PHƯỚC SVTH : TRẦN DUY THANH MSSV : 1088210519 NĂM HC : 2009-2010 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 I.Sơ lược về Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế 2 1. Bối cảnh lịch sử 2 2. Mục đích của Quỹ tiền tệ Quốc Tế 3 3. Tổ Chức Hành Chánh 4 II. Những nguồn tài chánh của IMF 6 1. Phần đóng góp (quotas - quotes-parts) 6 2. Quyền SDR / DTS (special drawing right - droits de tirage spộciaux) 7 3. Mượn tiền 8 4. Bán vàng 8 III. Họat động của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế 8 1. Kiểm soát chính sách tiền tệ của các nước hội viên 9 2. Giúp đỡ tài chánh 11 3. Giúp đỡ về mặt kỹ thuật 13 IV. Kết luận 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 LI MỞ ĐẦU Trong những tin tức hằng ngày, thỉnh thoảng các phương tiện thông tin có nói đến Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế qua những cuộc hội nghị thường niên của cơ quan này hay khi cơ quan này quyết định giỳp cỏc nước gặp khó khăn trầm trọng về mặt tài chánh hay kinh tế, như cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước Đông Á Châu năm 1997 hay của Nga năm 1998. Danh từ viết tắt IMF của Anh ngữ hay FMI của Pháp ngữ thường được xử dụng. IMF là cơ quan quốc tế làm việc với các nước hội viên ở cấp bậc chính phủ lãnh đạo cho nên người dân ít biết về nó. Nhiều người cho rằng đó là một loại ngân hàng quốc tế rất lớn có thể cho các nước vay mượn như bất cứ một ngân hàng nào, hoặc IMF như một cơ quan kiểm soát quốc tế có khả năng can thiệp vào nội bộ của các nước hội viên, hoặc vai trò không còn thích hợp của IMF trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay. Những chỉ trích hoặc phán đoán này không phản ảnh trung thực vai trò và hoạt động của cơ quan quốc tế này. Bài viết không nhằm gỡ khỏc hơn là giới thiệu những nét tổng quát về mục đích, cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan IMF. Những từ ngữ chuyên môn bằng Anh và Pháp ngữ dùng trong bài này là những từ ngữ quốc tế phổ quát chúng ta cần nên biết. Bài viết không thể tránh khỏi những sơ suất và thiếu sót, rất mong nhận đựơc sự góp ý của Giảng Viên. Người viết chân thành cảm ơn sự góp ý của Giảng Viên để có thể hũan thiờn hơn trong những bài viết sau. Người viết Trần Duy Thanh I.Sơ lược về Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế 1. Bối cảnh lịch sử Những mậu dịch thương mại và tài chánh thế giới phát triển mạnh mẽ là nhờ có một hệ thống tiền tệ quốc tế bảo đảm sự cân đối giữa giá trị của các đồng tiền quốc gia. Tính cách có thể trao đổi (convertibility - convertibilitộ) của mỗi đồng tiền so với các đồng tiền khác là yếu tố nền tảng của hệ thống tiền tệ quốc tế. Một đồng tiền quốc gia mà không có yếu tố này sẽ chỉ có giá trị nội địa. Lịch sử kinh tế thế giới cho thấy một quốc gia khó có thể phát triển nếu chỉ muốn đi theo chiều hướng tự túc tự cường, đóng chặt cửa quan. Nhưng nếu muốn tham gia vào những trao đổi kinh tế thế giới và để cho người dân có quyền tự do di chuyển ra nước ngoài với một đồng tiền không có giá trị ngoại địa là đường lối chỉ đưa đến những bế tắc kinh tế và là nguồn gốc gây ra những thị trường chợ đen, đắt đỏ và phức tạp cho những doanh nghiệp hoặc người dân cần ngoại tệ trong tương quan với các nước khác. Cho tới năm 1914, những thanh toán trong trao đổi thương mại và tài chánh giữa các cường quốc kinh tế dựa trên Hệ Thống Tiền Tệ Vàng (Gold standard - Etalon or) mà tiêu biểu nhất là hệ thống tiền tệ của Anh quốc. Sau Thế Chiến Thứ Nhất (1918), cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm lung chuyển Hệ Thống Tiền Tệ Vàng. Sản xuất kỹ nghệ và nông nghiệp giảm sút khắp nơi trên thế giới. Nhiều ngân hàng bị phá sản làm những người gửi tiền tiết kiệm cũng mất hết. Tiền giấy không còn được tin tưởng thúc đẩy người dân đổi tiền giấy ra vàng bạc. Các nước kỹ nghệ mạnh như Mỹ, Anh, Phỏp. đó tỡm nhiều cách lập ra một hệ thống tiền tệ mới ít nhiều dựa trên yếu tố chính là vàng. Tháng bẩy năm 1944, sau nhiều thương lượng giữa các nước đồng minh, 29 nước họp tại Bretton Wood, tiểu bang New Hampshire bên Mỹ, đã đồng ý thiết lập một hệ thống tiền tệ mới và thành lập Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhằm mục đích kiểm soát và tạo điều kiện để hệ thống tiền tệ này có thể hoạt động. Hệ thống này gọi là Hệ Thống Tiền Tệ Vàng Dollar (Gold exchange standard - Etalon or de change) mà trong đó dollar Mỹ giữ vai trò trung tâm. Tiền dollar Mỹ được định giỏ bằng một số lượng vàng (một ounce vàng = 35 USD) và mỗi đồng tiền quốc gia được định giá nhất định so với tiền dollar Mỹ; giá trị nhất định giữa các tiền khác với nhau được suy ra từ giá trị so với tiền dollar Mỹ. Thí dụ 1 USD = 5 FRF và 1 USD = 2.5 DEM, từ đó suy ra 1 DEM = 2 FRF. Trong hệ thống này chỉ có dollar Mỹ có tính cách có thể trao đổi trực tiếp với vàng, những tiền khác muốn đổi ra vàng phải đổi ra dollar Mỹ trước. Nguồn: http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Kinhte/IMF.htm 2. Mục đích của Quỹ tiền tệ Quốc Tế Làm sao có thể quản trị một hệ thống phức tạp như vậy ? IMF ra đời để đáp ứng nhu cầu này. Theo quy chế được phê chuẩn, IMF được thành lập để khuyến khích sự cộng tác tiền tệ thế giới giữa các nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bành trướng và tăng triển thương mại thế giới, đề cao sự vững chắc của hệ thống tiền tệ và sự thanh toán dễ dàng giữa các đồng tiền của các nước hội viên. IMF giúp đỡ về mặt tài chánh các nước hội viờn gặp khó khăn về cán cân chi tiêu với ngoại địa (balance of payment - balance des paiements) để tìm lại được mức thăng bằng trong những chi thu với các nước khác. Mục đích chính của IMF là bảo đảm làm sao cho Hệ Thống Tiền Tệ Vàng Dollar có thể hoạt động không trở ngại. Để hệ thống có thể được tin tưởng, giá trị mỗi đồng tiền không được thay đổi quá 1% lên xuống so với dollar Mỹ. 3. Tổ Chức Hành Chánh IMF là một tổ chức tổ hợp tài chánh qui tụ 183 nước hội viên hiện nay, nước Nam Tư mới xin gia nhập sau khi đất nước đã tìm lại được một chế độ dân chủ hơn. Đứng đầu trong tổ chức hành chánh là Ban Lãnh Đạo những Thống Đốc (Board of Governors - Conseil des Gouverneurs). Mỗi nước hội viên cử một người nước mình làm thống đốc đại diện cho nước. Họ thường là những bộ trưởng tài chánh hay giám đốc của ngân hàng trung ương và quyền quyết định của họ phản ảnh đường lối của chính phủ nước họ. Mỗi năm các thống đốc dự cuộc họp thường niên tại trụ sở chính nằm ở thủ đô Washington hoặc ở một nước hội viên để quyết định đường hướng và hoạt động của cơ quan IMF. Việc điều hành thường trực của cơ quan được đảm nhận bởi Ban điều hành (Executive board - Conseil administration) gồm có 24 giám đốc (executive directors - Administrateurs). Hiện nay 8 nước có mỗi nước một giám đốc trong Ban điều hành : Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc và Saudi Arabia. Những nước hội viên khác được chia ra làm 16 nhóm, mỗi nhóm cử một giám đốc. Ban điều hành cử một giám đốc chính (managing director - directeur gộnộral) để điều hành toàn bộ cơ quan IMF và áp dụng những chính sách đã được Ban Lãnh Đạo những Thống Đốc quyết định. Vị giám đốc chính cũng là người đứng đầu trong ban điều hành (Chairman of the Executive Board - Prộsident du Conseil Administration). Nhân viên làm việc cho cơ quan IMF hiện nay có khoảng 2600 người, đến từ các nước hội viên. Phần lớn họ là những chuyên viên về kinh tế, thống kê, tài chánh quốc gia, thuế vụ, hệ thống tài chánh và ngân hàng trung ương. Đa số làm việc tại trụ sở chính ở thủ đô Washington, số còn lại làm việc tại các văn phòng của cơ quan tại Paris, Geneva, Tokyo, New York. hoặc được cử đi làm việc trực tiếp ở một số quốc gia. Nhân viên của IMF là công chức của cơ quan này và làm việc theo lợi ích của cơ quan này chứ không theo lợi ích riêng tư của chính nước họ. Nguồn trích dẫn từ: http://www.vangsaigon.com/forum/showthread.php?p=11285 http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Kinhte/IMF.htm Dưới đây là sơ đồ tổ chức của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế Nguồn: http://www.imf.org/external/np/obp/orgcht.htm II. Những nguồn tài chánh của IMF Tổ chức của IMF có tính cách tổ hợp tương trợ tài chánh, nghĩa là mỗi hội viên đóng góp một số tiền được hội quy định. Nguồn tài chánh này được dùng để giỳp cỏc nước hội viên trong trường hợp cần thiết. Nhưng Quỹ cũng có những phương cách phụ thuộc khác để có thể đáp ứng những nhu cầu của các nước hội viên. 1. Phần đóng góp (quotas - quotes-parts) Phần đóng góp của mỗi nước là nguồn tài chánh chính của Quỹ ngay từ khi được thành lập. IMF không vay mượn trên thị trường tài chánh quốc tế. Điều này giải thích tại sao IMF không phải là một ngân hàng quốc tế dù hoạt động chính của nó liên quan đến lãnh vực tài chánh. Phần đóng góp không những đóng vai trò của nguồn tài chánh, nó còn là tiêu chuẩn để xác định số tiền mà một nước hội viên có thể vay mượn, để phân chia SDR và số phiếu bầu của mỗi nước. Phần đóng góp được xác định theo nhiều tiêu chuẩn như tổng sản lượng quốc gia, dự trữ vàng và dollar Mỹ, số lượng xuất khẩu và nhập khẩu. Nước nào càng giầu thì đóng góp càng cao. Số đóng góp lúc đầu (1946) trị giá 7.6 triệu dollar Mỹ. Số đóng góp tính tới năm 1998 là 193 tỷ dollar Mỹ. Năm 1999, đề nghị của IMF tăng 45% những phần đóng góp đã được các nước hội viên phê chuẩn, nguồn tài chánh của cơ quan do đó trị giá quãng 300 tỷ dollar Mỹ. Nguồn tài chánh của cơ quan tăng nhiều vì hai lý do. Một mặt các nước gia nhập tổ chức ngày càng nhiều, từ 35 nước lúc đầu đến nay lên tới 183 nước hội viên, Việt Nam là hội viên từ năm 1956. Mặt khác những phần đóng góp có thể tăng lên hay giảm xuống (chưa bao giờ có) mỗi thời gian 5 năm theo quyết định của những thống đốc với ít nhất 85% số phiếu thuận. Những phần đóng góp quan trọng nhất hiện nay là Mỹ (18.25%), Nhật (5.67%), Đức (5.67%), Pháp (5.10%) và Anh (5.10%). Phần đóng góp của Mỹ trị giá quãng 35 tỷ dollar Mỹ. Phần đóng góp càng nhiều thì ảnh hưởng trong cơ quan IMF càng mạnh về đường hướng và những quyết định quan trọng. Rất nhiều nước nhỏ có phần đóng góp rất ít, quãng 50 nước có phần đóng góp dưới 65 triệu dollar Mỹ. 52 nước Phi Châu có phần đóng góp tương đương với phần đóng góp của Đức hay Nhật. Phần đóng góp của Mỹ cao hơn hai lần những phần đóng góp của các nước Châu Mỹ La Tinh. Cách thức xác định tiền đóng góp của mỗi hội viên rất đặc biệt. Theo quy chế của Quỹ, mỗi nước thanh toán phần đóng góp 25% bằng vàng và 75% bằng tiền nước mình. Số vàng được dự trữ trong bốn ngân hàng trung ương lớn nhất, 75% tiền mỗi nước được giữ dưới hình thức một trương mục của Quỹ tại ngân hàng trung ương mỗi nước. Trong thực tế các nước thanh toán bằng vàng ít hơn là 25% như quy định. Từ năm 1971, khi Hệ Thống Tiền Tệ Vàng Dollar hết hoạt động, 25% được thanh toán bằng SDR hay những đồng tiền lớn thường được xử dụng trên thị trường quốc tế. 2. Quyền SDR / DTS (special drawing right - droits de tirage spộciaux) Nguồn dự trữ trong các ngân hàng trung ương để bảo đảm cho ngoại thương là vàng và các tiền lớn như dollar Mỹ, yen Nhật, pound Anh và mới đây là tiền euro thay thế cho những tiền lớn của Cộng Đồng Tiền Tệ Âu Châu như mark Đức, franc Pháp. Từ năm 1969, IMF quyết định phân chia cho các nước hội viên một loại quyền lợi đặc biệt gọi là SDR viết tắt của Anh ngữ hay DTS viết tắt của Pháp ngữ. Quyền này được coi như một loại tiền dự trữ ghi trên sổ kế toán của ngân hàng trung ương mỗi nước. Lúc đầu ban lãnh đạo IMF đặt rất nhiều hy vọng vào SDR và dự trù nó sẽ trở thành đồng tiền quốc tế thay tiền dollar Mỹ. Thực tế không như Quỹ mong đợi, bởi vì các nước lớn nghĩ nhiều đến quyền lợi riêng của họ hơn là quyền lợi chung và cũng vì dự tính trên lý thuyết thì hay nhưng khó thực hiện trong thực tế. Lúc ban đầu, SDR được phõn chia cho mỗi nước hội viên theo phần đóng góp đó trỡnh bầy ở trên, do đó các nước nhỏ ít đóng góp không được nhiều SDR. Trong những lần phân chia sau này, Quỹ có khuynh hướng tăng phần dành cho những nước này. Giá trị của SDR ban đầu được định giá tương đương với 1/35 oune vàng, do đó 1 SDR = 1 USD. Sau năm 1971, tiền dollar Mỹ không còn được đổi ra vàng, giá trị của SDR được xác định dựa trên giá trị 16 đồng tiền của 16 nước có hoạt động xuất khẩu cao nhất và thay đổi theo giá thị trường của những đồng tiền này. Từ năm 1980, để đơn giản hoỏ cỏch tớnh, giá trị được xác định dựa trên 5 đồng tiền lớn và mức quan trọng của mỗi đồng tiền : dollar Mỹ (39%), mark Đức (21%), yen Nhật (18%), pound Anh (11%) và franc Pháp (11%). Từ khi đồng euro ra đời (01/01/1999), mức quan trọng được xác định như sau : dollar Mỹ (45%), euro (29%), yen Nhật (15%), pound Anh (11%). Thí dụ ngày 8/8/2000, 1 SDR = 1.30904 USD. Kể từ ngày 01/01/2001, Quỹ quyết định là giá trị một SDR bằng tổng số những tiền như sau : 0.577 USD + 0.426 EUR + 21 JPY + 0.0984 GBP. Tỷ số phõn lói của SDR cũng được xác định một cách tương tự. Số SDR phân chia cho các nước hội viên hiện nay trị giá quãng 29 tỷ dollar Mỹ. (Nguồn trích dẫn http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Kinhte/IMF.htm) 3. Mượn tiền IMF có thể mượn tiền của những nước hội viên giầu như các nước kỹ nghệ lớn hay có nhiều dầu hoả trong trường hợp cần thiếỏt. Năm 1962, 11 nước kỹ nghệ hội viên ký giao kèo GAB (general arrangements to borrow - accords gộnộraux demprunt) cho Quỹ vay 23 tỷ dollar Mỹ. Năm 1997, 25 nước kỹ nghệ hội viên thoả thuận qua giao kèo NAB (new arrangements to borrow - nouveaux accords demprunt) cho quỹ mượn 47 tỷ dollar Mỹ. Saudi Arabia là nước dầu hoả cho Quỹ mượn nhiều nhất. Từ năm 1981, nước này đã cho mượn trên 10 tỷ dollar Mỹ, hiện nay saỹn sàng cho mượn 2 tỷ dollar Mỹ. Điều này giải thích tại sao Saudi Arabia có một giám đốc trong ban diều hành IMF. 4. Bán vàng Tính tới ngày 30/04/2000, số lượng vàng dự trữ của IMF có vào khoảng 103 triệu ounces (3.217 tấn) và được định theo giá thị trường vào khoảng 30 tỷ dollar Mỹ. Số vàng này có do các hội viên đóng góp như đã đề cập ở trên, hoặc do các nước hội viên trả tiền lời, hoặc do Quỹ mua của các nước hội viờn. Vai trò của vàng trong Hệ Thống Tiền Tệ Vàng Dollar là yếu tố nền tảng gây tin tưởng vào giá trị tiền của các nước hội viên. Trái lại, vàng không còn đóng một vai trò nào trong hệ thống tiền tệ hiện nay. Nhưng Quỹ vẫn giữ và coi vàng một mặt như bảo chứng cho giá trị của chính cơ quan mình và mặt khác để đề phòng những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, trong thời gian 1976 - 1980, Quỹ đã thoả thuận với các nước hội viên để giảm bớt số vàng dự trữ. Quỹ đó bỏn quóng 50 triệu ounces vàng. Một nửa trả lại cho các nước hội viên theo giá 1 ounce = 35 SDR, nửa còn lại được bán theo giá thị trường và là nguồn tài chánh dành để giỳp cỏc nước hội viên nghèo. (Nguồn trích dẫn http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Kinhte/IMF.htm) III. Họat động của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế Mục đích được xác định từ đầu của IMF là bảo đảm cho một hệ thống tiền tệ quốc tế có thể hoạt động hữu hiệu vẫn không thay đổi mặc dù hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay không còn như khi Quỹ được thành lập. Tương trợ tài chánh khi các nước hội viên cần được giúp đỡ vẫn là hoạt động chính của Quỹ. Nhưng cách thức kiểm soát, đề phòng và nhìn trước những khó khăn của các nước hội viên là yếu tố quan trọng trong bối cảnh một nền kinh tế thế giới ngày càng liên quan mật thiết với nhau (globalization - mondialisation). 1. Kiểm soát chính sách tiền tệ của các nước hội viên Để bảo đảm một hệ thống tiền tệ quốc tế quân bình và tạo điều kiện cho những trao đổi thương mại thế giới phát triển, hiện nay Quỹ có một hoạt động nghiên cứu quan trọng về tình trạng kinh tế tổng quát, chính sách tiền tệ của mỗi nước hội viên để có thể nhìn trước những khó khăn một nước để có thể phải đối đầu và do đó cần sự giúp đỡ của Quỹ. Trong những tài liệu làm việc của Quỹ, một phần quan trọng liên quan đến những dữ kiện kinh tế và tài chánh của mỗi nước hội viên, bởi vì giá trị của đồng tiền quốc gia tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế này. Theo quy chế (Article IV), IMF tham khảo mỗi nước mỗi năm một lần hoặc nhiều lần nếu Quỹ nhận định là nước có nhiều nguy hiểm sẽ rơi vào tình trạng khó khăn kinh tế. Hằng năm, một nhóm chuyên viên của Quỹ được cử tới thủ đô mỗi nước quãng hai tuần để thu thập tại chỗ những dữ kiện kinh tế có ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền như những thống kê về xuất nhập khẩu, lương bổng, giá cả, việc làm, chỉ số phõn lói, số lượng tiền quốc gia đang lưu hành, đầu tư, thuế vụ, ngân sách quốc gia. và đối thoại với những vị đại diện chính phủ về sự hữu hiệu của những chính sách kinh tế đang được áp dụng, những dự trù thay đổi để có một chính sách trao đổi ngoại tệ một cách tự do không bị kiểm soát hay giới hạn. Nhóm chuyên viên trở về trụ sở Washington và lập một bản tường trình chi tiết để ban điều hành có thể góp ý kiến cho nước hội viên phải sửa đổi hay canh tân trong những lãnh vực có nhiều thiếu sót. Những tài liệu này là yếu tố cơ bản để IMF quyết định giúp đỡ hay không khi cần thiết. Thí dụ cụ thể trường hợp Việt Nam. Cuộc tham khảo mới nhất của Quỹ với những đại diện của chính phủ Việt Nam theo phương cỏch trình bầy trờn đó được công khai xuất bản trên website của Quỹ ngày 4/8/2000, với sự thoả thuận của chính phủ Việt Nam (tựa đề là IMF concludes Article IV consultation with Vietnam). Nội dung của tài liệu này mô tả những biến cố kinh tế và tài chánh tổng quát gần đây của Việt Nam và những nhận định gợi ý của ban lãnh đạo IMF đối với chính quyền Việt Nam : • Nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam : • Sức phát triển kinh tế của Việt Nam bị giảm sút rất nhiều từ cuối năm 1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á châu và những yếu điểm của nền kinh tế nội bộ. Tổng sản lượng quốc gia tăng trên 10% từ những năm đầu thập niên 1990 xuống tới 3.5% năm 1998. Nhiều lý do giải thích sự giảm sút này : đầu tư ngoại quốc (foreign direct investment) giảm sút, những khó khăn của các doanh nghiệp quốc doanh và hệ thống ngân hàng. Trong thập niên 90, đầu tư ngoại quốc là động cơ chính của sự phát triển kinh tế. Từ cuối năm 1997, số đầu tư này giảm thiểu vì không có môi trường thích hợp cho hoạt động kinh tế : luật lệ không rõ ràng, hạ tầng kinh tế vẫn còn thô sơ, cản trở hành chánh. Yếu điểm chính của nền kinh tế Việt Nam là vấn đề không hữu hiệu kinh tế của hệ thống doanh nghiệp quốc doanh và hệ thống ngân hàng quốc doanh. Các doanh nghiệp quốc doanh không có năng suất cao hoặc thua lỗ nhiều. Hệ thống ngân hàng quốc doanh do đó gặp khó khăn vì số tiền cho các doanh nghiệp này vay không được trả lại hết. Các doanh nghiệp tư doanh cũn quỏ ớt và còn quá nhiều luật lệ kiểm soát và do đó giới hạn sự phát triển trong lónh vực này. Mặt khác, kinh tế Việt Nam dựa trên hàng nhập khẩu rất nhiều. • Kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng lên lại từ giữa năm 1999. Tổng sản lượng quốc gia tăng 4.25% trong năm 1999 nhờ xuất khẩu dầu và gạo, nhưng đầu tư ngoại quốc và tiêu thụ nội địa vẫn không gia tăng. Lạm phát ở mức thấp quãng 2.5%. Dự trữ ngoại tệ lên tới 2.7 tỷ dollar Mỹ. Tỷ lệ phõn lói giảm xuống tới 12%, nhưng vì tỷ lệ phõn lói dollar Mỹ cao nên có nhiều chuyển động tiền tệ qua những trương mục ngoại tệ. • Những tiến bộ về cải cách hạ tầng (structural reforms - rộformes structurelles) trong năm 1999 và đầu năm 2000 đã được thực hiện mặc dù khoảng cách giữa dự định và thực hiện vẫn còn lớn. Bộ luật thương mại mới nhằm tạo nên một môi trường thích hợp hơn cho sự phát triển của các tư doanh nội địa. Một số sửa đổi của luật đầu tư quốc tế đã được thực hiện để khuyến khích đầu tư ngoại quốc, nhất là giảm nhẹ điều kiện bắt các doanh nghiệp ngoại quốc phải dùng ngoại tệ trực tiếp trong những chi tiêu. Về tình trạng các doanh nghiệp quốc doanh, một dự định cải cách mới đã được công bố trong tháng 5 năm 2000. Trái lại, nghành ngân hàng quốc doanh còn rất ít cải cách. o Nhận định gợi ý của Quỹ đối với chính phủ Việt Nam : • Quỹ chúc mừng những dấu hiệu cho thấy sức khoẻ kinh tế đã được hồi phục nhờ xuất khẩu và những chính sách hạ tầng kinh tế mới. Từ giữa năm 1999, nạn lạm phát không gia tăng và nguồn ngoại tệ chính thức gia tăng. Tuy nhiên Quỹ lo ngại là việc đầu tư vẫn không gia tăng và nhấn mạnh sự kiện là sức mạnh kinh tế hồi phục chỉ có thể tồn tại nếu Việt Nam có những chính sách hạ tầng mới để lôi cuốn đầu tư ngoại quốc. • Về hệ thống ngân hàng quốc doanh, Quỹ gợi ý là tiền cho các doanh nghiệp quốc doanh vay cần phải được theo dõi kỹ kàng hơn để tránh tình trạng tiền cho mượn không được trả do nhiều khó khăn của các doanh nghiệp này. Hệ thống xác định tỷ lệ phõn lói cần phải được sửa đổi và để cho thị trường đóng vai trò quan trọng. Cách quản trị cần phải rõ ràng và hữu hiệu hơn : chấp nhận việc kiểm soát độc lập (external audit - audit externe), dùng những kỹ thuật bảo hiểm tiền cho mượn, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế để xác định giá trị thực sự của tiền cho vay. • Về doanh nghiệp quốc doanh, những dự định cải cách lâu dài các doanh nghiệp này cần phải được cụ thể hoá bằng những phương thức giải quyết vấn đề nhân công bị sa thải, số nợ nần của hãng, vấn đề đóng cửa những doanh nghiệp không có năng xuất kinh tế. • Quỹ chúc mừng sự kiện kinh tế Việt Nam mở rộng hơn với cạnh tranh quốc tế, đặc biệt việc giảm bớt những hạn chế về số lượng của nhiều loại hàng hoá và việc ký giao kèo thương mại với Mỹ. [...]... thống tiền tệ quốc tế vững chắc hơn Trong viễn tượng này, đường hướng hoạt động của IMF có thể sẽ thay đổi với vai trò giúp đỡ các nước hội viờn nghốo trở thành quan trọng hơn Tuy nhiên, nếu vai trò rất tích cực của IMF trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay là điều đáng ca ngợi, thỡ đú chỉ là một trong những yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển kinh tế của một nước hội viên Một nền kinh tế quốc. .. vực này có thể đóng góp tài chánh và để Quỹ tổ chức cách giúp đỡ Nguồn http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Kinhte/IMF.htm IV Kết luận Nhìn theo lịch sử phát triển của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế từ hơn 50 năm qua, người ta có thể thấy là hoạt động của Quỹ ngày hôm nay không còn như lúc ban đầu khi mới được thành lập Từ vai trò một cơ quan quốc tế kiểm soát một hệ thống tiền tệ quốc tế cố định, Quỹ đã phải... thiết lập chính sách tiền tệ, ngân sách quốc gia, kiểm soát hệ thống ngân hàng, kế toán quốc gia, thống kê Trong thập niên 90, nhiều nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường đã được Quỹ giúp đỡ trong lãnh vực này Kinh nghiệm của Quỹ trong lãnh vực tài chánh từ hơn 50 năm nay, với những chuyên viên kinh tế, tài chánh, luật pháp, thống kê gây nhiều tin tưởng quốc tế Những nước giầu... đường lối điều hành đất nước TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 www.imf.org Đây là trang internet chính thức của IMF và là kho tài liệu liên quan không những đến tổ chức, hoạt động, nghiên cứu, dữ kiện kinh tế và tài chánh thu thập từ các nước hội viên ; mà còn liên quan đến những nghiên cứu và phân tích về tình hình kinh tế thế giới, đặt biệt trong lãnh vực tiền tệ, tài chánh quốc tế Hầu hết những dữ kiện dùng... http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/Kinhte/IMF.htm 2 Giúp đỡ tài chánh IMF chỉ cho vay tiền những nước nào gặp khó khăn về vấn đề thanh toán trong cán cân chi tiêu ngoại địa, nghĩa là số tiền ngoại tệ có từ xuất khẩu không đủ để thanh toán những hàng hoá nhập khẩu Nguồn ngoại tệ của một nước có là do từ những xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, từ những chi tiệu tại chỗ của những du khách ngoại quốc, từ những đầu tư của cỏc hóng xưởng ngoại quốc, từ những... tiền tệ quốc tế cố định, Quỹ đã phải xác định lại đường hướng hoạt động trong hệ thống tiền tệ tự do Nếu trong thập niên 70, khi hệ thống tiền tệ tự do bắt đầu hoạt động, nhiều chỉ trích và đòi hỏi phải trở lại một hệ thống tiền tệ dựa trên vàng còn nhiều tiếng vang, thì ngày nay vai trò của thị trường như yếu tố làm cho hệ thống tiền tệ trở thành hữu hiệu dường như được mọi người chấp nhận Tuy nhiên... hiệu của những biện pháp phải thực hiện Đó là nguyên tắc thận trọng để tránh việc một nước mượn được tiền và xử dụng một cách hoang phí hay ít hữu hiệu IMF quan tâm đặc biệt đến chính sách tiền tệ, đặc biệt là hoạt động của hệ thống ngân hàng Bởi vì số lượng tiền tệ lưu hành nhiều hay ít là do những chính sách của ngân hàng trung ương qua việc kiểm soát hệ thống ngân hàng trong nước Số lượng cho vay của. .. phản ứng cực đoan vô lý Điều quan tâm của Quỹ là nhìn ra những yếu tố kinh tế và tài chánh có thể gây ra những trở ngại cho một nước và nhất là gây ảnh hưởng giây chuyền đưa đến tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới Địa phương hoá hệ thống tiền tệ như các nước trong Cộng Đồng Tiền Tệ Âu Châu đã làm với đồng euro là một phương cách để phòng ngừa khía cạnh cực đoan của thị trường Đây có lẽ là khuynh hướng... đường lối cứng rắn chống lại tệ nạn tham nhũng hối lộ, nguồn gốc của nhiều cản trở và hoang phí cho sự phát triển kinh tế Mặt khác, các nước hội viên có thể dùng quyền SDR của mình nếu cần thiết Quỹ không đòi hỏi điều kiện để một nước có thể dùng quyền này Nếu một nước hội viên cần ngoại tệ, Quỹ sẽ chỉ định một nước có sức mạnh kinh tế và tài chánh đổi những phần SDR lấy ngoại tệ Khi nước gặp khó khăn... bằng kinh tế, số ngoại tệ đã mượn sẽ được trả lại cho nước đã cho mượn SDR cũng có thể được thanh toán trực tiếp giữa các ngân hàng trung ương của một số nước hội viên mà không cần sự can thiệp của Quỹ 3 Giúp đỡ về mặt kỹ thuật Trong thập niên 60, nhiều nước Phi châu và Á châu trở thành độc lập đã nhờ IMF giúp đỡ để thiết lập hạ tầng tài chánh quốc gia như ngân hàng trung ương, bộ kinh tế tài chánh

Ngày đăng: 12/05/2015, 15:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan