1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên

89 1,6K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTiv DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNHv Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP Á CHÂU1 1.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu1 1.2. Giới thiệu về NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên3 1.2.1. Lịch sử hình thành3 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh4 1.2.3. Cơ cấu tổ chức4 1.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên6 1.2.4.1. Tình hình huy động vốn9 1.2.4.2. Tình hình dư nợ cho vay11 Chương 2. TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNVVN15 2.1. Một số quy định trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên.15 2.1.1. Nguyên tắc tín dụng.15 2.1.2. Điều kiện vay vốn15 2.1.3. Đối tượng cho vay15 2.1.4. Thời hạn cho vay16 2.1.5. Lãi suất cho vay16 2.1.6. Số tiền cho vay16 2.2. Phương thức cho vay ngắn hạn dành cho khách hàng DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên.17 2.2.1. Cho vay từng lần17 2.2.2. Cho vay theo HMTD.17 2.2.3. So sánh kỹ thuật của các phương thức cho vay giữa lý thuyết và thực tế ACB- chi nhánh Trần Khai Nguyên áp dụng.19 2.3. Quy trình cho vay25 2.4. Một số sản phẩm cho vay ngắn hạn dành cho khách hàng DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên.26 2.4.1.Chương trình bổ sung vốn lưu động26 2.4.2.Chương trình tài trợ xuất khẩu27 2.4.3.Chương trình tài trợ nhập khẩu28 2.5. Tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên30 2.5.1 Phân loại theo ngành nghề33 2.5.2 Phân theo thành phần kinh tế33 2.5.3.Phân loại theo tài sản đảm bảo34 2.5.Đánh giá tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên35 2.5.1.Những mặt đã làm được35 2.5.1.1. Hiệu quả xã hội35 2.5.1.2. Hiệu quả đối với DNVVN36 2.5.1.3. Hiệu quả về phía NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên36 2.5.2. Một số tồn tại trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên36 2.5.2.1. Những tồn tại.36 2.5.2.2. Những nguyên nhân.38 3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên40 3.1.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.40 3.1.2. Giám sát vốn vay nhằm phòng ngừa rủi ro42 3.1.3. Hoàn thiện và đổi mới chính sách khách hàng.42 3.1.4. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả trong toàn hệ thống.43 3.1.5. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng.43 3.2. Các kiến nghị44 3.2.1. Đối với chính quyền địa phương44 3.2.2. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu45 KẾT LUẬNxlvii

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

Quy Nhơn, tháng 3/2014

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Khái quát về hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại 4

1.1.1Khái niệm cho vay ngắn hạn 4

1.1.2Vai trò của cho vay ngắn hạn 5

1.1.3Mục đích của hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM 6

1.2.3Quy trình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại NHTM 11

1.2.5Các chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại

Trang 3

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương ViệtNam – chi nhánh Bình Định 28

2.1.2Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý31

2.1.3Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Bình Định trong nhữngnăm gần đây 36

2.2 Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại VietinBank Bình Định 42

2.2.1 Quy trình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại VietinBank BìnhĐịnh 42

2.2.2 Chính sách cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại VietinBank BìnhĐịnh 43

2.2.3Các chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tạiVietinBank Bình Định 45

2.3 Đánh giá chung về thực trạng cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Bình Định 52

2.3.1Những thành tựu đạt được 52

2.3.2Những tồn tại, hạn chế53

2.3.3Phân tích những nguyên nhân của những hạn chế 54

2.4 Những định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại VietinBank Bình Định trong thời gian tới 56

2.4.1 Những định hướng phát triển trong thời gian tới 56

2.4.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải

CBQLRR Cán bộ quản lý rủi ro

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngân hàng Công thương Việt

Trang 5

NHNN Ngân hàng Nhà nước

PASXKD Phương án sản xuất kinh doanh

Trang 6

Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ

10

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của VietinBank Bình Định (2011 – 2013) 36

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thương Bình Định 39

(2011 – 2013) 39

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn của VietinBank Bình Định giai đoạn 2011 –

2013 41

Bảng 2.4: Tình hình cho vay các DNVVN 46

Bảng 2.5: Tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay trung dài hạn trong

tổng dư nợ trong cho vay DNVVN 47

Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 48

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn DNVVN 50

Bảng 2.8: Vòng quay vốn tín dụng 51

II.Biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh của VietinBank Bình Định giai đoạn 2011 –

2013 43

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay trung dài hạn trong tổng

dư nợ trong cho vay DNVVN47

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 49

III.Sơ đồ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của VietinBank Bình Định36

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình đổi mới và hội nhập làm cho vị thế của Việt Nam trên trườngquốc tế ngày càng tăng, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thứcthứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), quá trình đổi mới ngày càngtoàn diện hơn, rõ nét hơn, đầy đủ và tốc độ nhanh hơn Cùng với sự phát triển đó,các tổ chức kinh tế của Việt Nam cũng lớn mạnh không ngừng, đặc biệt là sựthay đổi cả về chất và lượng của hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp vừa vànhỏ, hoạt động của họ góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơcấu theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cả nước hiện có trên 500.000 doanhnghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp Các doanh nghiệp nhỏ

và vừa không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước màcòn giúp tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm cho số lao động phần lớnchưa qua đào tạo; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội…Trong đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tập trung tại các khu vựcduyên hải nam trung bộ tương đối nhiều, do những tiềm năng phát triển kinh tếcùng với tình hình chính trị xã hội ổn định sẽ góp phần tạo điều kiện phát triểnmọi lĩnh vực kinh tế

Trang 8

Đặc biệt là tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình định vào tháng 1 năm 2010,theo nghị quyết 159 của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Quy Nhơn được nângcấp lên đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Bình Định.Việc nâng cấp thành phố lên đô thịloại 1 sẽ tạo tiền để đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và

hạ tầng xã hội đô thị, xây dựng và phát triển thành phố Quy Nhơn thành đô thịhiện đại, bền vững, có bản sắc riêng nhằm thực hiện tốt vai trò đô thị động lựcphát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Do đó thúc đẩy sự tăng trưởng vàphát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Nhưng song song với sựphát triển về nguồn nhân lực cũng như sự tăng trưởng kinh tế, trên thực tế chothấy mặc dù đóng vai trò quan trọng như vậy trong nền kinh tế nhưng từ trước tớinay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã gặp không ít khó khăn, trước hết là về đổimới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, và một trong những lý do quantrọng là khó tiếp cận về nguồn vốn, khó khăn này càng thể hiển rõ hơn khi khủnghoảng kinh tế xảy ra

Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua giaiđoạn khó khăn này? Và đây có thể nói chính là cơ hội của các Ngân hàng trongviệc hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN, đồng thời đạt được mục tiêukinh doanh của Ngân hàng và giúp các doanh nghiệp này có thể tồn tại đồngnghĩa với việc có vốn để mua nguyên liệu, trang thiết bị cần thiết phục vụ chosản xuất kinh doanh

Chính sự cấp thiết của vấn đề thiếu vốn của các DNVVN ở Bình Định hiệnnay nói chung và ở thành phố Quy Nhơn nói riêng, với mong muốn góp phần tìmhiểu thực trạng cho vay ngắn hạn DNVVN tại tỉnh Bình Định, đó chính là lý emchọn đề tài nghiên cứu : “Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Bình Định”

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 9

Mục đích của báo cáo là nhằm hệ thống một số vấn đề lý luận về nghiệp vụcho vay DNVVN của NHTM, tiếp đó đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạngtrong hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công Thương BìnhĐịnh, trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và nâng caochất lượng trong hoạt động cho vay tại chi nhánh.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Công thương chi nhánh BìnhĐịnh (VietinBank Bình Định) đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 2011 đếnhết năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xãhội bao gồm phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phântích và tổng hợp

Đồng thời, báo cáo sử dụng các số liệu, dữ liệu phù hợp với quá trìnhphân tích thực tiễn và hoạt động cho vay tại VietinBank Báo cáo cũng sử dụngcác văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến Doanh nghiệp, đến lĩnh vựctài chính, tín dụng, phân tích làm sáng tỏ vấn đề

5 Bố cục của báo cáo thực tập tốt nghiệp:

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, báo cáo được kết cấu thành 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay ngắn hạn đối với

DNVVN tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Bình Định

Trang 10

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa TC-NH & QTKD, trường Đại

học Quy Nhơn đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em kiến thức trong suốt thời

gian qua, đặc biệt là cô ThS Phạm Thị Bích Duyên đã tận tình hướng dẫn em

hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo chi

nhánh cùng toàn thể nhân viên của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –

chi nhánh Bình Định, đặc biệt là các anh, chị phòng giao dịch Trần Phú đã tạo

mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt bài báo cáo trong suốt thời gian

thực tập tại ngân hàng

Em xin chân thành cảm ơn!

Quy Nhơn, ngày….tháng… năm 201

Sinh viên thực hiện

Trần Thúy Kiều

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO VAY NGẮN

HẠN ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương

mại

Trang 11

Theo khoản 1 Điều 3 quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày31/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ

chức tín dụng đối với khách hàng , cho vay được hiểu như sau: “Cho vay là một

hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụngmột khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuậnvới nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử

dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chitiêu ngắn hạn của cá nhân

Các đặc điểm của hoạt động cho vay ngắn hạn:

- Vốn vay ngắn hạn luân chuyển cùng chu kỳ sản xuất kinh doanh củakhách hàng Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thờivốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc chovay và thu nợ luôn diễn ra lúc bắt đầu và kết thúc của chu kì sản xuất kinh doanh.Ngân hàng thường cho vay khi khách hàng phát sinh nhu cầu vốn để mua vật tư,nguyên vật liệu, hoặc trang trải các chi phí sản xuất, hoặc mua hàng hoá (đối vớicác doanh nghiệp kinh doanh thương mại) Khi hàng hoá được tiêu thụ, kháchhàng có doanh thu, cũng là lúc ngân hàng thu hồi nợ Xuất phát từ đặc điểm này,các ngân hàng thường quy định thời hạn cho vay trên cơ sở chu kì sản xuất –kinh doanh của người vay Do vậy, thời gian thu hồi vốn trong cho vay ngắn hạnnhanh

- Thời hạn thu hồi vốn nhanh nên rủi ro của khoản cho vay ngắn hạn thấphơn các khoản cho vay trung và dài hạn, mức lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơnmức lãi suất cho vay trung và dài hạn

- Hình thức cho vay phong phú: Ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng cácphương thức cho vay ngắn hạn, như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức,cho vay thấu chi, cho vay luân chuyển… Điều này vừa để đáp ứng nhu cầu đadạng của khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng phân tán rủi ro, tránh rủi ro phi

Trang 12

- Cho vay ngắn hạn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng Điều này xuất phát

từ các lý do: Hoạt động nhận tiền gửi ngắn hạn là hoạt động huy động vốn chủyếu của NHTM, thêm vào đó là các quy định của NHTW về tỷ lệ vốn tối đa củanguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn1 Cho nên, với sựphù hợp về lãi suất, thời hạn và các quy định của NHTW, hoạt động cho vayngắn hạn là một trong các hoạt động chủ yếu của NHTM

Như vậy sự cần thiết của hoạt động cho vay ngắn hạn xuất phát từ hai lý do:nhu cầu về vốn ngắn hạn của doanh nghiệp và đặc điểm hoạt động kinh doanhcủa NHTM

1.1.2 Vai trò của cho vay ngắn hạn

Hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM có vai trò hết sức quan trọng đốivới sự phát triển của nền kinh tế Nguồn vốn vay ngắn hạn đã góp phần ổn định,duy trì và mở rộng sản xuất – kinh doanh đối với các doanh nghiệp, nâng cao đờisống của các cá nhân, hộ gia đình Khi nói đến cho vay ngắn hạn, điều quantrọng mà chúng ta phải quan tâm là hiệu quả của các khoản vay Hiệu quả củacác khoản vay phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và thể hiện tính ổn định và khả năng sinh lời của ngân hàng

1.1.2.1 Đối với nền kinh tế

NHTM là một trung gian tài chính quan trọng, là nơi gặp gỡ của tiết kiệm

và đầu tư với những đặc điểm ưu việt hơn cả: (1) Rủi ro thấp nhất, (2) Bình quânlãi suất, (3) Chuyển đổi kỳ hạn Cho vay là một hoạt động mang tính chất đầu tưcho nền kinh tế của NTHM Khác với Thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư,công ty bảo hiểm, công ty tài chính là các tổ chức tài chính chủ yếu cung cấp vốntrung và dài hạn, NHTM còn có trách nhiệm cung cấp vốn ngắn hạn cho nền kinhtế

1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp

Trang 13

- Cho vay ngắn hạn là nguồn bổ sung kịp thời cho các nhu cầu về vốn ngắnhạn của doanh nghiệp Nguồn vốn này giúp các doanh nghiệp tiếp tục quá trìnhsản xuất kinh doanh, hoặc giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tạm thời về tàichính Trong nhiều trường hợp, vay vốn ngân hàng còn là giải pháp tiết kiệm chiphí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bắt kịp những cơ hội kinhdoanh, tận dụng được thời cơ phát triển sản xuất.

- Cho vay ngắn hạn đồng thời là động lực, yếu tố kích thích sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp Các điều kiện trong cho vay ngắn hạn tạo áp lực buộcdoanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Khi doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàngthì áp lực mà họ phải chịu là khoản gốc và lãi sẽ phải trả khi đến hạn, chính vìđiều này nên các doanh nghiệp sẽ phải cố gắng quay vòng vốn nhanh và tìmkiếm cơ hội kinh doanh tốt nhất

1.1.2.3 Đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM

- Hoạt động cho vay ngắn hạn là hoạt động cơ bản, chủ yếu của NHTM

- Hoạt động cho vay ngắn hạn mang lại nguồn thu nhập chính cho Ngânhàng

1.1.3 Mục đích của hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM

1.1.3.1 NHTM cho vay ngắn hạn để tài trợ Tài Sản Lưu Động

NHTM cho các doanh nghiệp vay vốn Ngắn hạn để tài trợ cho Tài Sản LưuĐộng, điều này vừa đảm bảo an toàn và sinh lời cho hoạt động của NHTM, vừađảm bảo mức chi phí vốn hợp lý cho các doanh nghiệp Các trường hợp cụ thể:

- NHTM cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn tăng thêm cho sản xuất kinhdoanh

Theo hình thức này thì vốn của NH chỉ tham gia vào một khâu trong quátrình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp vay vốn khi muanguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tăng dự trữ… và sẽ trả nợ khi bán hàng hóa

- NHTM cho vay nhằm phục vụ cho quá trình mua bán hàng hoá, các hoạtđộng xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại

Trang 14

Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn Ngân hàng có thể cho vay đểmua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Ngân hàng có thể cho vay đốivới doanh nghiệp theo các hình thức: Cho vay từng lần, cho vay mở L/C, Chiếtkhấu hối phiếu, bao thanh toán

Đây là một hoạt động cho vay có vai trò hết sức quan trọng, nó giúp choquá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách liềnmạch NHTM có thể gặp rủi ro khi doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hoá

1.1.3.2 NHTM cho vay ngắn hạn để tài trợ Tài Sản Cố Định

Thông thường, các NHTM cho vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động.Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, đối tượng tài trợ của hoạt động chovay ngắn hạn của NHTM lại là tài sản cố định Trong trường hợp này, không thểnói đến sự phù hợp giữa thời hạn của nguồn huy động và tài sản mà chỉ xét đến

lý do tại sao doanh nghiệp lại sử dụng vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cốđịnh Những lý do mà khách hàng vay vốn là thiếu vốn tạm thời, duy trì một cơcấu vốn hợp lý, sử dụng đòn bẩy tài chính Từ những lí do trên mà khách hàng cóthể lựa chọn vay vốn ngắn hạn dể tài trợ cho tài sản cố định chứ không nhất thiếtphải vay vốn trung và dài hạn

Cụ thể, trong trường hợp doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn đầu tư cho máymóc, thiết bị là tài sản cố định, nhưng doanh nghiệp vẫn có khả năng hoàn trảtrong ngắn hạn, thì vay ngắn hạn là giải pháp hiệu quả hơn so với vay vốn trung

và dài hạn Vay ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được lợi ích của việc sửdụng nợ, nhanh chóng có được khoản tiền cần thiết mà lại chịu chi phí vốn thấphơn so với vay vốn trung và dài hạn

Vay ngắn hạn còn có một ưu điểm lớn nữa là tính chất kịp thời với chi phíhợp lý, khi doanh nghiệp chưa đến kỳ thu nợ nhưng đang có nhu cầu sử dụng tiềndài hạn Vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản hơn vay trung và dài hạn, tiết kiệmđược thời gian cho doanh nghiệp trong khâu xét duyệt xin vay, khâu ký kết hợpđồng và quá trình giải ngân

Trang 15

Như vậy có thể nói cho vay ngắn hạn không chỉ là phương thức tài trợ chủyếu đối với tài sản lưu động, mà còn là một giải pháp hiệu quả trong một sốtrường hợp tài trợ cho tài sản cố định.

Đặc điểm: KH xin vay món nào thì phải làm hồ sơ món đó Bộ phận tín

dụng tiến hành phân tích hồ sơ xin vay và xem xét cho vay đối với từng hồ sơ cụthể

Cách thức phát tiền vay: Dựa vào hợp đồng tín dụng, NH phát dần tiền

vay theo yêu cầu của KH Khi phát tiền vay, khoản tiền vay đó được ghi có vàotài khoản tiền gửi của KH hoặc chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp và ghi nợ sốtiền vay

Cách thức thu nợ và lãi: Nợ gốc và lãi thu cùng một thời điểm Khi đến

ngày trả nợ ghi trên hợp đồng tín dụng, KH sẽ phải chủ động lập giấy trả nợ cho

NH NH sẽ trích tiền gửi của KH để thu nợ Còn tiền lãi NH sẽ thu sau khi tínhtoán trên số dư ổn định, theo công thức:

Lãi tiền vay = Số tiền vay x Thời hạn vay x Lãi suất vay

Phạm vi áp dụng: Cho vay từng lần theo món được áp dụng trong cáctrường hợp sau:

- KH vay không thường xuyên

- KH vay thường xuyên nhưng chưa được NH tín nhiệm cho áp dụng hạnmức tín dụng

- Thường áp dụng cho các khoản vay dài hạn hoặc cho vay các dự án

- Thường yêu cầu KH phải có đảm bảo

b) Cho vay theo hạn mức tín dụng.

Trang 16

Khi KH nộp hồ sơ xin vay, NH sẽ tiến hành phân tích tín dụng và nếu đồng

ý cho vay, hai bên tiến hành kí hợp đồng tín dụng, trong hợp đồng tín dụng NH

sẽ xác định hạn mức tín dụng cho KH Trong đó, hạn mức tín dụng là mức dư nợvay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà NH và KH đã thỏa thuận

trong hợp đồng tín dụng Khác với loại vay thông thường, NH không xác định kỳ

hạn nợ cho vay từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng

Với: Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động – Vốn CSH tham gia

Cách thức phát tiền vay: NH sẽ căn cứ vào bảng kê chứng từ xin vay của

KH để giải ngân bằng cách ghi nợ vào tài khoản cho vay luân chuyển và ghi cóvào tài khoản tiền gửi hoặc chuyển trả thằng cho nhà cung cấp

Cách thức thu nợ: Toàn bộ tiền thu bán hàng, tiền thu dịch vụ của KH

được dùng ưu tiên để trả nợ vay

Cách thức thu lãi: Cuối mỗi tháng NH sẽ tính lãi theo phương pháp tích

số

Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho KH có nhu cầu vay vốn thường xuyên

được Ngân hàng tín nhiệm Thường khi cho vay loại vay này, NH không yêu cẩuđảm bảo tín dụng

1.2 Cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại Ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm

a) Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo điều 4, Luật Doanh Nghiệp 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế

có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanhtheo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là

cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chiathành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốntương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanhnghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ

Trang 17

Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

20 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến

200 người

từ trên 20 tỷđồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200người đến 300người

II Công nghiệp và

xây dựng

10 người trởxuống

20 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến

200 người

từ trên 20 tỷđồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200người đến 300người

III Thương mại và

dịch vụ

10 người trởxuống

10 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến 50người

từ trên 10 tỷđồng đến 50

tỷ đồng

từ trên 50người đến 100người

Trang 18

b) Cho vay ngắn hạn DNVVN tại ngân hàng thương mại

Cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng Ngânhàng cho DNVVN vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh ngắnhạn của doanh nghiệp, chủ yếu là bổ sung vốn lưu động thiếu hụt của doanhnghiệp

1.2.2 Sự cần thiết của cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại Ngân hàng thương mại

Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là mộtphương thức tài trợ rẻ, linh hoạt trong kinh doanh, ngoài ra còn cho phép mởrộng mối quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền Tuy nhiên rất ít DNVVN

có khả năng nhận được tín dụng nhà cung cấp đủ lớn để tài trợ cho hàng tồn kho

và các khoản phải thu Hơn nữa, khi quy mô tài trợ bằng nguồn vốn tín dụngthương mại quá lớn thì rủi ro trong quan hệ tín dụng này cũng rất cao

Mặt khác, các DNVVN có tỷ lệ rủi ro cao hơn những doanh nghiệp lớn vàđược hình thành chính thống nên họ có rất ít nguồn tín dụng thay thế Vốn ưu đãiphát triển DNVVN từ các nguồn tài trợ của nước ngoài còn hạn chế, năng lực củaDNVVN lại chưa đáp ứng các điều kiện để có thể huy động từ thị trường chứngkhoán Hơn nữa, đối với hầu hết các DNVVN đang tăng trưởng ngay cả khikhông phát sinh nhu cầu đầu tư cơ bản thì lợi nhuận giữ lại cũng không đủ để đápứng toàn bộ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Đó là chưa kể đến lợinhuận giữ lại thường được ưu tiên đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định

Trang 19

Đối với doanh nghiệp, vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào vay vốn các tổ chứctín dụng và vốn cổ phần Tuy nhiên, để phát hành cổ phiếu, trái phiếu đòi hỏidoanh nghiệp phải có qui mô lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có uy tíntrên thị trường, hơn nữa thị trường vốn của chúng ta hiện chưa hoàn chỉnh, hệthống tổ chức tài chính trung gian chưa đủ mạnh Do đó, có thể nói tín dụng làmột “kênh” chủ yếu để cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN.Đây là một lợi thế để các ngân hàng đẩy mạnh cho vay ngắn hạn DNVVN Vốnvay ngắn hạn ngân hàng giúp DNVVN có chu kỳ hoạt động kinh doanh liên tục.Vòng quay vốn lưu động được tính từ thời điểm DN vay vốn ngân hàng, đầu tư

và sản xuất, cho đến khi bán hết hàng và trả được nợ cho ngân hàng và lại có thểtiếp tục vay vốn đầu tư cho chu kỳ sản xuất tiếp theo, đảm bảo chu kỳ sản xuấtkinh doanh được liên tục, không ảnh hưởng đến quá trình cung cấp sản phẩm rathị trường, giúp không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh củaDNVVN Vòng quay vốn lưu động thường ngắn nên vay ngắn hạn ngân hàng làphù hợp với DNVVN

1.2.3 Quy trình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại NHTM

Mỗi ngân hàng cho vay tự thiết kế cho mình môt quy trình nghiệp vụ tùythuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng tổ chức quản lý, đặc điểm của kháchhàng… tuy nhiên, chúng đều có những công việc chính như:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và thu thập các thông tin về khách hàng

Một khoản cho vay thường được bắt đầu từ cuộc tiếp xúc giữa cán bộ tíndụng (CBTD) với khách hàng có nhu cầu vay vốn Qua đó, CBTD tìm hiểu về lý

do xin vay, nhu cầu tín dụng của khách hàng Trong quá trình này, khách hàngcũng được hướng dẫn về các thủ tục và hồ sơ vay vốn cần cung cấp cho CBTD

Bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn: do khách hàng lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng.Trình bày nhu cầu vay một cách khái quát, như: mục đích vay, nhu cầu vốn vay,thời hạn vay, lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay

Trang 20

- Hồ sơ pháp lý: bao gồm các tài liệu chứng minh về năng lực pháp lý, nănglực hành vi dân sự, như giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, điều lệ tổ chức và hoạt động, quyết định bổ nhiệm người điều hành, kếtoán trưởng…

- Hồ sơ tài chính khách hàng: Gồm có: bảng cân đối kế toán, báo cáo kếtquả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của 2 - 3 năm liên tục gần nhất Báocáo tình hình sản xuất kinh doanh lũy kế từ đầu năm…

- Hồ sơ về khoản vay: Đối với khoản vay ngắn hạn bằng VNĐ, gồm có:phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ, các chứng từ chứng minh chophương án vay vốn và trả nợ Đối với khoản vay ngắn hạn bằng ngoại tệ, doanhnghiệp phải gửi thêm các tài liệu, chứng từ chứng minh nhu cầu vay bằng ngoại

tệ theo quy định quản lý ngoại hối hiện hành của Nhà nước

- Hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay có bảo đảm bằng tài sản): Bản kêkhai các tài sản đảm bảo tiền vay kèm theo các giấy tờ chứng minh quyền sở hữuhợp pháp, các văn bản chứng nhận giá trị của tài sản đảm bảo

- Các giấy tờ khác có liên quan

Khi một đơn xin vay được nộp, CBTD sẽ đến cơ sở sản xuất kinh doanhcủa khách hàng để điều tra thực tế về khách hàng vay vốn, bao gồm:

- Xem xét khả năng quản lý của khách hàng qua cơ sở vật chất, thái độ làmviệc của nhân viên, công nhân, tố chất và phong cách của người lãnh đạo và bộmáy quản lý

Trang 21

- Thu thập tài liệu chi tiết về các khoản mục trong báo cáo tài chính: Hàngtồn kho (quy mô, chất lượng, khả năng bán); Tài sản cố định (mức độ hiện đại,năng lực sản xuất, khả năng sinh lời, khả năng bán); Nợ phải thu (phân biệt nợquá hạn, nợ khó đòi, nợ được ủy thác…); Tài sản lưu động khác (tài sản thiêuchờ xử lý, chi phí chờ phân bổ…); Nợ phải trả (khối lượng, kỳ hạn, tài sản bảođảm); Lợi nhuận Cần xem xét cẩn thận các khoản mục trong báo cáo tài chính,

vì nó không chỉ được sử dụng để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp

mà còn để xem xét nguồn và chất lượng số liệu của doanh nghiệp đã cung cấp,

uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với các đối tác và các tổ chức tín dụng,tính hợp lý của khoản vay

- Kiểm tra các nội dung có liên quan đến phương án vay vốn và trả nợ, như:

sự cần thiết của khoản vay, điều kiện để thực hiện, các số liệu làm căn cứ cho dựtinh thu nhập của phương án vay vốn, tài sản bảo đảm tiền vay (số lượng, ký mãhiệu, chất lượng, tình trạng, nơi đặt để)

Bước 2: Thẩm định khách hàng và phương án vay vốn – trả nợ, lập báo cáo thẩm định

CBTD có thể tiến hành thẩm định khách hàng và phương án vay vốn ngaykhi tiếp xúc với khách hàng vay Căn cứ vào các thông tin đã được tổng hợp,CBTD đánh giá để xác định xem khách hàng có đủ điều kiện vay theo quy địnhkhông, từ đó đưa ra ý kiến về việc cho vay đối với khách hàng

- Thẩm định phi tài chính: làm rõ các vấn đề về tư cách pháp nhân, điạ vịpháp lý; cách thức, khả năng, kinh nghiệm tổ chức quản lý và điều hành; uy tíncủa khách hàng và người lãnh đạo doanh nghiệp; uy tín, lợi thế kinh doanh vàcác thông tin phi tài chính khác như: quan hệ với các tổ chức tín dụng …

Trang 22

- Phân tích hiện trạng và triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trongtương lai: nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại củadoanh nghiệp và xu hướng phát triển trong tương lai: tình hình sản xuất (các điềukiện sản xuất, máy móc thiết bị, quản lý tổ chức sản xuất, kết quả sản xuất); tìnhhình tiêu thụ và uy tín của sản phẩm (doanh thu, giá bán, khách hàng, chính sách

và biện pháp tiêu thụ, tiêu chuẩn quản lý chất lượng, thương hiệu…); triển vọngcủa ngành kinh doanh (xu hướng phát triển của ngành, cạnh tranh trong ngành,công nghệ, chính sách của Chính phủ, vị thế của doanh nghiệp…)

- Phân tích tình hình tài chính: trên cơ sở các báo cáo tài chính và các thôngtin khác thu lượm được, CBTD sẽ căn cứ vào các chuẩn mực đã được xây dựngcủa ngành, của ngân hàng và của ngân hàng nhà nước để tiến hành đánh giá tìnhhình tài chính của doanh nghiệp, qua đó nhận xét về tiềm năng, hiệu quả kinhdoanh, các rủi ro trong tương lai Cũng như xem xét những căn cứ cho việc đánhgiá kế hoạch kinh doanh, kế hoạch vay vốn - án trả nợ của doanh nghiệp

- Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh: nhằm đánh giá tính khả thi vàhiệu quả của phương án kinh doanh Bên cạnh đó, CBTD cũng đánh giá kế hoạchvay vốn - trả nợ về: nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, nguồn trả nợ,khả năng kiểm soát của ngân hàng về nguồn trả nợ

- Xác định khả năng rủi ro của khoản cho vay và các biện pháp phòng ngừa:rủi ro chính sách và cơ chế của Nhà nước; rủi ro phát sinh từ khách hàng; rủi rothị trường (giá cả, lãi suất, cung – cầu về hàng hóa – dịch vụ); rủi ro phát sinh từcác nguyên nhân khác

- Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay (nếu có) về: tính hợp pháp, đầy đủ,chất lượng, khả năng chuyển đổi thành tiền, xác định giá trị của tài sản đảm bảotiền vay; khả năng và biện pháp kiểm soát, quản lý của ngân hàng Kết quả phântích sẽ được thể hiện trong một bản báo cáo tóm tắt để gửi cho những người cóthẩm quyền theo quy định của ngân hàng xem xét quyết định

Bước 3: Phê duyệt và ký hợp đồng

Trang 23

Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu đơn xin vay của kháchhàng được chấp thuận, các thủ tục cần thiết sẽ được hoàn tất để các bên liên quan

ký một hợp đồng tín dụng hoàn chỉnh và hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có)

Bước 4: Thực hiện hợp đồng

CBTD sẽ hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục cần thiết để rút vốn vaytheo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Sau đó, CBTD vẫn phải tiếp tục theodõi các khoản vay này để đảm bảo khách hàng sử dụng khoản vay theo đúng mụcđích và sẽ thực hiện thanh toán cả gốc và lãi như cam kết tại các thời điểm đãđịnh trong hợp đồng tín dụng

Định kỳ, CBTD yêu cầu khách hàng gửi báo cáo tài chính vừa đánh giá tìnhhình sử dụng vốn vay, vừa xem xét các nhu cầu mới của khách hàng về các dịch

vụ ngân hàng Các khoản cho vay nếu có dấu hiệu đáng ngờ đều được xem xétcẩn thận để có biện pháp xử lý kịp thời

Kết thúc một khoản cho vay, CBTD cần có những tổng kết và lưu trữ thôngtin để có thể sử dụng khi cần thiết

1.2.4 Chính sách cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại NHTM

a) Nguyên tắc tín dụng

Khách hàng vay vốn của Ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong tronghợp đồng tín dụng

- Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện đúng qui định Chính phủ và Ngânhàng Nhà nước

b) Điều kiện vay vốn

Ngân hàng sẽ xem xét và quyết định cho KH vay khi KH có đủ điều kiện:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu quy địnhcủa pháp luật

- Có khả năng đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết Cụ thể:

Trang 24

+ Đối với pháp nhân phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuấtkinh doanh Đối với hộ gia đình, tổ hợp tác, DN tư nhân, cá nhân, công ty hợpdanh, mức vốn tự có tham gia trực tiếp vào phương án sản xuất kinh doanh, dịch

vụ, đời sống tối thiểu bằng 20% nhu cầu vốn hiện thực của phương án

+ Sản xuất kinh doanh có lãi hoặc không bị lỗ, nếu bị lỗ thì phải có dự ánkhả thi khắc phục hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận bù lỗ

+ Có tình hình tài chính lành mạnh

+ Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn

- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi

- Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay của Ngân hàng Nhà nước

c) Đối tượng cho vay

Giá trị vật tư hàng hóa trong các khâu dự trữ, lưu thông và các chi phí cấugiá thành mua hoặc giá thành sản phẩm, các khoản chi phí khác để doanh nghiệptiến hành phương án sản xuất kinh doanh

Số tiền thuế xuất nhập khẩu KH phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu mà giátrị lô hàng xuất khẩu đó TCTD có tham gia cho vay NH không cho vay ngắn hạnnộp khấu hao, nộp thuế và phần lãi định mức (đối với các xí nghiệp xây dựng).Những vật tư hàng hóa là những đối tượng vay vốn có khả năng luân chuyển NHkhông cho vay vốn để mua vật tư, hàng hóa ứ đọng hoặc để thực hiện những khốilượng thi công ngoài kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước đã ghi, ngoài thiết kế dự

án hoặc nguồn vốn chưa rõ nguồn vốn đầu tư

d) Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay được xác định với các chu kì sản xuất kinh doanh và khảnăng trả nợ của khách hàng, nhưng tối đa không quá 12 tháng

e) Lãi suất cho vay

Trang 25

Mức lãi suất cho vay do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp vớiqui định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm kí kết hợpđồng tín dụng Ngân hàng có trách nhiệm công bố công khai các mức lãi suất chovay cho khách hàng biết Tùy các mức độ quan hệ của Ngân hàng và khách hàng

mà có các mức độ ưu tiên về lãi suất khác nhau Nếu trong khoản vay quá hạn trả

nợ thì phải áp dụng lãi suất quá hạn (150% lãi suất cho vay trong hạn)

Phương pháp xác định lãi suất cho vay được xác định trước khi cho vay dựatrên cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước ấn định trong từng thời kì

f) Mức cho vay

Ngân hàng sẽ căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối

đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay, khả năng trả nợ của khách hàng và khảnăng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay nhưng không vượt quámức qui định tại điều 79 của Luật các tổ chức tín dụng

Ngân hàng xây dựng mức cho vay đối với từng DN trên cơ sở vốn vay chỉ

bổ sung cho vốn lưu động thiếu, sau khi DN đã tận dụng hết vốn tự có

Đối với những DN sản xuất kinh doanh có nguồn thu ổn định, tình hình tàichính lành mạnh, có quan hệ vay vốn thường xuyên và có tín nhiệm đối với KH,Ngân hàng có thể cho vay theo hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng là giới hạn

dư nợ tối đa mà NH cam kết cho KH vay trong một thời gian nhất định và đượcxác định như sau:

Mức vốn vay quý = (Chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh quý kếhoạch / vòng quay vốn lưu động quý) - các nguồn KD ngắn hạn tự có - các nguồn

coi như tự có - các nguồn ngắn hạn khácTrong đó, chi phí cần thiết để sản xuất kinh doanh quý, kỳ hoặc thời vụ kếhoạch là giá trị sản lượng thực hiện trong quý, kỳ hoặc thời vụ chuẩn bị làm loạitrừ đi các khoản khấu hao, thuế, lãi định mức và các khoản không thuộc đốitượng cho vay khác

Trang 26

Đối với DN có nguồn thu không thay đổi, các DN có quan hệ khôngthường xuyên với NH, các DN ngoài quốc doanh, hộ gia đình, thì NH áp dụngcho vay từng món trên cơ sở thẩm định hồ sơ vay vốn của KH, NH xác địnhđược nhu cầu vay vốn của DN và các quyết định mức cho vay, thời hạn, phươngthức trả nợ đối với từng DN cụ thể

g) Giải ngân và thu nợ

Tùy theo nhu cầu vốn của từng DN trong từng thời điểm và những điềukiện cụ thể khác mà NH thực hiện giải ngân theo đúng kế hoạch thỏa thuận.Khi đến hạn NH tiến hành thu nợ đối với các khoản vay DN có trách nhiệmtrả nợ theo phương thức thỏa thuận và đúng hạn

Nếu DN không tự động trả nợ khi đến hạn thì Ngân hàng tự động trích tiềngửi của khách hàng hoặc gửi giấy báo nhờ NH mà KH có tài khoản thu hộ Trongtrường hợp đến hạn mà DN không trả được nợ và không gia hạn được nợ thì NHchuyển sang nợ quá hạn và áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn

1.2.5 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại NHTM

1.2.5.1 Các chỉ tiêu định tính

Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay trên cơ sở pháp lý; việctuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHTM; việc thực hiện theo đúngcam kết trong hợp đồng cho vay (hợp đồng tín dụng)

- Trên cơ sở pháp lý, hoạt động cho vay có hiệu quả nếu chấp hành đúngpháp luật của Nhà nước, các quy chế cho vay, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ

và ngân hàng Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

Trang 27

- Trên cơ sở quy chế cho vay của từng NHTM, hoạt động cho vay có hiệuquả luôn phải tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay Từ những đặcđiểm riêng có của mình, hầu hết các ngân hàng đều nghiên cứu và đưa ra các quychế cho vay phù hợp nhất Cụ thể là các ngân hàng lập ra Sổ tay tín dụng, trong

đó đưa ra các khái niệm, quy định, quy trình và các hướng dẫn cụ thể dành chocác cán bộ ngân hàng Các quy định trong quy trình cho vay được áp dụng cụ thểcho từng trường hợp xin vay ở mỗi NHTM là nhằm thực hiện việc cho vay cóhiệu quả Do vậy việc tuân thủ những quy trình là một điều kiện quan trọng, tiền

đề của một khoản cho vay có hiệu quả

- Trên cơ sở hợp đồng cho vay, khi tiến hành hoạt động cho vay, ngân hàng

và khách hàng sẽ lập nên một hợp đồng tín dụng Trong hợp đồng tín dụng sẽquy định chi tiết về các yếu tố quan trọng như thời hạn vay, mục đích sử dụngvốn vay, số tiền vay, phương thức hoàn trả gốc, trả lãi và được thể hiện ở dạngnhững cam kết Một khoản vay được coi là có hiệu quả khi nó được thực hiệnđúng những cam kết đã kí trong hợp đồng tín dụng

Các nhóm chỉ tiêu định tính trên đây đã có thể phản ánh một phần của hiệuquả cho vay Đây là những chỉ tiêu gần như bắt buộc phải có để một khoản chovay được coi là có hiệu quả Tuy vậy, muốn xem xét cụ thể, cẩn thẩn và toàn diệnthì chúng ta cần phải xét đến các chỉ tiêu định lượng

1.2.5.2 Các chỉ tiêu định lượng

Nhóm chỉ tiêu định lượng phản ánh mặt lượng của khoản vay, thông quaviệc phân tích các chỉ tiêu, tính toán và so sánh Nhóm các chỉ tiêu định lượngbao gồm:

a Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ cho vay

 Doanh số cho vay

Trang 28

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản cho vay trong năm, thể hiện khảnăng thu hút khách hàng và khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng Nếu hiệuquả cho vay được nhìn nhận trên hai phương diện là khả năng cho vay và khảnăng thu hồi vốn vay thì doanh số cho vay nhiều và có tốc độ tăng trưởng caomới chỉ cho thấy Ngân hàng có khả năng thu hút khách hàng, khả năng luânchuyển vốn tốt, nhưng chưa nói lên được khả năng thu hồi các khoản cho vay đó.Doanh số cho vay cao mới chỉ đảm bảo cho sự mở rộng về tín dụng cho ngânhàng.

 Doanh số thu nợ

Chỉ tiêu này phản ánh lượng Vốn mà Ngân hàng đã thu hồi được trong một

kì cho vay (theo tháng, quý hay năm) Chỉ tiêu này cũng phản ánh tình hình thu

nợ trong kì của Ngân hàng, thông qua đó đánh giá được công tác thu hồi nợ củaNgân hàng có sát sao, hiệu quả hay không, có gặp những vướng mắc gì không.Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết ghi trong hợpđồng tín dụng Doanh số thu nợ cao thể hiện khả năng thu hồi nợ từ các khoảncho vay là tốt, tăng thu nhập cho Ngân hàng và đảm bảo mục tiêu hoạt động antoàn của Ngân hàng, đồng thời nâng cao được hiệu quả cho vay của ngân hàng

 Dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn mà khách hàng còn nợ Ngân hàng ở mộtthời điểm nhất định (Dư nợ mang tính thời điểm, còn Doanh số cho vay lại mangtính thời kì) Tốc độ tăng trưởng Dư nợ phản ánh quy mô hoạt động cho vay củaNgân hàng được mở rộng hay thu hẹp, có hiệu quả hay kém hiệu quả

Nhìn vào Cơ cấu Dư nợ sẽ biết được khách hàng chiến lược, khách hàngtiềm năng, thế mạnh cho vay, rồi những hạn chế cần khắc phục trong cho vay củaNgân hàng Dư nợ cho vay đối với DNVVN phản ánh quy mô hoạt động cho vayđối với đối tượng này Để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNVVN,vừa phải dựa vào Dư nợ cho vay DNVVN, vừa phải so sánh Dư nợ cho vay đốivới các đối tượng khác và so với toàn bộ Dư nợ của Ngân hàng

Trang 29

Nếu Dư nợ cho vay DNVVN ở mức cao và có tốc độ tăng trưởng cao, ổnđịnh chứng tỏ Ngân hàng ngày càng đáp ứng tốt và nhiều hơn nhu cầu vay vốncủa DNVVN, theo đó nâng cao được hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN nóiriêng và hoạt động cho vay nói chung.

Dư nợ cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế tạimột thời điểm nhất định

- Mức tăng trưởng dư nợ

- Dư nợ / Tổng nguồn vốn (%): Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm để đánhgiá mức độ tập trung vốn trong hoạt động tín dụng của NH

- Dư nợ / Vốn huy động: Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu

so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên khả năng huy động vốn tại địaphương của NH Chỉ tiêu này lớn thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít,khả năng huy động vốn của NH chưa tốt

- Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay: Chỉ tiêu này đánh giáhiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH Nó phản ánh trong một thời kì nào

đó, với doanh số cho vay nhất định thì NH sẽ thu về được bao nhiêu đồng, tỷ lệnày càng cao càng tốt

Mức tăng trưởn tuyệt đối

dư nợ cho vay năm n =

= Dư nợ cho vay

-năm n

Dư nợ cho vay năm

n-1Mức tăng trưởng tương đối

dư nợ cho vay năm n =

Dư nợ cho vay năm n

=  *100

Dư nợ cho vay năm n-1

Trang 30

Chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ cho vay tuyệt đối và tương đối phản ánh mứctăng trưởng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, thể hiện hiệu quả hoạt độngcho vay xét về quy mô.

b Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng (Vòng): Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyểnvốn tín dụng của NH, thời gian thu hồi nợ của NH là nhanh hay chậm Vòngquay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng an toàn

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh thu số nợ / Dư nợ bình quân Trong đó: Dư nợ bình quân trong kỳ = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ) / 2Khi thực hiện cho vay theo hạn mức, Ngân hàng không quy định cụ thể thờihạn nợ mà chỉ yêu cầu đối tượng vay vốn phải thực hiện được đúng vòng quayvốn tín dụng mà họ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng Nếu vòng quay vốn tíndụng được đảm bảo, thì khả năng thu hồi gốc và lãi của Ngân hàng là cao

Ngược lại, nếu thực hiện không đúng, hoặc bên vay sử dụng vốn vay saimục đích, không có hiệu quả hoặc không tích cực trả nợ, có dấu hiệu chây ỳ thìhiệu quả cho vay của Ngân hàng khi đó sẽ thấp, khả năng không thu hồi được nợ

là khá cao

Để đối mặt, giải quyết và ngăn chặn tình trạng này, khi vào mỗi cuối quý,Ngân hàng sẽ tiến hàng tính vòng quay Vốn tín dụng, nếu như vòng quay vốn tíndụng thực tế nhỏ hơn vòng quay vốn tín dụng ghi trên hợp đồng thì sẽ xem nhưDoanh nghiệp (bên vay) trả nợ không đúng hạn, do đó phải chịu tiền phạt quáhạn

Trang 31

Nếu các chỉ tiêu khác không thay đổi, vòng quay vốn tín dụng càng lớnchứng tỏ những tài sản (các khoản cho vay) của ngân hàng có tính thanh khoảncao, khả năng sinh lợi tốt Vòng quay vốn tín dụng lớn với mức dư nợ bình quânkhông đổi, doanh số trả nợ lớn chứng tỏ hiệu quả cho vay cao hơn so với vòngquay nhỏ, doanh số trả nợ thấp Tuy nhiên vòng quay vốn không phản ánh đượcnhiều thông tin vì vòng quay vốn này có mối tương quan chặt chẽ với vòng quayvốn của doanh nghiệp Nếu khách hàng là một doanh nghiệp thương mại và dịch

vụ thì vòng quay vốn nhanh, do đó vòng quay vốn của NHTM cũng lớn Nếukhách hàng là doanh nghiệp sản xuất thì vòng quay vốn của các doanh nghiệpnày sẽ nhỏ, dẫn đến vòng quay vốn của NHTM cũng nhỏ hơn

c Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn

- Tỉ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏathuận ghi trên hợp đồng tín dụng và không được gia hạn nợ Khi một món nợkhông trả được vào kì hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng tín dụng sẽđược chuyển thành nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / Tổng dư nợ

Tỉ lệ nợ quá hạn cho biết tỉ trọng của các khoản cho vay đã bị quá hạn trả

nợ gốc và lãi vay trong tổng dư nợ Qua đó, phản ánh chất lượng các khoản chovay của ngân hàng

Trong hoạt động ngân hàng, tỉ lệ này càng cao phản ánh hiệu quả các khoảnvay càng thấp và độ an toàn của ngân hàng càng thấp

- Cấu trúc danh mục cho vay

Sự đa dạng của danh mục cho vay

Theo nguyên tắc: “Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, việc duy trì mộtdanh mục cho vay đa dạng, với nhiều thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanhkhác nhau NHTM sẽ tránh được rủi ro không hệ thống

Tuỳ thuộc vào quy mô, tiềm năng, sự phát triển của thị trường mà NHTM

Trang 32

Sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và dư nợ.

Việc duy trì một cơ cấu về kỳ hạn của nguồn và các khoản cho vay phù hợpvới quy định của NHNN, quy định của NHTM sẽ đảm bảo an toàn và khả năngsinh lời trong hoạt động cho vay của ngân hàng

d Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay

• Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng đối với DNVVN

Hiệu suất sử dụng vốn = Dư nợ cho vay DNVVN / Nguồn vốn huy động.Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng đối với DNVVN cho biết cứ 1 đồngvốn huy động được, Ngân hàng sẽ sử dụng bao nhiêu để cho vay DNVVN

Hiệu suất sử dụng vốn càng cao, thể hiện Ngân hàng càng quan tâm và ưutiên cho vay đối với đối tượng là các DNVVN Mặt khác, nếu tỷ lệ này quá caothì rủi ro cho Ngân hàng cũng theo đó mà tăng lên Vì vậy, việc mở rộng Dư nợđối với các DNVVN cần có biện pháp kiểm tra, giám sát, thẩm định, quản lý chặtchẽ, phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban liên quan để hạn chế rủi ro cho Ngânhàng, duy trì và nâng cao được hiệu quả cho vay của Ngân hàng

• Tỷ lệ Lợi nhuận từ cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tỷ lệ Lợi nhuận từ cho vay DNVVN = Lợi nhuận từ cho vay DNVVN/ Tổng Dư

nợ cho vay DNVVNĐây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả cho vayDoanh nghiệp vừa và nhỏ Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời từ hoạt động chovay DNVVN, theo đó chỉ tiêu này càng cao thì Lợi nhuận từ cho vay DNVVNđóng góp vào Lợi nhuận của Ngân hàng càng lớn và thể hiện hiệu quả cho vayDNVVN càng tốt Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động mang lại thunhập lớn cho Ngân hàng, nên thông qua chỉ tiêu Lợi nhuận từ cho vay DNVVNkhông những đánh giá được hiệu quả của hoạt động cho vay DNVVN mà cònđánh giá được cả chất lượng của hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại Ngân hàng thương mại

Trang 33

- Khả năng thẩm định cho vay

Trong quy trình tín dụng của các ngân hàng, thẩm định cho vay là khâu đầutiên và quan trọng Thẩm định là việc đánh giá, thẩm tra, dự đoán về độ chínhxác, an toàn và hiệu quả của một hợp đồng tín dụng Kết quả của quá trình thẩmđịnh sẽ dùng để quyết định xem có thực hiện món vay hay không Mặc dù khôngthể tránh được tất cả các sai sót, nhưng làm tốt khâu này sẽ tạo tiền đề cho việcthu hồi đủ cả vốn và lãi một cách đầy đủ, đúng hạn Quá trình thẩm định khôngchỉ đòi hỏi việc tuân thủ nghiêm ngặt về hồ sơ và an toàn thông tin mà còn yêucầu trình độ chuyên môn và sự phán đoán linh hoạt của cán bộ Đối với cho vayngắn hạn, do tính đặc thù là “thường xuyên”, kịp thời nên khâu thẩm định cũngđòi hỏi phải nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, đồng thờiphải đảm bảo chính xác và an toàn

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các văn bản phản ánhcương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, nhằm hướng dẫn chung cho cán bộ tíndụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tíndụng, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro vànâng cao khả năng sinh lời

Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngânhàng giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng và do đó hiệu quả của các móncho vay được nâng cao; ngược lại một chính sách tín dụng thiếu chính xác vàhợp lý có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng thua lỗ hay nặng hơn là phá sản.Một chính sách tín dụng được đánh giá là hoàn thiện nếu nó đựoc xây dựngphù hợp với mục tiêu tổng thể của ngân hàng trong từng thời kì, thực hiện đượcvai trò định hướng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, đáp ứng đựoc nhu cầuvốn cho nền kinh tế

- Trình độ cán bộ ngân hàng

Trang 34

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng cũng như tất cả cácngành và lĩnh vực khác của nền kinh tế, con người luôn đóng vai trò quan trọngnhất Chính vì thế, để năng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn, cần phải lấy yếu tốcon người là trung tâm Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển, các ngành vàlĩnh vực do đó sẽ ngày càng phức tạp và yếu tố chất xám ngày càng tăng Thêmvào đó, ngành ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt của nền kinh tế, nơi màcác công nghệ hiện đại nhất được sử dụng cùng với tính phức tạp và tinh vi trongviệc xử lý các nghiệp vụ luôn đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải có đủ trình độchuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp Trình độ cán bộ tín dụng ảnhhưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động cho vay, trước hết là trong công tácthẩm định, phân tích tín dụng, quản lý tín dụng Mặt khác, khách hàng của ngânhàng ngày càng phong phú, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Do đó,cán bộ tín dụng cũng phải có trình độ, hiểu biết nhiều lĩnh vực để có thể đánh giáđược khách hàng và phương án kinh doanh.

- Thông tin tín dụng

Vấn đề thông tin là một vấn đề nhạy cảm và có tính quyết định đến thànhcông hay thất bại của công việc kinh doanh Điều đó ngày càng được chứng minhtrong nền kinh tế phát triển NHTM hoạt động trong một lĩnh vực rất nhạy cảmvới những thay đổi của nền kinh tế và mang tính rủi ro cao Do vậy, thông tin đốivới ngân hàng là vô cùng quan trọng Trong quá trình hoạt động của mình, ngânhàng không thể có được tất cả những thông tin cần thiết: về khách hàng, quan hệtín dụng của khách hàng với những tổ chức tín dụng khác, tài sản đảm bảo,những mối quan hệ khác của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh củakhách hàng… Mọi thông tin đều có ảnh hưởng đến quyết định của cán bộ tíndụng trong quá trình thẩm định cho vay Việc thiếu thông tin tạo ra những rủi rolớn cho ngân hàng, tạo ra rủi ro lựa chọn đối nghịch Do đó, ngân hàng nào càngnắm được nhiều thông tin chính xác sẽ càng có lợi thế trong cạnh tranh

- Công tác tổ chức và quản lý

Trang 35

Tổ chức và quản lý là khâu quan trọng trong mọi hoạt động nói chung Vớihoạt động của ngân hàng, tổ chức và quản lý có vai trò quyết định đến tínhchuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động cho vay.

Công tác tổ chức và quản lý nếu được phối hợp thực hiện chặt chẽ sẽ gópphần làm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay nói riêng

và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung

1.3.2 Các nhân tố khách quan

a Môi trường vĩ mô

* Môi trường kinh tế

Mọi hoạt động của cả doanh nghiệp và ngân hàng không thể tách rời nhữngbiến động chung của thị trường Bất cứ biến động nào của nền kinh tế vĩ mô đều

có thể có tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp Sựthay đổi về tốc độ lạm phát cũng như tăng trường kinh tế, sẽ tác động trực tiếpđến mức tổng dư nợ của các NHTM thông qua các công cụ của chính sách tiền tệquốc gia và tác động xấu hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Như vậy khi nền kinh tế tăng trưởng tốt cùng vớimột tỷ lệ lạm phát hợp lý, dư nợ tín dụng hệ thống ngân hàng thường cao hơn rấtnhiều sơ với những thời điểm mà nền kinh tế có những biến động không thuậnlợi Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mởrộng cho vay và các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, thu được lợinhuận cao và đảm bảo được hiệu quả của khoản vay

* Môi trường chính trị - pháp luật

Trang 36

Hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động cho vay ngắn hạn DNVVN nóiriêng chịu sự kiểm soát khắt khe của các cơ quan quản lý nhà nước Bởi lẽ sự đổ

bể của một ngân hàng sẽ gây thảm hoạ cho cả nền kinh tế hơn là sự phá sản củamột doanh nghiệp Nhân tố pháp lý ở đây bao gồm tính đồng bộ về hệ thốngpháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liềnvới quá trình chấp hành luật và trình độ dân trí Pháp luật có nhiệm vụ tạo lậpmột môi trường pháp lý cho mọi hoạt động kinh doanh tiến hành thuận tiện vàđạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranhchấp, nên nhân tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động ngânhàng

* Môi trường công nghệ

Môi trường công nghệ kỹ thuật bao gồm các nhân tố gây tác động ảnhhưởng đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới Đâyđược coi là yếu tố tạo khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng, do vậy cần phảinắm bắt nhanh chóng xu hướng công nghệ để không bị lạc hậu và mất lợi thếtrong cạnh tranh

b Môi trường vi mô

* Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những tổ chức tài chính hoạt động cùnglĩnh vực, cùng chia sẻ lợi nhuận với ngân hàng như: các ngân hàng thương mạikhác, các công ty tài chính, …các đối thủ luôn tìm cách thu hút các doanh nghiệpvừa và nhỏ đến xin vay

* Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là các tổ chức tài chính sắp hình thành,hoạt động trong cùng lĩnh vực ngân hàng, như các ngân hàng liên doanh, ngânhàng nước ngoài hay các ngân hàng thương mại cổ phần thành lập Các đối thủnày có lợi thế của người đi sau, do đó cũng góp phần làm cạnh tranh gay gắt hơn

* Khách hàng

Khi việc cho vay chưa diễn ra thì vai trò của các điều kiện về phía ngânhàng là quan trọng Tuy nhiên khi hợp đồng cho vay được ký kết, khách hàng đãvay được vốn của ngân hàng thì chính khách hàng mới là người quyết định hiệu

Trang 37

Khả năng trả nợ của khách hàng được quyết định bởi các yếu tố sau:

Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Khi xem xét hồ sơ khách hàng, chỉ

những khách hàng có tình hình tài chính tốt mới được xem xét để cho vay Ngânhàng sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như một kênh thông tinquan trọng nhất để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng Thông qua bảngcân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ… Ngânhàng xây dựng các nhóm chỉ số về: Khả năng thanh toán các khoản nợ của kháchhàng, khả năng hoạt động, chỉ số cân đối vốn, nhóm chỉ số phản ánh mức sinhlời và qua đó đánh giá khả năng trả nợ, phân tích rủi ro, chất lượng và hiệu quảhoạt động kinh doanh của khách hàng Nếu tiềm lực tài chính của khách hàng tốt,đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng, khoản vay sẽ ít rủi ro hơn

Phương án sử dụng vốn vay: Phương án sản xuất kinh doanh tốt sẽ đem lại

hiệu quả cho món vay Một phương án tốt sẽ sử dụng tốt vốn vay, sẽ đem lại mứclợi nhuận cao cho khách hàng, dòng tiền và kết quả kinh doanh tốt sẽ đảm bảo trảgốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng

Trang 38

Năng lực điều hành, quản lý và đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp:

Một trong những yêu cầu quan trọng khi xem xét cho vay khách hàng là việcnhân viên tín dụng gặp gỡ trực tiếp và đàm phán với chủ doanh nghiệp Thôngqua quá trình gặp gỡ và trao đổi này thì nhân viên tín dụng có thể hiểu thêmnhiều về đối tượng cho vay, về kinh nghiệm, về kiến thức, về ý thức và quyết tâmkinh doanh Đây mặc dù là một yếu tố phi tài chính nhưng lại vô cùng quan trọngthuộc về doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Khi chủ doanhnghiệp có trình độ chuyên môn cao, năng lực lãnh đạo tốt thì ngay ở khâu đầutiên là lập dự án đầu tư cũng đã thể hiện khả năng thành công của dự án, khảnăng sử dụng vốn vay từ ngân hàng một cách hiệu quả Nếu ngược lại, nếu nhưchủ doanh nghiệp không có đủ trình độ quản lý và kinh nghiệm cần thiết thìkhoản vay không phát huy được tác dụng, không đảm bảo được chất lượng chovay và kết quả xấu nhất là ngân hàng mất vốn Bên cạnh việc xem xét về trình độchuyên môn của khách hàng, cán bộ tín dụng cũng phải đánh giá khách hàng trênkhía cạnh đạo đức Tính trung thực, mức độ thực hiện đúng các cam kết tronghợp đồng tín dụng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo khoản vay có hiệu quả

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Bình Định

Trang 39

Ra đời từ năm 1988, VietinBank hiện đang nắm giữ vai trò chủ đạo, chủ lựccủa một ngân hàng hàng đầu nền kinh tế Theo quyết định số 53/HĐBT của Hộiđồng Bộ trưởng ngày 26/03/1988, khi đó Ngân hàng Công thương được thànhlập cùng với các ngân hàng chuyên doanh khác như Ngân hàng Phát triển nôngnghiệp Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với tên gọi là Ngân hàngchuyên doanh Công thương Việt Nam Đến ngày 14/11/1990, Ngân hàng chuyêndoanh Công thương Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Namtheo quyết định số 402/CT của hội đồng Bộ trưởng Ngày 27/03/1993 Thành lậpdoanh nghiệp Nhà nước có tên là Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyếtđịnh số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN VIệt Nam.

Là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam,Vietinbank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngânhàng Việt Nam Nguồn vốn của Vietinbank luôn tăng trưởng qua các năm, tăngmạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20% /năm, đặc biệt có năm tăng 35%

so với năm trước

Vietinbank có hệ thống mạng lưới phát triển mạnh mẽ với 148 chi nhánh,

07 Công ty thành viên, 03 Đơn vị sự nghiệp, hơn 1.000 phòng giao dịch trên 63tỉnh/thành phố trong cả nước VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duynhất có mặt tại châu Âu với 02 chi nhánh tại Frankfurt và Berlin - CHLB Đức.Đồng thời, VietinBank đã có mặt tại Vientiane – Lào và đang tích cực xúc tiến

mở các văn phòng đại diện, chi nhánh tại nhiều quốc gia khác như Myanmar,Anh, Ba Lan, Séc…

Với quy mô vốn lớn nhất, chất lượng tài sản tốt nhất và giá trị thương hiệucao nhất Việt Nam, liên tiếp trong hai năm 2012 và 2013, VietinBank được Tạpchí Forbes bình chọn Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới và tạp chí TheBanker đưa vào Bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thếgiới Đặc biệt, ngày 7/1/2013, VietinBank vinh dự được Chủ tịch nước phong

Trang 40

VietinBank tự hào có hai cổ đông chiến lược nước ngoài là Tổ chức Tàichính Quốc tế uy tín IFC và Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, tầm cỡ hàng đầu thếgiới Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ Tính đến thời điểm hiện tại, VietinBank làngân hàng có cơ cấu cổ đông nước ngoài mạnh nhất Việt Nam.

Sứ mệnh

Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đanăng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trịcuộc sống

Tầm nhìn

Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trongnước và Quốc tế

Giá trị cốt lõi

Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng;

Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại;

Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình –được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đónggóp – được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi

Triết lý kinh doanh

An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế;

Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;

Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank

Slogan: Nâng giá trị cuộc sống.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Bình Định là mộttrong những Chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, nên Chi nhánh

có quá trình hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triểncủa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Địa chỉ: 66A Lê Duẩn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Ngày đăng: 12/05/2015, 00:18

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w