TP ASSY 1: trưởng phòng lắp ráp 1, phòng lắp ráp máy đa chức năngTP ASSY 2: trưởng phòng lắp ráp 2, phòng lắp ráp đơn chức năng TLTP: trợ lý trưởng phòng Các QĐ phân xưởng: các Quản
Trang 1KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
Chuyên đề:
TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG DẬP THỦY
LỰC KẸP DÂY CÁP
BẮC NINH, THÁNG 5 – NĂM 2012
Trang 3PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ THỰC TẬP
Loại thực tập: Cao đẳng
Lớp: B4Đ1 Hệ đào tạo: Chính quy
Thực tập tại: Công ty TNHH CANON VIỆT NAM
Thời gian thực tập: 8 tuần
Từ ngày 29/12/ 2011 đến 19/04/ 2012
Ngày chính thức nhận đề tài thực tập: 05/04/ 2012
Ngày hoàn thành báo cáo thực tập: 15/05/ 2012
Sinh viên: NguyễnVăn Vinh
Ngày sinh:22/12/1990
Số điện thoại: 01649.581.355
Địa chỉ liên lạc khi cần thiết : Phạm Xá_Ngọc Sơn_Tứ Kỳ _Hải Dương
Giáo viên hướng dẫn : NGHIÊN XUÂN HÙNG
Số điện thoại: 0948.541.361
Đơn vị công tác: Trường Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà
Nội dung và yêu cầu thực tập:
1 Thời gian:
Tập trung 8 tiếng/ngày ở cơ quan tại Công ty TNHH CANON VIỆT NAM
2 Đề tài thực tập và yêu cầu về chuyên môn:
Tìm hiểu về Hệ Thống Dập Thủy Lực Kẹp Dây Cáp
3 Báo cáo kết quả thực hiện
-Hoàn thành tốt công việc được giao
-Hoàn thành tốt chuyên đề báo cáo thực tập được giao
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực hiện, đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu về Hệ Thống Dập Thủy
Lực Kẹp Dây Cáp” tại Công ty TNHH CANON VIỆT NAM đã phần nào hoàn thành.
Ngoài sự cố gắng của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ thầy cô, bạn
bè, các anh, chị nơi em thực tập
Được sự đồng ý của khoa Điện - Điện Tử Trường Cao Đẳng Công Nghệ Bắc Hà - Từ Sơn - Bắc Ninh và sự giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo trong công ty Canon Tiên Sơn Việt Nam đã hết sức tạo điều kiện cho em được đi thực tập trải nghiệm thực tế tại công
ty Để tìm hiểu thực tế, nâng cao trình độ nhận thức và vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo giữa lý thuyết và thực tiễn
Nhưng để làm được điều đó không chí có sự nỗ lực của bản thân mà em còn nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị quản lý trong công ty và các thầy cô trong khoa Điên- Điện Tử
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn đến thầy Nghiêm Xuân Hùng đã trực tiếp hướng dẫn
em hoàn thành báo cáo này Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong công việc và học tập chúng em cũng không thể tránh khỏi có những thiếu sót và khuyết điểm Vì vậy, em xin được đón nhận những nhận xét và sự đóng góp ý kiến xây dựng của các thầy cô và quí công ty dành cho chúng em để chúng em có thể rút ra những kinh nghiệm cho bản thân
và rút ra được bài học cho mình để nắm vững kiến thức và chắc tay chuyên môn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THỰC TẬP 2
1.1 Tổng quan và lịch sử phát triển của công ty Canon 2
1.2 Khái quát về Canon tại việt nam 5
1.3 Công Ty Canon Tiên Sơn Việt Nam 6
CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG THỦY LỰC KẸP DÂY CÁP 11
1 Tổng quan về sự phát triển của công nghệ thủy lực – khí nén 11
11.2 Khả năng ứng dụng của khí nén 14
1.1.3 Những đặc trưng của thủy lưc – khí nén 15
2 Chức năng và cấu tạo của máy dập thủy lực kẹp dây cáp
2.1.1Trong lĩnh vực điều khiển 14
2.1.2 Trong các hệ thống truyền động 15
2.2 Các linh kiện và phụ kiện tạo nên máy dập thủy lực 16
2.2.1 Máy nén khí 16
2.2.2 Bình trích chứa khí nén 18
2.2.3 Các phần tử trong hệ thống điều khiển 19
2.2.4 Piston 20
2.2.5 Công tắc hành trình 22
2.2.6 Một số van thủy lực – khí nén 24
2.2.6.a Van đảo chiều 3/2 24
2.2.6.b Van đảo chiều 5/2 25
2.2.6.c Van tiết lưu 26
2.2.8 Động cơ thủy lực – khí nén 27
3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống dập thủy lực kẹp dây cáp 28
KẾT LUẬN 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
NHẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 32
Trang 6Cùng với sự hoạt động tốt của máy móc thì dây cáp phải được dập theo khuôn mẫu
để dễ dàng luồn qua các chi tiết của máy móc nói chung và máy in của Công ty TNHH Canon Việt Nam nói riêng Do dây cáp cần được gấp theo khuôn để dễ dàng đưa vào trong máy in nhỏ gọn, không bị hỏng và để máy in hoạt động tốt hơn Vì lý do đó trong
thời gian thực tập ở Công ty TNHH Canon Việt Nam em đã chọn đề tài “Tìm hiểu về Hệ
Thống Dập Thủy Lực Kẹp Dây Cáp” Trên thực tế em đã được tìm hiểu về máy dập
thủy lực kẹp dây cáp về chức năng, cấu tạo và sự hoạt động của máy để gấp được dây cáptheo khuôn hoàn chỉnh Đề tài được thực hiện với mục đich tìm hiểu hệ thống dập và các công cụ được cung cấp để qua đó có thể vận hành tốt, thành thạo tránh xảy ra những lỗi không đáng có Em hi vọng nó sẽ giúp ích cho những người quản lý có thể áp dụng vào máy mình đang vận hành
Tuy nhiên, do thời gian làm báo cáo có hạn nên đề tài mặc dù đã phản ánh được yêucầu đề ra nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế Kính mong quý thầy cô và các bạnđóng góp ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!Bắc Ninh, tháng 5 – năm 2012
Trang 7CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THỰC TẬP
1.1 Tổng quan và lịch sử phát triển của công ty Canon
Công ty Canon là một công ty lớn đa quốc gia của Nhật Bản, có mặt ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới Một công ty chuyên sản xuất về hình ảnh, quang học bao gồm: máy ảnh, camera, máy photocopy, máy in
Hình 1.1 Trụ sở công ty Canon
Trang 8Trụ sở chính của công ty đươc đặt tại: 30 - 2, Siimomoruko 3 – Chome, Ota-ku, Tokyo, Nhật Bản.
Trụ sở ở Bắc Mỹ nằm ở Lake Success , New York, Hoa Kỳ
Các thành viên chủ lực của công ty: Fujio Mitarai, Chairman & CEO, Tsuneji Uchida, President & COO
Hình 1.2 Máy ảnh Canon Công ty tiền nhiệm của canon được thành lập năm 1933 bởi Goro Yosihida và người anh vợ Saburo Uchida đặt tên là Precision Optical Instruments Labovatory được tài chợ bởi Takeshi Mitarai là một người bạn thân của Uchida
Năm 1933 phòng thí nghiệm dụng cụ quang học đầu tiên của canon được thành lập tại Roppongi, Minato-ku, Tokyo để nghiên cứu về máy ảnh có chất lượng
Năm 1934 Kwnon là chiếc máy ảnh đầu tiên có độ phóng to thu nhỏ là 35mm của nhậtbản được sản xuất theo nguyên mẫu đầu tiên
Trang 9Hình 1.3 Máy in Canon Năm 1935 Hansa cano máy ảnh tiêu cự thẳng có đọ phóng to thu nhỏ 35mm ra đời Năm 1937 Công ty TNHH Precision Optical Industy được thành lập.
Năm 1939 quá trình tự sản xuất thấu kính Sevenar bắt đầu
Năm 1940 máy ảnh dùng tia X quang dán tiếp được thiết kế
Năm 1942 quá trình sản xuất máy ảnh tiêu cự trẳng trung bình Jll được bắt đầu
Năm 1946 máy ảnh Canon Sll được giới thiệu
Năm 1947 đổi tên thành Công Ty Máy Ảnh Canon
Năm 1949 máy ảnh Canon llB đạt giai nhất trong triển lãm ảnh quốc gí tổ chức tai SanFramasco
Năm 1952 máy ảnh canon lVSB máy ảnh đèn chiếu đồng loá tốc độ và ánh sáng 35mm đầu tiên trên thế giới được giới thiệu
Năm 1954 phòng thí nghiệm của canon và phòng thí nghiệm nghiên cứu kĩ thuật và khoa học NHK hợp tác phát triển 1 loại ảnh Ti vi để chuẩn bị cho truyền hình
Canon 8T một máy ảnh cho rạp chiếu 8T 8mm trở thành sản phẩm đầu tiên nhận được giải thưởng thiết kế giỏi của bộ ngoại thương và công nghiệp Nhật Bản
Năm 1958 một loại ống kính có độ phóng to thu nhỏ dành cho truyền hình được giới thiệu
Trang 10Năm 1959 hợp tác với công ty Documat của Mỹ bước vào thị trường khảo sát bằng kính hiển vi.
Năm 1960 Canon phát triển đầu tĩnh điện để sử dụng cho VTRs
1.2 Khái quát về Canon tại việt nam
Tên quy cách: Công Ty TNHH Canon Việt Nam
Thành lập ngày 11 tháng 4 năm 2001, hoạt động tháng 5 năm 2002
Giấy phép đầu tư số 2198 được GP cấp bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Chế xuất 100% VDTNN
Vốn đầu tư: 306.700.000 USD, Trong đó Vốn pháp định 94.000.000 US
Website: www.canon-cvn.com.vn
Trụ sở chính:
- Nhà Máy Thăng Long: Lô A1, KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội
Diện tích mặt bằng 200.000m2, diện tích nhà xưởng 87000m2
Chi Nhánh:
- Nhà Máy Quế Võ: Lô B1, KCN Quế Võ, H Quế Võ, T Bắc Ninh
Diện tích mặt bằng 200.000m2, diện tích nhà xưởng 120.000m2
- Nhà Máy Tiên Sơn: Số 12, Đường TS 10, KCN Tiên Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh Diện tích mặt bằng 200.000m2, diện tích nhà xưởng 51000m22
Công ty Canon là một công ty lớn đa quốc gia của Nhật Bản Việt Nam cũng là một nước nằm trong số đó Công ty Canon tại Việt Nam chuyên sản xuất lắp ráp các loại máy
in phun, máy in laze, máy quét hình ảnh xuất phát từ một phòng thí nghiệm các dụng cụ quang học Đến nay canon đã trở thành một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực điện
tử, quang học Và góp phần không nhỏ cho ngành khoa học kỹ thuật phát triển
Canon tại Việt Nam được thành lập đầu tiên tại KCN Thăng Long – Hà Nội Thành lập vào ngày 11 - 4 - 2001, bắt đầu chính thức hoạt động tháng 5 năm 2002
Trang 11Hình 1.4 Ông KATSUYOSHI SOMA tổng giám đốc Canon Việt Nam
Tháng 4 năm 2005 Canon mở rộng thêm một nhà máy được đặt tại KCN Quế Võ – Quế
Công ty Canon Thăng Long chuyên sản xuất máy in phun , máy quét ảnh
Công ty Canon Quế Võ chuyên sản xuất máy in laze
Công ty Canon Tiên Sơn chuyên sản xuất các máy in phun đơn chức năng và máy in phun đa chức năng
1.3 Công Ty Canon Tiên Sơn Việt Nam
Thành lập tháng 3 năm 2006
Giám đốc nhà máy : Ông Sadami Suizu
Canon Tiên Sơn là nhà máy lắp ráp thứ 3 của Canon tại việt nam
Trang 12Ban Giám Đốc
Phòng tổ chức
hành chính Phòng kế toán
Các phân xưởng sản xuất
Phòng kế hoạch Phòng kinh
doanh
Phòng kỹ thuật KCS
Hình 1.5 Nhà máy Tiên Sơn
- Bộ máy quản lý trong công ty Canon Tiên Sơn
Hình 1.6 Sơ đồ khái quát các phòng ban
Trang 13Các Sheld Leadr Các Sheld Leadr
Công nhân trực tiếp sản xuấtCác Support Các Support
- Sơ đồ ban quản lý sản xuất
Hình 1.7 Sơ đồ quản lý sản xuất
Trang 14TP ASSY 1: trưởng phòng lắp ráp 1, phòng lắp ráp máy đa chức năng
TP ASSY 2: trưởng phòng lắp ráp 2, phòng lắp ráp đơn chức năng
TLTP: trợ lý trưởng phòng
Các QĐ phân xưởng: các Quản đốc phân xưởng
Các TC sản xuất: các trưởng ca sản xuất( ship lerder)
Các Sheld lerder :các tổ trưởng của các dây chuyển sản xuất
Các support: Các tổ phó
- Các phúc lợi của công ty
Là một môi trường làm việc năng động giúp các bạn công nhân viên trong công ty thể hiện hết tiềm năng của mình
Hình 1.8 Phát gạo cho công nhân viên
Cơ hội đào tạo và nâng cao kĩ năng bản thân.công ty luôn tạo điều kiên cho những công nhân viên trong công ty có nhu cầu học tập ,nâng cao kỹ năng làm việc.ngoài ra
Trang 15công ty còn tạo điều kiện cho các bạn công nhân viên trong nhà may có nhu cầu ôn thi đại học và học tập.
Vào các ngày lễ tết và những ngày nghỉ dài công ty còn tạo diều kiên xe đưa đón các bạn về quê cho các bạn có nhu cầu
Tặng quà vào các ngày lễ tết,ngày phụ nữ…
Hình 1.9 Cuộc thi hùng biện tiếng nhật Tạo điều kiện cho công nhân viên di du lịch cuối tuần vào một số dịp đặc biệt cho các bạn giao lưu đồng nghiệp
Hình 1.10 Đêm Canon
Trang 16CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG THỦY LỰC KẸP DÂY CÁP
Hình 2.1 Máy dập thủy lực kẹp dây cáp
Trang 17Máy dập thủy lực kẹp dây cáp cấu tạo với khung dạng thép hàn với dầm ngang, trụ và
bệ máy được ghép với nhau thành một khối Có hệ thống khớp li hợp và phanh nén, hệ thống thủy lực chống quá tải Máy được điều khiển bằng hệ thống PLC có các phím hiển thị, công tắc AC, bộ cắt mạch khí và các thiết bị điều khiển khác
Máy dập thủy lực kẹp dây cáp có những ưu điểm như không chấn động, giảm tiếng ồn,dập dây cáp có hiệu quả cao theo khuôn mẫu, chất lượng đảm bảo làm cho dây cáp không
bị hỏng, hở lõi cáp
Hinh 2.2 máy ep thủy lực
Hình 2.3:máy dập thủy lực
Trang 181 T ổng quan về sự phát triển của công nghệ thủy lực – khí né n
Không khí xung quanh ta nhiều vô kể và nó là một nguồn nănglượng rất lớn đã có từ thời
trước Công Nguyên, tuy nhiên sự phát triển của khoa học kỹ thuật thời đó không đồng
bộ, nhất là sự kết hợp các kiến thức về cơ học, vật lý, vật liệu còn thiếu, cho nên phạm
vi ứng dụng của khí nén còn rất hạn chế do chưa có sự phối hợp giữa các ngành vật lý, cơhọc v.v
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống thủy lựcMãi cho đến thế kỷ17, nhà kĩ sư chế tạo người Đức Otto von Guerike, nhà toán học vàtriết học người Pháp Blaise Pascal, cũng như nhà vật lý người Pháp Denis Papin đã xâydựng nên nền tảng cơ bản ứng dụng khí nén
Trong thế kỉ 19, các máy móc thiết bị sử dụng năng lượng khí nén lần lượt được phátminh như: thư vận chuyển trong ống bằng khí nén (1835) của Josef Ritter, phanh bằngkhí nén (1880), búa tán đinh bằng khí nén (1861)…Với sự phát triển mạnh mẽ của nănglượng điện, vai trò sử dụng năng lượng bằng khí nén bị giảm dần Tuy nhiên việc sử dụng
Trang 19dụng năng lượng điện sẽ nguy hiểm; sử dụng năng lượng khí nén ở những dụng cụ nhỏ,nhưng truyền động với vận tốc lớn; sử dụng năng lượng khí nén ở những thiết bị như búahơi, dụng cụ dập, phun sơn, giá kẹp chi tiết… và nhất là các dụng cụ, đồ gá kẹp chặttrong các máy.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc ứng dụng năng lượng bằng khí nén trong kỹthuật điều khiển phát triển khá mạnh mẽ Những dụng cụ, thiết bị, phần tử khí nén mớiđược sáng chế và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau Sự kết hợp khí nén với điện -điện tử sẽ quyết định cho sự phát triển của kỹ thuật điều khiển trong tương lai
Cùng với sự phát triển không ngừng của lĩnh vực tự động hóa, ngày nay các thiết bị truyền dẫn, điều khiển bằng thủy lực – khí nén sử dụng trong máy móc trở nên rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp như máy công cụ CNC, phương tiện vận chuyển, máy dập, máy uốn, máy ép phun, dây chuyền chế biến thực phẩm,… do những thiết bị này làm việc linh hoạt, điều khiển tối ưu, đảm bảo chính xác cao, công suất lớn với kích thước nhỏ gọn và lắp đặt dễ dàng ở những không gian chật hẹp so với các thiết bị truyền động và điều khiển bằng cơ khí hay điện
1.1.2: Khả năng ứng dụng của khí nén
1.1.3 :Trong lĩnh vực điều khiển
Những năm 50 và 60 của thế kỷ 20 là giai đọan kỹ thuật tự động hóa quá trình sảnxuất phát triển mạnh mẽ Kỹ thuật điều khiển bằng khí nén được phát triển rộng rãi và đadạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Chỉ riêng ở Cộng Hoà Liên Bang Đức đã có 60hãng chuyên sản xuất các phần tử điều khiển bằng khí nén
Hệ thống điều khiển bằng khí nén được sử dụng ở những lĩnh vực mà ở đó hay xảy ra những vụ nổ nguy hiểm như các thiết bị phun sơn, các loại đồ gá kẹp các chi tiết nhựa, chất dẻo hoặc các lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử, vì điều kiện vệ sinh môi
trường rất tốt và an toàn cao Ngoài ra, hệ thống điều khiển bằng khí nén còn được sửdụng trong các dây chuyền rửa tự động, trong các thiết bị vận chuyển và kiểm tra củathiết bị lò hơi, thiết bị mạ điện, đóng gói, bao bì và trong công nghiệp hóa chất
Trang 201.1Trong các hệ thống truyền động
Các dụng cụ, thiết bị máy va đập: Các thiết bị, máy móc trong lĩnh vực khai thác như:
khai thác đá, khai thác than, trong các công trình xây dựng như: xây dựng hầm mỏ,đường hầm
Truyền động quay: Truyền động động cơ quay với công suất lớn bằng năng lượng khí
nén giá thành rất cao Nếu so sánh giá thành tiêu thụ điện của một động cơ quay bằngnăng lượng khí nén và một động cơ điện có cùng công suất, thì giá thành tiêu thụ điệncủa một động cơ quay bằng năng lượng khí nén cao hơn 10 đến 15 lần so với động cơđiện Nhưng ngược lại thể tích và trọng lượng nhỏ hơn 30% so với động cơ điện có cùngcông suất
Những dụng cụ vặn vít, máy khoan, công suất khoảng 3,5 kW, máy mài, công suấtkhoảng 2,5 kW cũng như những máy mài với công suất nhỏ, nhưng với số vòng quay caokhoảng 100.000 v/ph thì khả năng sử dụng động cơ truyền động bằng khí nén là phù hợp
Truyền động thẳng: Vận dụng truyền động bằng áp suất khí nén cho truyền động thẳng
trong các dụng cụ, đồ gá kẹp chi tiết, trong các thiết bị đóng gói, trong các loại máy giacông gỗ, trong các thiết bị làm lạnh cũng như trong hệ thống phanh hãm của ôtô
1.1.3 : Những đặc trưng của thủy lưc – khí né n
Về số lượng: Có sẵn ở khắp mọi nơi nên có thể sử dụng với số lượng vô hạn.Về vậnchuyển: Khí nén có thể vận chuyển dễ dàng trong các đường ống, với một khoảng cáchnhất định Các đường ống dẫn về không cần thiết vì khí nén sau khi sử dụng sẽ được chothoát ra ngoài môi trường sau khi đã thực hiện xong công tác
Về lưu trữ: Máy nén khí không nhất thiết phải hoạt động liên tục Khí nén có thể đượclưu trữ trong các bình chứa để cung cấp khi cần thiết
Về nhiệt độ: Khí nén ít thay đổi theo nhiệt độ
Về phòng chống cháy nổ: Không một nguy cơ nào gây cháy bởi khí nén, nên khôngmất chi phí cho việc phòng chống cháy Không khí nén thường hoạt động với áp suấtkhoảng 6 bar nên việc phòng nổ không quá phức tạp
Trang 21Về Tính vệ sinh: Khí nén được sử dụng trong các thiết bị đều được lọc các bụi bẩn, tạpchất hay nước nên thường sạch, không một nguy cơ nào về mặt vệ sinh Tính chất này rấtquan trọng trong các ngành công nghiệp đặc biệt như: thực phẩm, vải sợi, lâm sản vàthuộc da.
Về cấu tạo thiết bị: Đơn giản nên rẻ hơn các thiết bị tự động khác
Về vận tốc: Khí nén là một dòng chảy có lưu tốc lớn cho phép đạt được tốc độ cao (vậntốc làm việc trong các xy - lanh thường từ 1 - 2 m/s)
Về tính điều chỉnh: Vận tốc và áp lực của những thiết bị công tác bằng khí nén đượcđiều chỉnh một cách vô cấp
Về sự quá tải: Các công cụ và các thiết bị được khí nén đảm nhận tải trọng cho đến khi chúng dừng hoàn toàn cho nên sẽ không xảy ra quá tải
2 : Chức năng và cấu tạo của máy dập thủy lực kẹp dây cáp
Máy dập thủy lực kẹp dây cáp hiện nay được ứng dụng và sử dụng phổ biến rộng rãi trong các ngành kỹ thuật nói chung và ngành kỹ thuật điện tử nói riêng Chúng được cấu tạo gồm có các phần tử cơ bản sau: Piston (xi lanh thủy lưc, xi lanh khí nén ), Van điện
từ 5/2 hoặc 3/2, Công tắc hành trình và một số hệ thống mạch điều khiển, Hệ thống dầu thủy lực – khí nén