1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu về tổ chức APEC

24 6,4K 196
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 306 KB

Nội dung

Tìm hiểu về tổ chức APEC

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ APEC 3

I.Quá trình hình thành và phát triển của APEC 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Lịch sử hình thành 3

1.3 Thành viên 3

1.4 Quy chế thành viên 4

II.Cơ cấu tổ chức 4

2.1 Cấp chính sách 4

2.2 Cấp làm việc 5

2.3 Ban thư ký 5

III.Cơ chế hoạt động 7

IV.Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động 7

4.1 Mục tiêu 7

4.2 Nguyên tắc 8

V Phạm vi hoạt động 8

VI Thành tựu 8

6.1 Tự do hóa thương mại và đầu tư 9

6.2 Tạo thuận lợi kinh doanh 10

6.3 Kinh tế và hợp tác kỹ thuật 10

6.4 Một số thành tựu khác 11

CHƯƠNG II: APEC VÀ VIỆT NAM 12

I Việt Nam gia nhập APEC 12

1.1 Nguyên nhân Việt Nam gia nhập 12

1.2 Mục tiêu gia nhập APEC của Việt Nam 13

1.3 Quá trình ra nhập 13

1.4 Nhiệm vụ của Việt Nam khi ra nhập 13

1.5 Tham gia của Việt Nam vào các hoạt động của Apec 14

II Mối quan hệ giữa Việt Nam và APEC 17

2.1 Tác động của APEC đối với Việt Nam 17

2.2 Những đóng góp của Việt Nam đối với APEC 20

III Phương hướng thúc đẩy hợp tác có hiệu quả trong hợp tác với APEC 21

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế là 1 trong những đặc điểm quan trọng củanền kinh tế thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa Qúa trình liên kết

và hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển củaquá trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia.Hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế rộng hơn so với quá trình liên kết Hội nhập cóthể thông qua việc mở rộng các hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế và phát triểncác dịch vụ quốc tế hoặc hội nhập cũng có thể thực hiện thông qua việc tham gia cácliên kết kinh tế và tổ chức quốc tế

Việt Nam 1 quốc gia đang phát triển kinh tế trong những năm gần đây cũng cónhững bước chuyển mình hội nhập với xu thế của thế giới, tham gia các tổ chức kinh

tế để hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế với bạn bè năm châu Hội nhập kinh tế cóảnh hưởng rất lớn đến chính sách kinh tế đối ngoại của quốc gia và chiến lược kinhdoanh của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng Việt Nam đã liên kết kinh

tế quốc tế với 1 số tổ chức quốc tế như: ASEAN, WTO, EU, AFTA,… Tiêu biểu là tổchức APEC ( diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ) APEC khởi đầuvới các sáng kiến kinh tế theo ngành APEC là 1 nhóm đối thoại lỏng, không có cấutrúc tổ chức và đội ngũ nhân lực hỗ trợ Cơ quan thường trực APEC là Ban thư kýAPEC quốc tế có trụ sở tại Singapore Đó là bộ máy hành chính quy mô nhỏ gồm 20nhà ngoại giao được cử đến từ các nền kinh tế thành viên và 20 cán bộ địa phươngvới ngân sách khiêm tốn

Cho tới nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh

tế Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC ) được 8 năm Trong những năm qua, ViệtNam đã chủ động, tích cực tham gia các chương trình hợp tác thương mại, đầu tưtrong APEC, mở rộng quan hệ với từng thành viên Năm 2006, Việt Nam trở thànhnước chủ nhà của APEC với việc tổ chức trên trên 100 Hội nghị, hội thảo các nhàLãnh đạo Kinh tế APEC được tổ chức vào tháng 11/2006.Chính vì thế, chúng tôi đãchọn APEC để các bạn có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về tổ chức này

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, tiểu luận củachúng tôi được chia làm 3 phần:

Chương 1: Tổng quan về APEC

Chương 2: APEC và Việt Nam

Trang 3

1.2 Lịch sử hình thành.

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC ) ra đời trong bốicảnh nền kinh tế thế giới đang đương đầu với những thử thách lớn: chủ nghĩa toàncầu vốn phát triển mạnh sau thế chiến thứ hai bắt đầu gặp phải những khó khăn nangiải với nhiều vấn đề bế tắc trong tiến trình đàm phán Hiệp Uruguay/WTO; chủ nghĩakhu vực hình thành và phát triển mạnh; khủng hoảng kinh tế trong những năm 1980đặt ra những đòi hỏi có tính khách quan cần tập hợp lực lượng của nền kinh tế trongkhu vực Châu Á – Thái Bình Dương để đương đầu với cạnh tranh quốc tế gay gắt.APEC ra đời vào tháng 11- 1989 theo sáng kiến của Australia tại hội nghị Bộ trưởngKinh tế, Thương mại và Ngoại giao 12 nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dươngnhằm khắc phục khó khăn của chủ nghĩa toàn cầu đồng thời gắn kết các nền kinh tếphát triển trong khu vực, đưa khu vực này thành động lực cạnh tranh mạnh của nềnkinh tế thế giới

1.3 Thành viên.

Các thành viên APEC(2005)

Danh sách 21 thành viên APEC được liệt kê thứ tự thời gian gia nhập :

* 12 nước sáng lập ( 11/1989 ): Australia, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Malaysia,Philipin,Thái Lan, Brunei, Newzealand, Indonesia, Hàn Quốc

* 9 nước thành viên: Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Mexico, Chile, Papua NewGuinea, Nga, Peru, Việt Nam ( 11/1998 )

Trang 4

1.4 Quy chế thành viên.

Hội nghị Cấp cao APEC tại Vancouver, Canada tháng 11/1997 đã thông quaquy chế thành viên của APEC, quy định các nước, các vùng lãnh thổ kinh tế muốn trởthành thành viên của APEC cần phải có đủ một số điều kiện sau:

- Vị trí địa lý: nằm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tiếp giáp với bờbiển Thái Bình Dương

-Quan hệ kinh tế: có các mối quan hệ chặt chẽ với các nền kinh tế thành viênAPEC về thương mại hàng hóa và dịch vụ, và đầu tư trực tiếp nước ngoài

-Tương đồng về kinh tế: chấp nhận chính sách kinh tế mở cửa theo hướng thịtrường

-Quan tâm và chấp thuận các mục tiêu của APEC: hoàn toàn chấp thuậnnhững mục tiêu và nguyên tắc cơ bản được đề ra trong các tuyên bố và quyết địnhcủa APEC, kể cả nguyên tắc đồng thuận và tự nguyện

 Hội nghị các lãnh đạo kinh tế APEC: Được tổ chức hàng năm do mỗithành viên của APEC luân phiên đăng cai tổ chức Các tuyên bố từ những hội nghịnày sẽ góp phần hoàn thiện kế hoạch chính sách cho APEC

 Hội nghị Bộ trưởng APEC: Được tổ chức hàng năm trước Hội nghị cácnhà lãnh đạo kinh tế Các Bộ trưởng xem xét những hoạt động trong năm và đưa ranhững đề nghị cho các lãnh đạo kinh tế xem xét

 Hội nghị Bộ trưởng cấp khu vực : Được tổ chức hàng năm tập trung vàonhiều lĩnh vực như: giáo dục, năng lượng, môi trường và sự phát triển bền vững, tàichính, hợp tác khoa học kỹ thuật khu vực, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, côngnghiệp truyền thống và công nghệ thông tin, du lịch, thương mại, vận tải và vấn đề

Trang 5

bình đẳng giới Những đề xuất từ những hội nghị này đều được các lãnh đạo kinh tếAPEC xem xét.

 Hội đồng tư vấn kinh tế APEC: đề xuất cho các lãnh đạo kinh tế APECnhững vấn đề của APEC và những dự đoán về tình hình kinh tế thế giới qua một bảnbáo cáo chính thức Ngoài ra, trong các báo cáo này còn có những đề xuất để cảithiện tình hình thương mại và đầu tư khu vực Hội đồng tư vấn họp 4 năm một lần vàsẽ cử đại diện để tham gia Hội nghị Bộ trưởng

2.1 Cấp làm việc.

- Hội nghị các quan chức cao cấp ( SOM ) : Hội nghị này được tổ chức thường

kỳ giữa hai Hội nghị Bộ trưởng hàng năm chuẩn bị và đưa ra các khuyến nghị trìnhHội nghị Bộ trưởng về các vấn đề tổ chức chương trình hoạt động của APEC, chươngtrình hành động tiến tới tự do hóa thương mại và đầu tư, kế hoạch hành động của cácnền kinh tế thành viên và các chương trình hợp tác kinh tế khoa học – công nghệ củaAPEC, xem xét và điều phối ngân sách và chương trình công tác của các Ủy ban, cácNhóm công tác và Nhóm đặc trách

Trước hội nghị quan chức cao cấp sẽ có các cuộc họp của các Nhóm công tácliên quan gồm đại diện cho các thành viên APEC để chuẩn bị những nội dung cầnthiết báo cáo lên Hội nghị các quan chức cao cấp Hội nghị các quan chức cao cấp cótrách nhiệm thúc đẩy tiến trình APEC phù hợp với các quyết định của hội nghị cácnhà lãnh đạo kinh tế, Hội nghị Bộ trưởng và các chương trình hành động thông quacác hội nghị này

- Ủy ban thương mại và đầu tư:

Ủy ban thương mại và đầu tư ( CTI ) được thành lập năm 1993 trên cơ sở tuyên

bố về “ Khuôn khổ về hợp tác và đầu tư ” của Hội nghị Bộ trưởng Ủy ban thươngmại và đầu tư có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác kinh tế về tự do hóa thương mại và tạomôi trường đầu tư cởi mở hơn giữa các nền kinh tế thành viên Ủy ban thương mại vàđầu tư soạn thảo báo cáo hàng năm trình Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề có liênquan đến thương mại và đầu tư trong khu vực đồng thời chỉ đạo các tiểu ban kỹ thuật

và nhóm có chuyên gia trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể Hàng năm Uỷ banthương mại và đầu tư nhóm họp 3 lần và đây thực sự đã trở thành Diễn đàn kinh tếhiệu quả đối với các nước thành viên để trao đổi các vấn đề thưong mại và chínhsách

- Uỷ ban SOM về hợp tác kinh tế -kỹ thuật ( ESC )

Được thành lập năm 1998 nhằm hỗ trợ Hội nghị quan chức cao cấp ( SOM ) trongcác hoạt động hỗ trợ hợp tác kinh tế và kỹ thuật ( ECOTECH ) và triển khai các sángkiến hợp tác trong lĩnh vực này của các nền kinh tế thành viên APEC Mới đầu đâychỉ là tiểu ban về ECOTECH, năm 2002 đổi thành Uỷ ban SOM về hợp tác kinh tế và

kỹ thuật ESC Bằng việc hợp tác và xác định những lĩnh vực ưu tiên trong khuôn khổhợp tác ECOTECH, uỷ ban SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật cùng với các diễn đànkhác trong APEC giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện tăng trưởng và pháttriển bền vững APEC

- Uỷ ban ngân sách và quản lý ( BMC )

Được thành lập năm 1993, có chức năng tư vấn cho các quan chức cao cấp vềnhững vấn đề ngân quỹ, quản lý và điều hành, giải quyết các vấn đề liên quan đếnngân sách chung của APEC hay phí đóng góp của mỗi nền kinh tế thành viên Uỷ ban

Trang 6

này được trao quyền đánh giá cơ cấu chung của ngân sách hàng năm và xem xét cácngân sách hoạt động do các nhóm công tác, các Uỷ ban đưa ra và ngân sách hànhchính do Ban thư ký đưa ra Uỷ ban có quyền đánh giá về hoạt động của các nhómcông tác và khuyến nghị với các quan chức cao cấp APEC về các biện pháp nhằmnâng cao hiệu quả, xem xét các khoản chi tiêu của nhóm công tác và dự án của cácnhóm đặc trách Uỷ ban quản lý họp mỗi năm hai lần vào cuối tháng ba và tháng bảy.

- Ủy ban kinh tế ( EC )

Ủy ban kinh tế ( EC ) được thành lập tại Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 6(11/1994) để thực hiện việc nghiên cứu các xu hướng và vấn đề kinh tế thông qua cácchỉ số kinh tế cơ bản Ủy ban kinh tế là 1 diễn đàm thúc đẩy đối thoại giữa các nềnkinh tế thành viên về các vấn đề kinh tế, dự báo xu hướng kinh tế trong khu vực,hỗtrợ cho việc soạn thảo chính sách trong các diễn đàm khác trong APEC

Hiện nay, EC đang xúc tiến nghiên cứu một số vấn đề kinh tế và hợp tác kinh

tế như: các vấn đề liên quan đến Kinh tế mới và Kinh tế tri thức; triển vọng kinh tếkhu vực hàng năm và vai trò của các thể chế tài chính; một số chương trình hỗ trợquá trình Tự do hóa, Thuận lợi hóa Thương mại và Đầu tư

- Các nhóm công tác:

Các nhóm công tác có chức năng thực hiện nhiệm vụ do các Nhà lãnh đạo, Bộtrưởng và quan chức cao nhất giao cho Cho tới nay, APEC đã lập ra 11 nhóm côngtác phụ trách các lĩnh vực sau: Hợp tác kỹ thuật nông nghiệp, năng lượng, nghề cá,phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, bảo vệ tài nguyên biển, doanhnghiệp vừa và nhỏ, thông tin và viễn thông, du lịch, xúc tiến thương mại, vận tải.Phần lớn hoạt động của Nhóm là khảo sát tiềm năng phát triển và thúc đẩy sự tăngtrưởng trong các lĩnh vực do từng nhóm phụ trách Thông qua các hoạt động này, cácthành viên APEC xây dựng những mối liên hệ thực sự giữa các đại diện chính giới,giới doanh nghiệp và học giả

Hoạt động của các Uỷ ban chuyên đề, các nhóm đặc trách của SOM và các nhómcông tác là nền tảng chủ yếu của diễn đàn APEC Thực tế, đây là những diễn đàn nhỏ

để các thành viên thảo luận, tư vấn chính sách và hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể.Những nghiên cứu của các nhóm đặc trách, các chương trình hợp tác do các nhómcông tác soạn thảo là cơ sở chủ yếu để Hội nghị Bộ trưởng đưa ra các quyết định liênquan đến phương hướng hoạt động của APEC

- Các nhóm đặc trách của SOM

Bên cạnh các nhóm công tác, hội nghị Quan chức Cao Cấp ( SOM ) đã lập ra 3nhóm đặc trách nhằm xác định các vấn đề và đưa ra các khuyến nghị về những lĩnhvực quan trọng cần xem xét trong khuôn khổ hợp tác của APEC Hiện đang có 3nhóm đặc trách của SOM:

+ Nhóm đặc trách về mạng các điểm liên hệ về giới được thành lập từ năm 2003nhằm tiếp tục các chương trình về hội nhập thế giới và thúc đẩy sự tham gia của nữgiới vào các hoạt động Thương mại trong khu vực APEC

+ Nhóm đặc trách về thương mại điện tử được thành lập từ tháng 2 năm 1999 vớivai trò phối hợp và thúc đẩy các hoạt động hợp tác thương mại của APEC thông qua

hệ thống các quy định, luật lệ, chính sách minh bạch và nhất quán

+ Nhóm đặc trách về Chống khủng bố được thành lập tại Hội nghị các quan chứccao cấp tháng 2 năm 2003 Nhóm đặc trách về chống khủng bố có chức năng giúp đỡ

Trang 7

nền kinh tế các nước thành viên trong việc xác định và đánh giá những biện pháp cầnthiết để chống khủng bố, phối hợp các chương trình hỗ trợ về kỹ thuật và năng lực vàthúc đẩy quan hệ hợp tác giữa APEC với các tổ chức quốc tế và khu vực trong cácvấn đề liên quan đến chống khủng bố Các lĩnh vực ưu tiên trong chương trình hoạtđộng của nhóm đặc trách về chống khủng bố.

2.3 Ban thư ký.

Hội nghị bộ trưởng lần thứ 4 tại Bangkok ( Thái Lan ) năm 1992 nhận thấy cầnphải có 1 cơ chế giúp việc hiệu quả để hỗ trợ và phối hợp các hoạt động trong APECnhằm tăng cường vai trò và hiệu quả của APEC trong xúc tiến hợp tác kinh tế khuvực, và nhất trí thành lập Ban thư ký APEC, đặt trụ sở tại Singapore và lập 1 quỹchung của APEC

Đứng đầu Ban thư ký là 1 giám đốc điều hành, do thành viên đăng cai tổ chứccác Hội nghị APEC (Hội nghị Bộ trưởng chung và Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC)

đề cử ra Nhiệm kỳ của giám đốc điều hành là 1 năm Ngoài ra, còn có 1 phó giámđốc điều hành do thành viên sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị APEC vào năm kế tiếp cửra

Ban thư ký làm việc dưới sự chỉ đạo của Hội nghị Quan chức cao cấp và cóquan hệ thông tin, trực tiếp thường xuyên với các thành viên, các Ủy ban, các Nhómcông tác và các Nhóm đặc trách của APEC

Ban thư ký APEC có chức năng tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp các hoạt độngcủa APEC; điều hành ngân sách hàng năm của APEC cũng như quản lý thông tin vàcác dịch vụ thông tin tuyên truyền, đồng thời là cơ quan chủ chốt trong việc quản lýcác dự án của APEC Từ năm 1993 do vấn đề tài chính và ngân sách trở nên phứctạp, chức năng điều hành tài chính được chuyển giao cho Ủy ban Ngân sách và Quảnlý

IV Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động.

4.1 Mục tiêu

Mục tiêu hoạt động chính của APEC được thể hiện thông qua Tuyên bố củaHội nghị Cấp cao đầu tiên APEC được tổ chức tại Baske Island ( 1993) và tuyên bốBô-go (1994) Theo Tuyên bố Baske Island, mục tiêu dài hạn của APEC là thúc đẩytăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng cho khu vực và phát triển cộng đồng Châu Á –Thái Bình Dương

Trang 8

Trên cơ sở mục tiêu dài hạn đó, Tuyên bố Bô-go 1994 của các nhà Lãnh đạoAPEC đã xác định mọi hoạt động của APEC nhằm thực hiện 3 mục tiêu lớn sau đây,hay gọi là mục tiêu Bô-go:

- Củng cố hệ thống thương mại đa phương: APEC sử dụng đầy đủ các nguyêntắc và kết quả của WTO để thự hiện các vòng đàm phán nội bộ khối và phát triểnnhững kết quả vì mục tiêu tự do hóa hơn trong nội bộ khối

- Tăng cường tự do hóa thương mại và đầu tư: thúc đẩy và phát triển quan hệthông qua việc loại bỏ những hạn chế về thương mại và đầu tư, xúc tiến trao đổi hànghóa và dịch vụ, tư bản giữa các nền kinh tế Mốc thời hạn tự do hóa thương mại và đầ

tư của APEC là năm 2010 đối với các thành viên phát triển và năm 2020 đối với cácthành viên đang phát triển

- Tăng cường hợp tác kinh tế – kĩ thuật giữa các nền kinh tế APEC nhằm bảođảm cho các nền kinh tế thành viên thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế

Ngoài những mục tiêu cụ thể trên, APEC cũng hoạt động theo hướng tập hợplực lượng chính trị để tạo thế và lực trong các cuộc đàm phán đa biên và ổn định kinh

tế khu vực Hoạt động chính của APEC là các vấn đề kinh tế Tuy nhiên gần đây, vấn

đề chính trị và an ninh cũng thường xuyên được đưa vào chương trình nghị sự củaAPEC

4.2 Nguyên tắc hoạt động của APEC.

Để thực hiện mục tiêu Bô-go về thương mại – đầu tư tự do và mở, các nhàLãnh đạo Kinh tế APEC đã thông qua Kế hoạch Hành động Osaka ( OAA ) năm

1995, trong quy định tất cả các hoạt động của APEC được điều tiết bởi những nguyêntắc chung sau:

- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau

- Hỗ trợ và cùng có lợi

- Quan hệ đối tác chân thành và trên tinh thần xây dựng

- Mọi quyết định được đưa ra trên cơ sở đồng thuận, nhất trí chung

Các nguyên tắc chung này đã được cụ thể hóa thành 9 nguyên tắc cơ bản sau:

- Toàn diện

- Phù hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO )

- Đảm bảo mối tương đồng giữa các thành viên

- Không phân biệt đối xử

- Đảm bảo công khai, minh bạch

- Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc để giảm dần

- Đồng loạt triển khai tiến trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư

- Có sự linh hoạt

- Hợp tác

V Phạm vi hoạt động.

Các hoạt động của APEC dựa trên 3 trụ cột chính như sau:

- Tự do hóa thương mại và đầu tư

- Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

- Hợp tác kinh tế và kĩ thuật

Kết quả hoạt động trên ba lĩnh vực này giúp các nền kinh tế thành viên APECcủng cố nền kinh tế của mình thông qua việc chia sẻ ý kiến và thúc đẩy hợp tác trongkhu vực nhằm đạt được hiệu quả và tăng trưởng

Trang 9

- Tự do thương mại và đầu tư tập trung vào việc mở cửa thị trường, cắt giảm vàdần dần dẫn đến loại bỏ hoàn toàn các rào cản thuế và phi thuế đối với thương mại vàđầu tư Các biện pháp tự do hóa đã dẫn tới việc cắt giảm khá lớn các loại thuế suất.Mức thuế suất khẩu trung bình của các nền kinh tế thành viên APEC đã giảm đáng

kể, từ 16,6% năm 1989 xuống còn 5,5 % năm 2004 tất cả các nền kinh tế phát triểncủa APEC hiện tại đều có mức thuế suất trung bình thấp hơn 5%

- Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tập trung vào việc giảm chi phí giao dịch.APEC phấn đấu mục tiêu cắt giảm 5% chi phí giao dịch vào năm 2006 (dựa trên các

số liệu của năm 2001) Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng tập trung vào việc cảithiện, việc tiêp cận với các thông tin thương mại, tối đa hóa lợi ích thông tin và côngnghệ thông tin đồng thời hài hòa các chiến lược và chính sách doanh nghiệp nhằm tạođiều kiện tăng trưởng Tạo thuân lợi cho doanh nghiệp giúp các nhà xuất khẩu ở khu

vự Châu Á – Thái Bình Dương tiến hành kinh doanh một cách hiệu quả hơn Chi phísản xuất giảm, dẫn tới tăng trao đổi thương mại, hàng hóa, dịch vụ rẻ hơn và cơ hộiviệc làm ngày càng nhiều

- Hợp tác kinh tế và kĩ thuật ( ECOTECH ) bao gồm việc đào tạo và các hoạtđộng hợp tác khác nhằm xây dựng năng lực cho các nền kinh tế thành viên APEC ởcác mức độ khác nhau, tạo điều kiện để các thành viên tận dụng thương mại toàn cầu

và nền kinh tế mới

VI Thành tựu.

Kể từ ngày khởi đầu APEC vào năm 1989, tổng thương mại của APEC đã tăngtrưởng 395%, đáng kể vượt quá so với phần còn lại của thế giới Trong cùng kỳ, GDPtrong khu vực APEC đã tăng gấp 3, trong khi GDP trong phần còn lại của thế giới có

ít hơn gấp đôi APEC làm việc dưới trụ cột của 3 hoạt động chính, Thương mại vàĐầu tư tự do hóa, thuận lợi kinh doanh và kinh tế và hợp tác kỹ thuật, ổ đĩa này giúptăng trưởng kinh tế và cải thiện cơ hội việc làm và mức sống cho các công dân củakhu vực

6.1 Tự do hóa Thương mại và đầu tư.

APEC là diễn đàn hàng đầu cho tự do hóa thương mại và đầu tư châu Á – TháiBình Dương và đặt ra mục tiêu “mở cửa thương mại tự do” trước năm 2010 cho cácnền kinh tế công nghiệp, và năm 2020 để phát triển nền kinh tế

- Khi APEC được thành lập năm 1989 rào cản thương mại trung bình trongkhu vực đứng ở mức 16,9% , năm 2004 rào cản đã giảm khoảng 70% đến 5,5%

- Kết quả là, trong nội bộ APEC hàng thương mại ( xuất khẩu và nhập khẩu )

đã tăng từ 1700 tỷ đôla Mỹ vào năm 1989 đến 8440 tỷ đôla Mỹ trong năm 2007 tăngbình quân 8,5%/năm và thương mại hàng hóa trong khu vực APEC chiếm 67% củatổng số hàng hóa thương mại của thế giới trong năm 2007 Trong khi đó, thương mạivới phần còn lại của thế giới đã tăng từ 3000 tỷ USD vào năm 1989 để 15000 tỷ USDtrong năm 2007, tăng bình quân 8,3%/năm

- Hơn 30 hiệp định thương mại song phương Việt ( FTAs ) đã được kí kết giữacác nền kinh tế thành viên APEC

- APEC cũng đang theo đuổi tự do hóa thương mại và đầu tư thông qua hộinhập kinh tế khu vực của chương trình nghị sự Tiến độ cho đến nay bao gồm:

+ Điều tra về triển vọng và các tùy chọn cho 1 thương mại tự do khu vực củachâu Á – Thái Bình Dương

Trang 10

+ Sự phát triển của 15 mô hình các biện pháp RTAs / FTAs phục vụ như là 1tham khảo cho các thành viên APEC để đạt được các thỏa thuận và chất lượng toàndiện.

- APEC cũng đã hoạt động như 1 chất xúc tác trong sự tiến bộ của tổ chứcthương mại thế giới đàm phán thương mại đa phương trong 20 năm qua

6.2 Tạo thuận lợi cho kinh doanh.

- Kế hoạch hành động tạo thuận lợi thương mại của APEC ( TFAP I ) đã làmchi phí giao dịch kinh doanh trong khu vực đã giảm 5% giữa năm 2002 và năm 2006

- Một thương mại thứ 2 của kế hoạch hành động tạo thuận lợi thương mại củaAPEC ( TFAP II ), nhằm mục đích giảm chi phí giao dịch thêm 5% giữa năm 2007 -2010

- APEC giúp các sáng kiến tạo thuận lợi thương mại bao gồm: Việc giới thiệuđiện tử/ hệ thống không cần giấy tờ của tất cả các nền kinh tế thành viên, bao gồmcác khoản thanh toán của nhiệm vụ hải quan và tài liệu liên quan đến chế biến thươngmại

- Các kế hoạch hóa chiến lược 1 cửa được thông qua năm 2007, cung cấpkhuôn khổ cho sự phát triển của hệ thống 1 cửa mà sẽ cho phép nhập khẩu và xuấtkhẩu gửi thông tin cho chính phủ 1 lần, thay vì đến nhiều cơ quan chính phủ màthông qua 1 điểm vào duy nhất

- Cung cấp kinh doanh với 1 kho lưu trữ 1 cửa xúc tích của hải quan và thươngmại thông tin liên quan tạo thuận lợi cho tất cả các nền kinh tế APEC, thông quaAPEC và thương mại hải quan tạo thuận lợi cẩm nang Biểu thuế APEC cơ sở dữkiệu cho người dùng dễ dàng truy cập đến thuế quan, lịch trình các nhượng bộ nềnkinh tế thành viên APEC, cấm đoán và thông tin khác

- Trong năm 2008, 1 đột phá đầu tư tạo thuận lợi cho kế hoạch hành động đãđược xác nhận nó nhằm mục đích cải thiện môi trường đầu tư tại các nền kinh tếthành viên

- Các APEC Privacy Framework cung cấp hướng dẫn và chỉ đạo cho cả 2 nềnkinh tê thành viên APEC và các doanh nghiệp thực hiện các chính sách bảo vệ thôngtin riêng tư và thủ tục Bằng cách tạo điều kiện cho dòng chảy thông tin nó sẽ tạothuận lợi cho thương mại và thương mại điện tử

6.3 Kinh tế và hợp tác kỹ thuật.

- APEC kinh tế và hợp tác kỹ thuật ( COTECH ) hoạt động được thiết kế đểxây dựng năng lực và kỹ năng tham gia nhiều hơn nữa vào nền kinh tế thành viênAPEC tại cá nhân và tổ chức cấp cả hai, để cho phép họ tham gia nhiều hơn nữa vàonền kinh tế khu vực và tự do hóa quá trình này

- Kể từ khi APEC đầu tiên đã bắt đầu tiến hành công việc xây dựng năng lựcvào năm 1993, hơn 1200 dự án đã được khởi công và trong năm 2008 APEC đã thựchiện tổng cộng 212 dự án xây dựng năng lực với tổng giá trị là 13,5 tỷ USD Mộttrọng tâm đặc biệt là việc giảm khoảng cách số giữa các nền kinh tế phát triển vàđang phát triển:

+ Năm 2000, APEC đặt ra mục tiêu của việc sử dụng Internet tăng gấp ba lầntrong khu vực và mục tiêu đó đã được đạt được như được công nhận bởi hội nghị bộtrưởng APEC 2008 về viễn thông và thông tin công nghiệp Mục tiêu mới của APEC

là đạt được phổ cập băng thông rộng vào năm 2015

Trang 11

+ Một mạng lưới gồm 41 trung tâm cơ hội số APEC ( ADOC ) hoạt động tạibảy nền kinh tế thành viên Mục tiêu là để biến đổi về kỹ thuật số thành những cơ hội

kỹ thuật số và các trung tâm hoạt động như thông tin địa phương và công nghệ truyềnthông (ICT) các trung tâm nguồn lực, cung cấp cho công dân và doanh nghiệp củakhu vực tiếp cận với công nghệ ICT, giáo dục và đào tạo

+ APEC cũng đang phát triển 1 số kỹ thuật số thịnh vượng danh mục kiểm tra

mà phác thảo bước cụ thể nền kinh tế có thể làm để giúp họ sử dụng ICT như là chấtxúc tác cho sự tăng trưởng và phát triển

6.4 Một số thành tựu khác.

APEC cũng đã được thể phát triển chương trình nghị sự của mình để bao gồmcách nhấn ưu tiên khu vực Ví dụ như: chống khủng bố ( tuyên bố Thượng Hải vàonăm 2001, và chống khủng bố Task Force ), an ninh con người ( Y tế công tác ), biếnđổi khí hậu, an ninh năng lượng và phát triển sạch ( tuyên bố Sydney vào năm 2007 ),

và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ( tuyên bố Lima vào năm 2008 )

Trang 12

CHƯƠNG II:

APEC VÀ VIỆT NAM

I Việt Nam gia nhập APEC.

1.1 Nguyên nhân Việt Nam gia nhập.

- Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa

+ Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa là

xu thế liên kết, hợp tác, trao đổi những giá trị, những hoạt động chính trị, kinh tế,thương mại và khoa học –kỹ thuật trên phạm vi khu vực và quốc tế

+ Xu thế toàn cầu và khu vực hóa kinh tế bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽcủa lực lượng sản xuất, sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc, trên cơ sở

đó thúc đẩy hình thái quan hệ liên kết, hợp tác, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốcgia, dân tộc

+ Từ giữa thập kỷ 80 đến đầu thật kỷ 90 tình hình thế giới có nhiều thay đổi

- Tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực nhằm phá vỡ thế bao vâycấm vận và tụt hậu về kinh tế

+ Quan hệ giữa Việt Nam với các nước châu Á – Thái Bình Dương trước năm

1991 trải qua nhiều thăng trầm Sự bao vây cô lập của một số quốc gia trong khu vựcđối với nước ta đã gây ra những khó khăn nghiêm trọng và là nguyên nhân gây nêncuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những năm 80 Giải tỏa tìnhtrạng căng thẳng, đối đầu, thù địch giữa Việt Nam với các nước trong khu vực nhằmphá thế bị bao vây, cấm vận, tiến tới thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với cácnước là hết sức quan trọng và cấp bách nhằm tạo môi trường thuận lợi để xây dựngđất nước

+ Giữa những năm 90, dù đã đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnhvực kinh tế qua hơn 10 năm đổi mới, nhưng Việt Nam vẫn là nền kinh tế có trình độ

kỹ thuật thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn thấp; các doanh nghiệp có năng suất laođộng thấp, chi phí sản xuất cao, sản phẩm có sức cạnh tranh thấp…việc sử dụng cácnguồn lực như đất đai, tài nguyên, lao động kém hiệu quả Khoảng cách về trình độphát triển của nước ta với các nước trong khu vực và thế giới chậm và bị thu hẹp Đểkhắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển giữaViệt Nam và các nước, ngoài việc phát huy nguồn lực bên trong ta cần phải tranh thủcác nguồn lực bên ngoài, trong đó việc tham gia vào các tổ chức thương mại trongkhu vực và thế giới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

1.2 Mục tiêu gia nhập APEC của Việt Nam.

- Thực hiện chủ trương tăng cường hội nhập kinh tế để mở đường cho thươngmại phát triển:

+ Mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam gia nhập thị trườngcác nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúcđẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụthương mại, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững

+ Tham gia hợp tác có chọn lọc các hoạt động thiết thực để góp phần giảm bớtrào cản cho hàng xuất khẩu của ta, giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp

- Tham gia APEC để tận dụng sự ủng hộ của các thành viên khu vực trong quátrình đàm phán gia nhập WTO

Ngày đăng: 06/04/2013, 14:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w