Phát biểu khai mạc tại Hội thảo quốc gia về xử lý chất thải bệnh viện được tổchức ngày 17-7-1998, GS Phạm Song nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, phó trưởng banthường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay chất thải y tế là một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và
xã hội Vì vậy việc quản lý chất thải y tế để xử lý, tiêu hủy chất thải phải bảo đảmcác yêu cầu cần thiết nhằm giảm thiểu những tác động của nó đối với môi trường,góp phần bảo vệ môi trường sống lành mạnh, an toàn
Tác động tiêu cực của chất thải y tế nói chung và đặc biệt là chất thải y tếnguy hại nói riêng là rất rõ ràng, đặc biệt là nếu những chất thải nguy hại này khôngđược quản lý và xử lý đúng quy cách Trong thực tế quản lý và xử lý chất thải y tế ởViệt Nam, cho thấy mặc dầu đã có nhiều tiến bộ, cố gắng nhưng chưa đạt đượcnhững yêu cầu nhất là những năm trước 1999 khi chưa có Quy chế quản lý chất thải
y tế [2]
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo quốc gia về xử lý chất thải bệnh viện được tổchức ngày 17-7-1998, GS Phạm Song nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, phó trưởng banthường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đãnói: Chất thải bệnh viện được xếp vào loại chất thải nguy hiểm vì gây ra bệnh tậtnếu ô nhiễm vào nguồn nước và không khí Với phương châm của ngành y từ muônđời nay là “ PRIMO NO CERA” nghĩa là “đầu tiên là đừng làm hại” và ngôn ngữnày là phòng bệnh hơn chữa bệnh Vì vậy bệnh viện cứu được một người mà donhững yếu tố khách quan và chủ quan lại từ các chất thải của bệnh viện làm nguyhại đến trăm người là việc không thể chấp nhận được và xếp vào việc “ cần làmngay” [1]
Hiện cả nước có trên 1000 bệnh viện Trung bình các bệnh viện trong cả nướcphát thải 252 tấn/ngày chất thải y tế, trong đó có 12%-25% là chất thải y tế nguy hạicần phải xử lý đặc biệt Lượng chất thải y tế nguy hại tăng lên nhanh chóng do tăng
tỷ lệ sử dụng các dụng cụ dùng một lần; tăng số lượng giường bệnh ở cơ sở điều trị
Trang 2từ tuyến huyện trở lên và ngày càng tăng ứng dụng kỹ thuật cao trong tất các khâu
từ khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị [2]
Công tác quản lý và xử lý chất thải y tế của các bệnh viện còn kém hiệu quả,chưa có biện pháp quản lý chất thải y tế hữu hiệu và an toàn Hầu hết các chất thảirắn ở các bệnh viện đều không xử lý trước khi chôn hoặc đốt Một số ít bệnh viện có
lò đốt rác y tế song quá cũ, hoặc đốt lộ thiên, sử dụng củi và dầu để đốt gây ô nhiễmmôi trường Hệ thống thu gom và xử lý chất thải vốn được thiết kế theo số giườngbệnh nhưng bên cạnh lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn cònmột lượng lớn từ các hoạt động thăm nuôi của người nhà bệnh nhân và các hoạtđộng dịch vụ khác trong bệnh viện Chính vì vậy, hệ thống xử lý rác thải y tế củacác bệnh viện luôn bị quá tải, chất lượng và hiệu quả xử lý rác thải cũng bị hạn chếrất nhiều [2]
Thực trạng trên đã được cải thiện và thu được nhiều kết quả khả quan bướcđầu nhất là từ sau khi có các biện pháp tích cực về quản lý, Quy chế “Quản lý chấtthải y tế” đã được Bộ Y tế ban hành năm 1999 và đã được điều chỉnh lại năm 2007theo Quyết đinh 43/QĐ-BYT Tuy nhiên vẫn còn nhiều bệnh viện cấp trung ươngcũng như địa phương hiện chưa được đầu tư giải quyết vấn đề chất thải y tế, do vậychất thải y tế vẫn là thách thức Nhu cầu bức xúc này đã được chỉ rõ trong quyếtđịnh 64/2003/QĐ- TTg với trên 84 bệnh viện hiện đang là nguồn ô nhiễm nghiêmtrọng cần xử lý triệt để Hàng năm Chính phủ vẫn phải dành ngân sách cho sựnghiệp bảo vệ môi trường trong đó xử lý ô nhiễm từ nước thải bệnh viện Cho tớihiện nay, chỉ mới vài bệnh viện được rút ra khỏi danh sách là cơ sở y tế gây ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng [2]
Trang 3TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm và phân loại chất thải y tế
1.1.1 Một số khái niệm về chất thải y tế
- Điều rất ngạc nhiên là bên cạnh việc thống kê gần như toàn diện tất cả cáclĩnh vực của cuộc sống thì lại không có sự thống kê về số lượng, về nguồn gốc hìnhthành và sự tồn đọng của chất thải Nguyên nhân chính là không có sự phân loạichất thải một cách thống nhất Việc xử lý chất thải cũng rất phong phú mỗi nơi mộtkhác Chất thải rắn y tế cũng trong tình trạng tương tự như vậy
- Khái niệm hiện đang được chấp nhận là chất thải rắn y tế (health care waste)
là các chất thải phát sinh từ các quá trình hoạt động y tế như khám bệnh, chẩn đoán,điều trị, giảng dạy nghiên cứu y học bao gồm cả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chongười bệnh tại gia đình Tuy nhiên về hình thức chúng có nhiều đặc tính rất giốngcác chất thải rắn khác như chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn bệnh viện (CTRBV)
là chất thải rắn y tế Mặc dầu vậy khoảng 75 - 88% trong tổng số CTRBV là rácthông thường như rác sinh hoạt (non-risk health care waste) và chỉ có khoảng từ 12-25% là chất thải có tính chất nguy hiểm hay đặc biệt gọi là chất thải rắn lâm sàng(Hazadous health care waste – clinical waste) mà chúng ta thường gọi là chất thảirắn y tế nguy hại (CTRYTNH)
- Khái niệm chất thải đặc biệt được dùng trong trường hợp này là về loại, sốlượng hay tính chất của nó đòi hỏi những yêu cầu xử lý đặc biệt hơn Về nguyên tắctoàn bộ CTRYTNH phải được xử lý triệt để bằng các phương pháp đặc biệt
- Ngày nay, cộng đồng ngày càng quan tâm nhiều tới việc thải loại chất thải y
tế (CTYT), đặc biệt là các loại chất thải có chứa mầm bệnh CTYT tồn tại ở bất cứdạng nào (rắn, lỏng, khí) đều có chứa các mầm bệnh gây nguy hiểm tới sức khỏe vàmôi trường Nguồn gốc phát sinh CTYT là từ các cơ sở khám chữa bệnh cho con
Trang 4người và động vật, từ các trung tâm nghiên cứu, trong quá trình sản xuất vaccinhoặc có trong chất thải của các cơ thể sống Chúng thường được phát sinh tại cácbệnh viện, phòng thí nghiệm của các trung tâm nghiên cứu, phòng khám tư nhân vàcác trung tâm chăm sóc sức khỏe
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, CTYT được xác định là chất thảiphát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xétnghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo CTYT nguy hại (CTYTNH) được xácđịnh là chất thải có chứa một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bàitiết; các bộ phận, cơ quan của cơ thể người và động vật; bơm kim tiêm và các vậtsắc nhọn, dược phẩm; hóa chất và các chất phóng xạ được sử dụng trong y tế.Những chất này không được xử lý đúng cách sẽ gây nguy hại cho môi trường và sứckhỏe con người [2]
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới, chất thải y tế là tất cả các loại chấtthải phát sinh trong các cơ sở y tế bao gồm cả các chất thải nhiễm khuẩn và khôngnhiễm khuẩn [1]
Theo định nghĩa của Bộ Y tế Việt Nam:
- Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tếbao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏecon người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ,
dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêuhủy an toàn
- Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thugom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y
tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện
- Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sảnphẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới
- Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới
Trang 5- Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói
và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế
- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tớinơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy
- Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữhoặc tiêu hủy
- Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làmmất khả năng gây huy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường
1.1.2 Phân loại các chất thải y tế
Chất thải y tế được chia làm 5 loại khác nhau như chất thải thông thường,chất thải y tế, chất thải hóa học, chất thải phóng xạ và các vật chứa có áp suất [2]:
- Chất thải thông thường bao gồm các hộp các tông, giấy, thức ăn, chai nhựa,
lọ thủy tinh
- Chất thải y tế có 5 nhóm: gồm chất thải gây lây nhiễm, các vật sắc nhọn,chất thải y tế từ phòng thí nghiệm, chất thải dược phẩm và chất thải bệnh phẩm.Nhóm chất thải gây lây nhiễm gồm băng gạc bẩn, bông, đồ băng bó, quần áo, găngtay, gạc, tất cả các vật tư hay thiết bị tiếp xúc với máu và chất thải của người bệnh.nhóm các vật sắc nhọn gồm xy ranh, kim tiêm, dao mổ, kéo mổ, thủy tinh vỡ, ốnghút, lưỡi dao và các vật dụng khác có đầu nhọn hoặc cạnh sắc hay vật dụng dễ vỡtrong quá trình vận chuyển và tạo thành đầu nhọn, cạnh sắc hoặc đã qua sử dụngnhưng chúng có thể cắt hoặc đâm thủng Nhóm chất thải y tế từ phòng thí nghiệmgồm găng tay, ống nghiệm, các vật cấy, cất giữ các chất gây bệnh, túi máu và cácchất thải khác từ phòng thí nghiệm để nghiên cứu bệnh tật, huyết học, truyền máu,
vi sinh học, nghiên cứu mô học Chất thải dược phẩm gồm thuốc quá hạn sử dụnghoàn trả lại, thuốc phòng bệnh, thuốc bị đổ hoặc hư hỏng hay phải bỏ đi vì khôngcần giữ các chất trị xạ Chất thải bệnh phẩm gồm mô người có thể bị nhiễm bệnh
Trang 6hay không nhiễm bệnh, nội tạng, các chi, các bộ phận cơ thể người, nhau thai và cácthi thể người, xác động vật và mô động vật phòng thí nghiệm
- Chất thải hóa học được chia thành các nhóm như chất thải không độc hại,chất đường, amino axit, các muối vô cơ, hữu cơ và các chất độc hại nhưformaldehyde, các hóa chất trong định hình, dung môi, trichlore ethylene, hóa chất
vô cơ, hữu cơ
- Chất thải phóng xạ là chất thải rắn, chất thải lỏng, các chất thải từ mẫu bệnhphẩm có chứa phóng xạ
- Các vật chứa có áp suất gồm xy ranh khí nén, can nước và các bình chứa khínén
1.2 Quy định việc thu gom chất thải y tế
- Theo quy định về nguyên tắc chung, việc phân loại rác thải y tế phải đượcthực hiện càng gần nơi thải ra càng tốt Các chất thải y tế độc hại không được để lẫnvới các chất thải thông thường
- Các túi và vật chứa để thu gom chất thải y tế được quy định màu vàng chocác nhóm thuộc chất thải y tế, màu xanh cho chất thải thông thường và màu đen chochất thải hóa chất, các chất phóng xạ và trị xạ
- Các túi thu gom rác theo quy định tiêu chuẩn là loại nhựa polyethylene vàpolyprepylene, dung tích tối đa 0,1 m2 và phải được đánh dấu ở mức đầy là 2/3 củatúi
- Các dụng cụ chứa chất thải sắc, nhọn theo tiêu chuẩn quy định là phải đượclàm từ vật liệu rắn, có thể tiêu hủy bằng đốt Các dụng cụ chứa loại chất thải nàyphải có dung tích phù hợp cho nhiều loại chất thải sắc, nhọn khác nhau và phải cótay cầm, nắp đậy Thùng đựng rác loại này phải có màu vàng và có vạch ngang đánhdấu mức 2/3
- Tiêu chuẩn đối với dụng cụ chứa chất thải là vật chứa chất thải phải đượclàm từ polyethylene và có nắp Nếu dụng cụ chứa to thì phải có bánh xe đẩy Dụng
cụ chứa phải cùng màu với túi đựng và phải được đánh dấu ở mức 2/3
Trang 7- Việc thu gom chất thải phải gọn gàng từ nơi thải ra đến nơi chứa Các chấtthải y tế phải được đựng trong túi nhựa có màu theo quy định và phải được buộcchặt lại.
- Nơi chứa chất thải tại các cơ sở y tế phải cách xa an toàn nơi chứa thức ănhoặc khu vực nấu ăn, phải được khóa để tránh những người không có nhiệm vụ tùytiện ra vào, phải có thiết bị lau rửa, quần áo bảo hộ và các túi rác hoặc thùng chứaphải được bố trí ở nơi thuận tiện; phải có lối đi cho xe thu gom rác vào được dễdàng và phải gần nguồn nước để vệ sinh Tất cả các chất thải chứa trong đó phải xaánh sáng mặt trời và các chất thải độc hại phải được tách riêng khỏi chất thải thôngthường
- Trong các bệnh viện, chất thải được thải ra hàng ngày và thời gian lưu giữchất thải độc hại là 48 giờ Đối với các cơ sở y tế nhỏ, thời gian lưu giữ các chất thảinhóm chất thải gây lây nhiễm, các vật sắc nhọn, chất thải y tế từ phòng thí nghiệm
và chất thải dược phẩm không được quá 1 tuần; riêng chất thải nhóm chất thải bệnhphẩm thì phải được đốt hoặc chôn ngay
- Việc vận chuyển chất thải y tế ra ngoài cơ sở y tế bắt buộc các cơ sở y tếphải ký hợp đồng dịch vụ vận chuyển và xử lý rác thải y tế được các cấp chínhquyền địa phương phê duyệt đủ tiêu chuẩn để vận chuyển chất thải y tế ra ngoài cơ
sở y tế và cần có biên lai xác nhận việc thực hiện từng đợt
- Đối với công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải, các cơ sở y tế trong thành phốcần có một trung tâm lò đốt ở trong khu vực đó Các đơn vị y tế trong các thị trấncần có một lò đốt cho một cụm các cơ sở hoặc mỗi cơ sở có một lò đốt Biện phápchôn lấp chỉ nên áp dụng cho các cơ sở y tế không có lò đốt rác Chất thải phải đượcchôn tại đúng nơi quy định và phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường cho phép.Bước xử lý ban đầu gồm đun sôi, khử hóa chất và biện pháp dùng nhiệt độ sấy khôhoặc ướt chỉ được áp dụng cho chất thải nhóm chất thải y tế từ phòng thí nghiệm vàcác vật liệu, thiết bị dùng để chữa trị cho bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS, giang maihoặc bệnh lao
Trang 81.3 Quy định xử lý, tiêu hủy chất thải y tế
Chất thải y tế gồm 5 nhóm khác nhau, mỗi nhóm có một quy trình xử lý, tiêuhủy riêng [2]:
- Chất thải lây nhiễm thực hiện biện pháp chôn lấp, dùng lò đốt và đốt ngoàitrời
- Các vật sắc, nhọn được phân loại cùng với các chất thải khác ở hầu hết cácbệnh viện huyện nhưng hầu hết các bệnh viện huyện lại không có kinh phí muanhững thùng chứa các vật này Có bệnh viện tái sử dụng các chai nhựa đựng nướcuống hoặc các thùng kim loại để chứa kim tiêm, sau đó chôn dưới đất Tuy nhiên ở
đa số bệnh viện, các vật sắc, nhọn này được thu gom trong các túi nhựa mỏng, cóthể gây nguy hiểm cho nhân viên xử lý rác
- Chất thải y tế từ các phòng thí nghiệm sau khi được khử trùng hoặc tẩy uế sẽđược đốt tại chỗ hoặc ngoài trời Tuy nhiên, nhiều bệnh viện huyện thiếu các chấttẩy uế cần để khử trùng loại chất thải này
- Chất thải dược phẩm với biện pháp xử lý hiện nay gồm chôn lấp tại chỗ, thải
ra nơi thu gon rác công cộng, đốt trong các lò đốt thô sơ và đốt ngoài trời
- Chất thải bệnh phẩm xử lý với phương pháp tiêu hủy bằng đốt trong các lòđốt thô sơ, đốt ngoài trời và chôn lấp dưới đất Tại nhiều bệnh viện huyện, thườngghi nhận chó và các động vật khác đào bới các chất thải bệnh phẩm không đượcchôn lấp kỹ lên mặt đất làm ô nhiễm môi trường
1.4 Xử lý chất thải lỏng lây nhiễm và nước thải bệnh viện
Nghiên cứu về quản lý chất thải y tế cho thấy hầu hết các bệnh viện huyệnkhông quan tâm đúng mức đến việc xử lý chất thải lỏng lây nhiễm và nước thải Cácbệnh viện thường thải chất lỏng lây nhiễm, máu và các dịch thể vào hệ thống nướcthải mà không được xử lý và nước thải rò rỉ trực tiếp ra môi trường do các ống thoátnước bị hỏng Ở nhiều bệnh viện huyện, nhà vệ sinh của bệnh nhân không có bểphốt và chất thải ra không được qua biện pháp xử lý, đồng thời chất thải có thể rò rỉtrực tiếp vào môi trường do hệ thống ống thoát nước bị hư hỏng Tại phần lớn các
Trang 9bệnh viện, nhà vệ sinh dành cho bệnh nhân không có hố tự hoại thích hợp và thảinước ra ngoài không qua xử lý khiến cho môi trường vệ sinh trong bệnh viện và khudân cư lân cận bị ô nhiễm Hầu hết các bệnh viện đều không có đủ ngân sách hoặc
cơ sở vật chất để xử lý loại chất thải lỏng lây nhiễm và nước thải bệnh viện cũnglàm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường [3]
Trang 10THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI BỆNH VIỆN HIỆN NAY
2.1 Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế
2.1.1 Tình hình quản lý chất thải rắn y tế
Theo thông tin công bố của Cục quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) trong Hộithảo bàn về thực trạng và giải pháp cho rác thải y tế diễn ra tại TPHCM ngày 19/9:
“Hiện mới có 69% bệnh viện, 32% cơ sở y tế dự phòng thuê xử lý chất thải hoặc tự
xử lý Các cơ sở còn lại đang xử lý nguồn rác thải y tế bằng cách chôn lấp, đốt thủcông… chủ yếu là những cơ sở ở vùng sâu vùng xa hoặc các trạm y tế phường xã”
Theo quy định, rác thải y tế phải được phân loại thành 5 nhóm: Rác thải lâynhiễm; các vật sắc nhọn; rác thải từ phòng thí nghiệm; rác từ dược phẩm; rác thảibệnh phẩm Cùng với việc phân loại, mỗi loại rác thải khác nhau cần phải có quytrình xử lý đúng cách để hạn chế tối thiểu những tác động đến môi trường Tuynhiên, do chưa được đầu tư những hệ thống xử lý đạt chuẩn nên còn rất nhiều bệnhviện, cơ sở y tế vi phạm quy định về xử lý rác thải [1]
Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu chobiết hiện nay, cả nước có 13.640 cơ sở y tế các loại, với tổng lượng chất thải rắnphát sinh từ các cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 tấn làchất thải rắn y tế nguy hại Hiện chất thải y tế ở Việt Nam được xử lý bằng haiphương án là đốt và chôn lấp trong đó vẫn còn 30,8% bệnh viện xử lý chất thải y tếbằng lò đốt 1 buồng, thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnhviện Tỷ lệ bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế chiếm 45,6% Ở ViệtNam, mỗi ngày có 120 nghìn m3 nước thải y tế được thải ra, 350 - 400 tấn chất thải
y tế, trong đó 42 tấn chất thải y tế độc hại cần được xử lý Nước thải từ các bệnhviện chưa qua xử lý xả ra môi trường đang là một vấn đề gây bức xúc trong nhândân các khu vực lân cận vì nó gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt Thậmchí, nhiều nơi ứ đọng, thẩm thấu còn ảnh hưởng đến cả mạch nước ngầm Mỗi ngày,
Trang 11các bệnh viện xả hàng triệu mét khối nước thải ra môi trường, một phần trong số đómang theo mầm bệnh hòa vào dòng chảy mương, máng, sông ngòi qua các khu dân
cư [1]
Đối với chất thải rắn, 90% bệnh viện thu gom hàng ngày, 67% bệnh viện xử
lý bằng lò đốt, than bùn hoặc công nghệ đốt khác, 32,2% xử lý bằng lò thủ cônghoặc chôn lấp trong bệnh viện Theo ước tính, trong một ngày đêm, mỗi giườngbệnh thải ra môi trường khoảng 2,5 kg rác thải, chất thải, trong đó từ 10% đến 15%
là loại chất thải độc hại, dễ gây lây nhiễm Thế nhưng, khâu quản lý rác thải, chấtthải của các cơ sở y tế lại hết sức lỏng lẻo Hầu hết rác thải y tế bệnh phẩm chưađược phân theo đúng chủng loại, chưa được khử khuẩn trước khi thải bỏ, không cónhà lưu chứa hoặc có nhưng không đúng tiêu chuẩn, không bảo đảm vệ sinh và cónguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng [1]
Hệ thống quản lý hành chính trong công tác quản lý chất thải rắn đòi hỏinhiều bộ phận trong bệnh viện cùng phối hợp nhịp nhàng với nhau giúp cho côngtác quản lý tốt Việc thực hiện tốt xử lý chất thải rắn tại bệnh viện cần có sự thamgia của tất cả mọi người, từ ban lãnh đạo bệnh viện, các trưởng phó khoa và nhânviên y tế tại các khoa phòng, nhân viên thực hiện trực tiếp thu gom, vận chuyển và
xử lý rác Do đó, cần lập kế hoạch quản lý chất thải y tế, tổ chức huấn luyện cho cán
bộ, công nhân viên hiểu rõ công tác quản lý cũng như xử lý chất thải y tế và tổ chứckiểm tra đánh giá định kỳ hay đột xuất và đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật [1]
Mọi chất thải phát sinh trong môi trường bệnh viện cần được quản lý theođúng "Quy chế quản lý chất thải” do Bộ Y Tế ban hành 30/11/2007 nhằm làm giảmthiểu các nguy cơ lây nhiễm sang người bệnh, nhân viên y tế và ra ngoài cộng đồng
từ các chất thải lây nhiễm trong bệnh viện Người làm phát sinh chất thải phải tiếnhành phân loại ngay, thu gom và thải bỏ vào đúng nơi, vào đúng các phương tiện đãquy định Hệ thống quản lý hành chính trong công tác quản lý chất thải rắn tại bệnhviện bao gồm sự phối hợp của các phòng ban trong bệnh viện, gồm ban lãnh đạo
Trang 12bệnh viện, khoa Chống nhiễm khuẩn, phòng Quản trị, và tất cả các khoa phòngtrong bệnh viện [4].
Công nghệ xử lý chất thải rắn bệnh viện là các hoạt động kiểm soát chất thảitrong suốt quá trình từ khi chất thải phát sinh đến khi tiêu hủy bao gồm: 5 khâu chứcnăng theo sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1 Các khâu trong xử lý chất thải rắn 2.1.2 Xử chất thải rắn y tế
Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới, thành phần nguy hại trong chấtthải rắn y tế chiếm từ 10 - 25%, bao gồm các chất thải lây nhiễm, dược chất, chấthóa học, phóng xạ, kim loại nặng, chất dễ cháy, nổ Còn lại 75 - 90%, gồm các chấtthải thông thường, tương tự như chất thải sinh hoạt, trong đó có nhiều thành phầnkhông chứa yếu tố nguy hại như nhựa, thủy tỉnh, kim loại, giấy có thể tái chế [7]