1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NỢ xấu của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại ở VIỆT NAM

34 396 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 58,03 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI: NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm nợ xấu: Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM: • Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. • Ở Việt Nam, theo Điều 20 luật các tổ chức tín dụng: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác liên quan. Luật này cũng định nghĩa: tổ chức tín đụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các hoạt động thanh toán. Luật Ngân hàng Nhà nước đưa ra định nghĩa: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. 1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 1.2.1. Hoạt động huy động vốn Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giáy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước 1.2.2. Hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau: - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. - Cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vad đời sống. Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại. Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. 1.2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khỏan cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khỏan tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khỏan tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh tóan và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động sau: - Cung cấp các phương tiện thanh toán - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng - Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh tóan liên ngân hàng trong nước - Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép 1.2.4. Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện một số hoạt động khác bao gồm: Góp vốn và mua cổ phần: - Ngân hàng thương mại được dung vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng lien doanh. Tham gia thị trường tiền tệ - Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. Kinh doanh ngoại hối – Ngân hàng thương mại được pháp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Ủy thác và nhận ủy thác – Ngân hàng thương mại được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lính vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý. Cung ứng dịch vụ bảo hiểm – Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, đươch thanh lập công ty trực thuộc hoặc lien doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Tư vấn tài chính – Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng. Bảo quản vật quý giá – Ngân hàng thương mại được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có lien quan theo quy định của pháp luật. 1.3. Nợ xấu của ngân hàng thương mại. 1.3.1. Khái niệm nợ xấu. Những khoản nợ có vấn đề bao gồm những khoản nợ đã quá hạn hoặc nợ khó đòi hoặc không đòi được gọi chung là nợ xấu(Theo thông tư số 05/2010/TT-NHNN Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ) 1.3.2. Phân loại nợ. Theo thông tư số 05/2010/TT-NHNN Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ: 1. Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau: a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. BẢNG XẾP HẠNG NỢ Nhóm nợ Phương pháp định lượng Phương pháp định tính 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn (Current) Nợ trong hạn, hoặc quá hạn dưới 10 ngày. Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn 2 – Nợ cần chú ý (Special mentioned) Quá hạn từ 10 - 90 ngày; Nợ điều chỉnh hạn trả nợ lần đầu. Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi, nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ. 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn ( Sub-standard) Quá hạn từ 91 - 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Miễn hoặc giảm lãi. Không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Có khả năng tổn thất. 4 – Nợ nghi ngờ ( Doubtful) Quá hạn từ 181 - 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn dưới 90 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả Có khả năng tổn thất cao. nợ lần thứ hai… 5 – Nợ có khả năng mất vốn (Bad) Nợ quá hạn trên 360 ngày, Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn từ 90 ngày trở lên. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai nhưng lại quá hạn. Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên… Không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Trong đó, các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 được gọi là nợ xấu 1.4. Quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.4.1. Khái niệm về quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM Hoạt động cho vay của NHTM luôn chứa đựng những rủi ro và khả năng phát sinh nợ xấu là một biểu hiện rõ nhất của rủi to tín dụng. Nợ xấu phát sinh sẽ gây hậu quả không nhỏ không chỉ đến hoạt động ngân hàng mà còn tác động đến cả nền kinh tế. Vì thế, chấp nhận rủi ro để có những biện pháp ngăn ngừa rủi ro và xử lý tổn thất là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Xuất phát từ tầm qaun trọng và hậu quả mà nợ xấu có thể mang lại, việc quản lý nợ xấu luôn được các ngân hàng quan tâm và đề ra những yêu cầu cụ thể. Quản lý nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách về nợ xấu nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. 1.4.2. Nội dung quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM Trong hoạt động của NHTM, xây dựng được một chính sách quản trị rủi ro từ hoạt động cho vay và thực thi tốt chính sách đó có ý nghĩa quyết định. Quản lý nợ xấu đến việc áp dụng các giải pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh một cách hiệu quả. 1.4.2.1. Xây dựng chỉ tiêu về nợ xấu Việc xây dựng chỉ tiêu về nợ xấu có vai trò quan trọng trong quản lý nợ xấu. Chỉ tiêu về nợ xấu không chỉ giúp định hướng mà còn có tác động trực tiếp đến công tác xử lý nợ xấu phát sinh. Chỉ tiêu về nợ xấu thường được xây dựng cho một thời kỳ hoặc một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) trên cơ sở nền kinh tế vĩ mô, quy mô tín dụng, cơ cấu ngành và đặc điểm về nguồn nhân lực của ngân hàng. Tùy điều kiện và mục tiê u cụ thể, chỉ tiêu về nấu xấu có thể được xây dựng theo hướng thắt chặt hoặc nới lỏng. Chỉ tiêu về nợ xấu cần đảm bảo các nội dung định lượng (tỷ lệ phần trăm so với tổng dư nợ, doanh số nợ xấu phát sinh) và định tính (định hướng theo ngành, theo thời gian, theo địa bàn…). 1.4.2.2. Xác định nợ xấu Việc xác định nợ xấu cần được NHTM thực hiện định kỳ và đột xuất ngay khi khách hàng hoặc khoản vay có những biểu hiện nhất định : a) – Dấu hiệu phi tài chính ● Hành vi của khách hàng + Tìm cách tránh gặp ngân hàng,miễn cưỡng hoặc chậm cung cấp thông tin tài chính: Khi không thấy hoạt động kinh doanh đang gặp vấn đề, ban lãnh đạo sẽ thường có xu hướng liên lạc với ngân hàng ít hơn so với khi đang làm ăn tốt. Khách hàng có những biểu hiện này, Ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân đồng thời đánh giá toàn bộ các khoản vay hiện tại của khách hàng, cảnh báo về khả năng dẫn đến nợ xâu. ● Khả năng quản lý + Bằng chứng phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ công ty, đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ quản lý : Việc xảy ra mâu thuẫn giữa những người điều hành có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu để trả nợ, tiềm ẩn nợ xấu. + Nghỉ ốm dài hoặc bất ngờ của những nhân sự chủ chốt, mất các nhà quản lý cấp cao: Sự thay đổi bất ngờ và bất thường của đội ngũ cán bộ quản lý là dấu hiệu cảnh báo hoạt động kinh doanh có sự thay đổi theo chiều hướng bất lợi hoặc có sự vi phạm pháp luật. +Tin đồn bất lợi về doanh nghiệp : Việc phát sinh tin đồn bất lợi, dù đúng hay không đúng cũng sẽ có những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu. + Đầu tư vào lĩnh vực ngoài kinh nghiệm, chuyên môn, thiếu nhận biết về vị trí của công ty trên thị trương hoặc về vấn đề cạnh tranh : Trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu rộng, việc kinh doanh mạo hiểm cũng như không nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình sẽ không thể giúp doanh nghiệp phát triển mở rộng hay ít nhất là giữ vững vị thế hiện có của mình. ● Hoạt động kinh doanh + Có hoạt động pháp lý chống lại khách hàng, bao gồm cả những khó khăn với cơ quan thuế hoặc hải quan : Việc vi phạm những quy định của phát luật, ngay cả những lỗi đối với việc kê khai thuế, hải quan sẽ ảnh hưởng tớ quyền được hoạt động kinh doanh của khách hàng theo quy định của pháp luật, có thể phải ngừng hoạt động đố với những vi phạm nghiêm trọng. + Các nhà cung cấp, nhà phân phối lớn thay đổi chính sách bán ,mua hàng: Việc thay đổi chính sách của các đối tác, đặc biệt là đối tác lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh nói chung, doanh thu, lợi nhuận của khách hàng nói riêng. +Tình hinh môi trường vĩ mô : Ngân hàng cần nắm được những yếu tố vĩ mô, nằm ngoài tầm kiểm soát của người vay và ảnh hưởng đến khả năng chả nợ của người vay như chi phí tăng nhưng lại không thể chuyển một phần sang cho khách hàng, lãi suất cao hơn, vấn đề về ngành kinh doanh… Để chủ động đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng có chịu tác động theo hướng bất lợi hay không. b) – Dấu hiệu tài chính ● Kết quả kinh doanh + Doanh thu tăng quá nhanh nhưng vốn lưu động không sẵn sàng dù do tăng cường chính sách bán chịu hoặc phải chịu sức ép cạnh tranh, chênh lệch lợi nhuận biên thấp sẽ ảnh hưởng tới vốn duy trì hoạt động cũng như khả năng thanh toán của khách hàng. + Tốc độ tăng trương lợi nhuận thấp hơn mức bình quân của ngành. + Các khoản thu nhập và chi phí bất thường tăng đột biến. + Xuất hiện lỗ ròng hoặc lưu chuyển tiền tệ âm. ● Tài sản cố định + Giá trị tài sản cố định giảm mạnh : Khách hàng thực hiện bán, thanh lý tài sản nằm ngoài kế hoạch, dấu hiệu khách hàng có thể gặp khó khăn,chuyển đổi tài sản cố định thành tài sản cố định lỏng cao hơn,thuận tiện cho việc thu hẹp hoặc ngừng hoạt động. +Tốc độ đầu tư tài sản cố định tăng quá nhanh : Việc đầu tư tài sản cố định quá mức, năm ngoài khả năng tài chính cũng như huy động vốn của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán cũng như vốn lưu động phục vụ kinh doanh của khách hàng, + Hoạt động của tài sản bất thường : Dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh có nguy cơ bị thu hẹp hoặc khách hàng có khó khăn về vốn lưu động để duy trì hoạt động sản xuất. ● Cơ cấu tài chính và quản lý nợ vay + Cơ cấu nợ vay/vốn chủ sở hữu thay đổi đột biến theo chiều hướng tăng tỷ trọng vốn vay. + Tốc độ tăng nợ vay không tương xứng với tốc độ doanh thu. + Trì hoãn tăng vốn hoặc tài trợ dài hạn, hoặc tăng vốn nhưng với mức lãi suất cao. + Thu nhập để lại có xu hướng giảm dần. + Khả năng trả lãi kém đi. + Yêu cầu ngân hàng thay đổi các điều khoản đảm bảo hoặc các cam kết trả nợ. ● Các khoản thu và phải trả + Vòng các khoản phải thu/phải trả thương mại chậm lại : Giá trị các khoản phải thu cũng như thời gian các khoản phải thu đều quan trọng. Những khoản pahir thu bị chậm thanh toán, quá hạn hoặc không thể thu hồi sẽ ảnh hưởng tới năng lực tài chính của khách hàng. Cùng với đó, các khoản phải trả tăng đột biến cho thấy khách hàng gặp khó khăn, bắt đầu phải trì hoãn các khoản phải trả và đây cũng chính là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy có vấn đề rắc rối. + Các khoản phải thu, phải trả quá tập trung vào một số đối tác. + Các khoản dự phòng phải thu khó đòi tăng nhanh. [...]... tài chính, vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản của ngân hàng làm sụt giảm uy tín của ngân hàng, thậm chí ngân hàng nhà nước bị quản lí chặt chẽ CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HIỆN NAY Nợ xấu của Việt Nam không phải là câu chuyện mới nổi lên Giữa những năm 1990, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam dần lên cao và đạt trên 13% vào cuối những năm 1990 Khi đó, Việt Nam cùng với IMF... ngân hàng vào diện giám sát đặc biệt và cải cách DNNN 2.1 Tình hình chung về nợ xấu của các ngân hàng thương mại từ 2010 đến nay Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước , cuối năm 2010, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng là 2.5%, chưa bao gồm dư nợ của hệ thống ngân hàng đối với tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin Nếu tính thêm cả dư nợ đối với Vinashin thì tỉ lệ nợ. .. tăng - Tỷ lệ nợ xấu đối với các doanh nghiệp nhà nước Trong những đối tượng vay tín dụng ở ngân hàng thì các doanh nghiệp quốc doanh là 1 trong những đối tượng lớn của khách hàng, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh hoặc các ngân hàng thương mại mà cổ phần nhà nước chiếm đại đa số như viettinbank, vietcombank, Agribank, ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam vì vậy tỉ lệ nợ xấu ỏ các ngân hàng này cao... 2011) Cụ thể nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước là 3.76% và ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh lên tới 4.73% đơn cử trong nhóm ngân hàng nhà nước, agribank có tỉ lệ nợ xấu cao nhất lên tới 6.14%, xấp xỉ gấp đôi mức bình quân của ngành, tiếp theo là vietcombank 3.55% 2.2.3 Thực trạng xử lí nợ xấu Mặc dù đã có nhiều ý kiến trao đổi về nợ xấu tại các ngân hàng thương mại (NHTM), nhưng... trong các ngân hàng thương mại Chưa kể các ngân hàng cũng sở hữu cổ phần lẫn nhau, cổ đông tại các ngân hàng thương mại là các công ty quản lý quỹ đầu tư vốn vào những ngân hàng khác có tiềm năng Hiện không ít tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân cũng đang đầu tư, sở hữu chéo khi họ có trong tay khá nhiều ngân hàng Tình trạng sở hữu chéo này dẫn đến tình trạng các ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các. .. ở trên, là con số đó ở từng định chế tài chính là bao nhiêu Nói chung, trong số các rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam, nợ quá hạn và nợ xấu vẫn là một rủi ro tiềm ẩn và phải hết sức quan tâm 2.2 Thực trạng quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại 2.2.1 Tỷ lệ nợ xấu đối với tín dụng bất động sản và cho vay phi sản suất Như đã biết thì hầu hết các ngân hàng thường cho vay ở. .. thấp vì không có mấy ngân hàng đủ tiêu chuẩn để cho vay đối với những khách hàng đầu tư chứng khoán, hầu hết các ngân hàng đều có tỉ lệ nợ xấu vượt mức 3% trên tổng dư nợ tuy nhiên trên thực tê thì lại khác, theo thống kê của ngân hàng nhà nước hiện nay dư nợ cho vay để đầu tư kinh doanh cổ phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam chiếm 6.5% vốn tự có, và tổng dư nợ cho vay ở lĩnh vực này lên đến... dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng Chừng nào chưa xử lý được vấn đề này thì việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ không đạt hiệu quả 2.3 Đánh giá về thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại ở việt nam 2.3.1 Kết quả đạt được Những gì nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đã phải trải qua trong năm 2012 chắc hẳn tất cả mọi người... báo cáo của các ngân hàng, nợ xấu có vẻ đã giảm khi hầu hết ngân hàng đều có tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3%- mức được xem là an toàn, nằm trong tầm kiểm soát Tuy nhiên, theo tính toán, các ngân hàng này chiếm khoảng 75% tổng dư nợ của toàn hệ thống Điều này cho thấy, các khoản nợ xấu vẫn đáng lo ngại, đặc biệt là sự gia tăng liên tục của nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) Tại thời điểm 30/06/2013, nợ nhóm... kém 1.6 Ảnh hưởng của nợ xấu đến ngân hàng thương mại Ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh khoản Kết quả làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính của ngân hàng giảm sút, dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng giảm sút Khi một ngân hàng bị rủi ro . ĐỀ TÀI: NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm nợ xấu: Cho đến thời điểm hiện. qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khỏan cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại. chủ sở hữu, tính thanh khoản của ngân hàng làm sụt giảm uy tín của ngân hàng, thậm chí ngân hàng nhà nước bị quản lí chặt chẽ. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Ngày đăng: 11/05/2015, 10:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w