Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu NỢ xấu của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại ở VIỆT NAM (Trang 30)

Khi quyết định cho vay thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng hoặc cũng có thể do nguyên nhân từ phía đạo đức của người cán bộ tín dụng, cố tình cho vay vì mục đích lợi riêng cho mình.

* Một nguyên nhân lớn cần phải đề cập đó là: cho đến nay ngân hàng thương mại nhà nước vẫn là người cho các doanh nghiệp nhà nước vay nhiều nhất. Trong khi ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm đến 80% thị phần, trong đó khoảng 50-60% danh mục cho vay dành cho các DNNN. Xuất phát từ mối quan hệ truyền thống giữa ngân hàng thương mại nhà nước và doanh nghiệp nhà nước cùng với nhu cầu cho vay lớn và khả năng cho vay lớn (mà ngân hàng thương mại cổ phần khó đáp ứng), nếu có chuyện gì thì cùng nhà nước quản lí.

Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam do nhà nước sở hữu duy nhất, nhà nước có quyền quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng của ngân hàng thương mại. Điều này tạo nên tính lưỡng tính trong ngân hàng thương mại nhà nước tối

đa hoá lợi ích trên vốn chủ sở hữu đối với ngân hàng thương mại nhà nước không chỉ là tối đa hoá lợi nhuận ròng trên vốn chủ.

Do hình thức sở hữu nên thời gian dài trước đây (từ năm 2000 trở về trước), hình thành cách thức cho vay theo "chỉ thị": cho vay theo chỉ thị của chính phủ, và cho vay theo chỉ thị ngầm của các cấp chính quyền. Nếu chính phủ yêu cầu ngân hàng cho vay chính phủ sẽ chịu trách nhiệm chuyển nguồn, hoặc bù lãi suất và trách nhiệm với nợ không thu hồi được.

Tại nhiều địa phương các cấp chính quyền, đoàn thể thường phối hợp với ngân hàng trong việc thúc đẩy khách hàng trả nợ đúng hạn. Quan hệ này được hình thành dựa trên cơ sở nhận thức đúng đắn các cấp chính quyền và ngân hàng về kỉ luật tín dụng. Tuy nhiên có một số cấp chính quyền lại coi ngân hàng như kênh tài trợ quan trọng khi ngân sách có khó khăn. Họ gây áp lực cho ngân hàng bỏ qua kỉ luật tín dụng để tài trợ cho những dự án tài chính yếu kém. Một số cán bộ ngân hàng thì lại lợi dụng điều này để chia chác kiếm lợi, dù gì cũng là tiền của nhà nước.

Cũng do quan hệ như vậy mà việc cho vay của ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chưa theo nguyên tắc thị trường. Việc ngân hàng cho các doanh nghiệp nhà nước vay nhưng với thực lực tài chính yếu kém thì vấn đề nợ xấu xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

Như vậy chừng nào mà vẫn còn rủi ro đạo đức trong quan hệ giữa Chính phủ, các ngân hàng thương mại quốc doanh, các doanh nghiệp nhà nước tức là vẫn còn kỳ vọng giữa người cho vay (ngân hàng) và người đi vay (doanh nghiệp nhà nước) và sự cứu vớt của Chính phủ trong tương lai, do đó ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn tiếp tục ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước vay thì chừng đó vấn đề nợ xấu vẫn không được giải quyết triệt để và luôn có xu hướng nảy sinh trở lại.

* Một nguyên nhân nữa đó là các văn bản hướng dẫn quy định về phân loại và xử lý nợ còn chông cheo và chưa cụ thể, làm cho các ngân hàng chưa chủ động trong việc xử lý các tài sản bảo đảm. Ngoài ra còn có sự chưa phù hợp của luật pháp với thực tế khi ngân hàng xử lý tài sản khi mà khách hàng không hợp tác và các cơ quan chức năng nhiều khi chưa hỗ trợ hiệu quả.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NỢ XẤU

Giải quyết vấn đề nợ xấu vẫn là bài toán nan giải của ngành Ngân hàng và của Chính phủ Việt Nam. Để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống 3% vào năm 2015 và quản lý tốt nợ xấu trong dài hạn, xử lý nợ xấu không thể chỉ được giải quyết thông qua một vài công cụ là VAMC hay sáp nhập các ngân hàng… NHNN cần có những điều chỉnh linh hoạt để giúp giảm thiểu tổn thương ở khu vực này.

3.1. Nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định

Khâu thẩm định khách hàng đóng vai trò quyết định cho khả năng thanh toán của khách hàng sau này , ảnh hưởng trực tiếp tồi tình hình số dư nợ xấu của ngân hàng. Do vậy, trong công tác thẩm định khách hàng, ngân hàng nên chú ý các điểm sau:

+ Về tư cách khách hàng: NHTM cần chú ý mục đích vay vốn của khách hàng có rõ ràng không; xem xét tính trung thực của khách hàng khi cung cấp các tài liệu , thông tin liên quan đến nguồn trả nợ của khách hàng.

Đối với khoản vay được bên thứ 3 bảo lãnh NHTM cần xem xét cẩn trọng tính nghiêm túc, rõ ràng trong kế hoạch trả nợ của khách hàng; kiểm tra kỹ tính sẵn sàng chịu trách nhiệm khoản vay cảu người bảo lãnh.

+ Mức vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng: NHTM cần xem xét kỹ mức vay mà khách hàng đề nghị có phù hợp với tỷ trọng vốn vay trên chi phí, có xem xét nguồn vốn tự có, và giá trị tài sản thế chấp. Đặc biệt là xem xét tính phù hợp của mức vốn vay với nhu cầu vốn của phương án SXKD , nguồn thu nhập để trả nợ cho khách hàng.

Trong thực tế có nhiều khách hàng thiếu trung thực trong việc cung cấp các thong tin về thu nhâp , do vây NHTM cần xác minh tất cả cả cacsthoong tin liên quan đến thu nhập vì đây là cơ sở quyết định có cho vay hay không, mức vay, thời hạn vay và kế hoạch trả nợ của khách hàng.

+Phương án SXKD của khách hàng: trong thời gian tới NHTM cần cẩn trọng hơn trong việc thẩm định phương án SXKD-DV. Thực tế cho thấy ở các đối tượng cho vay này có tỷ trọng nợ sấu gia tăng mạnh.

NHTM cần quan tâm đén trình độ và kinh nhiệm của khách hàng trong lĩnh vực SXKD muốn tài trợ; số vốn cần có của khách hàng tham gia vào SXKD , thị trường đầu ra, cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào của sản phẩm .

+Tình trạng tài sản thế chấp : NHTM cần cản trọng khi xem xét tài sản hiện tại; giá trị tài sản đảm bảo có đủ đáp ứng khoản vay; tình hình sở hữu , sử dụng thực tế, và tính thanh khoản của tài sản thế chấp.

3.2. Thường xuyên giám sát quá trình sử dụng vốn, trả nợ của khách hàng

Đây là một khâu quan trọng nhằm giảm thiểu số dư nợ sấu cho NHTM. Đối với các hợp đồng tín dụng đã được giải ngân NHTM cần có sự theo dõi , giám sát thương xuyên hơn nữa nhằm đánh giá kịp thời tình trạng sử dụng vốn của khách hàng.

Cần tiến hành tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Điều này cho phép NHTM nắm bắt được việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng với mục đích đăng ký ban đầu hay không mà có hướng thu hồi nợ kịp thời .

Ngoài ra , chuyên viên quan hệ khách hàng hay nhân viên quản lý tín dụng cũng cần theo dõi sát hơn tình hình trả nợ của khách hàng, đặc biệt là khoản vay có sự bảo lãnh của bên thứ ba.

Kki phát hiện rủi ro nào khác phát sinh trong quá trình theo dõi , thu nợ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới NHTM thì cần kiên quyết thực hiện thu hồi nợ theo như điều khoản đã quy định trong HĐTD.

Các NHTM cần mở rộng them đối tượng va phương thức cho vay mới đẻ có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh cua NHTM.

Đối với các đối tượng, phương thức cho vay đã được áp dụng nhưng doanh số cho vay không cao , NHTM cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra hướng phát triên hiệu quả , có thể thực hiên những chương trình khuyến mãi đi kèm theo dịch vụ cho vay để phát triển. 3.4. Hoàn thiện các biên pháp hỗ trợ tín dụng

NHTM cần nhanh chóng xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với quy mô hoạt động, tình hình cho vay thực tế của NHTM.

Đối với việc quản lý rủi ro tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro của các NHTM cần nâng cao vai trò của mình trong công tác quản lý, định hướng xư lý các khoản nợ xấu phát sinh trong hoạt đồng tín dụng.

Đồi với công tác phân loại nợ, NHTM nên xem xét hoàn chỉnh các tiêu chí phân loại nợ, bên cạnh đó việc phân loại các nhóm nợ sấu dựa vào thời gian khách hàng chưa thanh toán các khoảm gốc lãi, NHTM cần quan tâm xem xét tới yếu tố tài chính, tức khả năng trả nợ của khách hàng. Làm được như thế thì công tác dự phòng rủi ro tín dụng sẽ ngày càng hiệu quả, tránh được những tổn thất tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đén hoạt động kinh doanh của NHTM.

Ban lãnh đạo ngân hàng cần chú ý đẩy mạnh hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NỢ xấu của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại ở VIỆT NAM (Trang 30)