1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

lý luận chung về bảo hiểm xã hội và công tác thu bảo hiểm xã hội của đại học kinh tế quốc dân

26 407 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 169,16 KB

Nội dung

Lý luận chung về bảo hiểm xã hội và công tác thu bảo hiểm xã hội Biên tập bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Lý luận chung về bảo hiểm xã hội và công tác thu bảo hiểm xã hội Biên tập bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Phiên bản trực tuyến: http://voer.edu.vn/c/4cefb2db MỤC LỤC 1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm xã hội 2. Bản chất và chức năng của bảo hiểm xã hội 3. Quan điểm về bảo hiểm xã hội 4. Đối tượng và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và Các chế độ bảo hiểm xã hội 5. Quỹ bảo hiểm xã hội 6. Công tác thu bảo hiểm xã hội Tham gia đóng góp 1/24 Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm xã hội Sự cần thiết khách quan của BHXH Thời tiết có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân cây cối tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Qua hạ sang thu, đông lại về. Sống trong trời đất con người, ai cũng luôn mong muốn được tồn tại, phát triển, trường tồn mãi mãi. Nhưng cũng như quy luật của tự nhiên, thực tại luôn có sự thay đổi, biến hóa bởi ai cũng phải trải qua các giai đoạn phát triển của đời người đó là sinh ra, lớn lên, trưởng thành và chết. Đó là vòng: sinh, lão, bệnh, tử và ước muốn của con người là có được cuộc sống an sinh, hạnh phúc. Nhưng quy luật của tạo hóa là sinh ra lớn lên và già yếu mà ai cũng phải trải qua. Đi theo cùng quy luật đó là những rủi ro, ốm đau, bệnh tật, hoạn nạn có thể đến bất cứ lúc nào trong cuộc sống. Hơn nữa, con người từ thời sơ khai là xã hội nguyên thuỷ cho đến nay không ai có thể tồn tại độc lập, sống bên ngoài sự giúp đỡ, chia sẻ của cộng đồng, bè bạn và người thân của mình. Bởi trong thực tế không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập ổn định và mọi điều kiện sinh sống đều diễn ra bình thường như mình mong muốn mà trái lại có rất nhiều khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập như: bệnh tật, tuổi già, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp… Khi rơi vào những hoàn cảnh, trường hợp này thì các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không chỉ mất đi mà trái lại còn phát sinh thêm những làm cho người lao động khó có thể đảm đương được. Chính xuất phát từ bản chất mong muốn tồn tại và vượt qua những khó khăn trở ngại của cuộc sống khi rủi ro xảy ra đã đòi hỏi những người lao động (NLĐ) và xã hội loài người phải tìm ra được biện pháp nào đó để giải quyết những vấn đề trên và thực tế là họ đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ rủi ro, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của nhà nước… Nhưng những cách này chỉ mang tính tạm thời, thụ động và không chắc chắn. Lịch sử cũng đã chứng minh từ khi nền kinh tế hàng hóa phát triển và việc thuê mướn lao động cũng đã trở lên phổ biến thì đồng thời cũng là mẫu thuẫn chủ thợ trong xã hộ cũng phát sinh. Nguyên nhân sâu sa và cũng là nguyên nhân chủ yếu của mâu thuẫn trên là những thuê mướn lao động - chủ sử dụng lao động (NSDLĐ) không mong muốn bị buộc phải đảm bảo thu nhập cho nhập cho người lao động mà mình thuê mướn (NLĐ) trong trường hợp họ gặp phải những rủi ro. Không cam chịu với thái độ của các chủ sử dụng lao động, những người lao động đã liên kết lại đấu tranh buộc người chủ sử dụng lao động phải thực hiện cam kết trả công lao động và đảm bảo cho họ có một thu nhập nhất định để họ có thể trang trải cho những nhu cầu thiết yếu khi gặp những biến cố làm mất hoặc giảm thu nhập do mất hoặc giảm khả năng lao động, mất việc làm. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động lớn đến nhiều mặt của đời sống kinh 2/24 tế xã hội. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt đã làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ Ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi họ gặp phải những biến cố bất lợi trong cuộc sống. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải đều và chia nhỏ rủi ro của một người cho nhiều người làm cho cuộc sống của NLĐ và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định, đồng thời giới chủ cũng thấy mình có lợi trong nhiều mặt và đảm bảo được tiến độ sản xuất nâng cao năng xuất lao động. Xuất phát từ thực tế khách quan trên người ta hiểu ràng toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ chặt chẽ đó được quan niệm là Bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động. Đây là một trong những phương thức đối phó hữu hiệu nhất trong hệ thống An sinh xã hội của quốc gia, là một trong những phát kiến văn minh nhân loại về khoa học xã hội kết hợp với khoa học tự nhiên để giữ gìn, bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ cho con người. Đối với Việt Nam, ngay từ khi thành lập nước năm 1945 Chính phủ đã trú trọng đến vấn đề phát triển chính sách BHXH và bảo trợ xã hội. Đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm quan tâm ban hành và thực hiện ngay từ những ngày đầu thành lập nước và thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu phát triển thực tiễn của đất nước. Hệ thống BHXH ngày càng được mở rộng đã góp phần to lớn vào việc ổn định cuộc sống cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế chính trị xã hội của đất nước. Tất nhiên, BHXH vẫn chưa hoàn toàn khắc phục được những yếu điểm của nó mặc dù là cho đến nay nó đã trải qua một thời gian dài. Song không thể phủ nhận sự tồn tại của hệ thống BHXH là một sự cần thiết tất yếu khách quan cho mọi Quốc gia, cho toàn nhân loại. Vai trò của BHXH. Có thể nói từ khi khái niệm BHXH được biết đến ở mọi Quốc gia thì chính sách BHXH đều do Nhà nước quản lý một cách thống nhất. Trong mọi chế độ xã hội BHXH luôn đóng vai trò quan trọng và thể hiện được những vai trò to lớn. Đối với người lao động (NLĐ). Có thể nói BHXH có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động và gia đình họ khi mà họ gặp những rủi ro bất ngờ như: tai nạn lao động, ốm đau, thai sản…làm giảm hoặc mất sức lao động gây ảnh hưởng đến thu nhập của NLĐ. Bởi lẽ, khi NLĐ gặp những rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập BHXH sẽ 3/24 thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ và gia đình họ với mức hưởng, thời điểm và thời gian hưởng theo đúng quy định của Nhà nước. Do vậy, mặc dù có những tổn thất về thu nhập nhưng với sự bù đắp của BHXH đã phần nào giúp NLĐ có được những khoản tiền nhất định để trang trải cho các nhu cầu thiết yếu của bản thân và gia đình họ. Chính do có sự thay thế và bù đắp thu nhập này, BHXH làm cho NLĐ ngày càng yêu nghề hơn, gắn bó với công việc, sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình bè bạn và cộng đồng hơn; là sợi dây ràng buộc, kích thích họ hăng hái tham gia sản xuất hơn, gắn kết NSDLĐ với NLĐ lại gần nhau hơn, từ đó nâng cao được năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội góp phần nâng cao chính cuộc sống của những người tham gia BHXH. Ngoài ra BHXH còn bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho NLĐ góp phần tái sản xuất sức lao động cho NLĐ nhanh chóng trở lại làm việc tạo ra sản phẩm mới cho doanh nghiệp nói riêng và cho xã hộ nói chung, đồng thời góp phần đảm bảo thu nhập của bản thân họ. Đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ). Thực tế trong lao động, sản xuất NLĐ và NSDLĐ vốn có những mâu thuẫn nhất định về tiền lương, tiền công, thời hạn lao động… Và khi rủi ro sự cố xảy ra, nếu không có sự giúp đỡ của BHXH thì dễ dẫn đến khả năng tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ. Vì vậy BHXH góp phần điều hoà, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ, tạo ra môi trường làm việc ổn định cho người lao động, tạo sự ổn định cho người sử dụng lao động trong công tác quản lý. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả năng suất lao động của doanh nghiệp lên. Hơn nữa, NSDLĐ muốn ổn định và phát triển sản xuất thì ngoài việc đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ… còn phải chăm lo đến đời sống cho người lao động mà mình thuê mướn, sử dụng. Bởi NSDLĐ khi đã tính đến việc thuê mướn lao động cũng có nghĩa là lúc đó họ rất cần có NLĐ làm việc cho mình liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng mong muốn của NSDLĐ đó không phải lúc nào cũng thực hiện được, bởi trong quá trình sản xuất cũng như trong đời sống NLĐ có thể gặp rủi ro vào bất kì lúc nào. Và lúc đó, NSDLĐ sẽ không có người làm thuê cho mình dẫn đến gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh làm giảm năng xuất lao động rồi dẫn đến giảm thu nhập cho NSDLĐ. Nhưng khi có sự trợ giúp của BHXH, NLĐ không may gặp rủi ro đó phần nào được khắc phục về mặt tài chính, từ đó NLĐ có điều kiện phục hồi nhanh những thiệt hại xảy ra. Làm cho người lao động nhanh chóng trở lại làm việc giúp NSDLĐ, yên tâm, tích cực lao động sản xuất làm tăng năng xuất lao động, góp phần tăng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4/24 Đối với Nhà nước. • BHXH là một trong những bộ phận quan trọng giúp cho Ngân sách Nhà nước giảm chi đến mức tối thiểu nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho NLĐ và gia đình họ được phát triển an toàn hơn. Khi NLĐ hoặc NSDLĐ gặp tai nạn rủi ro sẽ làm quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, năng suất lao động giảm xuống (cung hàng hoá nhỏ hơn cầu) làm tăng giá cả thị trường và rất có thể dẫn đến tình trạng lạm phát, khi đó buộc Chính phủ phải can thiệp điều tiết giá cả để ổn định đời sống của người dân. • BHXH góp phần giữ vững an ninh, chính trị trong nước ổn định trật tự an toàn cho xã hội: BHXH điều hoà, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ đồng thời tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, ổn định cho người lao động. Bởi khi mâu thuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ chưa được giải quyết sẽ có thể dẫn đến những cuộc đình công, thậm chí là gây ra những cuộc bãi công lan rộng trên cả nước của những người công nhân (NLĐ) đến lúc đó sản phẩm lao động xã không được sản xuất ra, mà nhu cầu tiêu dùng của xã hội vẫn cứ tiếp tục tăng lên khi đó buộc Chính phủ phải nhập khẩu hàng hoá. Như vậy, Chính phủ sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: giữ vững trật tự an toàn xã hội, đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người dân… • BHXH có vai trò quan trong trọng việc tăng thu, giảm chi cho Ngân sách Nhà nước: + BHXH làm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước: BHXH đã làm giảm bớt mâu thuẫ giữa giới chủ và giới thợ đồng thời gắn kết giữa NSDLĐ và NLĐ, góp phần kích thích NLĐ hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng xuất lao động cá nhân nói riên đồng thời góp phần làm tăng năng xuất lao động xã hội nói chung từ đó sản phẩm xã hội tạo ra ngày một tăng lên có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Do vậy, ngân sách Nhà nước tăng lên do có một khoản thu được thông qua việc thu thuế từ các doanh nghiệp sản xuất nói trên. + Khi người lao động tham gia BHXH mà không may gặp rủi ro bất ngờ hoặc khi thiên tai hạn hán, lũ lụt xảy ra… làm giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập thì sẽ được bù đắp một phần thu nhập từ quỹ BHXH. Lúc này, nếu không có sự bù đắp của BHXH thì buộc Nhà nước cũng phải đứng ra để cứu trợ hoặc giúp đỡ cho NLĐ để NLĐ và gia đình họ vượt qua được khó khăn đó. Từ đó góp phần làm giảm chi cho Ngân sách Nhà nước, đồng thời giảm bớt được các tệ nạn xã hội phát sinh, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Ngoài ra BHXH giúp cho Nhà nước thực hiện được các công trình xây dựng trọng điểm của quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế, xã hội quốc gia bởi BHXH tập trung được nguồn quỹ lớn. Nguồn quỹ này thường dùng để chi trả cho các sự kiện BHXH xảy ra về sau. Chính vì vậy mà quỹ nhàn rỗi này có một thời gian nhàn rỗi nhất định đặc biệt là quỹ dành cho chế độ dài hạn. Trong khoảng thời gian nhàn rỗi ấy quỹ BHXH tạo 5/24 thành một nguồn vốn lớn đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. 6/24 Bản chất và chức năng của bảo hiểm xã hội Bản chất của BHXH. Bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau: • BHXH là thu nhập khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến mức nào đó. Nền kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện, càng chứng tỏ được những mặt ưu điểm hơn. Vì vậy có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước. Đóng vai trò như một vị cứu tinh cho NLĐ khi họ gặp phải những rủi ro làm giảm thu nhập trong cuộc sống. Có thể nói nhu cầu về BHXH thuộc về nhu cầu tự nhiên của con người. Xuất phát từ nhu cầu cần thiết để đảm bảo cho các tiêu chuẩn hay giá trị cho cuộc sống tối thiểu. • Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham gia BHXH có thể chỉ là NLĐ hoặc cả NLĐ và NSDLĐ. Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là NLĐ và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết. BHXH được xem như là một hệ thống các hoạt động mang tính xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội nói chung. • Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể nói là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp… hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như tuổi già, thai sản… Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động. • Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu. Ngoài ra còn được hỗ trợ của Nhà nước khi có sự thâm hụt quỹ (thu không đủ chi), chính vì vậy mà chính sách BHXH nằm trong hệ thống chung của chính sách về kinh tế xã hội và là một trong những bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính sách quản lý đất nước của Quốc gia. 7/24 • Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đã được tổ chức lao động Quốc tế (ILO) cụ thể hóa như sau: + Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ. + Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật. + Xây dựng điều khiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. Chức năng của BHXH. BHXH được xem như là một loạt các hoạt động mang tính xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội nói chung do vậy BHXH có chức năng: - Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ tham gia BHXH khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn xảy ra vì suy cho cùng, mất khả năng lao động xẽ dẫn đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo quy định của BHXH. Còn mất việc làm và mất khả năng lao động tạm thời làm giảm hoặc mất thu nhập, NLĐ cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng, thời điểm và thời gian hưởng theo đúng quy định của Nhà nước. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH. • Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Bởi cũng giống như nhiều loại hình Bảo hiểm khác, BHXH cũng dựa trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít, do vậy mọi người lao động khi tham gia BHXH đều bình đẳng trong việc đóng góp vào quỹ cũng như được bình đẳng trong quyền lợi nhận được từ các chế độ BHXH. Người tham gia để tạo lập quỹ BHXH là tập hợp tất cả những người đóng BHXH từ mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế xã hội, các lĩnh vực này bao gồm tất cả các loại công việc từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ nhàng đến công việc nặng nhọc độc hại. Do vậy, BHXH xã hội hóa cao hơn hẳn các loại hình BHXH khác đồng thời cũng thể hiện tính công bằng xã hội cao. • BHXH là đòn bẩy, khuyến khích NLĐ hăng hái tham gia lao động sản xuất và từ đó nâng cao năng suất lao động: BHXH góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng xuất lao động cá nhân và tăng năng suất lao động xã hội góp phần tăng mối quan hệ tốt đẹp và gắn bó lợi ích giữa NLĐ, NSDLĐ và nhà nước. 8/24 [...]... quan và vai trò của bảo hiểm xã hội Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: http://www.voer.edu.vn/m/e33fefce Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: Bản chất và chức năng của bảo hiểm xã hội Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: http://www.voer.edu.vn/m/86d5bbba Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: Quan điểm về bảo hiểm xã hội Các tác giả: Đại Học. .. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: http://www.voer.edu.vn/m/00ce0772 Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: Đối tượng và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và Các chế độ bảo hiểm xã hội Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: http://www.voer.edu.vn/m/7f7f0deb Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: Quỹ bảo hiểm xã hội Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL:... tâm Để hình thành nên một kế hoạch thu, một chính sách thu BHXH thích ứng với cơ chế quản lý kinh tế đang trong quá trình đổi mới, đòi hỏi phải nghiên cứu, giải quyết hàng loạt vấn đề cả về lý luận và thực tiễn 21/24 Tham gia đóng góp Tài liệu: Lý luận chung về bảo hiểm xã hội và công tác thu bảo hiểm xã hội Biên tập bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân URL: http://voer.edu.vn/c/4cefb2db Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/... quyền lợi của NLĐ, đảm bảo công bằng xã hội 11/24 Đối tượng và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và Các chế độ bảo hiểm xã hội Đối tượng và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỷ 19 khi mà nền công nghiệp và kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước châu âu Từ năm 1883 ở nước phổ (CHLB Đức ngày nay) đã ban hành luật Bảo hiểm y tế Một số nước châu Âu và Bắc... mâu thu n xã hội, góp phần ổn định chính trị, kinh tế, xã hội • BHXH còn thực hiện chức năng giám đốc bởi BHXH tiến hành kiểm tra, giám sát việc tham gia thực hiện chính sách BHXH của NLĐ, NSDLĐ theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, góp phần ổn định xã hội 9/24 Quan điểm về bảo hiểm xã hội Quan điểm về bảo hiểm xã hội BHXH ra đời và phát triển lúc đầu còn mang tính tự phát về sau... đức và lạm dụng quỹ vốn tiền thu BHXH Do vậy, công tác quản lý thu BHXH cũng là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của ngành BHXH Để công tác thu BHXH đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi phải có quy trình quản lý thu chặt chẽ hợp lý, khoa học nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay Vì vậy, công tác quản lý thu BHXH phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất trong cả hệ thống từ lập kế hoạch thu, ... chi lương hưu và trợ cấp tuất - Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH: Ngoài việc trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH, quỹ BHXH còn được sử dụng để chi cho các khoản chi phí quản lý như: tiền lương cho cán bộ làm việc trong hệ thống BHXH, khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm và một số khoản chi khác 17/24 Công tác thu bảo hiểm xã hội Công tác thu bảo hiểm xã hội Vai trò của công tác thu BHXH Quỹ BHXH... BHXH theo quy định Hơn nữa, công tác thu BHXH có những đặc điểm sau: + Số đối tượng phải thu là rất lớn và gia tăng theo thời gian nên công tác quản lý thu BHXH là rất khó khăn và phức tạp + Công tác thu mang tính chất định kỳ, lặp đi lặp lại do đó khối lượng công việc là rất lớn đòi hỏi nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thu cũng phải tương ứng + Đối tượng thu là tiền nên dễ xảy ra... thu, phân cấp thu, ghi kết quả đặc biệt là quản lý tiền thu quỹ BHXH… 20/24 Trong quá trình tiến hành công tác thu với phương châm là thu đúng đối tượng, đúng phạm vi thu và quan trọng hơn nữa là thu được đủ số tiền đóng BHXH từ các đối tượng tham gia BHXH thì việc tăng cường công tác quản lý thu BHXH là vấn đề được các cơ quan quản lý và mọi người rất quan tâm Để hình thành nên một kế hoạch thu, một chính... http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ Module: Công tác thu bảo hiểm xã hội Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 22/24 URL: http://www.voer.edu.vn/m/108cb8d8 Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/ 23/24 Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources – VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho . Lý luận chung về bảo hiểm xã hội và công tác thu bảo hiểm xã hội Biên tập bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Lý luận chung về bảo hiểm xã hội và công tác thu bảo hiểm xã hội Biên tập bởi: Đại Học. năng của bảo hiểm xã hội 3. Quan điểm về bảo hiểm xã hội 4. Đối tượng và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và Các chế độ bảo hiểm xã hội 5. Quỹ bảo hiểm xã hội 6. Công tác thu bảo hiểm xã hội Tham. tượng và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và Các chế độ bảo hiểm xã hội Đối tượng và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỷ 19 khi mà nền công nghiệp và kinh tế

Ngày đăng: 10/05/2015, 00:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w